Tản Mạn:
N |
 |
ếu bảo rằng ngày tết để lại trong lòng tôi những dư vị vừa ấm
áp vừa thiêng liêng thì có lẽ không chỉ bởi những tối tất niên ngồi chờ ba
đặt mâm cỗ cúng giao thừa lên ban thờ, thắp hương thơm để rồi tôi ngồi đếm
ngược những giây cuối cùng của năm cũ đón chào một năm mới về với đất
trời. Cũng không phải chỉ bởi cái hạnh phúc được ngồi canh nồi bánh chưng
chiều 27 tết hay theo ba đi ăn đụng thịt lợn trong làng để tranh nhau với
lũ trẻ con cái đuôi “quẫy quẫy” như lúc nhỏ. Mà có lẽ tôi không khi nào
quên dược cảm giác thiêng liêng khi được cùng ba ra ngoài nghĩa trang tảo
mộ cho tổ tiên và những người thân đã khuất.
Tôi nhớ cứ vào ngày 25, 26 tết là mẹ lại ra chợ sớm mua
thật nhiều hoa cúc, mà phải là loại cúc có cả rễ để có thể để được lâu.
Thường thì mẹ mua hoa cúc vàng, bông nhỏ nhìn rất đẹp. Ngoài hoa còn có
mấy nắm hương thơm và rượu. Mẹ để vào trong một cái làn nhựa cho tôi ngồi
đằng sau xe đạp xách. Còn bố thì phải đi mua vôi treo lủng lẳng đằng trước
xe. Trên đường đi ra nghĩa trang tôi thấy rất nhiều đứa trẻ cũng ngồi đằng
sau xe đạp ôm hoa như tôi, miệng cười tươi, vừa đi vừa hát. Ở quê tôi,
người ta thường vào nghĩa trang liệt sĩ tảo mộ trước rồi mới ra nghĩa
trang chung. Nhìn ngôi mộ nào cũng được nhặt cỏ, quét vôi mới trăng tinh,
trồng hoa cúc vàng tươi, mùi hương thơm quện vào mùi gió xuân, lòng ai
cũng thấy vui. Tôi còn nhớ cô giáo từng nói: “Phong tục tảo mộ cuối năm là
một phong tục đẹp phổ biến của người dân Việt Nam khắp mọi miền đất nước”.
Nhớ cũng thời điểm này mấy chục năm trước đây, mấy anh em trong nhà với ba
đến mộ ông bà quét vôi, nhổ cỏ, thắp hương bày tỏ lòng tưởng nhớ. Cứ gần
đến Tết, nhớ lại những ngày về quê, làng quê có những ruộng lúa nối tiếp
nhau, thoang thoảng trong gió hương đồng cỏ nội, không lẫn vào đâu được
mùi của quê hương, máu thịt, quê nhà. Trí nhớ lại xô về góc dài của những
con phố ngày Tết vương đầy những cánh hoa mai, đâu đó những cành quất,
những phong lì xì đỏ chói. Nhớ những bữa ăn đầu năm bên cạnh ba mẹ, anh em
cùng nhau thưởng thức các món ăn, dành cho nhau những lời chúc phúc, cùng
nhau mặc những bộ áo mới nhất. Quê hương chính là nơi mình được sinh ra,
lớn lên được nuôi dưỡng và hình thành nhân cách. Bây giờ, nỗi lo trên vai
người mẹ, người ba vẫn chưa hề giảm bớt. Việc chuẩn bị cho gia đình bữa
cơm tất niên, nào là bánh mứt tiếp đãi bạn bè, nào là tiền lì xì... nghĩ
đến điều đó tôi lòng cứ nao nao. Vẫn là mẹ với những nỗi lo cho gia đình
chưa một lần được ngơi nghỉ. Nơi xứ người, mọi thứ vẫn bình thường như mọi
ngày khác, đâu đó những hàng người qua lại, những dòng xe cộ không ngớt,
vẫn ăn ngủ, đi làm, đi học. Chẳng ai hay biết có một người đang đứng ở đây
giữa dòng người nhớ quê hương với nỗi nhớ khôn nguôi. Mong lắm một lần
được thấy lại không khí của ngày Tết, ngửi mùi của quê hương trong những
ngày Tết, đi trên những con đường tràn ngập hương lúa, hương đồng vào buổi
nắng sớm…
Không biết từ đâu dòng nước mắt chảy dài trên má, hình như quê
hương gia đình là máu thịt của tất cả những người con đất Việt. Chỉ một
chút thôi muốn dừng lại tất cả để nghĩ về gia đình dù có làm gì đi nữa ở
nơi đây cũng không sánh được với quê hương đất nước. Vẫn là bánh chưng
ngày Tết, vẫn là dưa hành củ kiệu, thịt muối, vẫn là cành mai, cành đào
ngày Tết, nhưng tất cả không bằng một giây phút được ở quê hương bên cạnh
gia đình, trong chính ngôi nhà của mình, nơi mình sinh ra và lớn lên.

Võ Hoàng Nam
Xuân Kỷ Hợi 2019
|