ừ lâu nhân dân Ninh Hòa truyền
tụng “Cọp Ổ Gà, ma Đồng Cháy”.
Đồng Cháy ở đâu? Có nhiều ma hay không? Thì không rõ! Còn cọp Ổ Gà, xưa
kia có rất nhiều, những người sống trên tám chín mươi tuổi đều biết. Nơi
đây cọp nhiều đến nỗi trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí, Quốc sử quán
triều Nguyễn đã ghi chép: Núi Phú Như tục gọi núi Ổ Gà ở cách huyện Tân
Định (tên huyện Ninh Hòa ngày xưa) 64 dặm về hướng bắc, cây cối um tùm,
có nhiều cọp, người đi đường phải đề phòng.”. Theo Nguyễn Đình Tư, trong
Non Nước Khánh Hòa viết: “Nơi này cây cối rậm rạp, cọp beo lui tới rất
nhiều, gây tai họa cho khách đi đường, dân chúng phải làm miếu để thờ,
thường gọi là miếu Ông Cọp” (dân địa phương kiêng gọi cọp, gọi là hổ,
nên gọi miếu Ông Hổ).
Thực tế ngôi miếu này thờ 2 vợ chồng người nông dân đã đánh
giết được cọp dữ. Sự tích đánh giết cọp của vợ cồng của người nông dân
theo lời kể của các bô lão như sau:
Đời vua Thiệu Trị (1841-1847), ở hướng nam chân đèo Bánh Ít,
nằm trong dãy núi Ổ Gà, thuộc thôn Vạn Thiện, xã Ninh Đa, huyện Ninh
Hòa hiện nay, xưa kia là Vạn An xã, Trung tổng, Quảng Phước huyện, có 2
vợ chồng nghèo sống bằng nghề cắt tranh bán cho mọi người lợp nhà. Vợ
tên Hoàng (Huỳnh) Thị Nghĩa, nhưng tên người chồng thì chẳng ai nhớ. Có
lẽ tên bà lưu lại đời sau, do tấm lòng dũng cảm trung liệt, dám liều
chết cứu chồng. Ông bà chỉ có 1 người con trai nhưng bị tật ở chân.
Như thường lệ 2 vợ chồng bà vào núi Ổ Gà cắt tranh. Chồng đi
trước tay cầm câu liêm (như lưỡi hái, nhưng lớn hơn và có cán ngắn), vợ
vác cây đòn xóc (Giống như đòn gánh nhưng nhọn 2 đầu, để xóc vào gánh
tranh; Còn những người cắt tranh cho biết có cây đòn xóc dài khoảng 2,5
mét, có 2 nhánh chĩa ra như cái nĩa dùng để xóc trở những hàng tranh phơi
rãi trên bãi cho mau khô). Vào đến bãi tranh thì bà Nghĩa hoảng hốt khi
thấy con cọp lớn, chụp vồ chồng té ngã, máu tuông lênh láng. Nhìn thấy
cảnh thương tâm trước mắt, bà Nghĩa quên cả sợ hãi, bình tĩnh lừa thế
đánh cọp cứu chồng. dùng đòn xóc đâm vào miệng cọp. Hai bên giằng có, bà
cố hết sức đẩy cọp lùi dần. Lòng căm thù tăng thêm sức mạnh, bà tiến tới
thọc sâu cây đòn xóc vào miệng cọp, mặc cho 2 chân cọp cào quấu rách cả
2 tay chân bà.
Bà con lối xóm thấy vợ chồng đi cắt tranh mãi đến tối mịt mà
vẫn chưa về nhà, nên sáng hôm sau, cùng tụ tập đông người, khua trống,
gõ mõ lên núi Ổ Gà tìm. Khi đến bãi tranh thì thấy thi hài người chồng
và cọp đã chết, riêng bà Nghĩa vẫn còn thoi thóp thở, 2 tay còn bịn
chặt cây đòn xóc cắm sâu vào cổ họng cọp. Bà con khiêng bà về làng cứu
chữa, nhưng vì quá kiệt sức, máu chảy ra nhiều, bà chỉ kịp gửi gắm đứa
con trai tật nguyền côi cút cho làng rồi nhắm mát. Năm đó bà Nghĩa
khoảng 47 tuổi..
Bà con làng xóm góp công an táng 2 vợ chồng ngay tại bãi tranh
núi Ổ Gà. Hồi đó vì kiêng kỵ, những người bị cọp vồ chết , xác không
được mang về nghĩa trang làng, mà phải chôn ngoài đồng hay trong núi.
Tấm lòng trung liệt thủy chung, dũng cảm dám đánh giết cọp cứu
chồng của bà Nghĩa được nhân dân truyền tụng lan ra tới kinh đô Phú Xuân.
Vua Thiệu Trị sắc phong khen thưởng và cho vàng bạc cho dân làng lập đền
thờ bà. Sự tích nhà được đưa vào ghi chép trong bộ Đại Nam nhất thống
chí, sách của quốc sử quán Triều Nguyễn.
Cha mẹ qua đời, lúc đó người con khoảng 8, 9 tuổi, sống bơ vơ,
hàng ngày đi xin ăn. Nhà cửa dần bị hư sập, người con vào ở trong miếu
luôn. Xin được thứ gì , cậu cũng đem về miếu dâng cúng cha mẹ trước khi
ăn, giống như lúc sinh tiền. Ngôi miếu ấy, ở giữa thờ hai chữ “SONG
LINH”, hai bên là 2 câu liễn thờ :
Như vậy rõ ràng, đây là ngôi miếu thờ 2 vợ chồng người nông
dân nghèo, đã đánh giết được cọp dữ. Song thời gian trôi
qua, do mọi người quá sợ hãi nạn cọp hoành hành, nên dần đổi
tên lại là “Miếu ông Hổ”.
Câu chuyện không dừng lại ở đó, có người thêm thắt
chưa rõ đúng sai. “Hồi đó , nơi này là ngôi miếu hoang, cách
xa làng mạc, ban ngày ít ai dám lại vãng, huống chi ban đêm,
đầy cọp beo, thú dữ. Người con trai vào miếu hoang sinh sống,
vì tật nguyền, thọt một chân, nên chắc rồi cũng bị cọp beo
ăn thịt. Nhưng trước khi chết, cậu chống trả quyết liệt,
dùng rựa chặt đứt một chân cọp”. Từ đó có thêm huyền thoại;
Ông Cọp xám vằn tàu cau thọt một chân, gọi là Cọp ba chân,
rất quỉ quyệt , lai vãng gần xóm làng, chuyên bắt người,
trâu bò gia súc ăn thịt. Nhân dân các làng ven núi Ổ Gà như
Văn Định, Ninh Ích, Hà Thanh.. rất sợ hãi khi bắt gặp dấu
chân “Cọp ba chân”.
Ngôi miếu ấy cách đây năm sau mươi năm vẫn còn,
nếu tính từ trong Ninh Hòa đi ra, ngôi miếu sát quốc lộ 1,
bên trái, gần đỉnh đèo Bánh Ít. Tương truyền, rất linh
thiêng, khách qua đường phải dở nón cúi đầu chào.

Xuân
NHÂM DẦN 2022