VINH  HỒ
 



 

Rắn Thiêng, Gậy Thần Và
    Ngành Y Dược
 

 
Lễ Tạ Ơn Ở Hoa Kỳ 

  Thể Thơ Đường Luật Thất
     Ngôn Bát Cú  

  Cưới Gả Theo Tục Lệ
     Cổ Truyền

  Phần 1  |  Phần 2  |  Phần 3  |

  Phần 4  |  Phần 5   Phần 6  |

Tang Ma Theo Tục Lệ
    Cổ Truyền

  Phần 1  |  Phần 2  |  Phần 3

  Phần 4  |  Phần 5  | Phần 6  |

  Phần 7:  Kết Luận 

Những Thi Sĩ Cố Đô và Phong
   Trào Thơ Mới Thời Tiền Chiến
   - Vinh Hồ

Tấm Ḷng Son Trong "H́nh
    Như Là T́nh Yêu", Tập
    Truyện Của Ái Khanh -
    Vinh Hồ

  Vài Nét Chân Dung
     Hàn Mặc Tử -  Nhà Thơ
     Thiên Tài của Việt Nam

Chúa Nguyễn Hoàng

Lịch Sử và Triết Lư  Bonsai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


C Ư Ớ I   G Ả   T H E O  T Ụ C   L   C  TR U Y Ề N
 



 

PHẦN 1:

KHÁI NIỆM:

Cưới là làm lễ chính thức lấy nhau. Cưới hỏi hay cưới xin là làm lễ cưới theo tục lệ cổ truyền.

Gả là bằng ḷng cho con gái ḿnh lấy 1 người nào đó làm chồng, gả bán là gả có đủ cheo cưới, tức là có đủ thủ tục về lễ cưới theo tục lệ cổ truyền. Cheo là khoản tiền mà người con gái thời xưa phải nộp cho làng khi đi lấy chồng, gọi là nộp cheo:

- Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau

- Nuôi lợn th́ phải vớt bèo
Lấy vợ th́ phải nộp cheo cho làng

- Ông xă đánh trống th́nh th́nh
Quan viên mũ áo ra đ́nh ăn cheo

C̣n sêu là nhà trai đưa lễ vật đến biếu nhà gái trong các dịp Tết trước khi cưới gọi là sêu Tết.

Từ đó có từ cưới gả, tức là cưới vợ gả chồng, hay dựng vợ gả chồng. Dựng vợ gả chồng c̣n gọi là hôn nhân, cưới xin, hôn thú, hôn thư, giá thú (giá là lấy chồng, thú là lấy vợ)

Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau. Hôn phối là kết hôn. Hôn lễ là lễ cưới.

Ngày xưa "nữ thập tam nam thập lục" là có thể dựng vợ gả chồng được. Người ta rất kén chọn "lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống" không đặt nặng sắc đẹp mà đặt nặng nết na: "Cái nết đánh chết cái đẹp / Tốt gỗ hơn tốt nước sơn / Vợ đẹp là vợ người ta".

Ngày xưa, cưới xin cứ đến tối mới đi rước dâu nên gọi là hôn lễ. Hôn là lễ cưới, hôn cũng có nghĩa là tối, khoảng thời gian từ lúc mặt trời lặn đến lúc đi ngủ (khoảng từ 7 giờ tối đến 10 giờ đêm), đó là thời điểm âm dương giao hoán với nhau, rất tốt cho việc dựng vợ gả chồng, theo quan niệm của người xưa.

Người Việt xưa trọng lễ nghĩa. Việc cưới gả được tổ chức rất long trọng từ triều đ́nh xuống thứ dân.

Triều đ́nh nhà Nguyễn có đặt bộ Lễ, quanh năm lo việc lễ nghi cúng tế rất nhiêu khê, tốn kém và mất thời gian. Như lễ cưới của công chúa tổ chức liên tục 3 ngày gồm 6 lễ, mỗi ngày cử hành 2 lễ, riêng lễ nạp thái (lễ đầu tiên trong 6 lễ) gồm những lễ vật:

1 con trâu, 1 con lợn, 2 mâm trầu cau, 2 ṿ rượu ngon, 2 cây gấm, 10 tấm lụa, 4 thỏi vàng, 1 đôi bông vàng, 1 cái trâm vàng, 2 chuỗi ngọc, 16 thỏi bạc...

Lễ nạp thái (1 trong 6 lễ) của hoàng tử gồm những lễ vật:

2 thỏi vàng ṛng, 4 thỏi bạc, 2 cây gấm, 6 cây lụa, 20 cây vải tốt, 1 đôi xuyến, 1 đôi hoa tai, 1 bộ trâm vàng, 2 chuỗi hạt châu quư, 1 con trâu, 1 con ḅ, 1 con heo (các con vật sơn màu đỏ nhốt trong những cũi cũng sơn màu đỏ).

Tại làng xă, các nhà phú quư vẫn giữ 6 lễ (Phú quư sinh lễ nghĩa) nhưng đă thay đổi rất nhiều và lễ vật cũng giảm đi rất nhiều, c̣n giới b́nh dân th́ thường tổ chức lễ cưới rất du di linh động.

"Cây có cội nước có nguồn" người có ông bà tổ tiên, việc t́m hiểu phong tục tập quán của người xưa là điều cần thiết, tục lệ cưới gả của người xưa là một nét văn hóa độc đáo của Dân tộc đă góp phần củng cố gia đ́nh bền vững, làm nền tảng vững chắc cho xă hội, trải suốt 4.000 năm lịch sử vẫn giữ vững nền độc lập tự chủ của đất nước trước bao thế lực xâm lược bạo tàn.
 


LỤC LỄ VÀ CÁC LỄ KHÁC
:

Ngày xưa việc cưới gả được tổ chức tuần tự theo 6 lễ:

1. Lễ dạm (c̣n gọi là lễ chạm ngơ hay coi mắt):

Là ướm ư xem có ưng thuận không để chính thức làm lễ sơ vấn.

Khi nhà trai t́m được một nhà gái vừa ư thường là "môn đăng hộ đối"... hay khi người con trai phải ḷng một cô gái:

- Thấy em đẹp nói đẹp cười
Đẹp người đẹp nết ra vào đoan trang

- Tôi về thưa với mẹ cha

Chạy lo sáu lễ đem qua cưới nàng

Mâm trầu hủ rượu đàng hoàng

Cậy mai đến nói phụ mẫu nàng th́ xong

Nhà trai nhờ ông mai đến nhà gái ướm ư rằng ḿnh muốn "bước đến" thăm chơi làm quen, nếu nhà gái đồng ư th́ nhà trai sẽ chọn ngày lành đến viếng nhà gọi là lễ dạm. Lễ này không dùng lễ vật, trong câu chuyện trao đổi chưa đề cập đến việc hôn nhân.
 

2. Lễ sơ vấn:

Nhà trai mua bánh, mứt, rượu, trà, đường phèn... mỗi thứ 1 cặp, đến viếng và biếu nhà gái gọi là "đi cho đồ", trước khi đi, ông mai báo cho bên gái biết để chuẩn bị đón tiếp. Trong câu chuyện cũng chỉ nói bóng gió chứ chưa đi vào vấn đề then chốt. Vài ngày sau, nếu nhà gái im lặng tức là đă chấp thuận, c̣n nếu nhà gái mang quà đến nhà trai đáp lễ tức là chính thức từ chối cuộc hôn nhân, gọi là "đi trả đồ":

Duyên ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu
 

3. Lễ vấn danh:

Nếu lễ sơ vấn trôi chảy, nhà trai sẽ nhờ ông mai sang nhà gái trao mảnh giấy ghi tên tuổi chàng trai, nếu nhà gái bằng ḷng th́ cũng cho biết tên tuổi cô gái. Nhà trai chọn ngày tốt cùng ông mai mang lễ vật đến nhà gái làm lễ vấn danh, gồm 2 chai rượu, 6 miếng trầu, 6 miếng cau, 2 hộp trà, cùng bánh, mứt, đường phèn... mỗi thứ 1 cặp... Ông mai thay mặt bên trai nói rơ ư định muốn hợp thức hóa cuộc hôn nhân, kết t́nh sui gia. Nếu bên gái đồng ư th́ chàng trai sẽ được phép ở lại nhà gái 3 ngày, làm mọi việc như con cái trong nhà, Từ đó, gặp ngày mồng Năm tháng Năm (Tết Đoan Ngọ), ngày Tết Nguyên Đán, hay ngày giỗ kỵ bên nhà gái, th́ chàng rể phải mang lễ vật đi Tết vợ, gồm đầu heo, trà rượu bánh, v.v... Nếu giàu có th́ lễ Tết là 1 con heo nhốt cũi, cùng nếp đậu bánh trái...

Ngày xưa, khi cha mẹ bằng ḷng th́ con cái phải nghe theo:

Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó

Nếu bên trai nửa chừng bỏ cuộc th́ công của coi như mất hết, nhưng nếu bên gái nửa chừng hồi hôn th́ phải bồi hoàn gấp đôi:

Trai chê vợ của đổ xuống sông
Gái hồi chồng của một thành hai

Sau lễ sơ vấn 1 thời gian, ông mai liên lạc với nhà gái để xin xúc tiến lễ hỏi.

  

 


VINH HỒ
 
 
1/2005
(C̣n Tiếp)
 


Tài liệu tham khảo:

Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính
Non Nước Khánh Ḥa của Nguyễn Đ́nh Tư
Hôn Lễ của Viên Mai
Thơ trích dẫn trong bài là Ca dao Tục ngữ
Tục lệ cưới gả, tang ma của người Việt xưa,
   của Phan Thuận Thảo. Nhà xuất bản Thận Hóa, 1999
Phong Tục Hôn Nhân của Dân Việt, Khải Chính
   Phạm Kim Thư,  đăng trên mạng lưới:
  
http://e-cadao.com/phongtuc/index.htm