www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 

 

 

 


HỒ XUÂN HƯƠNG
Nếp Sống Hiện Sinh
Lê Phụng
 

 

 

Quyển 1

Kỳ 8:

 

 

II 

 

 

Trong cuộc sống hàng ngày, tự do của con người, theo Jean Paul Sartre bị giới hạn v́ sự bất lực của con người. Jean Paul Sartre viết16:

Je ne suis « libre » ni d’echapper au sort de ma classe, de ma nation, de ma famille, ni même d’édifier ma puissance ou ma forrtune [...] Encore faut-il « obéir à la nature pour la commander », c’est à dire insérer mon action dans les mailles du déterminisme.

Tiếp theo Jean Paul Sartre đưa ra ẩn dụ17:

Le coefficient d’adversitivité des choses, en particulier, ne saurait être un argument contre notre liberté, car c’est par nous, c’est à dire par la position préalable d’une fin, que surgit ce coefficient d’adversité. Tel rocher, qui manifeste une résistance profonde si je veux le déplacer, sera, au contraire, une aide précieuse si je veux l’escalader pour contempler le paysage.

Trở lại thơ Hồ Xuân Hương, người đọc thấy dựng như để nối tiếp tinh thần vị tha hằng có trong văn học Việt Nam của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều nói ra nỗi cô đơn của người cung nữ trong cuốn Cung Oán Ngâm Khúc, cũng như Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn và bản dịch của

Đoàn Thị Điểm, kể tâm sự của người vợ lính thởi chinh chiến, Hồ Xuân Hương viết bài :

 

Đồng Tiền Hoẻn

 

Cũng ḷ cũng bễ cũng cùng than

Mở mặt vuông tṛn với thế gian

Kém cạnh cho nên mang tiếng hoẻn

Đủ dồng ắt củng đáng nên quan

 

để nói lên cảnh đáng thương của ngưới con gái nghèo. Bài thơ như cùng một đề tài với áng thơ Bần Nữ Thán quen thuộc trong văn học đại chúng.

Rồi tới bài:

 

Thân Phận Người Đàn Bà

 

Hỡi chị em ơi có biết không

Một bên con khóc một bên chồng

B cu lổm ngổm ḅ trên bụng

Thằng bé hu hơ khóc dưới hông

Tất cả chỉ là thu với vén

Vội vàng nào những bế cùng bồng

Chng con cái nợ là như thế

Hỡi chị em ơi có biết không.

 

Bài thơ tŕnh bày cảnh làm vợ và làm mẹ. Người chồng giành phần chồng, con giành phần con. Người vợ chỉ c̣n cách thu với vén, người mẹ chỉ c̣n việc bế với bồng. Người đàn bà làm vợ và làm mẹ trong bài thơ không c̣n

tự do cho chính ḿnh.

 

Đằng khác h́nh ảnh chồng con trong bài thơ ca Hồ Xuân Hương gợi cho người đọc câu ca dao quen thuộc18:

 

Đương khi bếp tắt cơm sôi

Con ngồi khóc đói chồng đ̣i ṭm tem

Bây giờ bếp đă cháy lên

Cơm đà sắp chín ṭm tem th́ ṭm.

 

và phải chăng chính v́ những h́nh ảnh trong câu ca dao này mà người đọc thơ thấy là cảnh chồng con đối với người thơ mà chỉ là những thực cảnh trong đời sống hàng ngày cũng vẫn c̣n những giở phút đáng vui sống Hồ Xuân Hương c̣n viết về thân phận người đàn bà trong cảnh :

 

Làm L

 

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đáp chăn bông kẻ lạnh lùng

Năm th́ mười họa nên chăng ch

Một tháng đôi lần có cũng không

Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm

Cầm bằng làm muớn mướn không công

Thân này ví biết dường này nh

Thà trước thôi đành ở vậy xong.

 

Bài thơ dường như chỉ muốn mô tả cảnh làm lẽ. Cả sáu câu đầu đều mô tả cảnh làm lẽ, hai câu cuối cùng tỏ ư tự trách ḿnh trước khi đi làm lẽ đă không biết tới nỗi cơ cực của người làm lẽ, để ngày nay không c̣n cách nào khác cứu văn một quyết định trong quá khứ, ngoài việc than văn. Bài thơ không có một lời cho hay ư định của ngưởi làm lẽ trước hiện cảnh sẽ xử sự ra sao, ngoài lời chửi bới cảnh làm lẽ trong câu thứ hai.

 

Có một thời nhiều người đă căn cứ vào ba bài thơ trích dẫn trên đây để kết luận là Hồ Xuân Hương là người tranh đấu cho nữ quyền hay, xa hơn nữa, muốn đả phá tệ đoan đa thê. Nhưng nếu nh́n theo quan điểm tự do của Jean Paul Sartre, người đọc thơ chỉ thấy nội dung ba bài trích dẫn trên đây dường như gợi lên cái thế bất lực của người trong thơ không c̣n cách nào làm thay đồi hoàn cảnh của ḿnh hay thay đổi chính bản thân ḿnh. Trở lại ba bài thơ trích dẫn trên đây, không có lời nào bày tỏ ư muốn cũng như hành động của người trong cuộc muốn ra khỏi cảnh kém cạnh của Đồng tiền Hoẻn, cảnh những thu cùng vén, những bế cùng bồng của cảnh làm v làm mẹ và cảnh làm l ăn xôi hẩm và làm mướn không công. Phải chăng, trong những hoàn cảnh của người thơ trong ba bài trích dẫn trên đây, tự do lựa chọn với người thơ chỉ c̣n tự do than thở? Người thơ viết thành thơ c̣n có người nghe, người đọc. Phải chăng, cảnh đó c̣n hơn cảnh người lính thú trong bài ca dao Lính Thú Đời Xưa:

 

Những giang cùng nứa biết lấy ai bạn cùng.

 

Phải chăng trong hoàn cảnh của người tự ví ḿnh với Đồng Tiền Hoẻn, người sống trong Thân Phận Người Đàn Bà và trong cảnh Làm Lẽ, chữ tự do quả khác với lời Jean Paul Sartre 19:

« Être libre » ne signifie pas « obtenir ce qu’on a voulu », mais « se déterminer à vouloir (au sens large du mot) par soi-même ».

Giới nghiên cứu thường dẫn chứng một câu mà Jean Paul Satre viết trên báo Les Lettres Francaises số phát hành vào tháng chín năm 1944, do ông cùng Louis Aragon và Jean Paulhan chủ trương, như sau 20:

Jamais nous n’avons été plus libres que sous l’occupation allemande.

Trong cuốn L’Être et Le Néant, ông tự hỏi21:

Ôtez la défense de circuler dans les rues après le couvre-feu et que pourra bien signifier pour moi la liberté (qui m’est confiée par exemple, par un sauf conduit) de me promener la nuit?

Như vậy, hoàn cảnh không đóng khung được tự do; hoàn cảnh cho thấy giới hạn mà khi vượt qua giới hạn đó là có tự do. Đó là sự tự do chọn lựa và tự do thực hiện điều ḿnh lựa chọn.

 

Trong sự tự do lựa chọn và hành động này, Jean Paul Sartre nhấn mạnh là sự lựa chọn phải đồng nhất với hành động và như vậy có sự khác biệt giữa ư đồ hành động. Jean Paul Sartre đưa ra thí dụ một tù nhân. Tù nhân không đuợc tự do ra khỏi khám, cũng như không phải lúc nào cũng có thể vượt ngục được. Nhưng tù nhân có thể luôn luôn nghĩ tới và thực hiện mọi mưu toan để được ân xá hoặc phóng thích.

 

Trở lại ba bài thơ trích dẫn của Hồ Xuân Hương, thở than cùng người đă giúp cho kẻ sống trong cảnh kém cạnh của Đồng Tiền Hoẻn, thấy ḿnh nh́n lên th́ chẳng bằng ai, nh́n xuống cũng chẳng có ai bằng ḿnh, để người sống với những vất vả của Thân Phận Đàn Bà cũng không nản ḷng chiều chồng thương con, và người sống trong cảnh Làm Lẽ cũng có lúc thấy ḿnh không phải là tấm phản gỗ long đanh? Phải chăng than thở như vậy giúp cho người trong cảnh Đồng Tiền Hoẻn, trong cảnh làm vợ làm mẹ, hay trong cảnh làm lẽ thấy kiếp sống bớt nặng nề. Nhưng phải chăng cả ba người không ai có ư đồ cũng như không ai có hành động đi ra khỏi cảnh sống trói buộc? Như vậy, phải chăng cả ba người cùng không sống tự do, theo định nghĩa chữ tự do của Jean paul Sartre?

 

Đằng khác, thời Hồ Xuân Hương, thời Lê mạt Nguyển sơ, thời chưa có những phong trào xuống đường, hô khẩu hiệu, đả đảo, ủng hộ, một người nữ làm thơ nói lên t́nh cảnh của giới phụ nữ, dầu chỉ để thở than cho vợi nỗi buồn, phải chăng đó đă là hành động đáng khâm phục của một người yêu chuộng tự do và dám hành động tự do?

 


 

16 Jean Paul Sartre, L’Être et le Néant, sách đă dẫn, p. 526

17 Jean Paul Sartre, L’Être et le Néant, sách đă dẫn, p. 327

18 Nguyễn Văn Ngọc, Tục Ngữ Ca Dao, quyển 2, Cơ Sở Xuất Bản Sống Mói, tái bản tại Hoa Kỳ, 1997, tr. 96.

19 Jean Paul Sartre, L’Être et le Néant, sách đă dẫn, p. 528.

20 Jean Paul Sartre, Situation III, Gallimard, Paris, 1949, p.11

21 Jean Paul Sartre, L’Être et le Néant, sách đă dẫn, p. 531

 

 

 

Xem Kỳ 9

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 

 

www.ninh-hoa.com