Cứ
nghe nói đến vấn đề đi du học ở nước ngoài, thường th́ mọi người đều
nghĩ đến hai chuyện: nếu đi theo diện học bổng th́ là học sinh giỏi;
c̣n đi theo diện học tự túc th́ thường là học sinh thuộc dạng con nhà
rất giàu. Theo một phương diện nào đó th́ điều này hiển nhiên là rất
đúng, nhưng cũng không hẳn là các sinh viên thuộc dạng con nhà vừa tầm,
hay nhà nghèo nhưng học giỏi lại không thể nào thực hiện được ước mơ
của ḿnh, nhưng với điều kiện là các sinh viên này phải có một nghị
lực, ư chí, và quyết tâm thực hiện cho bằng được ước mơ, không quản
ngại khó khăn.
Khi
nói đến nước ngoài, nhiều người ở Việt nam đều nghỉ đó là thiên đường
qua những h́nh ảnh hào nhoáng họ xem được trên ti vi, hay qua những
Việt kiều về quê thăm nhà với hàng tá quà cáp. Có rất ít người khi về
nước dám kể sự thật, từ những ngày hàn vi cơ cực trên đất nước xa lạ
để rồi sau này mới có được cuộc sống tương đối ấm êm trên xứ người. Do
đó một số các em sinh viên Việt Nam khi đi du học ở qua xứ người nều
không được chuẩn bị tâm lư tốt cho mọi hoàn cảnh sống tại nước ngoài
th́ dễ rơi vào t́nh trạng bất ổn về mặt tâm lư.
Cuộc
sống ở nước ngoài không hẳn là thiên đường, mà là một nơi có nhiều cơ
hội cho sự tiến thân của cuộc sống, cho mọi tầng lớp, mọi giai cấp,
nếu như họ muốn vươn lên trong cuộc sống. Với các em sinh viên, học
sinh trong nước, việc được đi du học ở các trường đại học ở các nước
sẽ giúp các em có rất nhiều cơ hội cho việc kiếm việc làm tại các nước
họ đang xin theo học, hay là có được một việc làm tương đối tại Việt
nam nhờ vào những kiến thức họ thâu lượm được từ trong giảng đường
nước Mỹ, Úc, Pháp….Các em có cơ hội tiếp xúc một đất nước mới, văn hóa
phong tục mới, và nhất là một tương lai tươi sáng.
Có
thể có nhiều sinh viên quê quán Ninh Ḥa học rất giỏi, và có mơ ước đi
học nước ngoài. Tuy nhiên một số em lại không biết cách xin học bổng.
Đây là những trang web site để các em sinh viên có thể truy lùng các
xuất học bổng để du học tại Úc.
Xin lưu ư rằng đây học bổng của chính phủ Úc, nên bất kỳ em sinh
viên nào giỏi, có năng lực, lưu loát tiếng Anh và đáp ứng mọi yêu cầu,
tiêu chuẩn của môn học, khóa học, của trường đại học đều có thể nộp
đơn.
Các em học sinh thuộc lọai giỏi cũng có thể kiếm được các xuất học
bổng cho ngành trung học. Nếu các em sinh viên được may mắn có học
bổng của nước Úc, các em có thể yên tâm học hành v́ số tiền học bổng
sẽ đủ cho chi tiêu hàng tháng của các em.
Riêng
các em sinh viên nào muốn xin du học tự túc tại Úc, các em có thể nộp
đơn xin học ngành nghề ở trường cao đẳng kỹ thuật TAFE (Technical and
Further Education College) hay những trường Đại học. Tại Úc, sau khi
học xong bằng Diploma ở TAFE hay bằng cử nhân, cao học, tiến sĩ, các
sinh viên có thể nộp đơn xin thường trú để làm việc ở Úc.
Giá
học phí cho trường TAFE dao động từ 8.000 -10.000 đô Úc một năm tùy
theo khóa học, và từ 10.000 -15.000 đô Úc một năm cho các khóa học tại
các trường đại học. Bên cạnh đó, các em buộc phải có bằng tiếng Anh (IELTS)
mới được nhập học. Nếu không có bằng tiếng Anh, các em cũng có thể xin
học một khóa học tiếng Anh tại trường đại học nước Úc để lấy bằng
IELTS, nhưng theo tôi th́ các em nên học để có bằng tiếng Anh tại Việt
nam v́ giá cả học phí rẻ hơn.
Mới
nghe qua chi phí của năm học, chưa kể tiền nhà cửa, tiền ăn hẳn nhiều
gia đ́nh trung lưu đă kinh sợ v́ lấy đâu ra số tiền lớn như thế mà cho
con cháu họ đi học. Đúng vậy, với mức lương Việt nam hiện nay rất thấp,
th́ chuyện gởi con sang nước ngoài học tự túc là một điều ngoài sức
tưởng tượng của nhiều gia đ́nh và sinh viên.
Vấn đề mà tôi đă nhiều lần nhấn mạnh là sự quyết tâm, ư chí, nghị
lực, và khả năng muốn vươn lên của những học sinh, sinh viên sẽ giúp
cho chính họ có thể tự nuôi sống bản thân và kiếm tiền đóng tiền học
phí cho cho những năm c̣n lại của khóa học nếu như họ được gia đ́nh
giúp đỡ cho tiền học phí và chi phí chỉ cho năm đầu. Hoặc may mắn hơn
th́ họ được gia đ́nh giúp thêm phần nào tiền học phí của những năm c̣n
lại.
Tuy
có khó khăn vất vả trong những năm học, nhưng rồi các em sẽ được đền
bù xứng đáng thành tích học tập và làm việc khi có được mảnh bằng
trong tay. Các em có thể hân hoan trở về lại Việt nam và có thể xin
vào làm tại các công ty nước ngoài hay của chính quyền với mức lương
cao. Nếu thích, các em có thể xin việc làm tại nước Úc.
Tôi
đă gặp rất nhiều sinh viên từ các nước như Columbia, India, Fuji…sang
nước Úc học và đă tự nuôi sống bản thân. Và đây là những mẫu chuyện
vươn lên trong cuộc sống ở nước Úc nhằm các em sinh viên tại Việt nam
có dịp biết rơ, suy gẫm về chuyện du học và ư chí vươn lên.
Ngày
19 tháng Tư năm 2007 tôi đă gởi lời chúc mừng tới một sinh viên người
Columbia v́ cô ta đă được chính phủ Úc chấp nhận cho sống thường trú
tại nước Úc sau thời gian ba năm học của cô ta. Andrea, tên của cô
sinh viên này đă có bằng cử nhân về sinh vật học ở tại nước của cô ta.
Cha mẹ cô ta ly dị và bán nhà, do đó cô ta được gia đ́nh cho 10 ngàn
đô để cô ta xin nộp đơn học tại Úc. Không đủ tiền đóng cho khóa học
Cao học, cô ta xin học ngành Môi trường học tại trường TAFE. Đươc
chấp thuận, cô ta được nhà cho thêm vài ngàn đô và một chiếc vé đi qua
Úc học. Cô ta đă bắt đầu một cuộc sống vừa học vừa làm thêm buối tối
từ 5 -9 giờ như là một lao công quét dọn vệ sinh và đă dành dụm tiền
để chi phí cho cuộc sống cũng như đóng tiền học cho những năm sau này.
Chính phủ Úc cho phép một sinh viên quốc tế được phép làm 20 giờ trong
tuần. Bây giờ cô có được một việc làm tốt, và đang nuôi hy vọng học
lên cao học.
Trên
đường đi công tác từ thành phố Cairns về lại thành phố tôi ở, tôi
ngừng lại ăn trưa tại môt quán ăn ở Cardwell, cách Cairns 100 km và
gặp một cô bé sinh viên Ấn độ đang làm việc ở đây. Đă có dịp gặp cô ta
ở đại học James Cook University ở Cairns, tôi tỏ ư ngạc nhiên khi thấy
cô ta làm việc ở đây. Cô ta cho biết là tiền lương làm việc tại nơi
đây khá cao, thành ra việc chi phí đón xe buưt và thuê pḥng trọ ở
Cairns khi đến trường học vào thứ năm và thứ sáu trong tuần khi đến
JCU Cairns học không là vấn đề. Cô ta c̣n cho biết thêm là nhờ làm
thêm cô ta đă có thể chi phí cho cuộc sống bản thân và dành dụm cho
t́ên học phí cho những năm kế tiếp.
Một
cô sinh viên người Canada sang Úc học Cao học với học phí hai chục
ngàn đô Úc cho khóa học hai năm đă đi làm nghề giúp bếp [kitchen
hand], ba đêm một tuần từ 5 giờ đến 9 giờ đêm, đủ cho cô ta trả tiền
nhà và tiền ăn hàng tuần. Tiền học phí th́ cô ta mượn từ ngân hàng và
sẽ trả khi cô ta ra trường có việc làm.
Một
cô sinh viên Columbia mà tôi đă gặp, cũng chấp nhận cuộc sống vất vả
vừa làm vừa học, bây giờ đă là một cô y tá cho bệnh viện tại thành phố
tôi ở. Một cô người Ấn độ hiên nay làm việc trong ngành tài chính tại
thành phố Sydney….và nhiều mẫu chuyện mà tôi không có thể kể hết.
Nói
chuyện với những cô sinh viên này, tôi nhận thấy được một niềm tự hào
rạng rỡ trên khuôn mặt họ, hănh diện v́ những thành quả mà học đạt
được từ những ngày tháng học hành và làm việc vất vả.
Rất
tiếc, tại trường TAFE tôi đă làm việc và trường đại học tôi hiện đang
làm việc, tôi chưa gặp một sinh viên Việt nam đi du học tự túc và tự
nuôi bản thân như những cô sinh viên mà tôi đă kể, nhưng không có
nghĩa là không có những em sinh viên Việt nam cũng vừa học và làm thêm
ở các trường đại học hay TAFE ở những thành phố khác. Thử nghĩ, nếu
sinh viên các nước khác có thể học và làm được tại nước Úc này, thế
th́ tại sao sinh viên Việt nam ḿnh không thử áp dụng xem sao.
Ở nước Úc này, việc các sinh viên vừa học vừa làm là chuyện thường, và
không có ǵ đáng xấu hổ cả. Tôi được biết là hiện nay có rất nhiều
sinh viên Việt nam qua Úc theo diện học bổng và tự túc. Có một số sinh
viên dù có học bổng nhưng vẫn đi làm thêm cuối tuần như làm việc ở các
nông trại hay ở nhà hàng.
Nếu
các em sinh viên có thiện ư, muốn học, muốn vươn lên tới một tương lai
sáng lạn hơn th́ các em cũng có cơ hội nếu như em cũng muốn
LÀM VIỆC, KHÔNG NGẠI KHÓ, KHÔNG E DÈ, SĨ DIỆN.
Nhưng xin nhớ, học và làm là hai công việc đi đôi với nhau. V́ cứ như
các em cứ lo làm và chểnh mảng việc học th́ chắc chắn là các em sẽ
không thể nào qua được các kỳ thi, và như vây hy vọng có mảnh bằng để
t́m việc làm, dù tại Việt Nam hay nước Úc, Mỹ cũng đều tan thành mây
khói.

Thùy Trang
Nguyễn
02
May 2007