Mục Lục
 

  Trang Bìa
     
 Ban Biên Tập
 
Lá T Xuân
     
 Nguyễn Thị Thanh T
      
Đọc Lá TXuân:
      
Lê Thị MChâu
  Táo Quân Chầu Trời
     
 Nguyễn Thị Thanh T
 Câu Đối Tết 
     
 Lê Bá Thiên
 Câu Đối Tết
       Vinh H

 

Chúc Tết
 

 Mừng Xuân Canh Dần
      Vinh H
 
Đôi Lời Tâm S
     
Lý H
 TChúc Tết
     
Trần Đình Thọ


X
uân
Q
N



 
 Mùa Mai Hiếm
      
Nguyễn Quang Lộc
 
 Chuyện Cái Thùng Bánh Tét
       Lương LBích San
  Xuân Này Tôi Nhớ Mãi
      
Trần N Phương

 

Xuân
Đ
ất Khách


  Một Cái Tết L K 
      
LThanh Cư
  Xuân Nguyện
       Đinh Thị Lan
 
CCâm
     
 Lâm Thanh Nhàn
 
Trước Thềm Năm Mới
       Đặng Thị Ngọc N
  Hai Không L Chín Nhìn Lại 
     
 Phi Ròm


 

Sinh Hoạt Tết
Hải Ngoại
 

  Kịch Vui Võ Thuật 
     
 Nguyễn Dzuy Nam
      
Nguyễn Dzuy An


 

Hình nh Tết
 

  QN 
     
 SXương Hải
 
 Hải Ngoại 
     
 Đinh Bá H

 

Hoa Xuân
N
gày Tết
 

  Hoa Đào Trong Mắt Ai 
     
 Phạm Thị Nhung

 

Chuyện Vui
 

 Đầu Năm K Chuyện Vui
     
Lý H
 Tiếng Việt
     
Nguyễn Quang Lộc

 


Ca Hát/Nhạc

     Tiếng Hát:

 Mộng Chiều Xuân
     
Lan Đình
 Tiếng Sáo Thiên Thai
     
Lan Đình
 Gái Xuân
     
Lan Hương
 
Ca Vọng C
     
Lý H
 Đọc Truyện:"Trăng Q
      
Nhà" Của Phùng Thị Phượng

     
Lý H
 Nha Trang Ngày V
     
Nguyễn Tính
 

 

TVi


  Người Tuổi Dần
     
ABC Sưu Tầm (NXV)
 

 

Tôn Giáo


  Phật Giáo Đi Vào Đời
     
Mục Đồng
  Chùa Ngọc Lâm

     
TBửu Nguyễn Thừa
 

 

Năm Canh Dần
N
ói Chuyện H  

  Cọp V Làng
      
Vinh H
 
Tản Mạn Về Năm Canh Dần
      
Nguyễn Văn Thành

 

 

d_bb
Đ.H.K.H
 

  Cách Chơi Mạt Chược
      
Tô Đồng
  Liêu Trai C D
       Đàm Quang Hưng
  Thanh Phong Thi Tập 
     
 Vũ Tiến Phái
 
LVu Lan
       Nguyễn Văn P
 
Chính Danh Thủ Phạm
      
V Đổi Lịch Báo Hại

     
 Nguyễn Hữu Quang
 
Cỗi RBậc Hai
       Nguyễn Đc Tường


 

Tranh
N
ghệ Thuật


 Tranh Họa Nghệ Thuật

      
Phi Ròm
 

 

Kinh Nghiệm Sống

 Xuân Đời Người Theo Chu
     K
Thời Gian

      
Hải Lộc

 


Văn Hóa
m Thực



 Bánh Tét-Hương V Tết
     
Lê Thị MChâu
 GThủ
     
Lê Thị Đào
 Mứt Dẻo
     
Lê Thị Đào
 Nấu Mắm Tôm
     
Lý H
 Khoai Lang
     
Dương Công Thi

 



Sức Khỏe

      
  Đại Dịch Cúm Heo Hay
      
Đại Chủng Ngừa Cúm Gà
 
     
BS Nguyễn Vĩ  Liệt
  Những Căn Bản V
      
Di Truyền Học
 
     
BS Nguyễn Vĩ  Liệt

 

 

Biên Khảo
Kinh Tế
 

Việt Nam

  Tổng Kết Tình Hình Kinh Tế
      
Việt Nam Năm 2009

       Nguyễn Văn Thành

Hoa K

  Tổng Kết Tình Hình Kinh Tế
      
Hoa K Năm 2009

       Nguyễn Văn Thành


 

Chuyện
Đ
ó Đây
 

  Cảm Ơn ASIMO
      
BS ĐHồng Ngọc
 
Năm Hết Tết Đến

      
BS ĐHồng Ngọc
 
Mười Năm Chân Bước Trên
     
Đường Dài

       Lương LHuyền Chiêu
 
 Ngày Xuân K Chuyện Làm
      
Báo Singapore
 

       Nguyễn Thị Thục


 

Viết v
Ninh Hòa


 
Hòn Vọng Phu Q Tôi

     
 Đinh Hữu Ân
 
Ninh Hòa Tôi Xưa

     
 Lương LHuyền Chiêu
 
Những Bước Đường Đi Qua
      
Của Một Người Con Xóm
      
Rượu

     
  Nguyễn Hưng
  Chùm Me "Phong p"

     
 Lê Thị Hoài Niệm

 



Viết v
ninh-hoa.com



  Viết Cho Ninh-Hoa.com
     
 Lê Thị MChâu
 
Gái Tuổi Dần

     
 Lương LBích San



 

 KNiệm V
Trường:

Trần Bình Trọng
Ninh Hòa

  Những Mùa Xuân Đi Qua
     
 Thầy Trần Hà Thanh


Vạn Ninh

  Xuân Nhớ
      
N Thị Kim Anh
 
Thương V Vạn Ninh

      
Thầy NK
  Nha Trang Ngày V

      
Nguyễn Thị Kính
  Nhớ V Nha Trang

      
Nguyễn Thị Kính
  Phôi Pha Tháng Ngày

      
Thầy Trương Văn Nghi
  Một Chuyện Mùa Xuân

      
 Cô Đặng Thị Tuyết N
  Chúc Mừng X Vạn

      
Nguyễn Thị T
 

Các Trường Khác

 Thảo Trang
     
  Nguyễn Đồng Danh
 
Trường Hưng Đạo NhaTrang

     
  Phạm Thanh Phong


 

Thi Nhạc
Giao Duyên
 

 Hồn Tôi Theo G Bay V
      
Mùa Xuân

     
 LMST
 Nắng Mai

     
 Mục Đồng
 

 

Văn Học NT
Lịch Sử/Địa Lý
 


 
Cảm Nghĩ VNhạc Dân Gian

      
Anh Bằng - Hoàng Nam
 
"Xuân Dạ"

      
Dương Anh Sơn
  "Xuân Nhật Ngẫu Hứng"

      
Dương Anh Sơn
  Em Là Nốt Nhạc D Thương

      
NxVạn
 
Bài Hát V Tha La Trong
      
Ký c

      
Việt Hải  Los Angeles
  Ai Xuôi V Tây Đô ?

      
Việt Hải & Mindy Hà
  Sống Đ Viết, Viết Đ Sống

      
Trần Minh Hiền
  T Xuân Điều Ngự Giác
      
Hoàng Trần Nhân Tông

      
TBửu Nguyễn Thừa

 



T
 


  Chúc Xuân

      
Nguyễn Thị Bảy
  Mừng Ngày Hội Ngộ 

      
Nguyễn Thị Thanh Bình
  Ba Mùa Xuân

      
Nguyên Bông
  Hoài Cảm

      
Nguyên Bông
  Gởi Thiệp Xuân Thăm Mẹ

      
Trần Ngọc Chánh
  Nhớ Xuân

      
Hương Đài
  Xuân Của Chị

      
Lan Đinh
  Hương Biển Mặn Mà Xuân

      
Thầy Quách Giao
  Xuân Tàn

     
 Lê Thị Ngọc Hà
  Đôi Mắt Em

      
Việt Hải LA
  Một Nửa Yêu Em

      
Việt Hải Los Angeles
  Khai Bút 2010

      
Trần Minh Hiền
  Con Sông Nào Đã Xa Nguồn
      
Huỳnh Trịnh Tuyết Hoa
  Lạc Lõng
      
Nguyễn Thị Tuyết Hoa
  Xuân Ly Hương

      
Vinh H
 Xuân V Lại Nhớ Q Hương

      
Vinh H
  Ngọt Ngào Xuân  

      
Trần Thị Phong Hương
  Bỗng

      
Nam Kha
  Sắc Xuân

      
Đinh Thị Lan
  Mùa Xuân Trên Đất Lowell

      
CBà Trần Thanh Liễu
  Chuyện Ngày Xưa

      
Nguyễn Duy Long
 Xuân Ơi! Xin Chầm Chậm N

      
Hải Lộc
  Xuân V

      
Lê Thị Lộc
  Người Đi

      
Đàm Thị Ngọc Lý
 Đôi Ta  

      
Đặng Thị Ngọc N
 Canh Dần...Đừng Nên !

      
Đặng Huy Nhẫn
 Thói Đời  

      
Đặng Huy Nhẫn
 Nắng Chiều Xuân  

      
Phan Kiều Oanh  
 Tình Xuân  

      
Phan Kiều Oanh
 Xuân Chia Ly  

      
Phan Kiều Oanh
 Hạnh Phúc Đâu Xa

      
Nguyễn Hoàng Phi
  Đợi Anh V

     
  Phạm Thanh Phong
  Không Đ          

      
Trần N Phương
  Nhớ Xuân Xưa          

      
Trần N Phương
  Gương Mặt Trái Xoan

      
NQ
  Ngỡ Ngàng NXuân

      
Lâm Minh Tài
  Xuân Tri K          

      
Lâm Minh Tài
 Mùa Xuân Đó Phút Tình C  

     
Cô Kim Thành
 Trăng Ngủ Quên

      
Cô Kim Thành
  Nỗi Nhớ Chiều Cuối Năm

      
Võ Ngọc Thành
  Phác Họa

      
Võ Ngọc Thành
  Dấu n Tình Q

      
Anh Thy
  Quả Dưa Ngày Tết

      
Nguyễn Thị T
  Tưởng Nhớ

      
Thi Thi
  Xuân Tha Hương

      
Nguyễn Thị T
  Mùa Xuân Và Nỗi Nhớ

      
Trần Đình Thọ
  Chúc Mừng Năm Mới

      
N Trưởng Tiến
  Q Hương Tôi Nỗi
      
Chờ Mong

      
Nguyễn Tính
  Xuân Viễn X

      
Nguyễn Tính
  Tháng Giêng Ơi

      
Lương MTrang
  Em Có Biết

      
Nguyễn Thục
  NCọp Lên Ngôi
     
Tú Trinh
  Xuân - Vẫn m Lòng

      
Thượng Tọa Thích Ngộ T
  Thương Nhớ Ơi !
      
Nguyễn Thị Thanh T
 Tình Xuân Đất Khách

      
Du Sơn Lãng T
  Xuân Gợi CHương

      
Du Sơn Lãng T
  Ca Khúc Mùa Xuân

      
Lê Duy Vũ
 


Văn

 

  Bóng Nắng Xuân
       Nguyên Bông
 
 Những Vần TVụn Gẫy
       Nguyễn Tấn Ca
 
 Nỗi Nhớ Cuối Năm
       Trần Thị Chất
 
 Những Ngày Giáp Tết
       Lê Thị MChâu
 
 Hạt Giống Đang Nảy Mầm
       Phan Phụng Dung
 
 Mái NXưa
       Tâm Đoan
 
Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng
     
 Lê Thị Ngọc Hà
 
Bông Cải
     
 Huỳnh Trịnh Tuyết Hoa
  Hơi Thở Mùa Xuân
      
 Nguyễn Thị Tuyết Hoa
  Mưa Cuối Mùa
      
 Nguyễn Thị Tuyết Hoa
 
Tiếng Vọng Trên Ngàn
     
 Tường Hoài
 
Giây Phút Giao Thừa
     
 Lý H
  Nơi Trái Tim
       Nguyễn Quang Lộc
 
 Tạm Biệt...
       Thanh Mai
  Trên Nỗi Nhớ Thương Đau   

      
Nguyễn Hữu Nghĩa
  KNiệm...Vui
     
 Phan Kiều Oanh
  Mai Hương Xuân   

     
 Topa  Panning
  Chào Bảy Mươi   

      
Trương Thanh Sơn
  Phần Thưởng
     
 Lâm Minh Tài
  Nơi Đàn Chim Bay V Tìm
       
Hơi

      
Nguyễn Hữu Tài
  Đám Ma Người Ngoại Đạo
     
 Hoàng - Thanh
  Xúc Tép 

      
Dương Công Thi
  Em Tôi Đã Ra Đ

      
Hà Thị Thu Thủy
  Buồn Vui Đời Lính TT

      
Nguyễn Tính
  Những Con Đường Dưới
     
Chân Tôi
       Nguyễn Đôn Huế Trang


 

 

 

 

Thư từ, bài vở, hình ảnh hoặc
ý kiến xây dựng, xin liên lạc:

 
diem27thuy@yahoo.com

 



 

 

 


 

 

      Nhiều khi ta tự hỏi ta sống trên đời để làm gì, một câu hỏi tự lâu đời con người đã đặt ra: ăn để mà sống hay sống để mà ăn, rồi nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật... Ta còn hỏi thêm ta sống để mà viết hay viết để mà sống. Thực sự ra thì tất cả đều chỉ tương đối, không có gì tuyệt đối chúng ta nên dung hòa, trung dung, cả hai vế ăn để sống và sống để mà ăn đều đúng cả; cũng như nghệ thuật nên vị cả nhân sinh và nghệ thuật ; cũng như chúng ta sống thì mới viết được, sống khoẻ, sống đúng thì viết khoẻ viết đúng viết ích lợi ; sống để mà viết nhưng cũng là viết để mà sống, không viết thì nhà văn nhà thơ coi như đã chết rồi vì tác phẩm chính là con cái của nghệ sĩ và đó là bằng chứng hùng hồn cho sự sinh tồn của họ.

 

Ngày xưa Nguyễn Du viết TRUYỆN Kiều từ một cốt truyện tầm thường của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu mà đã đem cho chúng ta và nhân loại một đại tác phẩm bất hủ rồi từ đó bao nhiêu người đã viết, cố gắng, sống chết cùng tác phẩm và họ có thành công không, thời gian và sự thẩm định đã nói lên điều đó. Nói về tác giả và tác phẩm của thời hiện tại bây giờ chúng ta có rất nhiều và ai trong số họ sẽ tồn tại với thời gian. Những hiện tượng một thời như Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài và bây giờ là Nguyễn Viện liệu có nói lên điều gì và có tồn tại với thời gian. Chúng ta chưa biết. Có người thích tác phẩm của họ có người chê thậm tệ nhưng âu cũng là lẽ thường tình. Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc là một ví dụ khác của viết để sống hay sống để viết. Tầm nhìn của ông đã vượt lên trên thời đại của chúng ta. Thực sự ra viết lách là một cái nghiệp, một cái nghiệp chướng mà ai vướng vào rồi thì khó mà gỡ ra. Dĩ nhiên có người viết hay có người viết dở nhưng tựu trung ai cũng cố gắng cả, khi thẩm định đánh giá chúng ta phải lấy điều đó đem vào sự cân nhắc.

 

Nhưng chúng ta phải biết rằng phê bình, nhận định, bình luận về văn học văn chương rất cần thiết nhằm mục đích thúc đẩy định hướng sáng tác. Một lời khen hay chê đúng đắn đúng mực đúng lúc sẽ giúp cho tác giả có thêm sức lực mới để sáng tác hay hơn, có ích hơn nhưng một lời khen hay chê bình phẩm sai lầm hoặc quá đáng sẽ dẫn đến hậu quả xấu khôn lường. Viết lách đã khó mà phê bình, nhận xét, nhận định bình phẩm lại càng khó hơn. Nhiều người cho là họ có thể múa bút để xuất thành lời mà không quan tâm hậu quả. Đời sống thì đầy dẫy những nhiễu nhương bất trắc bất an bất ổn và đầy lừa mỵ, lừa lọc và do đó cũng phản ánh trong thi ca và văn chương. Khi người độc giả đọc hay người phê bình đọc thì họ cũng cảm nhận được tất cả những điều đó nhưng cũng tùy theo trình độ văn hóa, vị trí xã hội, khả năng thẩm định, khả năng tài chánh để có thể một cái nhìn đúng đắn về một tác phẩm nhiều khi vốn rất chủ quan và đầy thiên kiến định kiến.

 

NGƯỜi đọc bình thường có thể khen hay chê thích hay không thích một tác giả một tác phẩm mà không ảnh hưởng gì nhiều đến thế giới văn học và thế giới hữu hình nhưng với một nhà lý luận một nhà phê bình văn chương thì điều ấy thật khác hẳn. Một lời nói một câu chữ câu văn của nhà phê bình, bình luận văn học có giá trị và tầm ảnh hưởng rất lớn. Nó có thể làm sống lại một tài năng mà cũng có thể bóp chết một nhân tài. Nếu chỉ khen để lấy lòng và sợ chê bị phật lòng thì chẳng ai cần nhà phê bình làm gì còn nếu chê để hại hay hạ nhà văn thì đó là một cái tội, còn sự bất tài thiếu kiến thức không đủ trình độ thẩm định thẩm thấu thì là sự bất cẩn nguy hiểm như bác sĩ phẫu thuật thiếu trình độ vậy. Có thể gây chết bệnh nhân vì không đủ khả năng cứu chữa.

 

Những cuộc tranh cãi sôi nổi gần đây là cuốn sách mới nhất về Trịnh Công Sơn bị cấm phát hành ở Việt Nam cũng như những bàn luận sôi nổi đa chiều nảy lửa từ bài viết của Trịnh Cung hồi đầu năm 2009 là những ví dụ điển hình về nhựng dị biệt đôi khi và tưởng chứng như không thể nào dung hòa được của mọi người, của những nhà văn, nhà thơ nhạc sĩ nghệ sĩ và những người thưởng thức, độc giả, thính giả... Sự dị biệt từ một nhân vật, từ một cá nhân và đến tư tưởng lối sống, quan điểm sống, lý tưởng và vân vân. Cũng thì một sự kiện có thật trong lịch sử nhưng đôi khi được nhìn nhận, đánh giá, thẩm thấu và thẩm định nhận định một cách rất khác nhau thậm chí trái ngược nhau tùy theo trình độ, kinh nghiệm, thiên kiến, định kiến, đời sống, hoàn cảnh cá nhân và địa vị xã hội cùng những mối liên hệ. Sự dị biệt đó là thường tình và hiển nhiên không có gì đáng bàn cãi. Cái đáng bàn cãi là chúng ta không nên áp đặt quan điểm của mình lên người khác và xã hội. Điều đó thật khó làm, nói dễ hơn làm. Ai cũng tự cho là mình đúng, nên không dễ dàng gì mà chấp nhận kẻ khác.

 

Nếu ai đã từng cầm viết đều có thể đồng ý rằng viết không phải là dễ dàng như nhiều người vẫn nghĩ. Viết khó hơn nói gấp bội lần, viết khó hơn làm những công việc tay chân rất nhiều vì nó bao gồm cả suy nghĩ tư duy và diễn đạt. Viết đã khó mà viết đúng, viết đủ viết cho có lợi ích thì càng khó gấp bội phần, rồi viết hay viết bất hủ bất tử thì là chuyện của một vài người mà thôi. Viết truyện viết thơ sáng tác đã khó mà viết phê bình văn học nhận định còn khó hơn ngàn lần vì nó có thể đụng chạm và nhà lý luận phê bình văn học phải đi trên một lằn ranh mong manh của sự xây dựng hay là phá hoại, góp sức hay là hủy diệt văn chương văn học; bởi vì mỗi một lời khen chê đều rất quan trọng có thể nâng cao vun đắp một tài năng hoặc giết chết một tài năng. Lịch sử đã minh chứng nhiều trường hợp như vậy. Viết văn là chạm đến những tầng lớp sấu thẳm nhất của tâm lý con người còn viết phê bình là chạm đến những ngõ ngách sâu sắc nhất của nghệ thuật viết văn. Viết văn là trải lòng mình ra cùng trang giấy và tha nhân còn phê bình văn học là thu mình lại cùng trang giấy và độc giả, nén gọn những cảm xúc để chỉ còn những lời nhận định chính xác giúp người. Viết là phản ánh đời sống ghi lại những cảm xúc suy nghĩ suy tư và lắng đọng của con người bằng câu chữ ngôn từ còn phê bình văn học là đem tất cả những câu chữ ngôn từ đó lên kính hiển vi để phân tích nhìn ra những khuyết tật và ưu điểm sàn lọc chắt lọc để giúp cho nhà thơ nhà văn sáng tác tốt tốt hơn hay hơn. Nhà phê bình phải công tâm chân chính để không có tình cảm cá nhân sự thành kiến thiên kiến chi phối. Nhiều người chúng ta không biết rằng số phận và sứ mệnh của người sáng tác và nhà phê bình gắn liền với nhau rất mật thiết và cả hai đều cần đến nhau cũng như độc giả cần cả hai người. Độc giả hiện đại đòi hỏi những người sáng tác hiện đại và những nhà phê bình hiện đại, mới mẻ và đặc sắc, độc đáo cho thế kỷ 21. Xã hội vốn đã thay đổi đến tận gốc rễ khác xa cách đây chừng 10 năm.

 

Khoa học kỹ thuật và những khám phá phát minh mới đã làm thế giới phát triển nhanh chưa từng có nhưng sự băng họai tan rã của đạo đức cũng diễn ra nhanh chưa từng có và đó là dấu hiệu của sự diệt vong tự hủy diệt của lòai người. Nhiệm vụ của người sáng tác là phải làm sao đưa những trăn trở thời đại đó vào tác phẩm và phản ánh trung thực, đúng mức và có tác dụng tích cực lên xã hội. Tuy nhiên người sáng tác trước tiên và sau hết vẫn chỉ là sáng tác cho chính họ, những nhu cầu rất cá nhân riêng biệt. Cho dù chúng ta có cố ý nói khác đi thì sự thật là người sáng tác vẫn sáng tác cho bản thân và vì bản thân, anh ta có thể nói là anh ta muốn phục vụ nhân lọai muốn nghệ thuật vị nhân sinh nhưng cuối cùng thì mục đích sáng tác vẫn là để cho bản thân anh ta mà thôi. Xã hội lòai người cũng phức tạp như là cả vũ trụ này vậy, đòi hỏi sự tìm hiểu nghiên cứu của tất cả mọi người. Và nhà văn nhà thơ góp phần vào sự khám phá nghiên cứu đó bằng cách riêng của mình, rất là riêng biệt không thể nào lẫn lộn lẫn nhau và đôi khi lạ lùng nữa. Bằng sự góp phần một cách vô tình hay cố ý, nhà văn nhà thơ và nhà phê bình văn học góp phần rất to lớn cho sự phát triển cho nền văn học từng quốc gia và toàn thế giới cũng như cho toàn xã hội loài người nói chung.

 

Câu hỏi tự ngàn xưa đã được đặt ra " nghệ thuật vị nghệ thuật" hay " nghệ thuật vị nhân sinh" và câu trả lời rất khác nhau tùy từng thời kỳ tùy từng quan điểm quan niệm và ít ai chịu đồng ý với ai, ai cũng cho mình là duy nhất tuyệt đối đúng. Thực sự ra thì nghệ thuật bản thân nó do con người tạo nên rõ ràng là vị nhân sinh nhưng đồng thời nó cũng chỉ vì mụch đích ích kỷ là vì chính bản thân nó nữa. Người cầm viết chân chính đàng hoàng có lương tâm sẽ viết với trách nhiệm để không bị cắn rứt lương tâm. Ngòi bút của mình sẽ ảnh hưởng đến nhiều thứ nhiều người. Hiểu rõ sự quan trọng của ngòi bút giúp cho người viết văn thơ phê bình văn học sẽ có trách nhiệm hơn thận trọng hơn khi viết, suy nghĩ thật kỹ xem những điều lợi hại khi mình viết ra đồng ý là có quyền tự do muốn viết gì thì viết nhưng cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng vì đôi khi những dòng chữ tưởng chừng vô hại có thể vô tình giết người hoặc bị sử dụng để hại người. Sức mạnh của ngòi bút là rất bất ngờ và vô biên không ai có thể ngờ được. Sự tự do và sự tự chế là những yếu tố cần thiết và chắp cánh cho nhà văn nhà thơ cũng như nhà phê bình viết lách, sáng tác và sáng tạo. Phê bình văn học cũng là sáng tạo vì nó cũng từ tâm trí của con người và có thể ảnh hưởng to lớn đến văn chương và thế giới. Chúng ta đôi khi không đánh giá đúng mức vai trò của nhà phê bình văn học hay đôi khi coi phê bình văn học chỉ là trang trí hay tô điểm cho văn chương. Nếu nhà phê bình nào hay chê người khác thì bị cho là không yêu văn học.

 

Nói chung viết đã khó mà phê bình văn học còn khó hơn nhiều vì nó đòi hỏi một sứ công tâm trong đánh giá, thẩm định và viết. Sự sai lầm của nhà thơ nhà văn có thể gây tác hại nhỏ nhưng tác hại của nhà phê bình có thể to lớn hơn nhiều. Thế giới cũng như văn chương có quá nhiều điều bất trắc, bất cập và thay đổi từng giờ nên không có gì là chắc chắn, vĩnh cửu trường tồn cả duy chỉ chỉ có điều chắc chắn là chúng ta viết để mà sống và đồng thời cũng sống để mà viết. Tình yêu là báu vật thiêng liêng nhất mà con người có được và thấm đẫm trong văn chương là tình yêu bất tử muôn đời.


 

 

 

 

Trần Minh Hiền
Orlando, ngày 12 tháng 9 năm 2009
love is beautiful

 

 

       

 

               

 

 

 

 

 

Trang XUÂN 2010- Văn Học Nghệ Thuật Và Quê Hương