www.ninh-hoa.com

Vài Cảm Nghĩ Về Đặc San Kỷ Niệm
P Vĩnh Sơn 

Bất Ngờ Cuộc Gặp Gỡ Tháng 5 
Thc Minh 

Đặc San NH và Kỷ Niệm Trong Tôi
Lê Thị Lộc 


 

Đặc San 5 Năm (2003-2008)
Lê Văn Ngô 

Ân T́nh Đặc San 
Thi Thi 

Đôi Lời...Cảm Nhận 
Nguyễn Quân 

 
 

Đặc San Kỷ Niệm... 
Trần Thị Nết & Nguyễn Phước Sơn 

Cảm Xúc Đêm Hội Ngộ  
Trần Thị Chất 

Tản Mạn Đặc San Ninh Ḥa
Kỳ 1  | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 
*
Nời XVạn 
 

 

ĐẶC SAN KNIỆM 5 NĂM
(2003 - 2008)

TẢN MẠN ĐẶC SAN NINH H̉A
(KỶ NIỆM 5 NĂM 2003-08)

 

 * Người Xứ Vạn

 

Đọc Kỳ 1    Kỳ 2    Kỳ 3    Kỳ 4    Kỳ 5   Kỳ 6   Kỳ 7   Kỳ 8                  

 

 Kỳ 8:   Khách Trú của chị Lương Lệ Huyền Chiêu

===

 

.... Một trong những cây viết tôi ưa chuộng nhất trên webNH cũng như trong Tuyển tập Đặc san NH 5 năm là chị Lương Lệ Huyền Chiêu (LLHC). Có lẽ chị không chỉ là cô giáo mà c̣n là một nhà văn nữ mới phải. Tôi có cảm giác giọng văn của chị với phu quân TTS có những nét đẹp giống nhau. Có thể người này ảnh hưởng vào người kia, chẳng biết ai ảnh hưởng ai (?), nhưng rơ ràng đằng sau giọng văn kiều diễm ấy luôn luôn ngầm chứa một cái ǵ sâu thẳm, thầm kín bên trong khiến người đọc cũng phải đọc nhiều lần hay tinh ư lắm mới nhận ra. Và đó chính là cái hay, cái tuyệt vời trong bút pháp của anh chị. Nói hẳn ra, tôi thích văn của anh chị viết. Trong bài tản mạn kỳ này, tôi xin phép chỉ nói riêng về bài Khách Trú của chị LLHC.

 

Khách Trú, hai tiếng nghe thật đặc biệt, có lẽ tôi chưa được nghe bao giờ. Thường th́ tôi vẫn nghe khách trọ, lữ khách v.v... chứ chưa bao giờ nghe hai tiếng Khách Trú. Cái này làm tôi ngạc nhiên. Nay qua chị, tôi được biết thêm Khách Trú là ǵ. Trong bài Khách Trú chị diễn tả về Vịnh Văn Phong (VP). Cái vịnh này thật ra không cách quê nhà xứ Vạn của tôi là mấy, nếu không muốn nói là nó nằm sát một bên, ở đảo láng giềng bên cạnh, chỉ cần vượt qua Tu Bông, qua ngọn đèo Cổ Mă và biển Đại lănh nằm oắt eo phía dưới Đèo Cổ Mă và Đèo Cả là có thể chèo xuồng ra đến Vịnh Văn Phong. Nhưng cho đến giờ này, thú thật với quư bạn, tôi vẫn chưa biết vịnh VP bao giờ, nhờ chị HC mà tôi thấy được h́nh ảnh tuyệt đẹp của vịnh VP. Bây giờ đă được nghe, được biết, tôi không cần phải đi đâu xa nữa. Xin cảm ơn chỉ Huyền Chiêu (HC).

 

Như phần mở đầu bài viết Khách Trú chẳng hạn, chị diễn tả vịnh VP trước đây chẳng mấy người biết ..."Vịnh VP cách đèo Cổ Mă và biển Đại lănh không xa nhưng hàng trăm ngọn đồi cát nối tiếp như thành như lũy điệp trùng đă ngàn năm ngăn bước chân người t́m đến...". Đó! cạnh một bên nhà mà sự xa cách là thế đó!

 

Tiếp đến, lời văn của chị thật óng ả mỹ miều đă lôi cuốn tôi đọc tiếp về câu chuyện của Vịnh này để khám phá ra cái mà chị HC gọi là... "không c̣n là một điều bí ẩn". Chị như một hướng dẫn viên ngành du lịch (lẽ ra chị làm ngành này mới phải), giới thiệu tiếp cảnh vịnh VP như sau trong những ngày đầu hoang sơ... "Tôi đến thăm VP khi con đường độc đạo mới bắt đầu khai phá và được tận mắt ngắm nh́n nàng hoang sơ và tuyệt đẹp.... Biển như một vũ công thoát ẩn thoát hiện trên sân khấu. Có khi biển mênh mông sóng vỗ rập rờn bên trái rồi bỗng nhiên biến hóa thành một hồ nước phẳng lặng bên phải rồi biển biến mất tăm để rồi đột ngột xuất hiện như một đại dương kỳ vĩ bên bờ cát vàng hoang vắng như chưa bao giờ biết đến loài người". Văn viết như vậy thật là tuyệt! Nếu như hồi c̣n nhỏ, thầy bảo tôi đọc văn người th́ có lẽ tôi cũng phải học theo cách viết văn của chị mới hy vọng có được nhiều điểm...hihi

 

Chưa hết, chị ca ngợi thắng cảnh quê hương... "Các băi biển ở Khánh ḥa tuyệt đẹp. Trên đất nước VN, các băi biển tụ hội về KH như các cô gái ở ṿng chung kết Hoa hậu. Mới nh́n qua các người đẹp, chúng ta bị choáng đến rối mù không biết ai là người đẹp nhất. Nhưng định thần nh́n lại chúng ta vẫn phân biệt được ngôi thứ nhờ vào trực giác của trái tim khi nó bị lay động bởi cái hồn của cô gái...". So sánh ẩn dụ giữa biển và vịnh với các nàng thiếu nữ kiều diễm thuở c̣n xuân xanh chưa một lần được... e ấp, viết như thế này phải kể là tuyệt!

 

Đối với chị "Cát là linh hồn của băi biển" và chị đă có dịp so sánh cát vịnh VP với cát biển Dốc Lết, với biển Nha trang và rút ra một kết luận thật ẩn ư... "Cát biển Dốc Lết quá mịn màng không quư phái bằng cát biển NT, nhưng biển NT th́ lại lịch lăm quá, v́ đón không biết bao khách vương tôn công tử chỉ với nụ cười... xă giao, chỉ c̣n lại Văn Phong. Với chị ..."Đứng bên bờ biển VP tôi vô cùng hạnh phúc v́ biết chắc chỉ có ḿnh tôi đang đứng bên bờ cát vàng óng màu kim loại, ngắm nh́n nàng với tất cả cô đơn và tự do...". Vậy mà nơi đây kẻ chiêm ngưỡng, chiếm hữu nàng đầu tiên không phải là người Việt bản xứ của ḿnh mà lại là người Đằng Hạ, một Khách Trú. Hóa ra theo chị viết có tính cách lịch sử, dân cư ngụ ở đây có "Da đen, tóc quắn tít, nói tiếng Việt lơ lớ của người Đằng Hạ chắc chắn là khách trú của xứ này. Có thể họ là những thuyền nhân người Phi hoặc người Indo bị băo đánh dạt vào cách đây nhiều thế kỷ. Sống sót và sinh tồn như những con cheo, con hoẳng trong rừng. Những con người bí mật ấy không c̣n nhớ ǵ về nguồn gốc của ḿnh. Xóm của người Đằng Hạ chỉ có khoảng mười nóc nhà được làm từ cây chà rang và họ sống được là nhờ vào một phép màu. Ở đây cách mặt biển chỉ một mét chúng ta có thể dùng hai bàn tay moi cát và t́m thấy nước ngọt...".

 

Ngộ quá nhỉ? Chuyện này cần phải được ghi vào lịch sử địa lư và nhân văn VN. Rồi chị tả tiếp cảnh người Đằng Hạ học ê a tiếng Việt với người thầy giáo nghèo đứng trong một lớp học eo sèo vẫn luôn là một h́nh ảnh đẹp đối với chị. Có lẽ chị là nhà giáo nên cảm nhận thế chăng nhưng tôi đồng cảm nhận với chị rằng "được ngồi trong một lớp học chẳng phải là một kỷ niệm đẹp nhất đời người sao?". Tôi phải gật đầu đồng ư.

 

Nhưng "người đẹp" VP trải qua bao năm tháng có c̣n là người dẹp ngây thơ duyên dáng của thuở khôi nguyên chăng? Không! Chị HC đă than thở thay cho chúng ta "Đă mấy năm rồi tôi không đến VP nhưng tôi biết nàng đang lột xác để trở thành một cô gái thành thị với nhiều hotels, nhà hàng và rất nhiều dự án... Rồi những đồi cát đẹp như thiên đường sẽ bị ủi bằng, rồi đất đai sẽ bị chia chác, san nhượng, rồi con người sẽ tràn đến VP để t́m kiếm cơ hội... "Có sinh ắt có diệt". Nhờ lời Phật dạy, tôi tự an ủi ḿnh cho nguôi ḷng thương tiếc Văn Phong". Có lẽ nxvạn cũng sẽ gửi những giọt lệ ở đây, như thương nhớ một người yêu xưa, mặc dù tôi chưa hề quen biết nàng, chỉ mới nghe danh thôi nhưng ḷng đă xót xa đau đớn.... cho số kiếp hồng nhan mộc mạc ngây thơ nay đă lọt vào tay... Vương tôn công tử... có khác nào một Thuư Kiều bị vùi dập ở chốn lầu xanh! Buồn thiệt!

 

Người Khách Trú thứ hai là một người Tàu tha phương đến đây, ông Năm Trần! Chị tả "người" độc đáo cũng không thua ǵ tả "cảnh" VP ở trên khi chị vẽ ra một h́nh ảnh ông Năm Trần bằng xương bằng thịt... "Như người từ trong truyện cổ tích bước ra... Có dịp đi ngang xóm Rượu... lúc nào ông cũng chỉ mặc một cái quần cộc thùng th́nh dài tới đầu gối phơi tấm lưng trần rám nắng. Ông Năm Trần đối với chúng tôi là một dị nhân. Cái mũ rộng vành được đan bằng tre của ông làm cho ông thêm giống một kiếm khách ...". Tôi có cảm tưởng đang bắt đầu đọc phần giới thiệu câu chuyện vơ hiệp kỳ t́nh với ng̣i bút thật độc đáo của tác giả Kim Dung.

 

Kế đến, người khách trú thứ ba là ông Albert, người Pháp, bạn của thân phụ của chị.... lại là người có "đôi mắt xanh đẹp như hai viên bi thủy tinh nhưng chúng không cho ông ánh sáng!". Có lẽ do "Tai nạn tại hầm Đèo Cả (Đại lănh), bị chấn thương v́ tiếng nổ của ḿn phá núi... Sau đó người vợ Việt của ông bỏ đi để Albert sống cô đơn, nghèo túng (cái này thật không t́nh nghĩa chút nào! lời nxvạn). Về sau ông dắt hai cô con gái về Pháp vào học trong tu viện để trở thành Soeur. Từ đó h́nh ảnh ông Albert, nhẹ nhàng thanh thoát với đôi mắt xanh vert thật buồn, lần bước theo tay nắm của hai đứa con gái nhỏ thỉnh thoảng cứ hiện lên trong kư ức của tôi...". Chỉ gợi lại một h́nh ảnh thật đẹp với nỗi buồn man mác trong tôi khi nhớ đến những cuốn phim có hồi kết thúc cũng thật da diết và buồn thảm như thế!

 

Người khách trú kế tiếp là Thím Sáu, người Hoa mà chú Sáu - một đầu bếp trên chiếc tàu hải quân Pháp, gặp và yêu người con gái nghèo trên bến Hồng Kông... "Rồi chú Sáu 'nhân danh t́nh yêu', dấu người yêu vào giỏ cần xế trên phủ đầy xà lách, cà chua rồi khiêng vào bếp của chiến hạm....Thím Sáu đă bí mật ẩn náu trong nhà bếp như cô Tấm ẩn ḿnh trong trái thị suốt cả cuộc hành tŕnh" để đưa nàng về quê chàng làm vợ. Quả thật v́ t́nh yêu chú Sáu cũng xâm ḿnh. Chuyện này mà quan Pháp biết được chắc chú cũng ở tù mút chỉ. Nhưng nếu ở tù v́ người yêu th́ chắc Chú Sáu cũng vui.. Theo chị HC, Thím Sáu là người đàn bà nhân hậu, thông minh và xinh đẹp, làm con dâu trọn t́nh trọn nghĩa, nói tiếng Viết rất lưu loát được mọi người trong làng yêu quư giúp đỡ... NHưNG... đùng một cái, chị HC diễn tả... "Một hôm thím Sáu t́m gặp Ba tôi và méc..."Anh Chín à, nó là đứa khốn nạn, rất khốn nạn!!!". Chao ơi, câu chửi từ đôi môi xinh đẹp của Thím Sáu nghe thật dễ thương và ngộ nghĩnh... Chú Sáu đi theo người đàn bà khác rồi. Từ đó mỗi lần nh́n thấy Thím Sáu mặc chiếc áo Tàu cắp rỗ đi chợ ngang nhà, tôi lại nh́n theo ḷng đầy thương cảm...". Chị HC quả thật có một tấm ḷng nhân hậu bao la không thua ǵ Thím Sáu trong câu chuyện.

 

 

Và người Khách trú cuối cùng mà ai cũng biết nhưng không biết là Khách trú, đó chính là thi sĩ nổi danh Hồ Dzếnh. Tôi cũng là một 'fan' của thơ ông. Người có hai lời thơ tôi thích nhất trong Bài hát Ru em....

 

"Anh run quỳ gối chân giường,

Em ơi cực lạc thiên đường là em".

 

Ông có cha Tàu mẹ Việt, tuy ḷng đau đáu luôn hướng về quê Cha nhưng trái tim ông cũng ngập tràn t́nh yêu dành cho Mẹ... với những gịng thơ buồn man mác về "Cô gái Việt Nam ơi....." và kết thúc là lời nhạc t́nh của Hồ Dzếnh rất nổi danh dường như trong bài Chiều th́ phải ...

 

"Trên đường về nhớ đầy,

Chiều chậm đưa chân ngày

Tiếng buồn vang trong mây...

Tiêng buồn vang trong mây...

Tôi là nguồi lữ khách,

Màu chiều khó làm quên...

Ngỡ rằng ḿnh là rừng

Ngỡ rằng ḿnh là mây

Nhớ nhà trong điếu thuốc

Khói buồn vương trong mây"...

 

Với những nét vẽ "sketch" theo kư ức h́nh ảnh của ông Năm Trần và Thím Sáu do chính chị Huyền Chiêu vẽ minh họa, tôi có thấy bóng dáng nét vẽ của họa sĩ Ngọc Dũng đâu đó. Cũng là một người đam mê về vẽ, tôi nghĩ chị Huyền Chiêu, ngoài tài viết văn quá hay, có lẽ chị cũng là một nữ hoạ sĩ... Xin được ngă mũ chào chị! Một nhà văn nữ tài hoa và là một nữ họa sĩ 'amateur" thật đáng nể!

 

 

 

Xem tiếp kỳ 9

 

 

  

 

 

 

 

Người X Vn

4/2009

Vườn Hoa Văn Học Nghệ Thuật
 

 

 www.ninh-hoa.com