home

chuyện đó đây

KHU CHỢ T̀NH VÀ THẮNG CẢNH Ở SAPA


Hà Thu Thủy

 Vào một dịp được đi Hà Nội theo Tour du lịch Văn Hóa Việt, trong tờ chương tŕnh, tôi để ư đến một địa danh với tên gọi Làng SAPA; đó là một vùng núi cao nguyên, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Và đó cũng là một nơi mà tôi háo hức muốn tận mắt nh́n thấy "Khu Chợ T́nh" hấp dẫn được giới thiệu tại SAPA này.  Nghe tên gọi không ai tránh khỏi sự ṭ ṃ, t́m xem họ buôn bán ǵ, v́ được gọi là "Chợ".

 Chúng tôi di chuyển ban đêm từ Hà Nội đến làng SAPA bằng xe lửa, thời gian mất 8 giờ 30 phút, và bằng xe hơi mất thêm khoảng 1 giờ đồng hồ nữa suốt một chặng đường quanh co thoai thoải với dốc núi.

 Chúng tôi được ngắm nh́n khung cảnh của núi rừng cao nguyên thật đẹp và nên thơ. Cứ một đoạn đường ngắn gập ghềnh trên những dăy núi đá cao là những thác nước nhỏ, róc rách chảy xuống sát bên vệ đường. Từng dăy núi chập chùng được phủ bởi một màn sương mù trắng toát.  Trên từng đồi núi đầy dẫy những cánh đồng được gieo trồng rất khéo léo duới đôi tay của người dân bản làng.  V́ chung quanh là những dăy núi cao nên từng thửa ruộng men theo triền núi được sắp đặt trên từng bậc thang cao thấp với một màu xanh tươi tốt của ruộng lúa đang được mùa. Thỉnh thoảng vài người dân tộc trong làng với lưng mang gùi đi bộ dọc theo con đường lộ sát chân núi.  Họ mặc trên người bộ đồ dân tộc truyền thống của bản làng trông thật lạ và đẹp mắt.

 Trong không khí nóng bức, oi ả của miền Nam, là nơi tôi đang sinh sống luôn có sự ồn ào náo nhiệt của thị thành. Quang cảnh quanh đây, trái lại như một bức tranh tuyệt đẹp, thơ mộng, thánh thoát và nhẹ nhàng. Khí hậu thật dễ chịu, rất trong lành và mát dịu.

 Được dừng chân tại thác nước Bạc với độ cao 150m, đây cũng là một thắng cảnh du lịch tại SAPA, chúng tôi nh́n lên đỉnh núi cao nơi một ḍng nước mạnh đổ xuống trắng xóa cả một vùng. Ôi !  Tôi thật ngỡ ngàng khi nh́n thấy h́nh ảnh của một khung cảnh thiên nhiên quá đẹp trước mắt. Chúng tôi cùng anh hướng dẫn đoàn ghé vào một quán nhỏ bên đường được che nắng che mưa với một mái tranh nhỏ.  Một thiếu nữ người dân tộc với bộ quần áo theo phong tục bản làng, đang ngồi sau bếp lửa trong quán có một vài chiếc ghế nhựa nhỏ chung quanh.  Những quả trứng gà, những ống tre nhỏ có kích thước 30cm chiều dài, 5cm chiều ngang và những que nhận đầy thịt đă được chế biến; tất cả đang được nướng trên bếp lửa hồng. Chúng tôi ngồi quanh bếp lửa gắn mắt chăm chú.

 Lần đầu được ăn trứng nướng và cơm ủ trong ống tre, tôi cảm thấy thật ngon miệng và thú vị. Những món ăn nóng đă làm ấm người tôi trong khí hậu se se lạnh bên ngoài. Nh́n quanh, tôi ước lượng khoảng 10 quán nho nhỏ rải rác dọc bên đường với những cô gái dân tộc H.Mong.

 V́ thác nước Bạc quá cao, chúng tôi thật e ngại không leo lên đến đỉnh núi. Nhưng nhờ sự hướng dẫn tận t́nh của anh Hướng dẫn viên (HDV) và nhất là nhờ số đông của cả đoàn trên 15 người đă tăng thêm sức mạnh, thắm thoát chúng tôi đă leo lên đến đỉnh thác với từng bậc thang kết bằng những tảng đá lớn.

 Trên chuyến xe trở về bản làng, anh HDV đă kể cho chúng tôi nghe về ngày họp chợ tại "Khu chợ T́nh". Cứ vào mỗi buổi chiều thứ bảy cuối tuần, thời gian sớm muộn tùy vào thời tiết, tất cả thanh niên nam nữ trong làng với quần áo đẹp đều tập trung tại “Khu chợ T́nh". Đến chợ, họ không phải để mua bán, họ đến để vui chơi, cùng nhau uống rượu cần, tṛ chuyện với nhau, và sau cùng t́m cho ḿnh một người bạn đời. Khi cảm thấy thích hợp, từng đôi, từng cặp họ rủ nhau đi xa dần khu vực chợ để được tṛ chuyện riêng tư.  Đêm chợ T́nh vắng thưa dần hẳn đến 12 giờ khuya. Họ đă nên duyên chồng vợ cũng từ những cuộc gặp gỡ đó. Đây là tục lệ cổ truyền của người dân tộc H.Mong, và "Khu chợ t́nh" được nghe qua như một chuyện cổ tích xưa.

 Chúng tôi đă không đuợc may mắn tận mắt nh́n thấy nét sinh hoạt theo phong tục tập quán của dân tộc H.Mong tại " Khu chợ T́nh ".  Nghe kể, cách đây một năm, các đoàn khách du lịch đến đây tham quan đông đúc, họ đă quay phim và chụp ảnh nhiều đến độ đă đánh mất đi h́nh ảnh thật tự nhiên của dân tộc bản làng từ xưa nên ngày nay " Khu chợ T́nh " đă không c̣n tồn tại nữa.

 Ngày kế tiếp chúng tôi được đến thăm bản làng trên một ngọn núi cao. Khi đến nơi, những đứa bé gái tuổi độ 13 tung tăng đi theo chúng tôi. Trông chúng thật ngộ nghĩnh trong những bộ váy đủ màu sắc theo phong tục, lủng lẳng đôi khoen tai quá lớn so với những khuôn mặt bé bỏng, vừa đi chúng vừa tṛ chuyện cùng chúng tôi với âm Bắc lơ lớ thật ngọt ngào. Sống quen trên vùng núi cao, nên chúng bước những bước chân thoăn thoắt qua nhiều mô đất cao gập ghềnh mà không biết mệt. Chúng đưa đôi tay bé nhỏ tay trong tay để dẫn dắt chúng tôi trên những khúc quanh co trơn trợt. Tôi nh́n những khuôn mặt quá ngây thơ và đáng yêu làm sao! Tôi thật thương cuộc sống của các em trên núi rừng quá. Tôi bồng bế, nô đùa với chúng và cùng chụp chung những tấm ảnh lưu niệm. Tôi bắt nhịp cùng hát với chúng những bản nhạc của lớp mẫu giáo mà hầu như trong các trường cấp một các em đều biết. Lúc đầu chúng cảm thấy ngỡ ngàng trước những người khách xa lạ, nhưng rồi sự gần gũi đến thật nhanh qua sự tiếp xúc thân thiện với nhau.  Tôi được nghe những bài ca dân tộc từ những giọng hát trẻ thơ ḥa với những tiếng vỗ tay theo nhịp phụ họa của chúng tôi.  Chúng tôi có những giây phút thần tiên tuyệt vời.

 Tôi nhận ra trên nét mặt của chúng nó, sự rạng rỡ ḥa lẫn sự vui sướng khi có khách đến viếng thăm làng. Chúng sống rất t́nh cảm.  Sau hơn 3 giờ đồng hồ bên nhau, chúng tôi đành phải chia tay, có hợp ắt có tan, tan hợp là lẽ thường t́nh, ḷng tôi cảm thấy buồn man mác khi chia tay với các em bé vùng cao nguyên. Những đôi mắt to tṛn, ngây thơ trông thật hồn nhiên như đọng lại vài giọt nước mắt.  Những cánh tay bé nhỏ vẫy chào khi chuyến xe bắt đầu chuyển bánh.  H́nh ảnh đó đă đi theo tôi suốt cả chặng đường dài. 

 Thật khó có dịp để trở lại nơi núi rừng cao nguyên Sapa xa xôi này!

Hà Thị Thu Thủy
9/2003