
Tinh Thần TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Của Cựu Học Sinh
Trường TH Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa

H́nh chụp trong Ngày Hội Ngộ Gần 60 năm
Trường TH Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa
Ảnh: cựu GS Nguyễn Văn Lai
Từ trái: Ngồi: Cô Nguyễn Thị Lộc,
ông Lê Phụng Chữ cựu PQT Ninh Ḥa
và cựu GS Trần Đức Tạo.
Đứng: Anh Nguyễn Văn Thành Trang chủ www.ninh-hoa.com
( cựu HS )
và phu nhân: chị Nguyễn Thị Giỏi.
Đứng giữa BS Phạm Mai Sĩ ( cựu HS ).
S |
 |
au buổi Hội Ngộ Gần 60 Năm Trường TH Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa, được tổ
chức vào ngày 5/11/2017, tôi nghĩ sẽ viết bài dành tặng BS Phạm Mai Sĩ và
những cựu HS trong trường. Khi được cựu GS Dương Anh Sơn chuyển bài này,
tôi vội vàng chuyển tiếp đến một số bạn bè thân quen...Ai ai cũng tấm tắc
khen ngợi người bác sĩ thành danh, đầy ḷng nhân ái và thúc đẩy tôi viết
bài. Nhưng rồi tôi cứ lần lựa măi... Mà thời gian th́ cứ b́nh thản trôi
qua, cũng chẳng chờ đợi một ai...
Sáng nay, đọc được Email từ anh Sáu Nguyễn trên Diễn Đàn QGHC.
Anh Sáu đă đăng bài viết của NL, một người bạn viết cho BS Phạm
Mai Sĩ. Anh Trần Việt Long cựu ĐS 16, CH 8 đă đọc bài viết này và
nhờ chuyển lên Diễn Đàn QGHC.
Một lần nữa, động lực ấy lại mạnh mẽ thúc đẩy tôi viết được bài
này. Âu đó cũng là một Cái Duyên phải không? Xin cám ơn anh Trần
Việt Long và anh Sáu Nguyễn nhé.Thật t́nh, bản tính tôi rất thích,
rất vui khi nghe hay đọc và biết được sự thành công của bất cứ
người Việt Nam nào dù họ ở Hoa Kỳ hay các quốc gia trên toàn thế
giới. Tôi thường viết về họ, ca ngợi họ...
Bởi v́ sau cuộc đổi đời, sau những tháng ngày thăng trầm trong
cuộc sống, hàng hàng lớp lớp người bỏ nước ra đi. Số người may mắn
đến được và thành danh nơi xứ người... Số khác bỏ thây trên biển
cả mênh mông... Vô số khác phải chịu cảnh tù đày ở những núi rừng
hoang vắng xa xôi, ở miền núi Hoàng Liên Sơn, quanh năm tuyết phủ,
biên giới Việt Bắc và trong những vùng núi non hiểm trở Hạ Lào...
Giờ đây, có dịp gặp lại được bạn bè, học tṛ, con cháu... thành
công trên xứ người. Chúng tôi cảm thấy vui lắm và hănh diện vô
cùng. Thật đáng trân quư biết bao!
" Nhờ vào truyền thống giáo dục gia đ́nh, nhờ vào trí thông minh,
đức tính cần cù, chịu khó học hỏi... Những người Việt Nam chúng ta
đă sớm thành công. Những thành công của họ là những chất xám ưu tú
đă đóng góp vào đất nước đă bảo bọc và che chở cho họ ở Hoa Kỳ hay
các bất cứ quốc gia nào trên toàn thế giới " ( Mời xem:
Lá Thư
Xuân_ĐS Xuân Bính Thân_Nguyễn Thị Lộc )
Mời xem:
Niềm Vui Mùa Xuân và
Vẫn Măi Mùa Xuân_Tác giả: Nguyễn Thị
Lộc trong
www.ninh-hoa.com
Tôi đem chuyện viết bài nói với Nhà Tôi. Không những anh ấy đồng
ư và tán thưởng ngay... Mà c̣n nói:
Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Elizabeth Phú, Nữ Đại tá Lynda
K Vũ, Thomas Nguyễn_Đại tá Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Pḥng thủ
hỏa tiễn và không gian Lục quân Hoa Kỳ, Đại tá Lê Bá Hùng_Chỉ huy
trưởng Hải đội 7 Khu trục hạm... Và c̣n rất nhiều, rất nhiều người
đă thành danh, nổi tiếng em đă viết bài về họ... Mà anh đă không
thể nhớ hết tất cả để kể ra đây... Những bài viết này do người ta
chuyển đi, chuyển lại... trên Internet mà em c̣n viết bài khen
ngợi... Thế th́ nay, tại sao lại không???

Thầy Nguyễn Văn Lai ngồi giữa, đeo kính
và một số học sinh lớp 12 niên khóa 1972_1973.
Bên phải thầy, cựu HS Phạm Mai Sĩ. Hiện nay
là bác sĩ giải phẫu tim nổi tiếng ở Florida, Hoa Kỳ.
Ảnh: cựu GS Nguyễn Văn Lai

Dưới tàng cây phượng vĩ trong sân trường
Ảnh: Cựu GS Nguyễn Văn Lai
Từ trái: Thầy Ngô Dũng, thầy Ngô Bá Ṭng,
thầy Trần Nhàn, Cô Huyền Tôn Nữ Vân Anh,
cô Trần Thị Thanh Đàm, cô Phạm Thị Phụng,
cô Nguyễn Thị Liên
Hôm Hội ngộ năm 2017, anh Nguyễn Văn Thành, Trang chủ
www.ninh-hoa.com
và phu nhân đă đưa bác sĩ đến tận bàn chào và
chụp h́nh với bàn chúng tôi. Cám ơn anh chị Nguyễn Văn Thành và BS
Phạm Mai Sĩ nhé.
Cám ơn anh chị Nguyễn Văn Lai & Trần Thị Thanh Đàm đă tặng cho em
những tấm h́nh cũ quư hiếm của các thầy cô giáo trong trường,
trong số đó có h́nh cựu HS Phạm Mai Sĩ nữa.
Giờ đây, sau 50 năm nhờ sự bền chí cố gắng học hỏi, cộng với sự
thông minh, người cựu HS ấy đă thành danh và nổi tiếng là một bác
sĩ không những giỏi ... mà c̣n đầy ḷng nhân ái, vị tha... BS Phạm
Mai Sĩ đă dốc hết sức..., hết ḷng ḿnh... để giúp ích cho
người..., cho đời... Thật là quư lắm!
Bên cạnh đó, điều mà tôi muốn ca ngợi ở đây là tinh thần Tôn Sư
Trọng Đạo của BS Phạm Mai Sĩ.
Nhớ lại hôm Hội ngộ, cựu thầy cô Nguyễn Văn Lai & Trần Thị Thanh
Đàm ngồi chung bàn với chúng tôi. BS Phạm Mai Sĩ và các bạn cùng
lớp kéo nhau đến chào và thăm hỏi thầy cô. Bác sĩ ngồi cạnh cô
Thanh Đàm, chính ḿnh dùng phone và tự chụp h́nh hai cô tṛ với
nét mặt vui tươi và nụ cười rạng rỡ lắm!
Ngồi phía đối diện, tôi đă chứng kiến được cung cách của hai cô
tṛ thật dễ thương. Dù ḿnh có nổi danh, có chức vị cao cỡ nào đi
nữa... Nay t́nh cảm đối với cô giáo đă dạy ḿnh ngày xưa, bác sĩ
đă luôn luôn giữ được tinh thần TÔN-SƯ-TRỌNG-ĐẠO làm đầu. Thật
đáng trân quư lắm thay!

BS Phạm Mai Sĩ tươi cười rạng rỡ
bên cạnh cựu GS Trần Thị Thanh Đàm
Ảnh: BS Phạm Mai Sĩ
Cái h́nh ảnh dễ thương đó đă gợi lên trong tôi một niềm cảm xúc
mănh liệt và tôi đă nhớ măi h́nh ảnh dễ thương này. Bởi v́ chính
mắt tôi đă nh́n thấy cung cách của bác sĩ lúc đó là thật ḷng.
Cùng với câu nói, tiếng cười đùa rất tự nhiên, ḥa nhă với các bạn
cùng lớp ngày xưa... Khiến tôi xúc động, vui lây và cảm thấy ḿnh
như trẻ lại, nhớ lại thời con gái, ngày mới đến nhận dạy tại
trường năm nào...
Riêng cô Thanh Đàm, sau khi đă nhận tấm h́nh do bác sĩ tặng. Cô
thật vui và hănh diện lắm! Cô cứ tấm tắc và nhắc nhớ nhiều về cung
cách của bác sĩ. Cô gửi lời cám ơn người cựu HS hiền lành, chăm
ngoan... Cô c̣n nói: " Đă gần 50 năm xa cách mà em Sĩ trông không
khác thời học sinh TH ngày xưa..."
***
" Nền giáo dục miền Nam Việt Nam quư trọng con người, cho nên đă
lấy giáo dục dựa trên nhân bản làm đầu. Từ thế hệ này sang thế hệ
khác, từ thời cha anh cho đến đời chúng tôi, may mắn hấp thụ được
một nền giáo dục tốt. Đối với thầy cô giáo lấy TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
làm đầu và trong trường lớp lấy LỄ NGHĨA làm trọng. Thế mới có
câu: " Tiên học lễ, hậu học văn " là vậy.
( Trung Học Ninh Ḥa, Trường Xưa Bạn Cũ_Nguyễn Thị Lộc )
Thật vậy, trong hội trường, đầy ắp tiếng nói, tiếng cười..., thầy
cũ, tṛ xưa... Sau cuộc đổi đời, bây giờ gặp lại... Họ ở tận
Canada, Úc Châu... hay các tiểu bang bên miền Đông Bắc xa xôi...
Nghe tin hội ngộ, dù có bận bịu thế mấy đi nữa, bây giờ có cơ hội
họ cũng cố gắng t́m cách quay về. Giống như đàn chim đủ lông đủ
cánh bay đi kiếm ăn tận bốn phương trời, nay lại t́m về tổ ấm...
Đặc biệt hơn nữa, một đoàn cựu thầy cô giáo và cựu học sinh ở tận
quê nhà cũng đă bay qua tham dự buổi Hội Ngộ hôm nay.

Hội Ngộ Gần 60 Năm
Trường TH Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa
Ảnh: Lê Phụng Chữ
Tôi đă nhớ măi và rất xúc động khi nghe câu phát biểu của thầy
Đào Đức Nhuận: " ... Nhờ tinh thần TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO, khi tôi tham
dự buổi Hội Ngộ hôm nay, tôi đă thấy cảnh MỘT NGƯỜI ĐẦU BẠC CÚI
ĐẦU CHÀO MỘT NGƯỜI ĐẦU BẠC... "
Thật đúng như vậy! Không khí trong hội trường vừa trang trọng lẫn
vui tươi, những tiếng hỏi nhau, chào cười không ngớt... Các em cựu
học sinh đă xúm xít ngồi lại với nhau. Người th́ đem hoa, đem quà
tặng cựu thầy cô giáo để tỏ ḷng tri ân công ơn dạy dỗ..., người
th́ giúp nhau mang cả chồng sách nặng đến từng bàn... tặng cho
quan khách, tặng cho cựu thầy cô giáo...
Trong khi chờ đến phần văn nghệ, các em cựu HS kéo nhau đến tận
từng bàn chào hỏi và tặng quà cho những thầy cô đă dạy trong
trường.

Từ trái:
Ngồi: Cô Lộc, anh Chữ, thầy Lai, cô Thanh Đàm.
Đứng: Lan,
Nghĩa, Ái Đào, Thu Yến, Trung

Từ trái: Cô Bạch Liên, cô Lộc, anh Chữ, thầy Tạo.
Đứng: Cô Tuyết
Sơn, Ái Đào, Ái Liên

Từ trái:
Ngồi: Cô Thanh, cô Bạch Liên, cô Lộc,
anh Chữ, Thầy Tạo.
Đứng: Thầy Chi, Thầy Thanh, Ph. Hiền

Từ trái:
Ngồi: Cô Lộc và Phu quân Lê Phụng Chữ.
Đứng: Nghĩa, Ái Đào, Trung, và Lan



Bích Liên, cô Lộc, Chất và Ái Đào

Ái Đào, cô Lộc, cô Bạch Liên và Hoàng Lan

Anh Chữ và Lộc chụp h́nh chung với
hai em của Huyền Chiêu: Minh Đức, Túy Phượng

Thúy Liễu, Trung, cô Lộc và Ái Đào
Rất vui khi nhớ lại những lời phát biểu của Nhà Tôi, anh Lê
Phụng Chữ trong buổi Hội Ngộ:
" ... Đă mấy mươi năm sống trên đất Mỹ, có một em học sinh,
từ khi liên lạc được với Nhà Tôi và cứ mỗi lần Lễ, Tết... Không
những Email, gửi Thiệp Chúc Mừng... Mà c̣n gọi điện thoại chúc
mừng và nói chuyện nữa... "
Tôi xin bật mí nha: Là cô cựu học sinh Lâm Ái Đào dễ thương
đó!!!
* Nhân đây, tôi cũng xin phép một chút để ca ngợi anh Nguyễn
Văn Thành, cựu học sinh Trường TH Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa. Anh
là một trong những học sinh khi nhà trường mới được thành lập.
Hiện nay là Trang chủ
www.ninh-hoa.com
Sau tháng 4 năm 1975, anh và gia đ́nh may mắn đến được Hoa Kỳ.
Nhưng lúc nào cũng nhắc nhớ và biết ơn những thầy cô giáo đă dạy
dỗ đầu đời khi anh mới bước chân vào ngưỡng cửa Trung học. Năm
học đầu tiên đó tính đến nay được 60 năm.
Bên cạnh cuộc sống bận rộn lo cho bản thân và gia đ́nh nơi xứ
người, đại gia đ́nh c̣n ở Việt Nam..., anh c̣n hỏi thăm khắp
nơi, bạn bè và những người quen biết về gia đ́nh cựu cô giáo dạy
toán Lê Thị Phương Lan...
Ước mong được như lời nguyện cầu khi thả hoa đăng trên sông
Hương: "Mong cô mạnh khỏe và em sẽ c̣n được gặp cô nhiều lần
nữa"
Trời xanh có mắt, cuối năm 2017, một người bạn cho anh biết
tin cô giáo Phương Lan c̣n ở Huế. Vui quá! Thế là Tết năm ngoái
anh chị đă kiếm đường đi và đă thăm được cô giáo mà anh hằng mến
mộ!
Chúng tôi rất vui và THÀNH THẬT CHÚC MỪNG anh chị đă đạt được
những điều ḿnh hằng mong ước.
CHÚC MỪNG!!! CHÚC MỪNG!!!
Mời xem:
http://www.ninh-hoa.com/nvt-GacMaiConDo.htm
Anh
Nguyễn Văn Thành, không những
có Tinh Thần TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO rất cao..., mà c̣n là một người có
tâm huyết nhiệt t́nh, luôn đem t́nh yêu hướng về quê hương và
anh đă sống trọn vẹn cùng với quê hương Ninh Ḥa của ḿnh...
( Mời xem_CÁC
VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA của anh Nguyễn Văn Thành_Nguyễn
Thị Lộc)
Cám ơn anh Thành không những đă cho phép tôi chọn tấm h́nh anh
chụp chung với cựu cô giáo Nguyễn Thị Phương Lan để vào bài
viết của tôi..., Mà c̣n gửi tặng tôi đường link bài anh viết về
chuyến đi thăm cô Phương Lan nữa...
Bài anh viết rất hay, t́nh cảm rất sâu sắc... đă thể hiện được
trọn vẹn tấm ḷng chân thật của một cựu học sinh luôn giữ Tinh
Thần TÔN-SƯ-TRỌNG-ĐẠO làm đầu.
* C̣n nữa, người thứ hai mà tôi được biết cũng có tâm ư như anh
Nguyễn Văn Thành. Đó là anh Huỳnh Sanh, cựu học sinh trường TH
Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa. Anh Sanh học sau anh Thành vài lớp.
Nghe nói anh Sanh và gia đ́nh hiện ở Canada.
Vào July 9, 2017 anh Sanh đă nhờ anh Thành xin địa chỉ Email
của tôi. Anh Sanh đă hỏi thăm tôi về cựu cô giáo Liên Hương, cô
đă dạy lớp của anh ngày xưa. Cô không dạy tôi, nhưng tôi cũng
thuộc lớp học tṛ của cô. Sau đó tôi đă hỏi thăm thầy Trần Chu
Đức, thầy Trần Đức Tạo... May ra họ có thể biết được? Thầy Trần
Chu Đức biết cô Liên Hương là cô giáo đă dạy tại trường. Nhưng
rất tiếc hai thầy cũng không rơ hiện nay hoàn cảnh cô Liên Hương
như thế nào? Sống ở đâu?...
Không biết cho đến nay, anh Sanh đă t́m được cô giáo Liên
Hương chưa? Nếu t́m được, xin cho chúng tôi biết để cùng chung
vui. Nếu chưa được, hăy cố gắng lên. " Có công mài sắt, có ngày
nên kim " anh Sanh nhé!
Thân ái. Nguyễn Thị Lộc
***
Hai người tôi vừa viết thêm, đều cùng là cựu học sinh trường
TH Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa. Họ cùng có Tinh Thần TÔN SƯ TRỌNG
ĐẠO rất cao phải không?
Bây giờ tôi xin trích hai đoạn văn ngắn trong bài: "
Những Cảm Xúc Nhân Ngày Hội Ngộ 60 Năm
Trường TH Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa " của Nguyễn Thị
Lộc. Thay cho phần kết.
* " Đă trên 50 năm qua, biết bao nhiêu thăng trầm, dâu bể... Mà
các em tôi đă dạy lớp..., cũng như các em tôi không dạy lớp...
Tất cả các em c̣n nhớ, c̣n dành cho chúng tôi những cảm t́nh
nồng hậu và thương mến như thế này. Riêng tôi, thật xúc động vô
cùng! Cám ơn các em rất nhiều nhé".
* " Sau khi Kim Phụng đọc danh sách 16 cựu thầy cô giáo được mời
lên sân khấu, đồng thời các cựu nữ sinh trường TH Trần B́nh
Trọng xếp thành hàng, lần lượt đem những đóa hoa tươi thắm lên
tặng từng cựu thầy cô để tỏ ḷng tri ân công ơn dạy dỗ của thầy
cô...
Những giây phút tuyệt vời trong nghề nhà giáo! Là niềm an ủi
cho chúng tôi. Chúng tôi rất xúc động, nhớ măi và cám ơn Ban Tổ
Chức: Thầy cựu HT Trần Chu Đức, thầy cựu HT Trần Hà Thanh và Cựu
GS Lê Văn Ngô. Cũng như toàn thể các em cựu học sinh trường TH
Trần B́nh Trọng Ninh Ḥa. "
Trong không khí đón mừng Năm Mới 2019 Xuân Kỷ Hợi sắp đến. Xin
kính chúc:
- Anh chị Nguyễn Văn Thành, Trang chủ
www.ninh-hoa.com
- Quư Cựu Thầy Cô giáo
- Quư Anh Chị Em
- Quư Bạn bè thân quen
- Cùng các em cựu học sinh thân yêu...
MẠNH KHỎE, B̀NH AN, MAY MẮN và thật nhiều HẠNH PHÚC
Nguyễn Thị Lộc
Ngày 16 Tháng 01 Năm 2019
Mời đọc:
Ḷng Nhân Ái Của Một Bác Sĩ Gốc Việt
Rất vui được đọc bài viết về người Bác Sĩ tài ba Phạm Sĩ (tên
thật là Phạm Mai Sĩ), mà Sĩ lại là người bạn rất thân của ḿnh.
Câu chuyện về Sĩ ḿnh cũng đă có kể cho nhiều bạn bè nghe rồi.
Nay đọc bài báo thấy cần xin kể lại.

Bắt đầu từ tháng 6 năm 75, NL và Sĩ, những người con lưu lạc không
gia đ́nh đang học hành dở dang từ VN, sống tị nạn trong trại
Indian Town Gap. Hai đứa được chọn trong số hàng ngàn sinh viên tị
nạn thời ấy, cấp học bỗng toàn phần và tiếp tục đi học lại vào
tháng 9 tại trường Lebanon Valley College, cách trại tị nạn chừng
5 dặm. Sĩ, nguyên là SV năm thứ 2 trường Dược Saigon c̣n NL th́
năm thứ 3 trường Khoa Học, Giáo Dục tại Dalat. Hai đứa và một
người bạn tên Tuấn cùng theo nghành Pre Med, nhưng sau 1 năm NL và
Tuấn bỏ qua học Hóa Học và Sĩ vẫn tiếp tục nghành Y. Sẽ không có
một Bác Sĩ mổ tim nổi danh thế giới sau này nếu không có câu
chuyện thật kỳ lạ như thế này:

Mùa hè năm 1979, Sĩ nghe tin ḿnh được ĐH Pittsburgh nhận vào học
Y lúc đang sống vất vả , loay hoay, thất nghiệp ở Colorado, nhưng
không có tiền đi học. NL th́ ra trường trước Sĩ một năm, đi làm và
có để dành chút đỉnh. NL gọi cho bạn nói: "Mày làm sao mượn tiền,
mua vé may bay đến được Pitts, tao sẽ cố gắng chuyển tiền đến đó
cho". Gom góp hết tiền đi làm để dành và mượn thêm của bạn bè,
được 15 ngàn đô gởi hết cho Sĩ, và thế là chàng SV người Việt, gốc
Ninh Ḥa, được nhận vào học trong khóa mùa Thu. Nửa năm sau, tháng
1, 1980, th́ không c̣n tiền để học tiếp khóa sau, sắp phải bỏ học,
ḿnh th́ bất lực không giúp tiếp cho bạn được nữa (thời đó kinh tế
Mỹ rất khó khăn, vay tiền mua nhà phải trả lăi trên 10% và SV
không dễ vay tiền đi học nếu không có ai đó bảo lănh vay giúp).

May mắn lúc đó tại Pittsburgh có một bà triệu phú, chồng mới mất,
để lại một gia tài đồ sộ, muốn cấp học bỗng cho SV Trường Y. Nhà
trường nhờ bà giúp cho hoàn cảnh của Sĩ, bà đồng ư trả cho chi phí
tiền học hết những năm học c̣n lại với hai điều kiện: không được
cho Sĩ biết bà là ai, và Sĩ phải có kết qủa học thật xuất sắc. Bà
c̣n gởi thư hỏi Sĩ là đă mượn tiền ai để học.
Thế là một hôm NL nhận lại đủ số tiền đă giúp bạn c̣n thêm một ít
tiền lời do bà gởi đến trả thay cho bạn Sĩ. Sĩ mang ơn trời biển,
ráng học thật giỏi và quyết theo nghành mổ tim để về các nước kém
phát triển giúp đỡ. Với những sinh viên Y Khoa giỏi, thường họ xin
thực tập tại các bệnh viện lớn, nổi tiếng để có chỗ dựa cho tương
lai. Sĩ quyết định xin qua các nước Châu Phi thực tập. H́nh ảnh
thời này Sĩ gởi về cho NL xem là những tấm h́nh chụp chung với thổ
dân nghèo, với mái tranh dột nát, đám cây khoai ḿ khô khốc và
những bữa cơm, không có cơm, thật đạm bạc. Sĩ vui vẻ giúp họ và ở
đây bệnh nhân nhiều vô số cần giúp đỡ, Sĩ nói " tao mổ tim như mổ
gà", mỗi ngày giúp mổ cho hàng chục bệnh nhân. Nhờ làm việc này
mỗi ngày nên thông thạo và thực tập rất nhiều ca mổ khó, bác sĩ
tim trẻ tuổi đă rành nghề khi chưa tốt nghiệp. Nhớ ơn người Mỹ đă
giúp ḿnh, Sĩ làm thiện nguyện giúp mổ tim cho trẻ em khắp thế
giới, trong đó có VN.

Câu chuyện trong bài báo viết dưới đây có nói một chút về việc Sĩ
làm nên tên tuổi khi mổ và thay gần hết lục phủ ngũ tạng ông cựu
Thống Đốc Casey của PA, bố của đương kim thượng nghị sĩ dân chủ
liên bang Casey. Số là ông thống đốc đă thay tim rất nhiều lần
nhưng được vài năm lại hỏng. Khi Sĩ làm trưởng nhóm chuẩn bị thay
tim cho ông th́ có một thanh niên chết v́ tai nạn xe hơi. Sĩ quyết
định không chỉ thay tim, mà thay tất cả các bộ phận khác trong
lồng ngực ông thống đốc, lấy từ người quá cố, một việc làm chưa ai
làm trước đó, nhưng Sĩ quyết định làm. Anh nói: "tất cả các bộ
phận khác của ông TĐ cũng đă hư, nếu chỉ có thay tim th́ sẽ không
sống được lâu, cũng phí, nên phải làm liều". Dù cho tất cả các bác
sĩ tim khác ngăn cản, Sĩ vẫn quyết định làm cách mạng y khoa, và
thế là ca mổ dài hơn 36 giờ liền, có 12 Bác Sĩ giải phẩu tim
thượng thặng cùng làm, Sĩ đă thành công, mà ông TĐ lúc tỉnh lại đă
nắm tay Sĩ nói:

"Anh là Chúa cứu thế, giúp tôi sinh lại lần nữa". Ông TĐ sống mạnh
khỏe hơn 10 năm sau với trái tim của người thanh niên vắn số, rồi
mới qua đời v́ già.

Nhớ lại chuyện cũ, Sĩ nói: "khi ông Casey mở mắt ra sau mấy ngày
hôn mê, tôi cũng như người chết đi sống lại. Sau mấy ngày nằm cạnh
để theo dơi bệnh nhân từng giờ, ḿnh thở phào v́ ḿnh biết là đă
làm nên lịch sử trong nghành y khoa". Khi tỉnh táo, ông TĐ có hỏi
Sĩ:
"Bạn cần bất cứ điều ǵ tôi sẽ giúp, nếu giúp được". Và Sĩ đă kể
với ông về việc muốn bảo lănh gia đ́nh từ Ninh Ḥa qua Mỹ mà đang
bị trục trặc giấy tờ. Thế là một ngày đẹp trời vài tháng sau, trên
một chiếc máy bay, một gia đ́nh nhà quê nghèo khổ có cha mẹ và một
bầy em trai gái 10 người, đáp xuống phi trường gần Pittsburgs để
đoàn tụ với người con trai xuất chúng, đă xa nhau gần 20 năm, của
họ.
Nhà của Cha Mẹ Sĩ tôi không lạ. Những năm làm việc tại Á Châu, lâu
lâu về VN làm việc và về Qui Nhơn thăm nhà. Trên đường từ Saigon
ra Trung, tôi đều ghé Ninh Ḥa, một thành phố biển nghèo xơ xác,
phía Bắc Nha Trang, để thăm, gởi lời nhắn của người con xa xứ và
giúp cho họ chút tiền. Lần đầu thấy có xe hơi ghé nhà, bà con xóm
biển lại xem như trẩy hội. Tôi gởi cho họ tiền đô la, số tiền đầu
tiên Sĩ có được từ lương Bác Sĩ, và dặn vào Nha Trang đổi ra tiền
Việt. Thời đó $4000 đô là một gia tài quá lớn đối với họ. Tôi c̣n
nói con trai họ, bạn rất thân của tôi, đă thành tài nơi xứ người.
Nhưng họ không thể hiểu là anh ta nổi tiếng đến mức nào.

Bây giờ, những người em trai gái của Sĩ cũng rất thành công ở Mỹ.
Có vài em lấy bằng Tiến Sĩ và có em mở công ty làm ăn khấm khá.
Cha Mẹ Sĩ đă già, bỏ Pittsburgh v́ qúa lạnh về sống vùng Bolsa cho
gần người Việt. Sĩ là trưởng khoa mổ tim của Pittsburgh U., Miami
U., Maryland U. , và giờ đang là giám đốc bệnh viện Tim tại
Jacksonville, Florida.

Cá nhân tôi, nếu không có người bạn thân tài giỏi này th́ chắc
cũng không c̣n ngồi đây viết những gịng chữ này. Năm 90, khi đưa
gia đ́nh qua Á Châu làm việc tại Singapore, tôi đă sống với một
trái tim có vần đề bẩm sinh, (có lỗ làm máu đen máu đỏ ḥa vào
nhau) từ bé (có lẽ v́ yêu nhiều qúa chăng?) nhưng v́ sợ không dám
mổ nên tŕ hoăn. Sĩ nói nếu ông không mổ trước 40t th́ sẽ chết
sớm, và dĩ nhiên là tôi yêu đời muốn sống với trái tim khỏe. Mùa
Giáng Sinh năm 90 tôi được mổ bởi một cô Bác Sĩ, học tṛ xuất sắc
của Sĩ, tại Singapore U. Và nếu không có Sĩ điều khiển từ
Pittsburgh, ca mỗ tim tôi gặp sự cố, và chính Sĩ đă chỉ dạy cho cô
học tṛ sửa sai, và hơn 28 năm qua tôi được sống với trái tim
khỏe, đầy máu đỏ (nhiệt huyết).

Nghĩ lại, tất cả những ǵ xảy trên trên đời đều có lư do mà nhà
Phật gọi là Duyên. Tôi tin ở số phận, tin "ở hiền gặp lành" và
sống bằng tất cả tấm ḷng "ai giúp ḿnh th́ ḿnh phải giúp lại" kẻ
khác. Kỷ niệm 20 năm (1975-1995) anh em chúng tôi, 12 sinh viên tị
nạn đầu tiên trên nước Mỹ được học bỗng đại học, đă về lại trường
cũ thăm thầy cô để cảm ơn trường . Chúng tôi chung góp một số tiền
lớn, bỏ nhà băng lấy tiền lời, mỗi năm nhờ trường cho học bỗng các
sinh viên nghèo cần giúp đỡ như chúng tôi 20 trước. Trong số 12
sinh viên thời ấy, tất cả sau này đều đă học đến tận cùng những ǵ
cần học ở Mỹ. Họ là những Giám Đốc Bệnh Viện, Chủ Tịch nhà Băng,
Công ty lớn. Họ là những nhà khoa học, giáo sư, nhà nghiên cứu,
ngoại giao...và cũng đóng góp nhiều cho đất nước này. Phạm Mai Sĩ
là một trường hợp điển h́nh.

Nghĩ lại, nếu những năm 75, không có chính sách di dân cởi mở,
không có người dân Mỹ, Nhà Thờ Mỹ và Trường Đại Học Mỹ giúp...th́
không biết 12 người sinh viên nghèo, không người thân như chúng
tôi, đă làm được ǵ trên đất nước này. Và nếu không có may mắn rời
khỏi VN những ngày cuối tháng 4/75 th́ chắc chắn người như Phạm Sĩ
cũng là một bác sĩ trong một bệnh viện nào đó nếu may mắn được
thành Bác Sĩ. Và tôi, chắc là một giáo làng, với nghề gơ đầu trẻ,
hút thuốc Lào, uống rượu đế và làm thơ hận đời...
Video:
http://www.lvc.edu/news/detail s/world-renowned-surgeon-comes
-home-to-the-valley/

Xuân Kỷ Hợi
Nguyễn Thị Lộc
15/9/2018
|