|

Mục
Lục

 Trang
Bìa
Ban
Biên Tập
 Lá
Thư Đầu Xuân
Mục
Đồng
& Phương
Hiền
 Câu
Đối Mừng Xuân
Vũ
Tiến
Phái
Trần
Cao
Tần
 Sớ
Táo Quân
Phương
Hiền
& Thanh
Trí
Tuyết
Hồng
Chúc
Mừng
Năm
Mới
Năm
Mới Hạnh Phúc
Lê Ánh
Chúc
Mừng
Năm
Mới
Bạch
Liên
Tuệ
Thành
Hội
Quán
NH
Thư
Chúc
Tết Kỷ Hợi
2019
Lưu Thế
Ninh
Hoa Xuân
Hình
Ảnh
Tết
Hình
Ảnh
Xuân
Phươngi
Hiền
Hoa
Tết
Bạch
Liên
Hình
Ảnh
Tết
Hải
Lộc
Cắm
Hoa
Trang
Trí
Lê
Thị
Lộc
Hoa
Xuân
Ngày
Tết
Lê
Thị
Lộc
Hình
Ảnh
Heo
Hải
Lộc
Hoa
Đào Cười Với
Nắng Xuân
Nguyễn
Thị
Lộc
Thông
Báo
Ấn
Phẩm
TH
TBT/Ninh
Hòa
Đặc
San
Quyển
3 &
4
Trần
Chu
Đức/Trần
Hà
Thanh
Thơ
Xuân
Chúc
Xuân
Kỷ Hợi
Vinh
Hồ
Xuân
Bạch
Liên
Mùa
Xuân
Lương
Lệ
Thanh
Nga
Thì
Thầm
Mưa
Xuân
Tiểu
Vũ
Vi
Tử
Vi
Tử
Vi
Phong
Thủy
Năm
Kỷ
Hợi 2019
Phạm
Kế
Viêm
Tập
Tục
Ngày
Tết
Hát
Ống Đầu Xuân
Đỗ
Độ
Cây
Nêu
Bạch
Liên
Mỹ
Xóc Bầu
Cua
Mai
Thái
Vân
Thanh
Chẳng
Mong
Tết
Đến
Xuân
Về
Nguyễn
Văn
Thành
Năm
Kỷ
Hợi
Kể
Chuyện
Heo
Mùa
Xuân Heo Lăn
Chai
Hiếu
Anh
Năm
Kỷ Hợi (2019)
Nói Chuyện Heo
(Lợn)
Nguyễn
Chức
Ngẫm
Nghĩ
Về
Chuyện
Con
Heo
Cho
Năm
Hợi
Việt
Hải
Chuyện
Nhà Heo
Nguyễn
Văn
Thành
d_bb
Đ.H.K.H
Liêu
Trai Chí Dị
Tập số 386 & 387
Đàm
Quang
Hưng
Thanh
Phong Thi Tập
Bài Thơ số
180 & 181
Vũ
Tiến
Phái
Biện Chứng Pháp
Lịch Sử
Trần
Cao
Tần
Tử
Vi
Phong
Thủy
Năm
Kỷ
Hợi 2019
Phạm
Kế
Viêm
Y
Học
& Sức
Khỏe
Bịnh
Run Parkinson
Bs Lê Ánh
Thoái
Hóa Cột Sống
Bs Lê Ánh
Biên
Khảo
Bão
Hòa
Trong
Vũ
Trụ
Liên
Khôi
Chương
Những
Ảnh Hưởng Của
Trung Hoa Đối
Với Tinh Thần
Tự Chủ Của
Đất Nước Và
Dân Tộc Việt
Nam - PHẦN 5
Dương
Anh
Sơn
Tết
Âm
Lịch
Trần
Hà
Thanh
Kinh
Tế
Hoa
Kỳ
Và
Thế
Giới
Năm
2018
Nguyễn
Văn
Thành
Cuộc
Sống
Những
Mùa Xuân Muộn
Lương
Lệ
Huyền
Chiêu
Cần
Sự Tha Thứ
Lê Ánh
Chú
Heo
vàng
Năm
Xưa
Nguyễn
Thị
Phương
Hiền
Hoàng
Hôn
Trôi
Bạch
Liên
Sống
Tốt ... Để Lòng
Được Thanh Thản...
Lê Phú
Thọ
Viết
về
Ninh Hòa
Nhớ
Ơn..
Người
Ninh
Hòa
Ngô
Thị
Kim
Anh
Ca
Hát
Mộng
Xuân
Nguyễn
Thị Phương
Hiền
Tôi
Đi Tìm Lại
Mùa Xuân
Nhớ
Một
Chiều
Xuân
Đồn
Vắng
Chiều
Xuân
Hà Thị
Thu Thủy
Hội
Ngộ
Du Xuân
Mai
Hưng
Hồng
Tinh
Thần Tôn Sư
Trọng Đạo
Nguyễn
Thị
Lộc
Bây
Giờ...Em
Ở
Đâu
Lương
Lệ
Thanh
Nga
Nối Tiếp Vòng
Tay
Cao
Hoài
Trí
Thơ
Hôn
Em Thoáng Vị
Café
Việt
Hải
Rainy
Day
In
Los Angeles
Việt
Hải
Thăm
Núi
Huang
Shan
Nguyễn
Duy
Hảo
Mẹ
Và
Mùa
Xuân
Nguyễn
Hiền
Biển
Yêu
Phương
Hiền
Xùân
Về
Hoàng
Bích
Hà
Mùa
Xuân
Lên
Rừng
Nguyễn
Văn Hòa
Ký
Ức
Tuổi
Thơ
Tôi
Lê
Thị
Lộc
Chén
Trà Mừng Xuân
Võ
Hoàng
Nam
Tình
Xuân
Lương
Lệ
Thanh
Nga
Khế
Tím
Nhất Chi
Mai
Tuổi
Thơ
Tây
Thi
Trương
Khắc
Nhượng
Mùa
Xuân Và Ninh
Hòa Ngày Trở
Lại
Trần
Thị
Phán
Chén
Cơm Trộn
NhàQuê
Vẫn
Là Em...
Nguyễn
Thị
Thanh
Trí
Ước
Mơ
Xuân
Tiểu
Vũ
Vi
Tưởng
Niệm
Rời
Cõi
Tạm,
Bình
An
Chị
Nhé
Trâm
Anh
Nhớ
Chị
Thi
Thi
Nguyễn
Thị
Phương
Hiền
Ga
Cuối
Nguyễn
Văn
Thành
Khúc Nhạc
Xuân
Huỳnh
Tình
Tâm Sự Ngày
Xuân Kỷ Hợi
2019 Của Cựu Học
Sinh Trung Học
Vạn Ninh
Huỳnh
Tình
Văn
Học
Nghệ
Thuật
Đọc
"Truyện KIỀU Của
NGUYỄN DU" - Phần
5
Lê
Ánh
Mạn
Bàn
Về
Câu
Đối
Việt
Hải
Tản
Mạn Về Mùa
Xuân Qua Thi
Ca
Trần Việt
Hải
Nét
Xuân Xưa
Tiểu
Vũ
Vi
Văn
Mùa
Xuân Đi Hái
Nấm Mối
Hiếu
Anh
Lại
Nhớ
Về
Tháng
Ba
Trâm
Anh
Vui
Xuân
Này...Nhớ
Xuân
Xưa
Nguyễn
Thị
Bê
Tết
Xóm Rượu Trong
Tuổi Thơ Tôi
Lương
Lệ
Huyền
Chiêu
Băng
Khuâng
Chiều
Ba
Mươi
Thùy
Giang
Cảm
Nhận
Mùa
Xuân
Hoàng
Bích
Hà
Chuyện
Của Chú Chó
Đã Đến Và
Đi
Phương
Hiền
Em
Và Mùa Xuân
Nguyễn
Thị
Phương
Hiền
Nhớ
Những
Mùa
Hoa
Năm
Cũ
Nguyễn
Thị
Kệ
Giỏ
Đan
Tre
Bạch
Liên
Cần
Thơ - Những Mùa
Xuân Và Kỷ
Niệm
Nhất Chi
Mai
Tết
Nhớ Quê
Võ
Hoàng
Nam
Đi
Thăm
Ba...Ngày
Tết
Lương
Lệ
Thanh
Nga
Giấc
Mơ
Mùa Thu
Duy
Phúc
Đón
Xuân
Đức Sinh
Bước
Xuống
Cuộc
Đời
- ĐOẠN
3 &
ĐOẠN
4
Lê
Thị
Thanh
Tâm
Giấc
Mơ
Của
Chàng
Lính
Biển -Kỳ
65
Nguyễn Văn
Thành
Đi Giữa Mùa Xuân
Cao
Hoài
Trí
Những
Khoảnh Khắc Mùa
Xuân
Cao
Hoài
Trí

Thư từ,
bài vở, hình ảnh hoặc
ý kiến xây dựng, xin liên lạc:

diem27thuy@yahoo.com

|

IV-Lược Truyện
B-
Đoạn
đường đầy khổ ải cùng nhiều
tan thương của
Thúy Kiều
Cuộc đời đoạn trường của Kiều có thể được chia thành sáu hồi sau đây:
. ............. (tiếp theo)
Hồi 3: Bị
mắc mưu Sở
Khanh, Kiều phải chấp
nhận trở thành kỹ nữ
S |
ống một mình ở lầu Ngưng Bích, giữa không gian trời biển mênh mông xa
vắng, lòng buồn da diết, dù đã có lời thề là săn sóc tử tế Kiều của Tú bà,
Kiều vẫn lo lắng cho thân phận cá chậu chim lồng của nàng. Tại đây, Kiều
gặp một chàng trai có dáng điệu nho nhã tên là Sở Khanh. Chàng tỏ vẻ ái
ngại cho hoàn cảnh của Kiều:
1055 Chung quanh những nước non người,
Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu.
Ngậm ngùi rủ bức rèm châu,
Cách tường nghe có tiếng dâu hoạ vần.
Một chàng vừa độ thanh xuân,
1060 Hình dung chải chuốc áo khăn dịu dàng.
Mới đầu khi gặp chàng, ai cũng tưởng rằng chàng là dòng dõi con nhà ăn
học, nhưng sau lại mới biết là tên Sở Khanh:
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,
Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.
Sở Khanh khi gặp nàng Kiều, chàng làm ra điều quấn quít, vấn vương, quyến
luyến và than thở dùm hoàn cảnh của Kiều, một người đẹp mà sao lại phải
“lạc loài” lưu lạc đến chốn này:
Bóng nga thấp thoáng dưới mành,
Trông nàng, chàng cũng ra tình
đeo
đai:
1065 "Than ôi! sắc nước hương trời,
“Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?
Một con người mà theo Sở Khanh nghĩ phải là con người có phẩm giá khác đời
như Hằng nga trong cung nguyệt hay tiên nữ trên cung mây:
“Giá đành trong nguyệt trên mây,
“Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa?
“Tức
gan riêng giận trời già,
Trong lòng Sở Khanh vẫn còn thắc mắc sao trời lại ban ra nỗi oái ăm thế và
tự hỏi có ai hiểu được lòng mình, đồng thời chàng hỏi lại lòng Kiều có
biết chăng. Ở đây cụ Nguyễn Du đã dùng chữ “lòng” ở đầu câu và chữ “lòng”
ở cuối câu để diễn tả nỗi lòng của hai nhân vật:
1070
“Lòng
này ai tỏ cho ta, hỡi lòng?
“Thuyền
quyên ví biết anh hùng,
Nếu nàng biết được “anh hùng” này, thì đây chàng sẽ ra tay cứu vớt nàng
đang mang kiếp phong trần ra khỏi chốn trầm luân khổ ải.:
“Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi!”
Song thu đã khép cánh ngoài,
Tai còn đồng vọng mấy lời sắt đanh.
1075 Nghĩ người thôi lại nghĩ mình,
Cảm lòng chua xót lạt tình bơ vơ.
Những là lần lữa nắng mưa,
Kiếp phong trần biết bao giờ là thôi?
Đang trong số phận gian nan khốn khổ, Kiều đã đánh liều nói lên vài lời
nhờ Sở Khanh cứu vớt nàng thoát nạn thanh lâu như đức Phật cứu vớt chúng
sinh ra khỏi bể trầm luân:
Đành liều nhắn một hai lời,
1080 Nhờ tay tế độ vớt
người trầm luân.
Bao nhiêu nỗi lòng Kiều đã bộc lộ nào là phải báo đáp ơn nhà, bán mình
chuộc cha.:
Mảnh tiên kể hết xa gần,
Nỗi nhà báo đáp nỗi thân lạc loài.
Qua rạng ngày mai nhân có người để gửi thư và sau đó được tin chàng trả
lời:
Tan sương vừa rạng ngày mai,
Tiện hồng nàng mới nhắn lời gởi sang.
1085 Trời tây lảng đảng bóng vàng,
Phục thư đã thấy tin chàng đến nơi.
Nhận được thư chàng, nàng mở thư ra đọc thấy hai chữ”tích việt” và theo
Kiều suy đoán ra là giờ tuất, tức tám , chín giờ tối hiện nay, nghĩa là
ngày hai mươi mốt, giờ tuất, chạy trốn:
Mở xem một bức tiên mai,
Rành rành
tích việt
có hai chữ đề.
Lấy trong ý tứ mà suy:
1090 “Ngày hai mươi mốt tuất thì, phải chăng?”
Ngày giờ hẹn hôm ấy là trời chiều khi chim từng con lần lượt bay về, rồi
đêm đến,
trăng lên:
Chim hôm thoi thót về rừng,
Đoá trà mi đã ngậm
trăng
nửa vành.
Tường đông lay động bóng cành,
Sở Khanh “lẻn” vào, Thuý Kiều đánh bạo ra chào hỏi một cách sượng sùng,
không vồn vã mấy. Vì ở trong cái thế “đặng chẳng đừng” nên Thuý Kiều mới
than thở rằng thân này đã sa cơ thất thế nên mới sa vào nơi đây:
Rẽ
song đã thấy Sở Khanh lẻn vào.
1095 Sượng sùng đánh dạn ra chào,
Lạy thôi nàng mới rỉ trao ân cần.
Rằng: “Tôi bèo bọt chút thân,
“Lạc đàn mang lấy nợ nần yến anh.
“Dám nhờ cốt nhục tử sinh,
1100 “Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau!”
Khi nghe Kiều than vắng thở dài như vậy, Sở Khanh cũng làm ra vẻ lắng tai
nghe, gật đầu và hứa sẽ giúp nàng Kiều thoát ra cảnh buồn tủi này:
Lặng nghe lẩm nhẩm gật đầu:
“Ta đây nào phải ai đâu mà rằng!
“Nàng đà biết đến ta chăng,
“Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi.”
Ở trong hoàn cảnh bất như ý, Kiều năn ni là mọi việc nhờ nơi chàng và cố
gắng chu toàn theo ý của chàng:
1105 Nàng rằng: “Muôn sự ơn người,
“Thế nào xin quyết một bài cho xong.”
Sở Khanh làm ra vẻ hết lòng giúp Kiều thoát nạn nên cả quyết là sẽ mang
ngựa chạy rất nhanh đến để đưa nàng đi xa và dủ cho có gặp điều gì trở
ngại bất trắc, thì chàng sẽ bao che
lo liệu
tất cả:
Rằng: “Ta có ngựa truy phong,
“Có tên dưới trướng vốn dòng kiện nhi.
“Thừa cơ lẻn bước ra đi,
1110 “Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn.
“Dù khi gió kép mưa đơn,
“Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì!”
Chang ngỏ ý sẽ giúp nàng trốn khỏi tay Tú bà. Kiều vội vàng tin Sở Khanh
để
cùng Sở Khanh trốn thoát khỏi lầu
xanh.
Trong cảnh sống buồn tủi, ê chề,
đớn
đau
và mọi việc đã trót dở dang rồi,
Kiều như người đang sắp chết đuối vớ được phải cọc mà không còn bình tĩnh
nên cũng đành liều theo Sở Khanh:
Nghe lời, nàng đã sinh nghi,
Song đà quá đỗi quản gì được thân.
1115 Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà
xem con tạo xoay vần đến đâu!
Sau đó vài hôm, vào một đêm tối, Sở Khanh mang ngựa đến đưa Kiều đi trốn:
Cùng nhau lẻn bước xuống lầu,
Song song ngựa trước ngựa sau một đoàn.
Kiều theo Sở Khanh dẫn đường đi trốn giữa đêm mùa Thu lá rụng với trăng
khuya, sương mờ, cũng là lúc gà gáy sáng.
Lòng nàng thổn thức nhớ đến quê hương giờ đây cách xa
nghìn trùng:
Đêm thu khắc lậu canh tàn,
1120 Gió cây trút lá trăng ngàn gậm ngậm gương.
Lối mòn cỏ nhợt màu sương,
Lòng quê đi một bước đường một đau.
Tiếng gà xao xác gáy mau,
Chưa ra khỏi cửa bao xa, Sở Khanh cố tình rẽ cương sang lối khác bỏ mặc
Kiều bơ vơ
hồi hợp sợ hãi
trong rừng mênh mông muôn dặm
và Kiều đoán có người đuổi theo phía sau:
Tiếng người đâu đã mái sau dậy dàng.
1125 Nàng càng thổn thức gan vàng,
Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào!
Giữa lối đi trong rừng, một mình nàng đã lo sợ đến như thế nào:
Một mình khôn biết làm sao,
Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng.
Hoá nhi thật có nỡ lòng
1130 Làm chi giày tía vó hồng lắm nau!
Ngay lúc đó,
Kiều bị vây chận trước sau không thoát lối nào được.
Tú bà dẫn bọn thủ hạ ập đến lôi Kiều xuống ngựa và đánh
đập nàng:
Một đoàn đổ đến trước sau,
Vuốt đâu xuống đất cánh đâu lên trời.
Có ngờ đâu Kiều đã rơi vào lưới do Tú bà giăng sẵn để có dịp giữ Kiều lại
vĩnh viễn trong lầu xanh. Chưa kịp cao chạy xa bay thì Tú bà đến và lúc
này nàng mới hiểu rõ bản chất con người Sở Khanh:
Tú
bà tốc thẳng đến nơi,
Hăm hăm áp điệu một hơi lại nhà.
Bắt được Kiều, Tú bà chẳng hỏi han chi mà chỉ ra tay đánh đập nàng tơi bời
:
1135
Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra,
Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời.
Thịt da ai cũng là người,
Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau.
Kiều chỉ còn cách thú tội với lời khẩn cầu xin tha tội:
Hết lời thú phục khẩn cầu,
1140 Uốn lưng thịt đổ giập đầu máu sa.
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
“Nước non lìa cửa lìa nhà đến đây.
“Bây giờ sống thác ở tay,
“Thân này đã đến thế này thì thôi!
1145 “Nhưng tôi có sá chi tôi,
“Phận tôi đành vậy vốn người để đau?
Phần đau đớn vì roi vọt, phần hổ thẹn vì lén lút trốn đi, Kiều mất tất cả
nghị lực nên van nài Tú bà ngừng tay và tự nguyện sẽ chịu tiếp khách theo
ý Tú bà:
"Thân lươn bao quản lấm dầu,
“Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.”
Được lúc Thuý Kiều vang xin tha tội, Tú bà buộc phải có người bảo lãnh
chịu trách nhiệm, làm giấy tờ về lời cam kết của nàng:
Được lời mụ mới tuỳ cơ,
1150 Bắt người bảo lĩnh làm tờ cung chiêu.
Liền đó có Mã Kiều đứng ra hứng chịu bảo lãnh và Tú bà được nước tha hồ
bắt bẻ đủ điều cho đến khi thoả lòng thì mới thôi:
Bày vai có ả Mã Kiều,
Xót nàng ra mới đánh liều chịu đoan.
Mụ càng kể nhặt kể khoan,
Gạn gùng đến mục nồng nàn mới tha.
Sau cuộc đánh đập hành hạ Thuý Kiều, Tú bà cho đưa nàng vào nhà và khi ấy
Mã Kiều an ủi Kiều là đã bị lừa gạc bởi con người bạc tình nổi tiếng lầu
xanh thì đành chịu vậy. Và chính con người này đã phá phách biết bao người
đẹp ở đây do cách lừa đảo của hắn:
1155 Vực nàng vào nghỉ trong nhà,
Mã Kiều lại ngỏ ý ra dặn lời:
“Thôi đà mắc lận thì thôi!
“Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh?
“Bạc tình nổi tiếng lầu xanh,
1160 “Một tay chôn biết mấy cành phù dung!
“Đà
đao
lập sẵn chước dùng,
Đó chẳng lạ gì việc Tú bà và Sở Khanh thông đồng hiệp mưu với nhau để đánh
lừa Kiều. Chỉ có đồng tiền chứ nếu không thì tự nhiên có được chuyện này
trò kia mới đánh lừa người ta được sao. Thôi thì cũng đành bỏ qua chớ nên
nỗi giận, cũng chớ nên đôi co với Sở Khanh mà thiệt thân mình:
“Lạ gì mộ cốt một đồng xưa nay!
“Có ba mươi lạng trao tay,
“Không dưng chỉ có chuyện này trò kia!
1165 “Rồi ra trở mặt tức thì,
“Bớt lời, liệu chớ sân si thiệt đời!”
Nàng nhắc lại rằng trước đó đã thề thốt là sẽ ra tay cứu độ, không ngờ giờ
đây mới biết là con người độc ác nham hiểm hại người:
Nàng rằng: “Thề thốt nặng lời,
“Có đâu mà lại ra người hiểm
sâu!”
Còn đương suy trước nghĩ sau,
1170 Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào.
Đang lúc nàng Kiều phân trần thì Sở Khanh đã xuất hiện lên tiếng là nghe
mới có con nào ở đây đã phao tin có người quyến rũ nó và hãy xem biết “mặt
này là ai”:
Sỏ Khanh lên tiếng rêu rao,
Rằng: “Nghe mới có con nào ở đây.
“Phao cho quyến gió rủ mây,
“Hãy xem có biết
mặt này
là ai?”
Kiều nghe những lời đe doạ của Sở Khanh nên đành lòng hạ giọng để đành
chịu mọi thứ đắng cay:
1175
Nàng rằng: “Thôi thế thì thôi,
“Rằng không thì cũng vâng lời rằng không!”
Sẵn đà Kiều nhường bước, Sở Khanh la mắng , bước vào cậy sức mạnh mà ra
oai đánh đập nàng:
Sở Khanh quát mắng đùng đùng,
Bước vào vừa rắp thị hùng ra tay.
Kiều than trời có biết chăng ai là người quyến rũ dụ dỗ con gái đem đến
nơi khốn cùng rồi sau đó nuốt lời. Kiều nổi nóng xỉa xói vào mặt Sở Khanh
mà nói, đối đáp lại tiếng “mặt này” của Sở Khanh vừa nói ở trên:
Nàng rằng: “Trời nhé có hay,
1180 “Quyến anh rủ yến sự này tại ai?
“Đem người
giẩy
xuống giếng thơi.
“Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay!
“Còn tiên tích việt ở tay,
“Rõ ràng mặt ấy
mặt này
chứ ai?”
Trước những lời ngay thật của Kiều, mọi người chê kẻ “bất nghĩa” người
cười kẻ bất lương (chàng Sở Khanh):
1185 Lời ngay đông mặt trong ngoài,
Kẻ chê bất nghĩa người cười vô lương!
Phụ tình án đã rõ ràng,
Dơ tuồng, nghĩ mới kiếm đường tháo lui.
Khi bị Tú Bà dẫn trở về, Kiều mới biết là Tú bà đã thuê Sở Khanh đưa Kiều
đi trốn để bà ta bắt lại. Vì sự bỏ trốn này, Tú bà cho rằng mình không cần
phải giữ lời cam kết đối xử tử tế với Kiều:
Buồng riêng, riêng những sụt sùi,
1190 Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân:
“Tiếc thay trong giá sáng ngần,
“Đến phong trần cũng phong trần như ai!
“Tẻ vui cũng một kiếp người,
“Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru!
1195 “Kiếp xưa đã vụng đường tu,
“Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!
“Dẫu sao bình đã vỡ rồi,
“Lấy
thân mà trả nợ đời cho xong!”
Bị Tú bà bắt lại, Kiều
phải
sống
trở lại
trong kiếp lầu xanh. Tú bà bắt đầu dạy nghề làng chơi cho Kiều:
Vừa tuần nguyệt sáng gương trong,
1200 Tú bà ghé lại thong dong dặn dò:
“Nghề chơi cũng lắm công phu,
“Làng chơi ta phải biết cho đủ điều.”
Kiều thất vọng nhưng rồi cũng liều sống trong cảnh phũ phàng. Tú bà cho
biết là khách làng chơi đến mua vui ở chốn này, các con phải hết lòng phục
vụ cho vừa lòng khách:
“Nàng rằng: “Mưa gió dập dìu,
“Liều thân thì cũng phải liều thế thôi!
1205 Mụ rằng: “Ai cũng như ai,
“Người ta ai mất tiền hoài đến đây?
Trong nghề còn biết bao điều hay như ăn nói tỉ tê, nửa khép nửa mở, mối
tình nỉ non, như riêng như chung, tức là những mánh khoé quyến rũ:
“Ở trong còn lắm điều hay,
“Nỗi đêm khép mở nỗi ngày riêng chung.
“Này con thuộc lấy làm lòng,
Tú bà dạy Kiều hãy thuộc lấy làm lòng bảy cách đối với khách ở bề ngoài để
cho khách say mê; tám cách đối đãi trong khi ăn nằm với khách, đối với mỗi
hạng người, dùng một lối riêng để làm vừa lòng họ:
1210 “Vành ngoài bảy chữ,
vành trong tám nghề.
“Chơi cho liễu chán,
hoa chê.
“Cho lăn lóc đá,
cho mê mẩn đời.
Đối với khách thì khi liếc mắt khi mày đưa, làm hết mọi cách thì mới tỏ ra
người sành sỏi, lịch lãm, biết các ngón chơi:
“Khi khoé hạnh,
khi nét ngài,
“Khi ngâm ngợi nguyệt,
khi cười cợt hoa.
1215
“Đều là nghề nghiệp trong nhà,
“Đủ ngần ấy nết mới là người soi.”
Nghe Tú bà dạy cách thức hành nghề trong thanh lâu, Kiều đã phải nhăn nét
mặt và sắc mặt cũng xanh mét. Càng nghe những lời dạy, Kiều càng thẹn
thùng:
Gót đầu vâng dạy mấy lời,
Dường chau nét nguyệt,
dường phai vẻ hồng.
Những nghe nói,
đã thẹn thùng,
Thật là éo le, quái ác cho thân phận khuê các mà phải bắt đầu “học lấy
những nghề nghiệp hay!”. Chữ “hay” ở đây chỉ cho sự mỉa mai. Thật là một
điều quá đau lòng:
1220 Nước đời lắm nỗi lạ lùng,
khắt
khe!
Xót mình cửa các buồng khuê,
Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp
hay!
Khéo là mặt dạn mày dày,
Kiếp người đã đến thế này thì thôi!
Thật đáng thương hại cho số kiếp con người bơ vơ đã sa cơ vào chốn lầu
xanh và đành phải chịu sống dưới sự đày đoạ của kẻ bất nhân:
1225 Thương thay thân phận lạc loài,
Dẫu sao cũng ở tay người biết sao?
Tác giả mô tả cảnh lầu xanh rộn ràng với bao mỹ nữ dập dìu đưa đón khách
làng chơi ngày đêm, và đón tiếp những hạng phong lưu quý phái:
Lầu xanh mới rủ trướng đào,
Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người.
Biết bao bướm lả ong lơi,
1230 Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Bị Tú bà đánh đập tàn nhẫn, Kiều đành phải quy phục sống trong cảnh nhớp
nhúa ê chề, mặc cho thể xác “đến phong trần, cũng phong trần như ai” và
lòng cảm thấy xót xa cho chính bản thân mình:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
1235 Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?”
Mặc cho những cuộc ái ân trai gái, Kiều nào có bao giờ được cảm thấy lòng
mình vui vẻ gì đâu, ngay cả nhiều cảnh vui thú ở chốn thanh lâu với cảnh
gió, hoa, tuyết, dưới đêm trăng thâu, Kiều cũng thờ ơ lạnh nhạc:
Mặc người mưa Sở mây Tần,
1240 Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Khi lòng người buồn thì cảnh vật cũng đượm vẻ buồn. Tâm trạng con người
ảnh hưởng đến cảnh vật chung quanh. Trong những lúc trao đổi cầm kỳ thi
hoạ thì cũng can dự vào cho lấy có, chứ có ai là người đồng cảm, thấu hiểu
mình đâu mà mình chia sẻ:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
1245 Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm dó mặn mà với ai?
Trước những cảnh tưng bừng náo nhiệt ở chốn lầu xanh, Kiều thờ ơ với tất
cả chuyện mưa gió, trúc mai, lòng buồn vời vợi trong số phận thui thủi,
kiếp sống mòn mõi, ruột rối tơ vò, thật đau lòng:
Thờ ơ gió trúc mưa mai,
1250 Ngẩn ngơ trăm mối
giùi
mài một thân.
Ôm lòng đòi đoạn xa gần,
Chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau!
Buồn lòng nhớ cảnh nhớ người, nhớ công dưỡng dục của đấng sinh thành đã
tuổi ngày càng cao. Giờ này cách xa nghìn trùng, thân phận con đang trầm
luân khổ ải. Gia đình chỉ còn hai em Thuý Vân và Vương Quan còn nhỏ dại,
lấy ai là người phụng dưỡng thay mình:
Nhớ ơn chin chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
1255 Dặm nghìn nước thẳm non xa.
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này.
Sân hoè đôi chút thơ ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình?
Nhớ đến Kim Trọng với những lời thề ước và trong lúc xa xôi cách trở thế
này, chàng có thông cảm nỗi lòng nàng cho chăng. Khi chàng đi Liêu Dương
hộ tang chú trở về, sẽ hỏi người tình cũ là cành xanh đẹp đã ra sao và
mong em Thuý Vân lấy tình chị em thay mình, trả nghĩa cho Kim Trọng. Và
giờ đây em Thuý Vân đã đẹp duyên cùng Kim Trọng hay chưa?:
Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
1260 Xa xôi ai có biết tình chăng ai?
Khi về hỏi liễu Chương-Đài,
Cành
xuân đã bẻ cho người chuyền tay!
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?
Lòng ngổn ngang như tơ rối không biết làm sao thoát ra được, những đêm dài
thao thức nghĩ đến giấc mộng về quê hương, và bây giờ đang sống lẽ loi bên
phương trời xa. Cứ thế, thời gian vẫn trôi qua, ngày này qua ngày khác
xoay chuyển mà lòng thương xót cho số phận gian khổ đọa
đày:
1265 Mối tình đòi đoạn vò tơ,
Giấc hương quan luống làn mơ canh dài.
Song sa vò võ phương trời,
Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.
Lần lần thỏ bạc ác vàng,
1270 Xót người trong hội đoạn trường đòi cơn.
Đã mang lấy kiếp hồng nhan thì phải bị hãm hại, bị tan tát mới thôi. Số
kiếp gian nan khốn đốn thì làm sao cho xấu hổ, nhục nhã cho biết thân:
Đã cho lấy chữ hồng nhan.
Làm cho,
cho hại,
cho tàn,
cho cân!
Đã đày vào kiếp phong trần,
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!
Chiếc phao để Kiều bám víu trong thời kỳ này là Sở Khanh. Kẻ đẩy Kiều ngập
sâu hơn trong giòng sông đoạn trường cũng chính là Sở Khanh và Tú bà.
(Còn tiếp)
 
Xuân Kỷ Hợi-2019
Lê Ánh
|


  


|
|