a tháng sau ngày đặt chân đến
Mỹ, tôi cùng gia đ́nh xuống miền nam California để đi chơi ở khu giải
trí Disneyland. Tiện thể tôi ghé thăm gia đ́nh chị Nguyệt, một chị bạn
thân của tôi từ Việt Nam. Chị Nguyệt và con gái là Hạnh đă định cư tại
Mỹ trước tôi bốn năm do anh Long, chồng chị bảo lănh.
Anh Long may mắn được mấy người
bạn rủ đi bằng tàu vào một trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm
1975. Như tất cả những người tị nạn khác, giai đoạn đầu đến Mỹ, anh Long
cũng vất vả t́m kiếm việc làm để sinh sống. Bận rộn với công việc nhưng
anh vẫn theo dơi t́nh h́nh tại Việt Nam bởi vợ và con gái bốn tháng tuổi
c̣n kẹt lại quê nhà. Anh chị bặt tin nhau khá lâu, măi đến gần hai năm
sau mới liên lạc được. Nhờ mấy người bạn chỉ dẫn, anh Long mua thuốc tây
và một số các mặt hàng cần thiết gửi về cho chị Nguyệt để bán kiếm tiền
nuôi con. Cũng nhờ vậy cuộc sống của hai mẹ con chị đỡ vất vả hơn so với
nhiều gia đ́nh khác trong cùng khu nhà chị.
Thật t́nh cờ tôi quen biết chị
Nguyệt, câu chuyện kể ra khá dài ḍng. Chỉ biết rằng t́nh bạn thân giữa
chị và tôi cứ nhân lên theo thời gian. Ngày đó chị đă nghỉ làm, dành
thời gian toàn tâm toàn ư lo cho con gái. C̣n tôi, thỉnh thoảng trên
đường đi làm về, tôi thường tạt ngang nhà thăm chị Nguyệt và cháu Hạnh.
Có một lần ghé thăm chị vào buổi chiều, tôi mới hay chị vừa mới về nhà.
Chị đến phi trường Tân Sơn Nhất để lănh thùng quà của anh Long gửi. Một
tay lau mồ hôi, một tay chị lấy những món quà từ trong túi xách ra. Mọi
thùng quà đều phải mở ra để hải quan kiểm và đóng thuế trước khi giao
lại cho người nhận. Chị đưa tôi xem tấm h́nh của anh Long. Chị bảo với
tôi là anh Long không thích chụp h́nh nhưng v́ hai mẹ con chị nói măi
nên bây giờ anh mới chịu gửi h́nh về. Nh́n qua h́nh, tôi thấy dáng người
anh cao, gương mặt nghiêm nghị không có vẻ ǵ là phát tướng so với những
người bạn đứng chụp cùng với anh. Cháu Hạnh rất vui, vừa cầm từng món
quà của người cha gửi về vừa liến thoắng kể cho tôi nghe. Mà anh cũng
khéo lắm, mua cho chị mấy áo thung vừa vặn và đúng màu sắc chị yêu thích.
Quà cho con gái ngoài bánh kẹo, chocolate c̣n là những áo đầm hoa rực rỡ
và trẻ trung.
Chị rất giỏi nội trợ, ngoài
những món ăn hằng ngày, thỉnh thoảng chị thường làm tôm chua vào mùa hè
để ăn thế nào chị cũng dành cho tôi một hũ. Những con tôm đỏ au xen kẽ
với những sợi đu đủ trắng bào sợi và mấy trái ớt hiểm ở trong hũ thủy
tinh. Mở hũ tôm chua ra, mùi riềng xông vào mũi làm hấp dẫn vị giác. Mỗi
lần có hũ tôm chua chị tặng là ngày hôm sau tôi có một bữa cơm thật ngon
miệng. Chỉ với đĩa thịt ba chỉ luộc ăn ghém với dưa leo, tôm chua mà tôi
ăn mấy bát cơm. Đúng như câu ví của các cụ già: có cá đổ vạ cho cơm, quả
là không sai tí nào. Vào dịp Giáng sinh, chị làm bánh Buche de Noel,
trang trí rất bắt mắt. Ổ bánh cắt ra trông mịn màng, thơm phức mùi bơ,
dĩ nhiên là tôi cũng có phần.
Chừng mấy năm sau th́ chị cho
tôi biết anh Long đă làm giấy bảo lănh cho hai mẹ con chị. Lẽ ra diện vợ
chồng bảo lănh th́ đi rất nhanh nhưng bị trục trặc một số giấy tờ từ
phía chị Nguyệt ở Việt Nam, hồ sơ phải bổ túc thêm do vậy mà hơn mười
năm sau chị và con gái mới đến Mỹ đoàn tụ gia đ́nh.
***
Tôi dành một buổi tối trước
ngày về để ghé thăm anh chị. Đó là một căn nhà nằm trong khu chung cư
khá yên tĩnh. Cả tôi và chị Nguyệt đều vui mừng khi gặp lại nhau. Chị có
dáng người cao ráo, cân đối lại thêm biết cách ăn mặc hợp thời trang
cùng với mái tóc dài qua vai, uốn xoăn nhẹ, trông chị rất tươi trẻ.
Căn nhà thật gọn gàng, ngăn nắp,
đúng là nhờ vào bàn tay khéo léo của chị. Ban ngày chị Nguyệt đi làm
nails cho một tiệm ở gần nhà, chiều về lo cơm nước cho chồng con. Ngày
nào đông khách, chị về muộn th́ anh Long lại là người lo nấu ăn cho con.
Cuối tuần, anh Long chở chị Nguyệt đi chợ. Cháu Hạnh, con gái duy nhất
của anh chị, đang học năm cuối của bậc trung học. Lúc này cháu đă ra
dáng một thiếu nữ trông thật xinh và dịu dàng. Trước khi chào anh chị ra
về, tôi không quên xin số điện thoại và địa chỉ email của cháu Hạnh để
tiện liên lạc. Ấy thế mà lúc tôi dọn nhà đi, tôi đă sơ ư để thất lạc số
điện thoại của chị, rồi bận bịu với công việc và chăm sóc con cái nên
tôi và chị lại mất liên lạc với nhau. Tôi đă nhiều lần gửi email cho
cháu Hạnh nhưng không nhận hồi âm, tôi đoán chắc cháu cũng không c̣n
dùng email này nữa.
***
Gần hai mươi năm sau, t́nh cờ
qua một người quen, tôi mới t́m ra chị Nguyệt. Đó là buổi sáng sau ngày
lễ Tạ Ơn năm 2019, chị gọi cho tôi. Tôi nhận ra ngay giọng nói trong
trẻo, ngọt ngào của chị. Hai chị em nói chuyện thật lâu mà vẫn chưa muốn
dứt. Chị cho tôi biết anh Long đă nghỉ hưu, tiệm nails của chị cũng sang
lại cho người khác. Để giảm bớt chi phí tiêu dùng, cả hai anh chị quyết
định chuyển qua vùng ngoại ô Texas gần hai năm nay rồi. Một năm sau, gia
đ́nh cháu Hạnh từ San Francisco cũng chuyển sang mua nhà ở Texas. Cháu
muốn cha mẹ ở gần nhà để dễ dàng qua lại thăm nhau. Hơn nữa, chị Nguyệt
cũng muốn chăm sóc cháu ngoại để con gái có thời gian làm việc. Cháu
Hạnh đă lập gia đ́nh, có một bé gái bốn tháng tuổi. Nhưng điều làm tôi
ngạc nhiên nhất đó là chị Nguyệt đă xuống tóc và tu tại gia được hơn
mười năm!
Chỉ từ một giấc mơ mà chị đi
đến quyết định như thế. Con đường tu của chị Nguyệt rộng thênh thang v́
được sự ủng hộ hoàn toàn từ anh Long và cháu Hạnh. Những chiếc áo đầm,
những bộ quần áo, áo khoác, áo len, đủ màu, đủ kiểu đă một thời chị mặc
mỗi khi đi dự tiệc, nay chị cho lại các chị em trong nhà mà không chút
luyến tiếc. Những túi xách đủ kích cỡ, những đôi giầy cao gót, giầy
ba-ta, sandals đủ kiểu… chị cũng cho đi hết. Chị quy y tại một ngôi chùa
và sư cô đă xuống tóc cho chị. Theo chị, chỉ có vậy chị mới chuyên tâm
tu hành được theo mong muốn của chị.
Noel cùng năm đó, chị Nguyệt
gửi cho tôi gói bột sắn dây với vài tấm h́nh gia đ́nh, c̣n cháu Hạnh gửi
tặng tôi chiếc áo len màu đỏ. Nh́n vào h́nh, chị Nguyệt đứng cạnh anh
Long, dù mái tóc dài uốn quăn gợn sóng năm nào của chị đă không c̣n
nhưng gương mặt chị vẫn xinh đẹp, đầy đặn, phúc hậu, chỉ có vài nếp nhăn
mỏng dù chị đă gần bảy mươi tuổi. Vợ chồng cháu Hạnh th́ quá đẹp đôi.
Ngày trước mỗi lần đi dự tiệc, chị phải tốn thời gian để lựa chọn quần
áo; giờ đây chị đă bỏ hết mọi thứ vật chất phù phiếm đó, chị chỉ mặc mấy
bộ quần áo màu lam, màu nâu mà thôi. Hằng ngày, sau khi làm xong công
việc nhà, chị dành thời gian c̣n lại để nghe kinh kệ hoặc xem những bộ
phim giáo lư nhà Phật. Sau này, có cháu ngoại th́ cuối tuần chị mới có
giờ để nghe kinh. Ngay cả món ăn chay do chị tự nấu cũng chẳng c̣n cầu
kỳ như thời chị c̣n ăn mặn. Thậm chí khi tôi ngỏ ư đan tặng chị mấy cái
khăn quàng cổ dùng cho mùa lạnh th́ chị từ chối v́ chị đă tu rồi nên cần
giản dị thôi.
Trước tết năm 2020, tôi mua ít
mứt và kẹo lạc làm quà tết bất ngờ gửi tặng chị Nguyệt. Biết tính chị
nên tôi đă viết trong thư gửi kèm rằng chị không được nghĩ ngợi ǵ khi
nhận món quà này. Chị cảm động lắm và cho biết từ ngày qua Texas anh chị
không ăn tết v́ nơi chị ở họ không bày bán bánh mứt nhộn nhịp như ở Cali.
Trước khi cúp máy, chị luôn nhắn nhủ: Hết dịch bệnh, em phải thu xếp qua
đây chơi với chị vài tuần nhé. Ở nhà anh chị hoặc ở nhà cháu Hạnh cũng
được.
Mùa Xuân năm đó, tôi rất vui
khi biết món quà tết tôi gửi tặng lại được cả nhà chị yêu thích và
thưởng thức trong ngày đầu năm. Anh Long và chị Nguyệt đă t́m được chút
ít hương vị ngày tết và quây quần bên con cháu ở thành phố mới. Chị vui,
tôi cũng vui. Tôi nói với chính ḿnh mà như có chị Nguyệt đang ở cạnh: Bao
nhiêu năm qua, từ Việt Nam sang đến Mỹ, mấy ai ǵn giữ được t́nh bạn đẹp
như mùa Xuân của chị và em? Sống chân thật th́ t́nh bạn luôn vững bền
như thế dù ở gần hay ở xa chị nhỉ.
Xuân NHÂM DẦN 2022