ôm đầu Vân đến nhận việc, các lớp B́nh-dân-học-vụ đang c̣n được nghỉ tết.
Vài tuần sau có tin không vui : các g. v. phải tiếp tục dạy các lớp này và
lần này g. v. sẽ phân tán mỏng lội sâu vào tận hẻm hóc để tập hợp các học
viên làm lớp học. Trước đó các học viên đi đến trường học, nhưng rồi họ đă
mệt mỏi không chịu đi nữa. Thế là g. v. phải ra quân, theo lệnh của
"thống-soái" Soài.
Làm sao cơm nước no ḷng, nhất là ai có lớp dạy ca chiều xong chỉ ăn qua
loa tí chút là phải đi rồi. Nhiều hôm g. v. đi lang thang khi chiều chưa
tắt nắng, trời thật nóng bức không một bóng cây râm mát, chỉ có con đường
nắng loá dài lê thê đến các ấp xa ngút ngàn, nào có ai nghĩ đến. V́ bà con
cũng nghèo, lấy ǵ đăi cho các cô giáo dù là một củ khoai.
Ở đây cái nghèo có khi chỉ là một nồi chè khoai mỡ v́ không có khoai môn,
mà cả bọn ăn thật ngon lành. Có một lần vội đi Vân quên mang gạo theo
xuống trường, khiến ngày ấy cả bọn bị đói, trưa phải mua hủ tiếu khô dưới
quán ăn trừ cơm. Nhưng sau đó anh Soài và Tước mang gạo đến tiếp tế ngay.
T́nh nghĩa ấy làm Vân cảm động vô cùng.
Một hôm chả biết anh Soài đi đâu về mà say rượu ngă nghiêng làm Vân sợ
quá, bỗng dưng nàng thấy đời mơng manh vô lư khi nh́n anh lắc lư theo cơn
say. Nhưng nhờ đó anh đă bật mở ra nỗi buồn khổ tâm v́ lớp B́nh-dân-học-vụ
không tiến bộ được. Thấy tội và thương anh cũng v́ trách nhiệm và miếng
cơm. Điều khiến Vân đă ướt mắt là v́ anh đă nhiều lần cố gắng chịu đựng
nghe những lời đay nghiến của chủ tịch Pḥng-giáo-dục, chỉ v́ anh thương
bọn Vân phải lội sâu xuống ngă ba ấp một và ấp ba kia quá cực nhọc, nhất
là Vân mới từ S. G. đến, tuy Đào cũng ở S. G. nhưng đă quen được khó nhọc
này rồi, chỉ có chị Bẩy và Nhung là g. v. xă ấp th́ anh yên ḷng v́ đă
rành rẽ địa thế và dân làng rồi.
Vân muốn nói với các bạn rằng chính sách này không sáng suốt, v́ không
nh́n thấy yếu tố chính là nhân dân. Người dân nghèo lại bị chánh quyền c.
s. chèn ép đến đói khổ quá, th́ làm sao họ học được ? Chao ôi ! những bà
mẹ quê mùa họ không cần đọc sách báo, mà chỉ cần đủ ăn mà thôi. Các g. v.
cũng ngầm công nhận điều ấy đúng, mà không dám nói ra.
Trong cơn rượu hành anh Soài đ̣i bỏ vợ con, làm Vân chua chát thấy
thân phận người phụ nữ như món đồ chơi bỏ vào túi và lấy ra vứt đi lúc nào
cũng được.
Rồi tuần sau anh ấy đăi vịt của nhà nuôi - thích lắm. Có phải anh muốn
xin lỗi v́ đă say rượu là điều không đẹp dưới mắt các cô, hay anh muốn các
bạn ḿnh có buổi cơm ngon và những nụ cười vui trong cảnh xă hội lầm than
này??
Những buổi chiều vàng rảnh rổi, các bạn rủ Vân lội ruộng xuống chơi nhà
chị Yến và chị Ánh. Hai chị trên ba mươi tuổi nên thương các cô giáo trẻ
như em ḿnh. Khi miền Nam tan hoang, chồng chị Yến bỏ đi Mỹ mất, c̣n chồng
chị Ánh lại có vợ bé, hai ông này đều là sỹ quan cấp" tá" nên hai chị đau
quá chửi cách-mạng nhoi trời đất.
Có nh́n thấy cảnh lam lủ chân lấm tay bùn, nắng cháy da người nơi đây mới
thấy thương dân quê. Họ kiếm gạo xót con mắt, không như dân thành phố.
Nhưng bây giờ dân ở thành và quê đều bị đe dọa nạn đói, khi nhà nước bắt
nông dân đóng thuế thật cao và cấm chở gạo lên thành... Dân càng đói khổ
càng chửi tưng bừng, không sợ ai nữa cả, mặc dù số người này bị công an
bắt đi tù nhiều lắm, nhất là ở S. G... . Vân đă hiểu tại sao v. c. để dân
quê đói : Sợ dân sẽ tiếp tế gạo cho người trong bưng, giống như họ trước
kia, mà thôi !!
Rồi Vân cũng cảm thấy mệt mỏi ở vài phút buông bảng rời phấn, ḥ hét
học tṛ...
Buổi sáng vừa nghe tiếng chuông chùa vọng lại, ba đứa tốc chăn dậy. Vội vă
súc miệng thay áo qua chùa lễ Phật, trời c̣n tối mờ cỏ ướt đẫm sương đêm.
Vội vội, vàng vàng vuốt mặt cố mở to mắt nh́n lên chánh điện lẩm nhẩm câu
kinh tiếng c̣n tiếng mất, bỗng dưng nàng thấy mệt mỏi, thèm được ngủ lại
giấc c̣n dang dở... Buổi cúng sớm vừa xong - tiếng chuông c̣n vang theo
câu kinh nguyện, cả bọn lủi thủi ra về, chợt nàng thấy đời vô vị, nhưng
lại nghe ḷng nhẹ tênh... . Nàng tự hỏi tại sao con người lại ham mê dục
vọng quá nhiều như vậy, rồi ḿnh sẽ ra sao trên con đường độc lập và cô
đơn này ?
Một hôm lễ Phật xong xuống nhà ngang, một bác tóc bạc hiền lành hỏi
chuyện;
- Lúc đang cúng mấy cô giáo có nh́n cái cửa kiếng sau chánh điện không?
Cả bọn ngạc nhiên trả lời là không, bà nói tiếp:
- Tui đi cúng mỗi ngày đều đặn hơn mấy cô giáo bên trường, mà hôm nào
tui cũng thấy cái bóng trắng đó đứng hoài ở cửa này nè. Tui đi xuống coi
th́ nó biến mất liền.
Eo ơi! nghe bà nói mà cả bọn nổi da gà, không dám đi cúng nữa. Nhưng rồi
vài tuần sau cứ năm giờ sáng nghe tiếng chuông chùa ngân vang gọi dậy là
ba đứa lại rủ nhau đi nữa.
Những buổi hoàng hôn về trên ruộng đồng, Vân rưng rưng lặng ngắm từng sợi
tơ buồn... vu vơ. Tuổi trẻ đă bịt ngơ nàng nơi này và đời sống chai lỳ sắp
sửa biến nàng thành một con người mới : chững chạc hơn và sẽ lặng lẽ cuốn
mất hồn nhiên đi. Ta lớn thật rồi ư?
Buổi tối ngồi nh́n trời đầy sao - trăng đă lên và trong vắt màu vàng
sương khói - thật đẹp. Nàng nhớ người thân và người yêu... . muốn bưng mặt
khóc mà sao đôi mắt ráo hoănh !! Nàng đă quên anh rồi ư? nào có thế - t́nh
xa nên t́nh nhớ - ḷng dưng dưng nghe ngọn sóng trùng trùng trở về - ngày
về c̣n bao xa ??
Vào mùa nắng, thỉnh thoảng dân trong xă thiếu nước uống v́ xe nước S.
G. không đến, g. v. phải mua dưa hấu ăn, thay uống nước. Những trái dưa
hấu nho nhỏ ruột trắng non xèo chả ngon lành ǵ, nhưng được đầy nước để
tạm giải khát v́ ai cũng nghèo như nhau, nhất là những g. v. ở thành phố.
Hôm Vân ngồi ăn dưa hấu và đàm đạo cùng hai anh Soài, Tước. Họ kể
những kỷ niệm ngày trước thật vui. Vân hỏi về tên Soài của anh có phải
xuất xứ từ nơi quê nhà ba má anh, có con sông lớn tên Soài-Rạp chảy ngang
không. Anh ngạc nhiên vui mừng v́ có người hiểu đúng ư nghĩa tên của anh,
chứ không như mọi người khác đă nghĩ là tên các trái cây... Anh nói thằng
em tên Rạp th́ c̣n khổ, tệ hơn anh nữa v́ lúc đi học nó bị bạn chọc ghẹo
muốn khùng luôn.
Vân nói về những tư tưởng của ḿnh, chả biết đắc ư thế nào mà anh Soài
vui quá, bèn đứng lên quẩy hai thùng thiếc đi gánh nước về cho cả nhóm
dùng. Vân và Đào đều ngạc nhiên nh́n theo, mừng reo cười đến đau cả bụng,
v́ việc này anh chưa làm bao giờ. Anh làm biếng đến chảy nhớt mà hôm ấy
bỗng siêng năng, cũng là lạ !!

ĐOẠN IV
Công tác lao- động.
Mỗi
tuần vào ngày thứ năm cả trường phải làm công tác lao động rất vui và Vân
thấy thương tụi nhóc lắm. Hào th́ sâu mà đất ruộng sau khi mưa lại nhầy
nhụa dơ bẩn, chúng phải leo xuống đào đất, móc từng cục chuyền tay nhau để
đấp đường đi quanh trường. Nh́n những đôi tay bé tí xíu ôm từng cục đất to
nặng Vân thương muốn khóc. Nàng chạy theo để giữ quần áo của chúng và ôm
đất như các em, nên chân tay nàng cũng lấm đầy bùn đen. Đến khi cả thầy
tṛ đều mệt và đói nhưng vẫn c̣n làm, v́ học tṛ lớp hai của Vân nhất định
ở lại làm cho đến khi các cô thầy về chúng mới chịu về, thương vô cùng.
Thỉnh thoảng có đi lao động như vậy, Vân thấy thú vị và yêu thôn quê
hơn. Nhưng tiêu chuẩn mỗi tuần phải làm th́ Vân không đi, nàng chả sợ bạn
đồng nghiệp hay ban-giám-hiệu phê b́nh ǵ cả. V́ nàng thương trẻ con bị
lao động quá vô lư, hết xuống hào sâu rồi lại xuống các thửa ruộng bưng
đất lên, cứ đấp đường đi hoài th́ đến lúc chả c̣n đất đâu mà đấp. Rồi con
đường chung quanh trường càng lúc càng cao, để làm ǵ ? Tại sao không xót
thương lũ trẻ nghèo mau đói, lấy ǵ cho chúng ăn sau khi lao động này?
Nhưng đó là chỉ thị của pḥng giáo dục, lại gặp hiệu trưởng trẻ mới nhận
chức nên nhát hơn thỏ đế, muốn các g. v. phải thi hành dù không có nơi để
cho h. s. làm lao động. V́ thế các đồng nghiệp bảo Vân tiểu thơ quá!!
Từ từ lớp B. d. h. v. ở đây tổ chức khá tốt hơn ở thành phố nhiều, các
g. v. đă mở được từ ba đến bốn lớp học. Bọn Vân phải đi qua các ruộng sâu,
vào tận các xă ấp để mời từng nhà đi học. Phải năn nỉ họ và bằng mọi cách
phải tổ chức cho được. Anh Soài đến trường mỗi tuần và ở lại đi theo các
lớp b. d. h. v. mỗi tối nhiều hơn lúc trước. Có lần bọn Vân dạy xong bỗng
trời đổ mưa to, sấm chớp ầm ầm làm đứa nào cũng sợ ríu vào nhau, không c̣n
biết đường về nữa. Thật may lúc ấy anh Soài từ nhà ai xuất hiện, gọi cả
đám vào nhà dân trú mưa khiến cả bọn mừng quá vào căn nhà ấm rộng, có đèn
"manchon"* sáng rực. Chủ nhà mời trà nước khiến cả bọn ấm ḷng vô cùng. Ở
đây những căn nhà giàu thường dùng loại đèn này, họ sống cách biệt và kín
đáo v́ sợ cướp. Sau ngày đổi đời họ càng rút vào vỏ ṣ hơn nữa nên có vài
nhà bọn Vân mời đi học hoài họ vẫn từ chối, không cần biết đến thế giới
bên ngoài. Họ sợ là đúng v́ cướp ban đêm là dân nghèo đi cướp trộm, c̣n
cướp ban ngày là chính quyền và du kích dựa hơi để kiếm ăn, ai tin được ai
?? Nhưng anh Soài lại thân mật được với các nhà giàu này, có nghĩa là anh
đă được ḷng tin yêu với các bà con trong vùng. Nhờ vậy từ từ công việc
của anh và bọn Vân đă có tiến bộ rất nhiều. Có lẽ anh không c̣n bị anh Tư
cán bộ trưởng pḥng G. D. rầy la nữa.
Trường học có ít lớp mà h. s. lại quá đông nên phải chia hai ca sáng
chiều, g. v. thay nhau mỗi tuần dạy suốt ngày hay nửa ngày. Tuần nào Vân
dạy một buổi khá rảnh rỗi để làm cơm trưa. Một hôm các bạn bắt được một
con cua lột ở ao bên chùa, nàng xào cua chua ngọt thêm hành tiêu vào, ăn
ngon tuyệt cú mèo. Từ đó các bạn gọi nàng là "cô thợ nấu", thế th́ cái tên
tiểu-thơ kia có c̣n không?
Dân quê rất trọng thầy cô giáo nên hay mời dự đám giỗ nhà của họ.
Lần đầu được mời, Vân nhớ măi là trưa hôm thứ bẩy, học tṛ mời các thầy cô
dự đám giổ nhà thằng Chín Cu nào đă để ư chị Sảnh. Chị Sảnh là dân tỉnh
Long-An, dáng hơi cao gầy hơn Đào nên đẹp hồn nhiên có lẽ các trai làng để
ư. Cũng như các nàng thôn nữ khi đi ngang trường, cố ư đi thật chậm để
nh́n vào t́m chàng Tước công-tử !! V́ vậy được dịp cả bọn trêu chị Sảnh
cho bằng thích, làm chị thẹn đỏ cả mặt. Vân cũng thích đi cho biết đám giổ
nhà quê, nhất là ai cũng muốn ăn một mách cho đă v́ mấy ngày phải nhịn
thèm.
Trưa hôm ấy dạy xong, cả bọn hùn nhau mua một ổ bánh bông-lan làm quà, rồi
sáu tên kéo nhau đi. Trời trưa nắng mà đường xa ngút ngàn, qua mấy trăm ô
ruộng và hai cái cầu khỉ cheo leo mới đến nhà thằng chín Cu. Đến trước
cổng nhà đă thấy ba đứa học tṛ chạy ra đón mừng thật ngoan, làm Vân cảm
động. Nhưng vào đến bàn ăn nàng mới chán chường, v́ ba ông chủ nhà ra đón
là ba tên nhậu, phần đông đàn ông ở đây đa số là sâu rượu. Họ rất thích
nói chữ nho và văn chương nghe buồn cười, nhưng nghe quen thấy cũng hay
hay.
Cũng như cả bọn rất khó chịu v́ thói quen của dân nhậu là cố ép khách
uống chút rượu khiến Vân lo sẽ ép đến ḿnh. Nhưng rồi các cô được tha c̣n
các thầy ngồi bàn trên bị ép uống rượu tơi bời, nhất là Tước không quen
uống cứ nhăn mặt đau khổ như khỉ ăn ớt, làm bà con ngồi dưới này cười
măi... Buổi ăn khá vui các cô ngồi bàn dưới tha hồ ăn ngon, v́ các bà tiếp
khách rất chân thành thật thà hơn dân ở thành phố, chỉ tiếc là các món ăn
họ làm có mùi tanh quá, có thể v́ thiếu nước sạch để rửa chăng ?
Lúc trở về th́" ngựa phi ngựa phi đường xa" và nắng loá cháy đến mờ
cả mắt v́ tất cả cái nóng một ngày dồn hết vào cuối chiều, làm cả đám lếch
thếch về trường đều mệt mỏi, và hẹn nhau sẽ không bao giờ đi ăn đám giỗ
nhà ai nữa.
Thế nhưng không giỗ th́ cưới !! chị Bẩy và anh Đức đưa thiệp mời cả
trường dự đám cưới họ. Anh Đức không bị đi học tập cải tạo v́ anh là
trung-sĩ nên chỉ học vài ngày thôi. Nét mặt anh luôn buồn buồn như mọi anh
lính thất trận bị về quê làm ruộng, rồi đời sẽ ra sao??
Anh Đức cất một căn nhà gổ khá rộng răi chung quanh có vườn cây, cách
trường không xa để chị Bẩy dễ đi dạy. Ai đi ngang nhà anh cũng đều ngắm
nh́n, v́ đúng là mái nhà tranh hai quả tim vàng của chuyện t́nh đến hồi
kết thúc !! Mối t́nh của anh chị hạnh phúc và êm đềm v́ là bạn chung
trường từ ngày c̣n nhỏ.
Nhưng đến gần ngày cưới, chị Bẩy bị nhà trai làm eo dời ngày lại làm chị
quê nên giận và khóc. Vân theo chị nói đùa cho chị vui. Chị biết các bạn
đều mua quà cưới cả rồi nên năn nỉ mua lại hết, thật tội cho chị. Vân bảo
các bạn cứ giữ quà đấy, chờ đám cưới sẽ mang tặng, nên chị yên tâm. Chị
nói tại chị tuổi dần nên họ làm eo như vậy!! Vân không tin chuyện dị đoan
v́ cuộc đời ḿnh tuỳ theo cách ḿnh sống. Vân nói nếu chị không tin th́ sẽ
không bị lo lắng ǵ cả, c̣n ngược lại đă tin th́ phải kiêng cử là tốt
nhất. Chị ừ, v́ gia đ́nh chị sống theo cổ tục muôn đời rất khó thay đổi.
Như để xin lỗi, chị mời các bạn đến nhà ba má chị chơi một ngày, để
đăi một màn cháo vịt cùng các món ăn cơm. Sau đó bọn Vân sáu đứa kéo nhau
đến nhà chị thật vui. Nhà ba má chị rộng răi rất thoả mái và các anh em
rất dễ thương và thật thà. Hôm ấy má chị nấu cháo vịt và có canh khổ qua
vịt nữa. Bà bầm luôn cả xương vịt thật nhuyễn để dồn vào khổ- qua, rất
khéo và ngon mà lần đầu Vân được thưởng thức món ăn quê mùa mộc mạc này.
Ăn xong no quá lại ra vườn hái Tầm-ruột ngọt làm một chầu nữa, thật vui.
Má chị là người đàn bà giỏi và đăm đang, bà thức khuya dậy sớm để nấu rượu
đi bán nên rất khá giả. Mặc dù cực nhọc đi khuya về muộn và bị căng thẳng
v́ phải bán rượu chui, nhưng bà rất khoẻ và vui vẻ hiếu khách. Ra về cả
bọn cám ơn gia đ́nh chị Bẩy đă cho một ngày vui và cảm động.
Hôm sau anh Đức lại đăi một chầu cary và cháo vịt ở nhà mới của anh chị.
Cả bọn được dịp vào xem căn nhà lư tưởng ấy. Nhà rộng sạch nền tráng
ciment láng rất đẹp, nhất là gió từ ruộng lồng lộng thổi vào mát mẻ suốt
ngày. Tuy ở quê nhưng anh chị biết chọn tủ bàn rất mode ai cũng khen. Hôm
ấy cả bọn lại ăn tưng bừng cho bỏ những ngày bị ăn kham khổ. Ở đây họ
thường nấu cháo vịt v́ tiện lợi, cây nhà lá vườn.
Có lần nhà anh Soài có đám giỗ, anh mang bánh ít, bánh tét, thịt gà và
cũng cháo vịt đến trường cho cả bọn dùng. Anh ấy thương Vân như đứa em
trong nhà, có những buổi tối Vân và anh ngồi nói chuyện rất lâu. Vân học
hỏi chuyện sống đời của anh v́ tâm hồn anh có chiều sâu khác mọi người,
anh thường trầm ngâm buồn khi thấy cảnh đời đổi thay này. Vân bảo nàng giữ
thuyết trung dung này đến suốt đời v́ đó là con đường tốt nhất, và anh nói
hy vọng người phối ngẫu của Vân sau này sẽ như vậy. Nàng bảo không hy vọng
có người giống như ḿnh th́ sống độc lập là tốt hơn.
Hôm ấy anh muốn xem bói tuổi cha mẹ và con cái cho bọn Vân, khiến nàng
cười không tin chuyện này nhưng anh bảo bói khoa -học, chứ không phải bói
"thầy rùa" đâu mà sợ. Thế nên khi anh xem cho Đào và Vân th́ "hữu duyên",
rất tốt nhưng đến Nhung quả là rất xấu, "vô duyên"... làm nó ngồi buồn
thẩn thờ!!...