Mục Lục
 

  Trang Bìa
     
 Ban Biên Tập
 
Lá T Xuân
     
 Nguyễn Thị Thanh T
      
Đọc Lá TXuân:
      
Lê Thị MChâu
  Táo Quân Chầu Trời
     
 Nguyễn Thị Thanh T
 Câu Đối Tết 
     
 Lê Bá Thiên
 Câu Đối Tết
       Vinh H

 

Chúc Tết
 

 Mừng Xuân Canh Dần
      Vinh H
 
Đôi Lời Tâm S
     
Lý H
 TChúc Tết
     
Trần Đình Thọ


X
uân
Q
N



 
 Mùa Mai Hiếm
      
Nguyễn Quang Lộc
 
 Chuyện Cái Thùng Bánh Tét
       Lương LBích San
  Xuân Này Tôi Nhớ Mãi
      
Trần N Phương

 

Xuân
Đ
ất Khách


  Một Cái Tết L K 
      
LThanh Cư
  Xuân Nguyện
       Đinh Thị Lan
 
CCâm
     
 Lâm Thanh Nhàn
 
Trước Thềm Năm Mới
       Đặng Thị Ngọc N
  Hai Không L Chín Nhìn Lại 
     
 Phi Ròm


 

Sinh Hoạt Tết
Hải Ngoại
 

  Kịch Vui Võ Thuật 
     
 Nguyễn Dzuy Nam
      
Nguyễn Dzuy An


 

Hình nh Tết
 

  QN 
     
 SXương Hải
 
 Hải Ngoại 
     
 Đinh Bá H

 

Hoa Xuân
N
gày Tết
 

  Hoa Đào Trong Mắt Ai 
     
 Phạm Thị Nhung

 

Chuyện Vui
 

 Đầu Năm K Chuyện Vui
     
Lý H
 Tiếng Việt
     
Nguyễn Quang Lộc

 


Ca Hát/Nhạc

     Tiếng Hát:

 Mộng Chiều Xuân
     
Lan Đình
 Tiếng Sáo Thiên Thai
     
Lan Đình
 Gái Xuân
     
Lan Hương
 
Ca Vọng C
     
Lý H
 Đọc Truyện:"Trăng Q
      
Nhà" Của Phùng Thị Phượng

     
Lý H
 Nha Trang Ngày V
     
Nguyễn Tính
 

 

TVi


  Người Tuổi Dần
     
ABC Sưu Tầm (NXV)
 

 

Tôn Giáo


  Phật Giáo Đi Vào Đời
     
Mục Đồng
  Chùa Ngọc Lâm

     
TBửu Nguyễn Thừa
 

 

Năm Canh Dần
N
ói Chuyện H  

  Cọp V Làng
      
Vinh H
 
Tản Mạn Về Năm Canh Dần
      
Nguyễn Văn Thành

 

 

d_bb
Đ.H.K.H
 

  Cách Chơi Mạt Chược
      
Tô Đồng
  Liêu Trai C D
       Đàm Quang Hưng
  Thanh Phong Thi Tập 
     
 Vũ Tiến Phái
 
LVu Lan
       Nguyễn Văn P
 
Chính Danh Thủ Phạm
      
V Đổi Lịch Báo Hại

     
 Nguyễn Hữu Quang
 
Cỗi RBậc Hai
       Nguyễn Đc Tường


 

Tranh
N
ghệ Thuật


 Tranh Họa Nghệ Thuật

      
Phi Ròm
 

 

Kinh Nghiệm Sống

 Xuân Đời Người Theo Chu
     K
Thời Gian

      
Hải Lộc

 


Văn Hóa
m Thực



 Bánh Tét-Hương V Tết
     
Lê Thị MChâu
 GThủ
     
Lê Thị Đào
 Mứt Dẻo
     
Lê Thị Đào
 Nấu Mắm Tôm
     
Lý H
 Khoai Lang
     
Dương Công Thi

 



Sức Khỏe

      
  Đại Dịch Cúm Heo Hay
      
Đại Chủng Ngừa Cúm Gà
 
     
BS Nguyễn Vĩ  Liệt
  Những Căn Bản V
      
Di Truyền Học
 
     
BS Nguyễn Vĩ  Liệt

 

 

Biên Khảo
Kinh Tế
 

Việt Nam

  Tổng Kết Tình Hình Kinh Tế
      
Việt Nam Năm 2009

       Nguyễn Văn Thành

Hoa K

  Tổng Kết Tình Hình Kinh Tế
      
Hoa K Năm 2009

       Nguyễn Văn Thành


 

Chuyện
Đ
ó Đây
 

  Cảm Ơn ASIMO
      
BS ĐHồng Ngọc
 
Năm Hết Tết Đến

      
BS ĐHồng Ngọc
 
Mười Năm Chân Bước Trên
     
Đường Dài

       Lương LHuyền Chiêu
 
 Ngày Xuân K Chuyện Làm
      
Báo Singapore
 

       Nguyễn Thị Thục


 

Viết v
Ninh Hòa


 
Hòn Vọng Phu Q Tôi

     
 Đinh Hữu Ân
 
Ninh Hòa Tôi Xưa

     
 Lương LHuyền Chiêu
 
Những Bước Đường Đi Qua
      
Của Một Người Con Xóm
      
Rượu

     
  Nguyễn Hưng
  Chùm Me "Phong p"

     
 Lê Thị Hoài Niệm

 



Viết v
ninh-hoa.com



  Viết Cho Ninh-Hoa.com
     
 Lê Thị MChâu
 
Gái Tuổi Dần

     
 Lương LBích San



 

 KNiệm V
Trường:

Trần Bình Trọng
Ninh Hòa

  Những Mùa Xuân Đi Qua
     
 Thầy Trần Hà Thanh


Vạn Ninh

  Xuân Nhớ
      
N Thị Kim Anh
 
Thương V Vạn Ninh

      
Thầy NK
  Nha Trang Ngày V

      
Nguyễn Thị Kính
  Nhớ V Nha Trang

      
Nguyễn Thị Kính
  Phôi Pha Tháng Ngày

      
Thầy Trương Văn Nghi
  Một Chuyện Mùa Xuân

      
 Cô Đặng Thị Tuyết N
  Chúc Mừng X Vạn

      
Nguyễn Thị T
 

Các Trường Khác

 Thảo Trang
     
  Nguyễn Đồng Danh
 
Trường Hưng Đạo NhaTrang

     
  Phạm Thanh Phong


 

Thi Nhạc
Giao Duyên
 

 Hồn Tôi Theo G Bay V
      
Mùa Xuân

     
 LMST
 Nắng Mai

     
 Mục Đồng
 

 

Văn Học NT
Lịch Sử/Địa Lý
 


 
Cảm Nghĩ VNhạc Dân Gian

      
Anh Bằng - Hoàng Nam
 
"Xuân Dạ"

      
Dương Anh Sơn
  "Xuân Nhật Ngẫu Hứng"

      
Dương Anh Sơn
  Em Là Nốt Nhạc D Thương

      
NxVạn
 
Bài Hát V Tha La Trong
      
Ký c

      
Việt Hải  Los Angeles
  Ai Xuôi V Tây Đô ?

      
Việt Hải & Mindy Hà
  Sống Đ Viết, Viết Đ Sống

      
Trần Minh Hiền
  T Xuân Điều Ngự Giác
      
Hoàng Trần Nhân Tông

      
TBửu Nguyễn Thừa

 



T
 


  Chúc Xuân

      
Nguyễn Thị Bảy
  Mừng Ngày Hội Ngộ 

      
Nguyễn Thị Thanh Bình
  Ba Mùa Xuân

      
Nguyên Bông
  Hoài Cảm

      
Nguyên Bông
  Gởi Thiệp Xuân Thăm Mẹ

      
Trần Ngọc Chánh
  Nhớ Xuân

      
Hương Đài
  Xuân Của Chị

      
Lan Đinh
  Hương Biển Mặn Mà Xuân

      
Thầy Quách Giao
  Xuân Tàn

     
 Lê Thị Ngọc Hà
  Đôi Mắt Em

      
Việt Hải LA
  Một Nửa Yêu Em

      
Việt Hải Los Angeles
  Khai Bút 2010

      
Trần Minh Hiền
  Con Sông Nào Đã Xa Nguồn
      
Huỳnh Trịnh Tuyết Hoa
  Lạc Lõng
      
Nguyễn Thị Tuyết Hoa
  Xuân Ly Hương

      
Vinh H
 Xuân V Lại Nhớ Q Hương

      
Vinh H
  Ngọt Ngào Xuân  

      
Trần Thị Phong Hương
  Bỗng

      
Nam Kha
  Sắc Xuân

      
Đinh Thị Lan
  Mùa Xuân Trên Đất Lowell

      
CBà Trần Thanh Liễu
  Chuyện Ngày Xưa

      
Nguyễn Duy Long
 Xuân Ơi! Xin Chầm Chậm N

      
Hải Lộc
  Xuân V

      
Lê Thị Lộc
  Người Đi

      
Đàm Thị Ngọc Lý
 Đôi Ta  

      
Đặng Thị Ngọc N
 Canh Dần...Đừng Nên !

      
Đặng Huy Nhẫn
 Thói Đời  

      
Đặng Huy Nhẫn
 Nắng Chiều Xuân  

      
Phan Kiều Oanh  
 Tình Xuân  

      
Phan Kiều Oanh
 Xuân Chia Ly  

      
Phan Kiều Oanh
 Hạnh Phúc Đâu Xa

      
Nguyễn Hoàng Phi
  Đợi Anh V

     
  Phạm Thanh Phong
  Không Đ          

      
Trần N Phương
  Nhớ Xuân Xưa          

      
Trần N Phương
  Gương Mặt Trái Xoan

      
NQ
  Ngỡ Ngàng NXuân

      
Lâm Minh Tài
  Xuân Tri K          

      
Lâm Minh Tài
 Mùa Xuân Đó Phút Tình C  

     
Cô Kim Thành
 Trăng Ngủ Quên

      
Cô Kim Thành
  Nỗi Nhớ Chiều Cuối Năm

      
Võ Ngọc Thành
  Phác Họa

      
Võ Ngọc Thành
  Dấu n Tình Q

      
Anh Thy
  Quả Dưa Ngày Tết

      
Nguyễn Thị T
  Tưởng Nhớ

      
Thi Thi
  Xuân Tha Hương

      
Nguyễn Thị T
  Mùa Xuân Và Nỗi Nhớ

      
Trần Đình Thọ
  Chúc Mừng Năm Mới

      
N Trưởng Tiến
  Q Hương Tôi Nỗi
      
Chờ Mong

      
Nguyễn Tính
  Xuân Viễn X

      
Nguyễn Tính
  Tháng Giêng Ơi

      
Lương MTrang
  Em Có Biết

      
Nguyễn Thục
  NCọp Lên Ngôi
     
Tú Trinh
  Xuân - Vẫn m Lòng

      
Thượng Tọa Thích Ngộ T
  Thương Nhớ Ơi !
      
Nguyễn Thị Thanh T
 Tình Xuân Đất Khách

      
Du Sơn Lãng T
  Xuân Gợi CHương

      
Du Sơn Lãng T
  Ca Khúc Mùa Xuân

      
Lê Duy Vũ
 


Văn

 

  Bóng Nắng Xuân
       Nguyên Bông
 
 Những Vần TVụn Gẫy
       Nguyễn Tấn Ca
 
 Nỗi Nhớ Cuối Năm
       Trần Thị Chất
 
 Những Ngày Giáp Tết
       Lê Thị MChâu
 
 Hạt Giống Đang Nảy Mầm
       Phan Phụng Dung
 
 Mái NXưa
       Tâm Đoan
 
Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng
     
 Lê Thị Ngọc Hà
 
Bông Cải
     
 Huỳnh Trịnh Tuyết Hoa
  Hơi Thở Mùa Xuân
      
 Nguyễn Thị Tuyết Hoa
  Mưa Cuối Mùa
      
 Nguyễn Thị Tuyết Hoa
 
Tiếng Vọng Trên Ngàn
     
 Tường Hoài
 
Giây Phút Giao Thừa
     
 Lý H
  Nơi Trái Tim
       Nguyễn Quang Lộc
 
 Tạm Biệt...
       Thanh Mai
  Trên Nỗi Nhớ Thương Đau   

      
Nguyễn Hữu Nghĩa
  KNiệm...Vui
     
 Phan Kiều Oanh
  Mai Hương Xuân   

     
 Topa  Panning
  Chào Bảy Mươi   

      
Trương Thanh Sơn
  Phần Thưởng
     
 Lâm Minh Tài
  Nơi Đàn Chim Bay V Tìm
       
Hơi

      
Nguyễn Hữu Tài
  Đám Ma Người Ngoại Đạo
     
 Hoàng - Thanh
  Xúc Tép 

      
Dương Công Thi
  Em Tôi Đã Ra Đ

      
Hà Thị Thu Thủy
  Buồn Vui Đời Lính TT

      
Nguyễn Tính
  Những Con Đường Dưới
     
Chân Tôi
       Nguyễn Đôn Huế Trang


 


 


 

 

 

 

 

 

 

 

Thư từ, bài vở, hình ảnh hoặc
ý kiến xây dựng, xin liên lạc:

 
diem27thuy@yahoo.com

 



 

 

 

 

 

 

 


 

 

Tại sao chú ý về cúm?

 

            Mở đầu của Tôn Tử Binh Pháp (Art of War), quốc phòng là một việc quan trọng nhất của một quốc gia và chủng tộc.  Sự độc lập của một quốc gia và sự sống còn của một chủng tộc tùy thuộc vào sự sắp xếp và quản lý hệ thống phòng thủ của quốc gia đó.  Theo Tôn Tử, “chúng ta muốn lập một hệ thống phòng thủ, chúng ta phải có tiền.  Tiền là một chỉ dấu của nền kinh tế.  Tiền ở trong tay người dân thì dân giàu nước mạnh.  Tiền ở trong ngân quỹ của nhà nước nhiều, viên chức chính phủ sẽ tự phụ vênh váo và hay gây ra chiến tranh có hại cho quốc gia. “ .

 

            Trong sự phát triển kinh tế, có 2 yếu tố quan trọng.  Đó là con người hay lực lượng lao động chân tay & có trí thức và tài nguyên thiên nhiên.  Tài nguyên thiên nhiên có thể mua được nhưng lực lượng lao động phải được đào tạo và bảo vệ.  Yếu tố bảo vệ lao động thuộc về y tế, phòng bệnh và chữa bệnh.  Dịch cúm là một y tế công cộng ảnh hưởng đến kinh tế và sinh mạng của lực lượng lao động nhiều nhất trong các thể bệnh đau!  Không một biến cố nào từ chiến tranh, tai họa thiên nhiên… từ trước đến nay giết nhiều người trên thế giới như trận dịch cúm 1918.  Hơn 100 triệu người chết (50 triệu người chết vì loại siêu vi cúm này được xác nhận) vì cúm trên toàn thế giới vào năm 1918.  Trung Quốc là một trong những quốc gia nghiên cứu nhiều về cúm.  Đây là lý do tại sao những quốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Pháp Đức… chủng ngừa cúm cho toàn dân (nếu người nào muốn được chủng ngừa).  Các công ty lớn của Canada đều chủng ngừa công nhân của họ miễn phí và đầu tiên khi mùa cúm sắp xảy ra.  Chính phủ tỉnh bang Ontario, Canada là một tổ chức chính phủ tỉnh bang đầu tiên trên thế giới chi phí cho sự chủng ngừa cúm hàng năm cho toàn dân tỉnh bang Ontario nếu họ muốn.  Chính phủ liên bang Canada là chính phủ đầu tiên trên thế giới đã đặt mua 50 triệu liều thuốc chủng cúm heo A/H1N1 (2009) (trị giá khoảng 1 tỉ dollars) trong khi đó dân số của Canada chỉ khoảng 33 triệu người!  Chính phủ Mỹ khởi đầu đặt mua 100 triệu liều thuốc chủng cúm heo này với giá 2 tỉ dollars (dân số của Mỹ khoảng 330 triệu dân), và họ sẻ tiếp tục chủng ngừa cho những người dân nào muốn chủng ngừa cúm heo A/H1N1.

            Có vài danh từ tôi xử dụng được dịch theo ý nghĩa và chức năng để bao hàm ý nghĩa cho đúng hơn:

·         Avian influenza: cúm cầm điểu.  Vì danh từ cúm gia cầm chỉ cho bệnh cúm ở gia cầm nhưng những siêu vi này còn gây bệnh ở các loài cầm điểu khác, ngay cả ở loài thủy cầm điểu là ký chủ chính (primary host) của những siêu vi này.

·         Antigenic drift: kháng nguyên trôi dạt (trước đây tôi gọi là những biến đổi nhỏ)

·         Antigenic shift: kháng nguyên luân lưu (trước đây tôi gọi là những biến đổi lớn)

 

Tóm lược những đặc tính của siêu vi cúm:

            Siêu vi cúm có hình cầu hay hình sợi nhỏ có chiều dài 80-120 nm.  Chúng có những gai HA và NA trên bề mặt.   Siêu vi cúm gây bệnh cúm ở người được chia ra làm 3 loại dựa trên sự khác biệt về cơ cấu di truyền và kháng nguyên:

1.      Siêu vi cúm A có thể gây ra đại dịch: được chia ra 16 loại phụ nếu căn cứ trên nhân di truyền của gai HA, và 9 loại phụ nếu căn cứ trên gai NA.  Chúng gây bệnh và cho nhiều tử vong đặc biệt ở những người trẻ tuổi.

2.      Siêu vi cúm B gây bệnh nặng ở những người lớn tuổi và những người có bệnh kinh niên.  Chúng gây ra dịch nhỏ nhưng không gây ra đại dịch.

3.      Siêu vi cúm C gây ra bệnh nhẹ và không gây ra những trận dịch hay đại dịch.  Chúng thường gây ra bệnh xảy ra lẻ tẻ.

           Đề tài ở đây là vấn đề đại dịch nên chúng ta chỉ bàn đến siêu vi cúm A.  Mặc dù, những trận dịch cúm được con người ghi nhận cách đây 400 năm nhưng bác sỉ Smith và cộng sự viên tìm thấy siêu vi cúm A lần đầu tiên ở chồn sương (ferrets) vào năm 1933.  Sự khám phá của bác sỉ Burnet năm 1936 rằng siêu vi cúm có thể mọc trên phôi trứng gà (embryonated hen egg) đã giúp cho sự nghiên cứu về siêu vi cúm và làm ra thuốc chủng ngừa.  Cũng từ đó, con người đã và đang tìm hiểu về siêu vi cúm sâu sắc hơn và đang tìm cách chinh phục bệnh này, đặc biệt là đại dịch.  Các loài thủy cầm điểu (aquatic birds) thiên di là ký chủ tự nhiên (primary hosts) của các loài phụ (subtypes) siêu vi cúm A.  Siêu vi cúm A sống trong ruột của các loài cầm điểu này mà không làm cho ký chủ chết.  Người và gia cầm chỉ là ký chủ phụ (secondary hosts), tạm thời nên chúng thường làm ký chủ phụ chết.  Đôi khi, siêu vi cúm A thay đổi cơ cấu di truyền và trở nên rất độc và giết chết ngay cả ký chủ chính nên chúng ta đôi khi thấy hàng loạt nhiều cầm điểu thiên di chết hàng loạt.

Những Nhân Di Truyền và Những Sản Phẩm Chất Đạm
của Siêu Vi Cúm A
 

Số của Khúc RNA

Mô Tả Sản Phẩm Nhân Di Truyền

Tên của Chất Đạm

Những Chức Năng Được Quan Sát

1

PB1
PB1-F2

Phân hóa tố trùng hợp căn bản 1

Phân hóa tố diển dịch RNA (transcriptase)
trước khi làm tế bào ký chủ chết (Proapoptotic)

2

PB2

Phân hóa tố trùng hợp căn bản 2

Phân hóa tố cắt nút chặn của mRNA của ký chủ và  nối nút chặn của siêu vi (Cap binding, endonucleolytic cleavage)

3

PA

Phân hóa tố trùng hợp có tính acid

Không rỏ

4

HA

Hemagglutinin

Siêu vi dùng để bám vào màng tế bào ký chủ và kết dính lại

5

NA

Neuraminidase

Cắt sialic acid từ trên bề mặt tế bào ký chủ; giải thoát cho những siêu vi mới tái tạo; ngừa sự dính chùm của siêu vi

6

NP

Nucleoprotein

Gói RNA lại (Encapsidates RNA); Điều hành sự sao chép và tái tạo

7

M

Matrix (Chất nền)

Bao quanh nhân siêu vi; điều khiển sự xuất ra khỏi nhân của RNA

 

M2

Matrix 2

Đường hầm ion; cần cho RNA đi ra khỏi siêu vi để vào trong tế bào ký chủ

8

NS1

Chất đạm không thuộc về cơ cấu kiến trúc

Chống lại interferons loại I, có lẻ liên quan đến sự điều hành của sự vận chuyển mRNA từ nhân tế bào ký chủ

 

NEP (NS2)

Chất đạm vận chuyển từ nhân

Vận chuyển ribonucleoprotein (RNP) mới thành lập từ nhân đi ra tế bào chất của tế bào ký chủ

 

Siêu vi cúm A có hình dạng một khối hình cầu hay hình bầu dục với 2 loại gai, HA và NA nằm trên bề mặt của siêu vi.  Mỗi gai HA có đường kính 4 nm và dài 14 nm.  Người ta có thể tách rời gai HA từ siêu vi bằng sodium dodecyl sulfate, bromelane, hay chymotrypsin.  Mỗi gai HA dùng để cắt có 3 phân tử HA polypeptides.  Mỗi phân tử này có trọng lượng phân tử (molecular weight) là 75.000 đến 80.000, và trọng lượng phân tử của gai HA là 224.640.  Gai HA được tổng hợp thành một phân tử trùng hợp HA0  sẽ bị cắt ra thành 2 phần HA1 và HA2 bởi phân hóa tố protease của tế bào ký chủ.  Địa điểm cho kháng nguyên và nơi bám dính vào màng tế bào ký chủ của HA nằm trên đầu hình bầu dục của gai này.

           Gai NA là một phân hóa tố giúp cắt bỏ đoạn cuối của sialic acids (N-acetyl neuraminic acid) từ sialic acid.  Gai này cũng chứa glycoproteins.  Nó có hình cái nấm (mushroom) và có trọng lượng phân tử khoảng 240.000.  Một gai NA nguyên vẹn là một phân tử trùng hợp có 4 NA polypeptides (chất đạm: amino acids < peptides hay polypeptides < proteins), mỗi polypeptide có trọng lượng phân tử 58.000.  Những kháng nguyên của NA nằm trên cái tàng lộng của quả nấm.

           Vỏ của siêu vi cấu tạo bởi chất đạm M, bao gồm đạm M1 chiếm hầu hết vỏ siêu vi và đạm M2 chiếm một phần nhỏ vỏ siêu vi cũng là những đường hầm điện tử (ion channel: đường lưu thông theo sự chọn lọc).  Bên trong vỏ bọc siêu vi có 8 khúc nucleocapsids (khúc nhân di truyền) là những khúc RNA.  Mỗi khúc bao gồm nucleoprotein (NP: đạm nhân) với 3 phân hóa tố trùng hợp PB1, PB2, và PA ở một đầu và đầu kia với 2 chất đạm không thuộc về cơ cấu NS1 và NS2 (hay còn gọi là NEP).  Sau khi bám vào màng tế bào ký chủ, siêu vi cúm A sẽ xuất cảng những khúc nucleocapsids này vào bên trong tế bào ký chủ.  Những khúc này sẽ điều động tế bào ký chủ tạo ra những siêu vi cúm mới.  Gai NA sẽ cắt bỏ sialic acid để cho những siêu vi cúm mới thoát ra và tiếp tục chu kỳ gây bệnh.

           Vào năm 1997, Hồng Kông đối phó một dịch bệnh cúm giết chết 60% người bệnh.  Nếu trận dịch xảy ra, các cơ sở y tế sẽ bị tràn ngập và sẽ không đối phó hửu hiệu và số tử vong sẽ lên cao hơn.  Người ta tìm thấy một loại siêu vi cúm mới rất dữ A/H5N1 (high pathogenic avian influenza: HPAI).  Trận dịch siêu vi cúm này được trấn áp nhanh chóng .  Mãi đến tháng giêng 2004, Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO) báo động khi người ta phát hiện trường hợp đầu tiên tái xuất hiện của loại siêu vi cúm gia cầm A/H5N1 ở người tại Việt Nam và Thái Lan.  Bệnh lan truyền trực tiếp từ gia cầm sang người, không như những suy nghỉ trước đó là cúm gia cầm truyền qua một ký chủ trung gian (heo) để có thời gian thích ứng và truyền sang người.  Đến tháng 9 năm 2004, đe dọa đại dịch cúm A/H5N1 có thể trở nên hiện thực khi trường hợp đầu tiên bệnh này xảy ra do lây lan từ người sang người.  Sau đó, sự xuất hiện những trường hợp bệnh cúm gia cầm lẻ tẻ khắp thế giới làm cho mọi quốc gia trên thế giới càng lo lắng nhiều hơn. 

 

Đại dịch cúm với những rủi ro và khó khăn:

            Những đại dịch cúm là những bùng phát mạnh tiến triển nhanh chóng trong nhiều phần của thế giới và được đi đôi với sự xuất hiện của siêu vi mới mà đa số dân chúng toàn thế giới không có miễn nhiễm với siêu vi này.  Những đặc tính của những đại dịch cúm bao gồm sự lan truyền cực kỳ nhanh chóng với những bùng phát xảy ra cùng lúc trên toàn thế giới; sự xảy ra của bệnh ngoài mùa thường lệ, bao gồm trong những tháng hè; những tốc độ tấn công cao ở trong tất cả lứa tuổi, với tỉ lệ tử vong cao đặc biệt là ở những người trẻ tuổi khỏe mạnh; và nhiều đợt bệnh ngay trước và sau khi sự bùng phát chính xảy ra.  Khoảng cách giữa những đại dịch là rất biến đổi và không tiên đoán trước được, nhưng những đại dịch của cúm có lẻ sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.  Chúng ta nhìn lại lịch sử.  Vào năm 1918, khi cúm cầm điểu A/1918/H1N1 lây trực tiếp từ cầm điểu qua loài người và heo.  Cho nên đứng về di truyền học, những nhân di truyền của cúm cầm điểu (avian influenza A virus) A/H1N1, cúm heo A/H1N1 (1918) và cúm đại dịch A/H1N1 (1918) gần như nhau.  Đại dịch cúm 1918 xảy ra sau đó và đã giết chết hơn nhiều triệu người trên toàn thế giới.  Chính điều này làm tất cả các chuyên gia về cúm trên toàn thế giới lo sợ lịch sử lại tái diễn. 

Để đáp ứng với đại dịch xảy ra, người ta có thể tích trữ thuốc trị bệnh cúm như Tamiflu, Relenza hay chủng ngừa cho toàn dân.  Vào năm 2004, khi tôi nêu lên chủ trương chủng ngừa toàn dân của các nhà nghiên cứu về cúm trên thế giới trong đề tài “Cúm ở Người Và Cúm Gia Cầm”, một chuyên viên y tế đã phát biểu trên đài VOA rằng đây là một đề nghị không thực tế!  Thuốc Tamiflu được chọn là thuốc để đáp ứng cho đại dịch.  Thuốc Relenza được dùng như một thuốc phòng bị trong trường hợp Tamiflu bị siêu vi cúm A/H5N1 đề kháng.  Và các đại dược phòng (pharmaceutical companies) trên thế giới chạy đua với thời gian để bào chế một loại thuốc mới mà siêu vi cúm khó mà đề kháng.  Hiện nay, thuốc được thử nghiệm trên người thành công nhất là premiavir (có thể chích thẳng vào trong tỉnh mạch để điều trị cho trường hợp bệnh nặng).  Ngoài ra, người ta cũng vừa thành công trong một trường hợp dùng Tamiflu được bào chế đặc biệt chích thẳng vào tĩnh mạch. 

 

            Những quốc gia còn nghèo hay quá đông dân cũng khó đáp ứng một cách hửu hiệu nếu trường hợp đại dịch của cúm A/H5N1 xảy ra.  Những lý do sau đây sẽ giới hạn sự đáp ứng với những bùng phát của đại dịch:

1.      Thuốc chống cúm còn quá mắc và sự sản xuất vẩn còn giới hạn.  Một liều thuốc chủng cúm từ heo A/H1N1 (2009), Arepanrix trị giá 26 đô Canada nếu mua với khối lượng lớn nhiều triệu liều.

2.      Hiện nay, kỹ thuật làm thuốc chủng ngừa cúm mất ít nhất là 6 tháng mới tạo được mẻ thuốc chủng đầu tiên.  Trong trường hợp một đại dịch gây bởi siêu vi cúm A/H5N1 xảy ra, gà sẽ chết rất nhanh.  Do đó, sự cung cấp phôi trứng (embryonated hen egg) sẽ bị giới hạn hoặc không còn trong nhiều nơi.  Kỹ thuật nuôi cấy siêu vi cúm trong môi trường với những tế bào của động vật có vú vẩn chưa được nghiên cứu và thử thách trên người một cách kỹ lưỡng.

3.      Phương pháp xử dụng thuốc chống siêu vi cúm khi dịch cúm khởi đầu trong khi chờ đợi thuốc chủng ngừa sản xuất.  Thuốc thuộc nhóm adamantanes (amantadine và rimantadine) đều bị siêu vi cúm cầm điểu A/H5N1 đề kháng.  Thuốc thuộc nhóm neuraminidase inhibitors như Tamiflu (oseltamivir) và Relenza (zanamivir) vẩn còn hiệu quả.  Thuốc peramivir chưa có sẵn trên thị trường và còn trong thời gian thử nghiệm lâm sàng trên người.  Thuốc Relenza có nhiều giới hạn khi xử dụng ở lâm sàng như những bệnh nhân bị hen suyễn hay bị viêm phế nang (consolidation) với phù nề phế nang mà thuốc này không thấm qua được.  Hơn nửa, nồng độ trong máu của thuốc này thấp nên khó mà trị cho những trường hợp siêu vi cúm A/H5N1 nhiễm toàn thân (systemic infection).  Thuốc Tamiflu có nồng độ trong máu tốt và ít có những phản ứng phụ nên bệnh nhân xử dụng dể dàng.  Tuy nhiên, một cô lập ở một cô gái bị nhiễm A/H5N1 có đề kháng với Tamiflu do chất đạm neuraminidase có sự đột biến, thay đổi tyrosine amino acid ở vị trí 274 bằng histidine amino acid.  Cô gái này đã uống thuốc ngừa Tamiflu 75 mg (1 viên) mỗi ngày.  Điều này cho thấy không nên dùng Tamiflu để ngừa bệnh cúm cầm điểu này.  Ngoài ra, người ta đã thử hổn hợp giữa các thuốc neuraminidase inhibitors với nhau và với những thuốc adamantanes, vibavirin… nhưng kết quả cũng chỉ có hiệu quả giới hạn và khi xử dụng trên phương diện cho đại chúng sẽ là vấn đề lớn và không phải tất cả các bác sỉ trên thế giới đều là những chuyên gia về trị cúm.  Qua kinh nghiệm đối phó với cúm từ heo đại dịch A/2009/H1N1 cho thấy rằng dù siêu vi cúm này không có tính dữ như siêu vi cúm cầm điểu A/H5N1 nhưng cũng đã có nhiều người đã chết, một phần do nhiễm vi khuẩn thứ cấp.  Ngay cả vài bác sỉ ở tại Mỹ hay Canada cũng không nhìn thấy sự cần thiết kháng sinh ngay từ đầu khi bệnh nhân bị nhiễm cúm này.  Dù số bệnh nhân chết còn ít so với các nhiễm cúm theo mùa (seasonal flu).  Một bệnh nhân chết cũng là quá nhiều đứng trên cái nhìn của người bệnh.  Chúng ta không thể lấy thống kê để cho lòng bớt bứt rứt.  Hiện nay có hai nhóm bác sĩ người Anh và Mỹ đang nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp điều trị bệnh cúm với thuốc chống gai neuraminidase đi kèm với một kháng sinh dù cho bệnh nhân có nhiễm trùng thứ cấp (secondary bacterial infection) hay không, như tôi đã trình bày phương pháp điều trị cúm heo của tôi trong bài “Những Đợt Đại Dịch Cúm Heo”.

            Canada chế tạo thuốc chủng cho cúm gia cầm A/H5N1 đầu tiên trên phôi trứng theo kỷ thuật làm thuốc chủng cho cúm theo mùa (seasonal flu) vào năm 2004.  Sau đó Mỹ thành công trong việc chế tạo thuốc chủng này vào năm 2005.  Thuốc chủng ngừa cúm heo A/H1N1 (Arepanrix) hiện nay tại Canada được làm theo kỷ thuật của thuốc chủng ngừa cho siêu vi cúm A/H5N1 với chất thêm vào (adjuvant) MF-59 có màu đục như sữa và một loại không có chất thêm vào hơi đục (opalescent) như thuốc chủng ngừa cúm theo mùa.  Hiện nay ở Mỹ, FDA (Foods and Drugs Administration) chỉ cho phép xử dụng chất thêm vào (adjuvant) aluminum hydroxide.

            Từ những biện pháp trên, khả năng đáp ứng với đại dịch cúm còn quá nhiều rủi ro nhất là những người còn quá trẻ (tương lai và là vận mệnh của đất nước) và những người ở tuổi 50 hay già hơn.  Ở những lứa tuổi này, họ là những người lao động có nhiều kinh nghiệm trong nhân lực sản xuất.  Những người ở lứa tuổi 50 cũng là những người lao động chân tay và trí óc có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo ở đỉnh cao nhất của sự nghiệp.  Họ là những người bắt đầu có những bệnh mản tính như bệnh tiểu đường loại 2, viêm cuống phổi mản tính (COPD), bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh ung thư…. và họ cũng là những người dể bị chết khi bị bệnh cúm.  Muốn đào tạo một người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hay lao động trí óc, một quốc gia phải mất 20-40 năm.  Những kinh nghiệm này mất đi ảnh hưởng rất lớn sự phát triển rất lớn của một quốc gia mới phát triển hay chậm phát triển.  Bệnh cúm không ai tránh được cả.  Ngay cả 2 Tổng thống của Nam Mỹ đã bị nhiễm cúm heo A/H1N1 và 1 cố vấn quân sự cao cấp của họ đã chết vì bệnh này.  Theo ý kiến của tôi, bệnh cúm ảnh hưởng rất sâu đậm ở những quốc gia nghèo hơn quốc gia tiên tiến.  Các nhà kinh tế học chỉ nhìn vào con số sản phẩm quốc gia bị suy giãm sau một trận dịch hay đại dịch chứ họ không tính toán sự tổn hại của về lâu về dài của một trận đại dịch.  Theo sự nghiên cứu của các chuyên gia về cúm, các người đàn bà mang thai bị mắc bệnh cúm A/H1N1 năm 1918 bị hư thai rất nhiều và những bào thai sống sót cho ra đời những trẻ sống èo ọt khó nuôi và đã ảnh hưởng sâu đậm cho cả một thế hệ về sau trận đại dịch này.  Ngoài ra, họ bị giãm tuổi thọ đến 10 năm.  Rút kinh nghiệm này, Mỹ và Canada đã quyết định trị liệu những người đàn bà có thai bằng Tamiflu mà không do dự và họ đã làm riêng một thứ thuốc chủng (unadjuvanted flu vaccine) dựa theo phương pháp an toàn nhất cho những người mang thai được chủng ngừa sớm.  Cho đến khi con người tìm ra biện pháp ngăn chận một cách vỉnh cửu về bệnh cúm như bệnh sốt tê liệt.  Tôi không biết là các nhà kinh tế học có tìm hiểu thêm về bệnh cúm về những điểm này để tính toán cho chính xác hơn và cố vấn các giới chức có thẩm quyền chính xác hơn nhằm giúp những quốc gia chậm tiến có những chuẩn bị đối phó tốt đẹp hơn.  Có thể trận đại dịch A/H1N1 này không ảnh hưởng nhiều về kinh tế nhưng trận đại dịch sắp đến của siêu vi cúm A/H5N1 sẽ là một vấn nạn cho nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Cơ chế và nguyên do của đại dịch cúm xảy ra:

            Trước hết chúng ta tìm hiểu tại sao dịch cúm và đại dịch cúm lại xảy ra?  Một trong những nét đặc biệt độc đáo của siêu vi cúm là sự thay đổi thường xuyên của nhân di truyền kháng nguyên của chúng (xin đọc phần đọc thêm để hiểu rỏ hơn điểm này).  Chúng ta gọi chung là sự biến đổi kháng nguyên (antigenic variation).  Sự thay đổi cơ cấu kháng nguyên đưa đến sự nhiễm siêu vi trong dân chúng với những biến thể mà dân chúng có ít hoặc không có sự đề kháng.  Hiện tượng biến thể này giúp chúng ta cắt nghĩa tại sao chúng ta không thể nào chận đứng bệnh cúm như những bệnh nhiễm trùng khác.  Sự biến đổi kháng nguyên liên quan đến 2 glycoproteins ở bên ngoài, HA và NA.  Tôi thường gọi chúng là gai HA và gai NA. 

 

Biến đổi nhỏ hay còn gọi là biến đổi trôi dạt (antigenic drift).               Đúng với tên gọi, mỗi lần siêu vi xâm nhập vào cơ thể con người hay động vật gây nhiễm trùng và sau đó chúng “mượn đở” những nhân di truyền hay chất đạm của ký chủ để trở thành một siêu vi cúm hơi khác hơn trước khi chúng xâm nhập ký chủ.  Tôi gọi siêu vi cúm A là những nhà ảo thuật gia.  Biến đổi trôi dạt được nghiên cứu rất sâu sắc hiện nay.  Người ta biết rằng biến đổi này là sự tích lủy dần những amino acids trên 5 địa điểm chính của kháng nguyên trên gai HA mà người ta biết được hiện nay.  Những biến đổi rất khó theo dỏi và chỉ những biến đổi đáng kể khi có 2 hay nhiều hơn những địa điểm chính của kháng nguyên có thay đổi  Không phải tất cả những biến đổi kháng nguyên này được tồn tại.   Chỉ những thể nào gặp những ký chủ chưa nhận diện được chúng sẽ bị nhiễm trùng và gây bệnh sẽ tồn tại.  Chính những biến thể này gây ra những trận dịch (epidemic) có tính cách địa phương hay trong một quốc gia.  Người ta có thể sản xuất kháng nguyên biến đổi từ trong những tế bào được cấy trong sự hiện diện giới hạn của kháng thể.  Và biến thể kháng nguyên được sản xuất từ trong tế bào có chuổi amino acids (amino acid sequences) đơn độc trong gai HA tương tự như những biến thể trôi dạt (biến thể nhỏ).

            Tuy người ta không nghiên cứu sâu sắc hiện tượng này ở gai NA, kháng nguyên trôi dạt (antigenic drift) cũng xảy ra ở gai NA.  Những amino acids cũng được thay thế trong những yếu tố di truyền quyết định kháng nguyên (epitopes) của gai này.  Một hiện tượng tương đương với kháng nguyên trôi dạt cũng đã được mô tả cho vài yếu tố di truyền quyết định kháng nguyên (epitopes) được nhận ra bởi những tế bào miễn nhiễm cãm ứng (cellular immune effectors).  Do giá phải trả cho sự thích nghi với môi trường của siêu vi cúm, và nhiều loại khác nhau của HLA (the diversity of human leukocyte antigen types) trong dân chúng, người ta suy đoán rằng có sự giới hạn của những biến đổi của gai NA.  

            Khi sự thay đổi di truyền của những yếu tố di truyền quyết định kháng nguyên ở gai HA lên đến 30% hay nhiều hơn của toàn thể kháng nguyên trên nhiều địa điểm của 5 địa điểm đã đề cập, chúng ta có một sự luân phiên kháng nguyên (antigenic shift).  Hay nói một cách khác là chúng ta có một loại phụ siêu vi cúm khác xuất hiện và đa số dân chúng, nhất là những người dưới 20-30 tuổi chưa có những miễn dịch về siêu vi cúm này.  Đây là lúc một siêu vi cúm A loại phụ mới (novel influenza virus subtype); và nó cũng báo hiệu một trận đại dịch sắp xảy ra.  Thời gian cần cho sự thay đổi này khoảng từ 10 đến 30 năm.  Như vậy những siêu vi cúm mang danh số H1 có yếu tố di truyền quyết định kháng nguyên giống nhau trên 70% ở những gai HAs.  Có nghĩa gai HA của siêu vi cúm A/H1N1 (2009) giống gai HA của siêu vi cúm A/H1N1 (1918) trên 70% yếu tố di truyền quyết định kháng nguyên (epitopes).

 


Hình 5
: Sơ đồ những đại dịch cúm và dịch cúm xảy ra liên quan đến mức độ miễn nhiễm của dân chúng.  A/HxNx và A/HyNy đại diện cho những siêu vi cúm với hemagglutinins và neuraminidases hoàn toàn khác nhau.

 

            Hiện nay, người ta đã và đang nghiên cứu sâu sắc về nguồn gốc của siêu vi cúm mới thuộc những dòng siêu vi đại dịch.  Lời cắt nghĩa đang được chấp nhận rộng rải hiện nay có 3 phần:

1.      Siêu vi cúm có bộ di truyền từng khúc (segmented genome) nên luôn thay đổi dể dàng

2.      Chỉ có siêu vi cúm A mới gây ra đại dịch

3.      Loài cầm điểu là ký chủ chính mang nguồn dự trử lớn các di truyền của các loại phụ siêu vi cúm A trong thiên nhiên.

 


Hình 6
: Những đại dịch cúm vừa qua.  Thời gian những loại phụ của siêu vi cúm A ở trong những khung.  Bởi vì những dịch cúm trước năm 1918 chỉ được biết qua những thử nghiệm trong những khung màu nâu lợt.  Hàng bên dưới là năm sinh và tuổi tính cho đến năm 2009 của những người sống trong những dịch cúm của những loại phụ siêu vi cúm A trước.  Ví dụ, những người hiện đang sống tuổi từ 52 đến 91 tuổi có lẻ đã nhiễm siêu vi cúm A đầu tiên là siêu vi cúm H1N1.  Những người 41 tuổi hay trẻ hơn chưa bao giờ nhiễm siêu vi cúm H2N2.  Đại dịch gây bởi siêu vi cúm mới A/H1N1 bắt đầu năm 2009

 

            Kiểu mẫu của sự thay thế những loại phụ HA và NA trong suốt hầu hết thế kỷ mới đây của những đại dịch được cho thấy trong Hình 6 và được căn cứ trên cả hai trên siêu vi được cô lập và những nghiên cứu về huyết thanh của những người sống qua những trận đại dịch trước đây.  Những nghiên cứu như vậy cho thấy rằng đại dịch 1889 được đi đôi với những siêu vi của loại phụ H3.  Những nghiên cứu về siêu vi và polymerase chain reaction (PCR) đã cho thấy rằng đại dịch cúm Tây Ban Nha của 1918 gây bởi một siêu vi H1N1(lưu hành từ 1918 đến 1957), đến lượt nó đã bị hất cẳng trong đại dịch Á Châu của năm 1957 bởi những siêu vi H2N2.  Trong năm 1968, đại dịch Hồng Kông gây bởi những siêu vi cúm loại phụ H3N2.  Trong năm 1977, những siêu vi của loại phụ H1N1 được tái xuất hiện qua một cơ chế không rỏ.  Những siêu vi cúm này có di truyền giống y hệt như những siêu vi cúm H1N1 đã lưu hành trong những năm 1950.  Từ 1977, những siêu vi cúm A của cả H1N1 và H3N2 cùng lưu hành.   

 

Những siêu vi cúm cầm điểu đã tấn công gia cầm và loài người mới đây:

            Nhiều siêu vi cúm có ở những loài khác nhau như người, heo, ngựa, những loài có vú dưới biển, và cầm điểu.  Thật ra, chỉ có cầm điểu là ký chủ cho tất cả siêu vi cúm A với 16 loại HA khác nhau và 9 loại NA khác nhau.  Nên cúm gia cầm còn gọi là cúm cầm điểu.  Cầm điểu là nguồn gốc cho những đại dịch đi đôi với HA khác nhau ở loài người.  Bởi thế, có những quan tâm sâu sắc với những trường hợp rời rạc của siêu vi cúm cầm điểu càng lúc càng gia tăng trong 10 năm qua.  Những siêu vi cúm này là H7, H9, và đặc biệt là H5.

            Siêu vi cúm cầm điểu H7N7 được phát hiện đầu tiên ở một con chó biển (seal) và người săn sóc nó với viêm phổi và viêm kết mạc.  Vào năm 2003, sự bùng phát dịch cúm H7N7 ở gia cầm tại Hòa Lan.  Năm 2004, người ta phát hiện dịch cúm cầm điểu H7N3 trong những nông trại tại thung lũng Fraser của British Columbia, Canada, và dịch này được ngăn chận trong vòng 2-3 tháng sau đó.  Những triệu chứng chính của siêu vi cúm H7 là viêm kết mạc (conjunctivitis) không có tính dử cao. 

            Nhiễm siêu vi H9N2 ở loài người đã được mô tả ở 2 đứa trẻ với bệnh giống như cúm nhẹ ở Hồng Kông trong năm 1999.  H9N2 cũng đã được cô lập trong những môi trường cấy của những chất lấy từ mủi và cổ họng từ một đứa trẻ khác với bệnh lâm sàng trong 2003 ở Hồng Kông.  Những nhiễm trùng này xuất hiện đã nhiễm từ tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm và đã đưa đến kết quả bệnh nhẹ giống cúm với sự phục hồi hoàn toàn.

Siêu vi cúm cầm điểu H5N1:

            Những trường hợp người với bệnh cúm nặng từ nhiễm với siêu vi cúm cầm điểu H5N1 đã được tường trình từ năm 1997 và tiếp tục đưa ra những quan tâm về tiềm tàng của một đại dịch mới ở người.  Những siêu vi nguy hiểm cao độ sống vững chắc trong thủy cầm điểu thiên di qua toàn Á Châu và đã trải qua nhiều biến hóa đáng kể, với sự phát triển của ít nhất 10 nhóm (clades) kháng nguyên riêng biệt và nhiều nhóm phụ, như đã được đề cập trong sự phát sinh loài của những chuổi nhân di truyền HA.  Những nhiễm siêu vi ở người đầu tiên liên quan đến những siêu vi được xếp vào nhóm 3 (clade 3) sau đó.  Đợt nhiễm siêu vi thứ 2 đã được ghi nhận trong năm 2004 từ siêu vi nhóm 1 (clade 1), và trong những năm gần đây, nhiễm siêu vi ở người chính đã là từ siêu vi nhóm 2 (clade 2).

            Những mô tả của triệu chứng và dấu chứng của nhiễm H5N1 là hầu hết các bệnh nhân được nhập viện.  Hầu hết những bệnh nhân có những triệu chứng không đặt biệt của sốt, ho, và khó thở.  Trong nhiều bệnh nhân, một sự tiến triển của những triệu chứng dẩn đến suy hô hấp cần hô hấp bằng máy và những phương cách giúp đở khác.  Những triệu chứng không điển hình như buồn nôn, ói mửa, bệnh ở nảo, và chảy máu lợi răng và mủi đã được tường trình.  Tiêu chảy nước có thể hiện diện trước khi khởi đầu của những triệu chứng đường hô hấp.  Hầu hết bệnh nhân có những kết quả bất thường của hình quang tuyến ở phổi với sự thâm nhiễm khuếch tán (diffuse infiltration) và thâm nhiễm nhiều chổ tập trung (multifocal infiltration) hay thâm nhiễm mảng (patchy infiltration), nhưng những tràn dịch màng phổi (pleural effusion) là hiếm.

            Những bất thường thí nghiệm bao gồm giãm tế bào bạch huyết đơn nhân (lymphopenia) và bạch cầu (leukopenia), giãm tiểu huyết cầu (thrombocytopenia) từ nhẹ đến vừa phải, và gia tăng những nồng độ men gan (transaminases).  Những bất thường này là những dấu hiệu dự hậu xấu.  Hầu hết những bệnh nhân có dương tính cấy vi khuẩn trong đàm và máu.  Những thay đổi bệnh lý bao gồm những hư hại phế nang khuếch tán (diffuse alveolar damage) trong phổi, sự phản ứng bắt lấy và hủy hoại hồng cầu bởi thực bào (reactive hemophagocytosis) trong tủy xương, và giãm mô bạch huyết (lymphoid depletion) với sự tăng tế bào bạch huyết (lymphocytosis) một cách bất thường trong lá lách và những mô bạch huyết.  Sự hoại tử thùy gan ở trung tâm (centrilobular hepatic necrosis) và sự hoại tử cấp tính ở ống dẩn nước tiểu của quản cầu thận (acute tubular necrosis) đã được tường trình.

            Những bệnh nhân với triệu chứng nhiễm H5N1 tuổi từ 3 tháng đến 75 tuổi, với tuổi trung bình 20 tuổi.  Một nửa các trường hợp xảy ra ở những người nhỏ hơn 20 tuổi, và 90% những trường hợp ở những người ít hơn 40 tuổi.  Trung bình sự kéo dài bệnh từ khởi bệnh đến nhập viện đã là 4 ngày (khoảng từ 0 đến 18 ngày).  Tỉ lệ của những trường hợp tử vong cao nhất ở những người từ 10 đến 19 tuổi, thấp nhất ở những người 50 tuổi hay già hơn, và ở trẻ con tuổi nhỏ hơn 10 tuổi, với tỉ lệ tử vong tổng quát là 58%.

            Hầu hết các trường hợp có tiếp xúc gần gủi với gia cầm bệnh 1 tuần trước khi khởi bệnh.  Những hoạt động như nhổ lông và làm thịt nấu nướng cầm điểu bệnh, chơi với cầm điểu (đặc biệt những con vịt không có triệu chứng), và giữ những gà chọi là những yếu tố rủi ro cho nhiễm siêu vi cúm.  Những kiểu mẩu khác của sự nhiễm siêu vi bao gồm ăn những gia cầm chưa nấu chín hay ăn tiết canh.  Sự truyền nhiễm đến loài mèo từ cho cọp và beo ăn gà chưa nấu hay uống nước không sạch từ những nguồn nước thiên nhiên là không đáng kể.

            Những nhiễm siêu vi không triệu chứng hình như hiếm, và sự lan truyền từ người sang người đáng kể không được tường trình.  Những nhóm 15 gia đình với nhiễm siêu vi liên quan đến 2 hay nhiều người trong gia đình đã được ghi nhận.  Nhóm lớn nhất đã tìm thấy cho đến nay là ở Kubu Sembelang ở bắc Sumatra ở Indonesia trong tháng 5, 2006 nơi 7 trường hợp đã được xác nhận xảy ra trong những bà con của một phụ nử 37 tuổi chết vì bệnh đường hô hấp cấp tính và đã được chôn  trước khi thiết lập một chẩn đoán.  Những so sánh liên tiếp của những siêu vi từ những trường hợp ở người và những trường hợp cúm cầm điểu (gia cầm) cùng xảy ra đã thiết lập rằng ít nhất là vài trường hợp trong cụm bệnh đại diện cho thể lây truyền từ người sang người.  Hơn nửa, một trường hợp được ghi nhận đầy đủ sự lan truyền của siêu vi từ một trẻ con bệnh ở Thái Lan truyền đến mẹ của nó và một tường trình cho là sự lan truyền đến một nhân viên y tế  đã được phát hiện.

            May mắn, những siêu vi cúm A cầm điểu hình như tương đối giới hạn trong khả năng của chúng tái tạo trong con người.  Những cơ chế chính xác trong cách những siêu vi cúm A cầm điểu chọn ký chủ không hoàn toàn được rỏ, nhưng nhiều yếu tố có lẻ giữ vai trò này. 

1.      Yếu tố tiến hóa khác nhau của những nhân di truyền trong những siêu vi cúm này ở những ký chủ cầm điểu, có lẻ do những tác động qua lại ít hiệu quả hơn giữa những phần không rỏ của siêu vi và những phần thuộc tế bào ký chủ. 

2.      Sự tái sắp xếp giữa siêu vi cúm cầm điểu với cúm ở người làm yếu đi tương đối khi chúng trở thành cúm ở người.  Điều này ủng hộ vai trò của những nhân di truyền của siêu vi cúm mà không phải là nhân di truyền của HA trong một giới hạn nào đó.

3.      Hơn nửa, những gai HAs của siêu vi cúm ở gia cầm và loài có vú trình bày một bộ phận cãm nhận của ký chủ có tính đặc biệt khác nhau, với siêu vi cúm gia cầm chọn những bộ cãm nhận có chứa những loại cầu nối sialic acid—galactose của α2→3 và những siêu vi cúm của loài có vú có khuynh hướng chọn những cầu nối α2→6.

 

            Phân tích chuổi di truyền một cách rộng rải đã cho thấy ít nhất 2 cơ chế mà những siêu vi cúm gia cầm có thể đi vòng qua những giới hạn này để lan truyền giữa các loài khác nhau.  Những nghiên cứu này đã cho thấy những chuổi di truyền giống nhau giữa những khúc nhân di truyền HA, NA, và PB1 của siêu vi cúm đại dịch H2N2 và siêu vi cúm cầm điểu A/H2N2.  Tương tự cho những khúc nhân di truyền H3 và PB1 của siêu vi cúm đại dịch H3N2 cũng giống với siêu vi cúm cầm điểu A/H3N2.  Điều này cho thấy rằng trong vài trường hợp, những siêu vi cúm đại dịch mới xuất phát bởi sự tái sắp xếp giữa những siêu vi cúm gia cầm (mà chúng cung cấp những gai HA và gai NA trên bề mặt) và những siêu vi cúm ở người (cung cấp những nhân di truyền cho phép sự tái tạo/replication một cách hiệu quả ở loài người).  Sự tái sắp xếp được giúp đở bởi sự hiện diện những loài thứ 3 chứa cả 2 loại bộ phận cãm nhận (như ở loài heo).  Tuy nhiên, không phải loại tái sắp xếp nào cũng có thể tồn tại được nên chúng bị giới hạn .  Đặc biệt, nó đã được cho rằng những gai HA của những siêu vi cúm A ở người mới đây là không phù hợp với những nhân di truyền của HA gốc của những siêu vi cúm cầm điểu hiện nay.  Và hiện tượng này có thể giới hạn xác xuất những siêu vi cúm đại dịch xuất hiện bởi sự tái sắp xếp.

            Cơ chế thứ 2 liên quan sự thích ứng của những siêu vi cúm cầm điểu đối với ký chủ người, do sự tiến hóa trong loài heo; điều này được yễm trợ bởi sự phân tích chuổi di truyền cho thấy đại dịch 1918 (siêu vi cúm ở người A/H1N1 1918 có di truyền rất giống siêu vi cúm heo A/H1N1 1918) có lẻ đã là thành quả của sự lan truyền một cách trực tiếp đến người của một siêu vi cúm A cầm điểu hay lan truyền từ heo đến người.

Cúm Heo A/H1N1 (2009):

            Chúng ta nên tìm hiểu về siêu vi cúm từ heo A/H1N1 (SOIV) còn có tên A/California/04/2009 (H1N1).  Lý do tôi đề cập đến loại siêu vi cúm này trước vì chúng có thể tái sắp xếp với siêu vi cúm A/H5N1 tại các nơi trên thế giới và tạo ra một đại nạn cho toàn thế giới.  Cúm heo A/California/04/2009 (H1N1) gây đại dịch cho toàn thế giới khởi phát từ Mexico nhưng được cấy và giải mã những đặc tính di truyền của nó đầu tiên từ một đứa trẻ 10 tuổi tại California, Mỹ vào 1/4/2009 nên có tên như trên.  Những siêu vi cúm heo đã tái sắp xếp 3 lần với những siêu vi cúm ở người, và chúng đã lưu hành ở loài heo vào thập niên 1990s.  Siêu vi cúm này thỉnh thoảng nhiểm vào người khi họ tiếp xúc gần gủi với loài heo.  Siêu vi cúm heo này lưu hành tại Bắc Mỹ trước đây tái sắp xếp với một siêu vi cúm heo Âu-Á được phát hiện vào tháng 3 năm 2009, và chúng tấn công mạnh tại Mexico vào tháng 4 năm 2009.  Đến ngày 11 tháng 6 năm 2009, Tổ Chức Y tế Quốc Tế (WHO) đã tuyên bố đại dịch.   Vào ngày 15 tháng 6 năm 2009, có 35.600 trường hợp cúm heo H1N1 được xác định ở phòng thí nghiệm của 76 quốc gia trên thế giới.  Số người nhập viện khoảng 2%-5% những trường hợp được xác định ở Mỹ, Canada, và Mexico.  108 trường hợp tử vong trong 6241 trường hợp được xác định bởi phòng thí nghiệm.  60% trường hợp bị bệnh là những người 18 tuổi hay trẻ hơn.  Tỉ lệ tấn công này cũng giống như những cúm theo mùa hàng năm.  Một vận tốc tấn công nhanh chưa từng thấy trong lịch sử đại dịch cúm mà chúng ta biết được từ xưa đến nay.  Phân tích chuổi di truyền cũng cho rằng 6 khúc di truyền (PB2, PB1, PA, HA, NP, và NS1) của những siêu vi H1N1 có thể đến từ những siêu vi cúm heo H1N2 lưu hành ở Mỹ từ 1999 đến 2001 và 2 khúc nhân di truyền (NA và M1) có lẻ bắt nguồn từ những cúm heo H1N1 lưu hành ở Âu Châu từ năm 1985-1998.  Siêu vi cúm H1N2 là kết qủa của sự tái sắp xếp giữa siêu vi cúm heo A/H1N1(1976) với cúm ở người A/H3N2 gây đại dịch cúm Hồng Kông năm 1968.   Những câu hỏi quan trọng là khi nào,nơi nào, bằng cách nào những siêu vi cúm heo lưu hành ở Mỹ cách đây 8 năm được phối hợp với những siêu vi cúm heo lưu hành ở Âu Châu cách đây 11 năm và đã đột biến để biến thành những siêu vi H1N1 tái sắp xếp hiện nay?  Những biến cố này đã thành lập rằng đại dịch cúm trong tương lai có thể có tiềm năng đến từ những siêu vi tái sắp xếp bắt nguồn từ cầm điểu, động vật, hay người trong những vùng khác nhau trên thế giới.  Cả hai cúm A/H1N1 (1918) và cúm heo A/H1N1 (1918) đều bắt nguồn từ cúm cầm điểu A/H1N1 (avian influenza A/H1N1).  Theo bảng phân tích và sơ đồ tiến hoá dưới đây, tiến hóa của siêu vi cúm cầm điểu A/H1N1 qua 2 đường khác nhau.  Đường tiến hóa thứ nhất qua ngã siêu vi cúm đại dịch A/H1N1 (1918) đã đóng góp phần di truyền cho gai HA của siêu vi cúm đại dịch A/H1N1 (2009).  Đường tiến hóa thứ hai qua ngã cúm heo Âu-Á Châu A/H1N1 cũng đã đóng góp gai NA cho siêu vi cúm đại dịch A/H1N1 (2009).  Như vậy siêu vi cúm heo A/H1N1 (2009) có liên hệ di truyền gần với những siêu vi cúm A/H1N1 (1918) gây đại dịch.  Sở dỉ siêu vi cúm từ heo A/H1N1 (2009) ít giết chết nạn nhân của chúng hơn siêu vi cúm A/H1N1 (1918) một phần do nhân di truyền tính dử PB1-F2 thể hiện chất đạm PB1-F2 toàn diện chiều dài (87-90 amino acids) ở siêu vi cúm A/H1N1 (1918) và ở tất cả siêu vi cúm cầm điểu nhưng nó thể hiện ở cùng chất đạm này trên siêu vi cúm A/H1N1 (2009) bị đứt khúc ngắn hơn (11 aminoacids).  Người ta cũng tìm thấy sự đứt đoạn ngắn đi ở chất đạm này ở siêu vi cúm A/H1N1 (1957), 58 amino acids, một hậu duệ trực tiếp của siêu vi cúm A/H1N1 1918. 

 

PB2

PB1

PA

HA

NP

NA

M1

NS1

A/California/07/2009 (H1N1)

100

99

100

99

99

100

100

100

A/California/06/2009 (H1N1)

99

99

99

99

99

99

100

99

A/Mexico/InDRE4487/2009(H1N1)

99

99

99

99

100

99

100

100

A/Canada-ON/RV1527/2009(H1N1)

99

99

99

99

99

99

99

99

A/New York/18/2009 (H1N1)

99

99

99

99

99

99

99

99

A/Texas/04/2009 (H1N1)

99

99

99

99

100

99

99

99

A/Swine/Indiana/P12439/00 (H1N2)

96

96

96

95

97

..

88

95

A/Swine/North Carolina/93523/01 (H1N2)

96

96

96

94

96

..

87

96

A/Swine/Illinois/100085A/01 (H1N2)

96

96

96

95

96

..

87

95

A/Swine/Illinois/100084/01 (H1N2)

96

96

96

95

96

..

87

96

A/Swine/Indiana/9K035/99 (H1N2)

96

96

95

95

96

..

88

96

A/Swine/Minnesota/55551/00 (H1N2)

96

96

96

91

96

..

87

96

A/Swine/Ohio/891/01 (H1N2)

96

96

95

95

97

..

87

96

A/Swine/North Carolina/98225/01 (H1N2)

96

96

96

91

95

..

87

96

A/Swine/Minnesota/593/99 (H3N2)

96

96

96

..

96

..

88

96

A/Swine/Iowa/569/99 (H3N2)

96

96

96

..

97

..

88

95

A/Swine/Iowa/533/99 (H3N2)

96

96

96

..

97

..

88

96

A/Swine/Nebraska/209/98 (H3N2)

96

96

96

..

95

..

88

96

A/Swine/Korea/CY05/2007 (H3N2)

96

96

96

..

97

..

88

91

A/Swine/Spain/WVL6/1991 (H1N1)

..

..

..

..

..

94

96

..

A/Swine/England/WVL10/1993 (H1N1)

..

..

..

..

..

94

97

..

A/Swine/England/WVL16/1998 (H1N1)

..

..

..

..

..

93

96

..

A/Swine/Germany/Vi5698/95 (H1N1)

..

..

..

..

..

94

96

..

A/Swine/Belgium/1/1998 (H1N1)

..

..

..

..

..

93

96

..

A/Swine/France/WVL4/1985 (H1N1)

..

..

..

..

..

93

95

..

A/Turkey/France/87075/87 (H1N1)

..

..

..

..

..

92

94

..

 
Figure 7: Nguồn gốc của siêu vi cúm heo A/H1N1 (2009)

Trong những cố gắng trên thế giới, các nhà khoa học đã làm một thử nghiệm trên những con chồn sương (ferrets) và chuột nhắc (mice).  Chồn sương và chuột nhắc là những loài động vật có vú (mammalians) có độ nhạy cãm với siêu vi cúm cao nhất trong các động vật và loài người.  Các nhà nghiên cứu tạo ra thuốc chủng VLP 1918 (Virus-Like Particle 1918) từ phương pháp đảo ngược di truyền (reverse genetic system) để đọc di truyền của siêu vi cúm A/H1N1 1918.  Sau đó, họ tái tạo những nhân di truyền của phân tử HA (hemagglutinin), NA (neuraminidase), và M (matrix) của siêu vi cúm A/H1N1 1918 vào baculo virus (một siêu vi không gây bệnh ở loài người).  Dùng con baculovirus tạo ra những chất đạm giúp cho cơ thể các loài động vật tạo ra kháng thể chống lại siêu vi A/H1N1 1918 mà không mắc bệnh. 

            Bình thường một siêu vi cúm khi xâm nhập vào đường hô hấp, chúng dùng gai HA bám vào phân tử sialic acid trên màng tế bào biểu mô và cắt lổ hổng để đưa một mảnh di truyền (viral plasmid) của siêu vi cúm vào bên trong tế bào ký chủ.  Mảnh di truyền này có mang theo những phân hóa tố trùng hợp PA, PB1, PB2, NS1 và NS2.  Những phân hóa tố này có endonuclease cắt nút chận của mRNA của ký chủ và tổng hợp lại một mRNA của siêu vi cúm.  Từ mảnh mRNA của siêu vi cúm này tạo ra những siêu vi cúm mới.  Gai NA sẽ cắt màng tế bào ký chủ để những siêu vi cúm mới được tái tạo (replication)  thoát ra ngoài và tấn công những tế bào biểu mô kế cận.  Nếu thuốc chủng không có những phân hóa tố trùng hợp này chúng không thể gây bệnh.  Đây là chổ khác nhau của thuốc chủng VLP và siêu vi cúm thật sự. 

            Ngoài ra thuốc chủng với siêu vi bất động (inactivated flu vaccine) được chích vào bắp thịt ở chổ cơ thể tạo ra kháng thể chống lại gai HA thôi.  Đại đa số những kháng thể tạo ra từ thuốc chủng với siêu vi bất động là IgM, và một số ít IgG và IgA.  IgA rất hửu dụng trong việc phòng ngừa bệnh vì chúng tiết ra ở những màng nhầy (mucosa) hay đi từ trong máu vào màng nhầy và trung hòa siêu vi cúm tại màng nhầy mủi.  Thuốc chủng VLP 1918 là một loại thuốc chủng cúm với siêu vi cúm còn sống nhưng được làm yếu đi (live attenuated flu vaccine) cho vào mủi.  Có nghĩa là người là tái tổng hợp một siêu vi cúm A/H1N1 (1918) với kháng nguyên từ gai HA, NA, M1, và M2 nhưng không có nhân di truyền tạo ra phân hóa tố trùng hợp PB1, PB2, PA, NS1, và NS2.  Thuốc chủng này tạo ra kháng thể IgA ở màng nhầy mủi nhiều và có hiệu quả lâu hơn là thuốc chủng với siêu vi bất động chích vào bắp thịt.

            Người ta chia những con chồn sương và chuột nhắc ra làm 3 nhóm bằng nhau:

·         Một nhóm được chủng ngừa với VLP 1918 qua mủi.

·         Một nhóm được chích ngừa thuốc chủng với siêu vi bất động chống lại siêu vi A/H1N1 1918.

·         Và một nhóm khác không được chủng ngừa bằng bất cứ thuốc chủng nào cả.

            Sau 2 tuần lể, người ta nhỏ những dung dịch chứa siêu vi cúm A/H1N1 1918 vào 50% những con chồn sương và chuột nhắc đã được chủng ngừa bằng 2 loại thuốc chủng trên.  Không một con vật thí nghiệm nào bị chết cả.  Số chồn sương và chuột nhắc còn lại và những động vật chưa được chủng ngừa cho tiếp xúc với A/Viet Nam/1203/2004 H5N1: 

·         Tất cả những chuột nhắc và chồn sương chưa được chủng ngừa chết rất nhanh.

·         Những chuột nhắc và chồn sương được chủng ngừa với chích thuốc chủng siêu vi cúm bất động bị bệnh nhẹ hơn và 50% số động vật chết trể hơn nhóm đầu.

·         Những con chuột nhắc và chồn sương được chủng với VLP 1918 không con nào có dấu hiệu mắc bệnh hay chết.

            Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chủng ngừa VLP 1918 có tác dụng gần giống như mắc bệnh cúm A/H1N1 1918 tự nhiên có những kháng thể có những phản ứng chéo (cross reactive antibodies) chống lại được siêu vi khác loài phụ (different subtypes), A/H5N1.  Người ta cũng nhận ra được rằng những kháng thể chống lại gai NA và đạm M cũng giúp phần vào việc tạo ra sự bảo vệ bệnh cúm.  Điều này làm chúng ta tự hỏi:

      Còn những kháng thể tạo ra từ những siêu vi cúm A/H1N1 khác và nhất là siêu vi cúm heo A/H1N1 (2009) gây đại dịch hiện nay có những phản ứng chéo với siêu vi cúm gia cầm A/H5N1 như thí nghiệm vừa đề cập ở trên hay không?

          Câu trả lời này nằm ở trong sự giống nhau của những yếu tố di truyền quyết định kháng nguyên (epitops) của những siêu vi cúm A/H1N1.  Không nhất thiết tên gọi giống nhau như vậy sẽ có những yếu tố di truyền quyết định kháng nguyên giống nhau 100%.   Như đã truy tìm nguồn gốc của siêu vi cúm heo A/H1N1 (2009), chúng ta đi tìm nguồn gốc của các siêu vi cúm A/H1N1 này có liên hệ di truyền gần với siêu vi cúm A/H1N1 gây đại dịch năm 1918.  Người ta đã thử nghiệm phản ứng trung hòa (microneutrolization) với siêu vi cúm heo A/H1N1 (2009) ở những người 60 tuổi hay già hơn cho thấy 1/3 những người này có phản ứng chéo cao độ với nồng độ ≥160.  Vì vậy một nghi vấn được đặt ra: siêu vi cúm A/H1N1 nào có cùng nguồn gốc với siêu vi cúm A/H1N1 1918 và có những phản ứng chéo cao độ thì có lẻ siêu vi cúm đó sẽ có thể tạo ra kháng thể chéo chống lại siêu vi cúm gia cầm A/H5N1?

          Kháng thể có phản ứng chéo là lý do tại sao khi có sự xuất hiện của một loại phụ siêu vi cúm A mới, chúng tấn công và gây tử vong ở những người trẻ nhiều hơn.  Bằng chứng này đã được chứng minh qua nhiều trận đại dịch được ghi chép rỏ trong 400 năm qua.

          Hơn nửa, người ta nhận thấy sự giống nhau ở những yếu tố quyết định di truyền kháng nguyên (epitopes) của gai HA giữa H5 của A/H5N1 và H1 của A/H1N1 (1918) là 58% trong những thí nghiệm.  Sự thay đổi giữa các yếu tố quyết định di truyền của kháng nguyên (epitopes) ở gai NA ít có thay đổi nhiều như đã đề cập trước đây trong những biến đổi trôi dạt (antigenic drift) và biến đổi luân lưu (antigenic shift).  Trong những thí nghiệm trong những năm vừa qua, người ta nhận thấy những yếu tố quyết định di truyền của kháng nguyên (epitopes) trên gai N1 của những siêu vi cúm thuộc chủng loại phụ khác nhau (H5N1, H1N1…) được bảo tồn đến hơn 85%.  Điều này cũng giúp cho ta đưa đến nhận xét rằng nếu đã bị nhiễm siêu vi cúm H1N1 thì bệnh nhân sẽ có bệnh nhẹ hơn khi tiếp xúc với siêu vi cúm H5N1.  Vì siêu vi cúm bám vào được màng tế bào chủ và cắt màng tế bào chủ này phải nhờ vào gai HA và sau khi tổng hợp được siêu vi cúm mới phải nhờ vào gai NA mở màng tế bào ký chủ ra cho những siêu vi cúm mới thoát ra ngoài để tiếp tục chu kỳ tiêm nhiễm mới.  Nếu điều này bị hạn chế thì bệnh sẽ nhẹ hơn.

 


Hình 7: Những nồng độ kháng thể trung hòa chống lại siêu vi cúm đại dịch 2009 H1N1 trong những huyết thanh của người cho huyết thanh, Theo thập niên mà họ được sinh ra đời (1880-2000).  Những người sinh trong thập niên 1920s có tỉ lệ kháng thể có phản ứng chéo với siêu vi cúm A/H1N1 (2009) cao nhất cũng là lúc siêu vi cúm đại dịch A/H1N1 (1918) đang hoành hành lúc họ vừa sinh ra và họ có lẻ đã mắc phải bệnh của cúm đại dịch này gây ra.  Điều này cho thấy sự giống nhau cao độ của những yếu tố di truyền quyết định kháng nguyên (epitopes) giữa hai siêu vi cúm A/H1N1 (1918) và A/H1N1 (2009).

 

            Nghi vấn được đặt ra là đại dịch cúm heo /H1N1 (2009) có cứu được nhân loại khi siêu vi cúm gia cầm A/H5N1 có khả năng lan truyền như siêu vi cúm gây đại dịch hiện nay.  Tôi thấy có những điểm nghiên cứu trước đây nổi bật, gợi lên suy nghỉ này.  Để trả lời một cách chính xác trên thực tế, chúng ta cần làm một thử nghiệm tương tự giữa siêu vi cúm A/H1N1 (2009) và A/H5N1 như thử nghiệm với A/H1N1 (1918) và A/Viet Nam/1203/2004 (H5N1) đã được đề cập trên đây.  Nếu thử nghiệm như vậy khẳng định là có thì đại dịch này sẽ là đại chũng ngừa cho đại dịch sắp tới do siêu vi cúm A/H5N1!

 

chÚc m¯ng næm m§i

Viết xong ngày 29 tháng 1, năm 2010.

Bác sĩ Nguyễn Vĩ Liệt

 

References:

1.      Influenza Viruses Including Avian Influenza and Swine Influenza

JOHN J. TREANOR

Mandell: Mandell, Douglas, and Bennett's Principles and Practice of Infectious Diseases, 7th ed.

Copyright © 2009 Churchill Livingstone

 

2.      Inactivated influenza vaccines

Carolyn B. Bridges
Jacqueline M. Katz
Roland A. Levandowski
Nancy J. Cox

Plotkin: Vaccines, 5th ed.

Copyright © 2008 Saunders

 

3.      Influenza vaccine-live

Robert B. Belshe
Robert Walker
Jeffrey J. Stoddard
George Kemble
Husein F. Maassab
Paul M. Mendelman

Plotkin: Vaccines, 5th ed.

Copyright © 2008 Saunders

 

4.      Biological Weapons and Bioterrorism

Aileen M. Marty, MD, FACP

Guest Editor

Clin Lab Med 26 (2006) xiii–xv, Saunders

 

5.      Clinical effectiveness of oseltamivir for influenza A(H1N1) virus with H274Y neuraminidase mutation

Naoki Kawai a,*,c, Hideyuki Ikematsu a,b,**,c, Norio Iwaki a, Kunio Kondou a,

Nobuo Hirotsu a, Takashi Kawashima a, Tetsunari Maeda a, Osame Tanaka a,

Ken-ichi Doniwa a, Seizaburo Kashiwagi a

a Japan Physicians Association, Tokyo Medical Association Building 3F, 2-5 Kanda-Surugadai, Chiyoda-ku,

Tokyo 101-0062, Japan

b Department of Clinical Research, Hara-doi Hospital, Fukuoka, Japan

Accepted 1 July 2009

Available online 7 July 2009

 

6.      Containment abandoned for unstoppable pandemic

Peter Hayward

www.thelancet.com/infection Vol 9 August 2009

 

7.      Cross-Reactive Antibody Responses to the 2009 Pandemic H1N1 Influenza Virus

Kathy Hancock, Ph.D., Vic Veguilla, M.P.H., Xiuhua Lu, M.D., Weimin Zhong, Ph.D., Eboneé N. Butler, M.P.H., Hong Sun, M.D., Feng Liu, M.D., Ph.D., Libo Dong, M.D., Ph.D., Joshua R. DeVos, M.P.H., Paul M. Gargiullo, Ph.D., T. Lynnette Brammer, M.P.H., Nancy J. Cox, Ph.D., Terrence M. Tumpey, Ph.D., and Jacqueline M. Katz, Ph.D.

Published at www.nejm.org September 10, 2009 (10.1056/NEJMoa0906453)

 

8.      Different evolutionary trajectories of European avian-like and classical swine H1N1 influenza A viruses

Eleca J. Dunham1, Vivien G. Dugan1, Emilee K. Kaser1, Sarah E. Perkins2,

Ian H. Brown3, Edward C. Holmes2,4, and Jeffery K. Taubenberger1,*

1Laboratory of Infectious Diseases, National Institute of Allergy and Infectious Diseases,

National Institutes of Health, Bethesda, MD, USA

2Center for Infectious Disease Dynamics, Department of Biology, The Pennsylvania State

University, University Park, PA, USA

3Virology Department, Veterinary Laboratories Agency - Weybridge, Addlestone, Surrey, UK

4Fogarty International Center, National Institutes of Health, Bethesda, MD, USA

*Address correspondence to:

Jeffery K. Taubenberger, M.D., Ph.D.,

Laboratory of Infectious Diseases, National Institute of Allergy and Infectious Diseases

National Institutes of Health, 33 North Drive, Room 3E19A.2, MSC 3203

Bethesda, MD 20892-3203 USA

Tel. 1-301-443-5960; Fax. 1-301-480-5722

email: taubenbergerj@niaid.nih.gov

 

9.      Duration of Protection Provided by Live Attenuated Influenza Vaccine in Children

Pediatric Infectious Disease Journal

Volume 27, Issue 8 (August 2008)  

Copyright © 2008 Williams & Wilkins  

Christopher S. Ambrose, MD
Tingting Yi, PhD
Robert E. Walker, MD
Edward M. Connor, MD

 

10. Efficacy and Safety of a Live Attenuated, Cold-Adapted Influenza Vaccine, Trivalent Against Culture-Confirmed Influenza in Young Children in Asia

Pediatric Infectious Disease Journal

Volume 26, Issue 7 (July 2007)  

Copyright © 2007 Williams & Wilkins

 

John S. Tam, PhD
Maria Rosario Z. Capeding, MD
Lucy Chai See Lum, MD
Tawee Chotpitayasunondh, MD
Zaifang Jiang, MD
Li-Min Huang, MD, PhD
Bee Wah Lee, MD
Yuan Qian, MD
Rudiwilai Samakoses, MD
Somsak Lolekha, MD, PhD
K Pillai Rajamohanan, MD, PhD, MSEpid
S Noel Narayanan, MD, DCH, MRCP, FRC
P
Chellam Kirubakaran, MD
Ruth Rappaport, PhD
Ahmad Razmpour, PhD
William C. Gruber, MD

Bruce D. Forrest, MD, MBA
for the Pan-Asian CAIV-T Pediatric Efficacy Trial Network

 

11.  Epidemiology of influenza in Hanoi, Vietnam, from 2001 to 2003

The Journal of Infection

Volume 55, Issue 1 (July 2007)  

Copyright © 2007 The British Infection Society

Hang L.K. Nguyen
Reiko Saito
Ha K. Ngiem
Makoto Nishikawa
Yugo Shobugawa
Doan C. Nguyen
Long T. Hoang
Lien P. Huynh

Hiroshi Suzuki

 

12.  The Next Influenza Pandemic: Will we be Ready to Care for Our Children?

Journal of Pediatrics
Volume 147 • Number 2 • August 2005
Copyright © 2005 Mosby, Inc.
Charles R. Woods, MD, MS
Jon S. Abramson, MD

From the Department of Pediatrics, Wake Forest University School of Medicine, Winston-Salem, NC. Dr. Woods is a consultant to the Health Surveillance Unit of the Forsyth County Department of Public Health. Dr. Abramson is currently a member of the Center for Disease Control and Preventions Advisory Committee on Immunization Practices

 

13.  Human infections associated with wild birds

Sotirios Tsiodras a,g, Theodoros Kelesidis b,g, Iosif Kelesidis b,

Ulf Bauchinger c,f, Matthew E. Falagas d,e

a University of Athens Medical School, 1 Rimini Street, Xaidari, 12462 Athens, Greece

b Beth Israel Deaconess Medical Center, Harvard University Medical School, Boston, MA, USA

c University of Munich (LMU), Planegg-Martinsried, Germany

d Alfa Institute of Biomedical Sciences, Athens, Greece

e Department of Medicine, Tufts University School of Medicine, Boston, MA, USA

f Mitrani Department of Desert Ecology, Ben-Gurion University of the Negev, Ben-Gurion, Israel

Accepted 1 November 2007

Available online 21 December 2007

 

14.  Control of avian influenza A H5N1 in China

Wei Wu

Capital Medical University, Epidemiology and Health Statistics,

Beijing, China

weiwu207@ccmu.edu.cn

 

15.  Outbreak of 2009 Pandemic Influenza A (H1N1) at a New York City School

Th e new england journal o f medicine

Justin Lessler, Ph.D., Nicholas G. Reich, B.A., Derek A.T. Cummings, Ph.D., M.H.S., and the New York City Department of Health and Mental Hygiene Swine Influenza Investigation Team*

The new england journal of medicine

 

16.  H1N1 influenza vaccine: Global access for a global problem

Canadian Medical Association Journal

Noni MacDonald MD MSc

Section Editor, Public Health, CMAJ

With the Editorial-Writing Team (Paul C. Hébert MD MHSc,

Matthew B. Stanbrook MD PhD, Ken Flegel MDCM MSc,

Amir Attaran LLB DPhil and Laura Eggertson BA)

 

17.  H1N1 vaccine could staunch further financial loss

Priya Shetty

Newsdesk

www.thelancet.com/infection Vol 9 October 2009

 

18.  H5N1 vaccine hits the target, but not the bull’s eye

Suryaprakash Sambhara, Carolyn B Bridges, *Gregory A Poland

Infl uenza Division, Centers for Disease Control and Prevention,

Atlanta, GA, USA (SS, CBB) and Mayo Vaccine Research Group, the

Program in Translational Immunovirology and Biodefense, and the

Department of Internal Medicine, Mayo Clinic College of Medicine,

Rochester, MN, USA (GAP)

poland.gregory@mayo.edu

http://infection.thelancet.com Vol 7 August 2007 505

 

19.  Human infections associated with wild birds

Sotirios Tsiodras a,*,g, Theodoros Kelesidis b,g, Iosif Kelesidis b,

Ulf Bauchinger c,f, Matthew E. Falagas d,e

a University of Athens Medical School, 1 Rimini Street, Xaidari, 12462 Athens, Greece

b Beth Israel Deaconess Medical Center, Harvard University Medical School, Boston, MA, USA

c University of Munich (LMU), Planegg-Martinsried, Germany

d Alfa Institute of Biomedical Sciences, Athens, Greece

e Department of Medicine, Tufts University School of Medicine, Boston, MA, USA

f Mitrani Department of Desert Ecology, Ben-Gurion University of the Negev, Ben-Gurion, Israel

Accepted 1 November 2007

Available online 21 December 2007

Journal of Infection (2008) 56, 83e98

www.elsevierhealth.com/journals/jinf

 

20.  Immunization

WALTER A. ORENSTEIN,
LARRY K. PICKERING,
ALISON MAWLE,
ALAN R. HINMAN,
MELINDA WHARTON

Mandell: Mandell, Douglas, and Bennett's Principles and Practice of Infectious Diseases, 7th ed.

Copyright © 2009 Churchill Livingstone

 

21.  Immunologic adjuvants

Frederick R. Vogel
Stanley L. Hem

Plotkin: Vaccines, 5th ed.

Copyright © 2008 Saunders

22.  PB2 Protein of a Highly Pathogenic Avian Influenza Virus Strain A/chicken/Yamaguchi/7/2004 (H5N1) Determines Its Replication Potential in Pigs

JOURNAL OF VIROLOGY, Feb. 2009, p. 1572–1578 Vol. 83, No. 40022-538X/09/$08.000 doi:10.1128/JVI.01879-08

Copyright © 2009, American Society for Microbiology.

All Rights Reserved

Rashid Manzoor,1 Yoshihiro Sakoda,1 Naoki Nomura,1 Yoshimi Tsuda,1 Hiroichi Ozaki,2

Masatoshi Okamatsu,1 and Hiroshi Kida1,3*

Laboratory of Microbiology, Department of Disease Control, Graduate School of Veterinary Medicine, Hokkaido University, Sapporo 060-0818, Japan1; Department of Veterinary Microbiology, Faculty of Agriculture, Tottori University, Tottori 680-8553, Japan2; and Research Center for Zoonosis Control, Hokkaido University, Sapporo 001-0020, Japan3

Received 7 September 2008/Accepted 24 November 2008

 

23.  The Persistent Legacy of the 1918 Influenza Virus

David M. Morens,

M.D., Jeffery K. Taubenberger, M.D., Ph.D.,

 Anthony S. Fauci, M.D.

New England Journal of Medicine

Volume 361:225-229

Number 3

July 16, 2009

 

24. The Effects of Influenza A Virus PB1-F2 Protein on Polymerase Activity Are Strain Specific and Do Not Impact Pathogenesis

Julie L. McAuley, Kelly Zhang, and Jonathan A. McCullers*

Department of Infectious Diseases, St. Jude Children's Research Hospital, 262 Danny Thomas Place, Memphis, Tennessee 38105

Received 24 August 2009/ Accepted 5 October 2009.

 

Journal of Virology, January 2010, p. 558-564, Vol. 84, No. 1
0022-538X/10/$08.00+0
   doi:10.1128/JVI.01785-09

Copyright © 2010, American Society for Microbiology

 

25.  Structural Characterization of the 1918 Influenza Virus H1N1 Neuraminidase

Xiaojin Xu,1,3 Xueyong Zhu,1 Raymond A. Dwek,3 James Stevens,1† and Ian A. Wilson1,2*

Department of Molecular Biology, The Scripps Research Institute, 10550 North Torrey Pines Road, La Jolla, California 920371;

Skaggs Institute for Chemical Biology, The Scripps Research Institute, 10550 North Torrey Pines Road, La Jolla,

California 920372; and Oxford Glycobiology Institute, Department of Biochemistry, University of Oxford, South Parks Road, Oxford OX1 3QU, United Kingdom3

Received 8 May 2008/Accepted 5 August 2008

26/ Bacteria May Cause H1N1 Death Rate Increase

By Michael Smith, North American Correspondent, MedPage Today
Published: December 31, 2009
Reviewed by Zalman S. Agus, MD; Emeritus Professor
University of Pennsylvania School of Medicine and
Dorothy Caputo, MA, RN, BC-ADM, CDE, Nurse Planner

 

27/ Experimental Infection of Pigs with the Human 1918 Pandemic Influenza Virus

Hana M. Weingartl,1,2* Randy A. Albrecht,3 Kelly M. Lager,4 Shawn Babiuk,1,5 Peter Marszal,1 James Neufeld,1 Carissa Embury-Hyatt,1 Porntippa Lekcharoensuk,4,10 Terrence M. Tumpey,6 Adolfo García-Sastre,3,7,8 and Ju¨rgen A. Richt4,9*

National Centre for Foreign Animal Disease, Canadian Food Inspection Agency, Winnipeg, Manitoba, Canada1; Department of

Medical Microbiology2 and Department of Immunology,5 University of Manitoba, Winnipeg, Manitoba, Canada; Department of

Microbiology,3 Department of Medicine, Division of Infectious Diseases,7 and Emerging Pathogens Institute,8

Mount Sinai School of Medicine New York, New York; National Animal Disease Center, ARS-USDA, Ames,

Iowa4; Centers for Disease Control and Prevention, Influenza Division, Atlanta, Georgia6;

Kansas State University, College of Veterinary Medicine, Manhattan, Kansas9; and

Department of Microbiology and Immunology, Faculty of Veterinary Medicine,

Kasetsart University, Bangkok, Thailand10

Received 19 November 2008/Accepted 6 February 2009

 

28/ Intranasal vaccination with 1918 influenza virus-like particles protects mice and ferrets from lethal 1918 and H5N1 influenza virus challenge.

Running title: Heterotypic protection by mucosal VLP vaccination

Lucy A. Perrone1, Attiya Ahmad2, Vic Veguilla1, Xiuhua Lu1, Gale Smith2, Jacqueline

M. Katz1, Peter Pushko2, Terrence M. Tumpey1*

Immunology and Pathogenesis Branch, Influenza Division, National Center for

Immunization and Respiratory Diseases, Collaborating Centers for Infectious Diseases,

Centers for Disease Control and Prevention, Atlanta, GA, 210 Novavax, Inc., Rockville, MD

The authors report no competing interests.

*Corresponding author:

Terrence M. Tumpey, PhD

Address: 1600 Clifton Rd NE, MS G-16

Phone: 404-639-5444

Fax: 404-639-2350

 

29/ Pathogenesis of 1918 Pandemic and H5N1 Influenza Virus Infections in a Guinea Pig Model: Antiviral Potential of Exogenous Alpha Interferon To Reduce Virus Shedding

Neal Van Hoeven,1 Jessica A. Belser,1,2 Kristy J. Szretter,1† Hui Zeng,1 Peter Staeheli,3

David E. Swayne,4 Jacqueline M. Katz,1 and Terrence M. Tumpey1*

Influenza Division, National Center for Immunization and Respiratory Diseases, Centers for Disease Control and Prevention, Atlanta, Georgia1;

Department of Microbiology, Mount Sinai School of Medicine, New York, New York2; Department of Virology, University of

Freiburg, Freiburg, Germany3; and Southeast Poultry Research Laboratory, Agricultural Research Service,

U.S. Department of Agriculture, Athens, Georgia4

Received 14 October 2008/Accepted 30 December 2008

 

JOURNAL OF VIROLOGY, Apr. 2009, p. 2851–2861 Vol. 83, No. 7   0022-538X/09/$08.000 doi:10.1128/JVI.02174-08

Copyright © 2009, American Society for Microbiology. All Rights Reserved

 

 

 

Bs Nguyễn Vĩ  Liệt

 

 

 

       

 

 

 

 

 

 

Trang XUÂN 2010- Văn Học Nghệ Thuật Và Quê Hương