Nguyễn Văn Thành
 

 

Chuyến Đi Của BILL GATES
Và Sự Phát Triển Của
Công Nghệ Thông TIn (IT)
Tại Việt Nam:

 

    Phần 1   |   Phần 2  

 

 

                             
                                         

                                       
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Chuyến Đi Của BILL GATES Và SPhát Triển Của
 Công Nghệ Thông Tin (IT) Tại Việt Nam:
Nguyễn Văn Thành

  

Phần 2:
 

Ông Bill Gates một mặt khuyên các sinh viên Việt Nam dành nhiều thời giờ để học môn Toán học và môn Khoa học Điện toán (Computer Science: Khoa học Thông tin). Ông nhận xét rằng với giới sinh viên Việt Nam, trẻ và thông minh đă đạt nhiều giải về Olympic Toán, Lư, Hóa và như vậy nước Việt Nam có khả năng trở thành một nền kinh tế phép lạ (miracle) bằng cách đầu tư thanh niên vào Khoa học Thông tin.

Ch́a khóa để xử dụng Khoa học Thông tin hầu giúp ích sự phát triển kinh tế và trở thành một nước xuất cảng phần mềm th́ việc đầu tiên là phải đầu tư vào nền giáo dục. Bill Gates nói rằng theo nhận xét của ông đối với sự đóng góp của các nhà trí thức trẻ Việt Nam th́ trong thập niên tới sẽ đẩy Việt Nam gia nhập vào các nước có nền kinh tế phát triển như là một phép lạ. Ông cũng khuyến khích các sinh viên Việt Nam thường xử dụng mạng lưới thông tin (mạng Internet) càng nhiều càng tốt và học tập nền kinh tế toàn cầu (global economy). Tất cả các cơ hội của Việt Nam là nằm trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam chẳng những đầu tư vào ngành sản xuất chế tạo (manufacturing) nhưng c̣n phải đầu tư vào sự phát triển phần mềm và tham dự các chương tŕnh phát triển phần mềm của các nước khác.

Tuy nhiên, tại Việt Nam sự đánh cắp và sao chép các phần mềm với kỷ lục thế giới là 92% (The Business Software Alliance, a Washington-based lobby group, estimates that 92 per cent of the software used in Vietnam in 2004 was pirated, the highest rate in the world.). Điều này có nghĩa là chỉ có 8% th́ mua, phần c̣n lại là sao chép bất hợp pháp. Như vậy việc kiểm soát không được phép sao chép bất hợp pháp chẳng những bảo bệ tác quyền của công ty ngoại quốc mà cũng bảo vệ tác quyền của những công ty Việt Nam vậy.

Microsoft cố gắng giúp Việt Nam thiết lập trên mỗi thành phố các trung tâm công nghệ thông tin, giúp đỡ huấn luyện các chuyên viên điện toán và cung cấp mạng lưới Internet không mất tiền (free) trong một năm.

Ông Bill Gates kết kuận rằng ông rất lạc quan (optimistic) về tương lai Công nghệ Thông tin tại Việt Nam nếu Việt Nam đầu tư nhiều về giáo dục.

Trước hết, ta hăy xét sự đào tạo về Công nghệ Thông tin tại nước tiến nhất thế giới là Mỹ quốc rồi hăy t́m xem ở Việt Nam phải cải tổ như thế nào để có thể tham gia Công nghệ Thông tin trong nền kinh tế toàn cầu.

Tại Mỹ v́ việc học theo lối tín chỉ , cho nên bất cứ ngành nào cũng có thể học tập về Khoa học Thông tin. Chẳng những trường Kỹ thuật (Institute of Technology) tại các viện đại học có ngành về Khoa học Điện toán (Computer Science) hoặc Kỹ Thuật Thông tin, cấp phát văn bằng Cử nhân Khoa học Điện toán (Bachelor of Science in Computer Science - BS), Thạc sĩ Khoa học Điện toán (Master of Science in Computer Science - MS), và Tiến sĩ Khoa học Điện toán (Ph D in Computer Science) mà tại các trường Đại học Nhân văn (Liberal Arts) cũng có ngành Điện toán, cấp phát văn bằng Cử Nhân Nhân văn Điện toán (Bachelor of Arts in Computer Science – BA).

Ngoài ra, tất cả các bằng Kỹ sư hoặc Cử nhân đều có thể học một hay nhiều lớp về Điện toán, Khoa học Thông tin dù là Kỹ sư Cơ khí, Kỹ sư Điện, Kỹ sư Công chánh, Kỹ sư Hóa học, v.v.... Ấy là chưa kể tất cả các bằng Cử nhân Toán, Cử nhân Vật lư, Cử nhân Hóa học,...thậm chí như Cử nhân Anh văn, Pháp văn, Văn chương, Quản trị Kinh doanh cũng đều có quyền lấy một hay nhiều lớp về Điện toán.

Và như vậy gần như toàn thể các sinh viên tồt nghiệp Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ,.v.v... đều là những người có khả năng và có thể xử dụng tinh thông về Công nghệ Thông tin nhiều hay ít. Điều này có nghĩa là Công nghệ Thông tin không chỉ giới hạn cho những người có bằng Cử nhân Điện toán. Ta thấy rằng trong nhiều công ty của Mỹ có rất nhiều người Kỹ sư phần mềm (software engineer) không có bằng cấp CỬ NHÂN ĐIỆN TOÁN chẳng hạn như Cử nhân Toán, Vật lư, Hóa học, Văn chương, Kỹ sư, v.v...

Xem như vậy, sự phát triển phần mềm không những chỉ dành riêng cho sinh viên ngành Điện toán mà dành cho tất cả mọi người tốt nghiệp Đại Học. Tại các nước khác như Âu Châu, Nhật Bổn, Ấn Độ, Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, Gia Nă Đại, Tân Tây Lan (New Zealand), Úc châu, v.v... đều học như vậy. Tại Ấn Độ với nhu cầu thống nhất ngôn ngữ của trên 1 tỷ dân và là cựu thuộc địa của Anh quốc nên tiếng Anh gần như là ngôn ngữ chánh trong việc giáo dục, thương mại, các việc của chính phủ, v́ vậy ta thấy rằng trước năm 1990 nước Ấn Độ hoàn toàn rập theo nền kinh tế xă hội chủ nghĩa của Liên sô mặc dầu nước này không phải nước Cộng Sản, nhưng kể từ năm 1990 sau khi Liên sô sụp đổ th́ Ấn Độ lập tức chuyển sang kinh tế thị trường và nay đại đa số các phần mềm ở Mỹ đă được chuyển sang Ấn Độ tại thành phố Bangalore như ta đă nói ở phần 1.

Như đă phân tích ở trên, Mỹ quốc đă đầu tư nhiều vào nền kỹ nghệ vào Trung Quốc để giúp đỡ nước này phát triển nhưng sau đó nhận thấy rằng một khi Trung quốc càng lớn mạnh về kinh tế th́ tham vọng chính trị càng nhiều. Với sự gia tăng quân sự đe dọa Đài Loan v́ vậy Mỹ đem Công nghệ Thông tin sang các nước Á Châu có lương Kỹ sư thấp nhưng có tŕnh độ phát triển các phần mềm và hoàn tất các phương án do các công ty ngoại quốc mang đến. Hiện nay, họ mang đến Ấn Độ, tương lai họ sẽ mang sang Thái Lan và Việt Nam.

Tại sao họ không mang sang Nam Dương ?

V́ Nam Dương có 240 triệu dân theo Hồi giáo làm cho t́nh h́nh không được ổn định như tại Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam (nạn khủng bố tại Nam Dương nhiều hơn tại Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam). Tuy nhiên, muốn hoàn tất các công tác mà Mỹ quốc và các nước khác mang đến Việt Nam th́ Việt Nam cần phải đầu tư về giáo dục như ông Bill Gates đă nói nhiều lần. Hiện nay, Việt Nam chính thức chỉ có 2 trường Bách Khoa tại Hà Nội và Sài G̣n, là có lớp đào tạo Cử nhân, Kỹ sư Điện toán nhưng sinh viên tốt nghiệp tại các trường này th́ không có nhiều. Riêng Đại học Hà Nội có hệ đào tạo bằng Cử nhân thứ hai về Điện toán nghĩa là ai đă có bằng Cử nhân th́ chỉ cần học thêm 2 năm là tốt nghiệp bằng Cư Nhân Điện Toán (bằng Cử nhân thứ 2) nhưng cũng sản xuất không nhiều v́ phải thi vô và thiếu thầy.

Vậy việc đầu tiên là Việt Nam phải thay đổi hệ thống giáo dục từ niên chế sang tín chỉ. Đại học Hà Nội cũng như Sài g̣n dự định năm 2010 mới thi hành, như vậy là quá chậm mà nên thi hành càng sớm càng tốt. Cũng như Đại học Mỹ, Đại học trong bất kỳ hệ Cử nhân hay là Kỹ sư nào cũng được phép lựa một hay nhiều lớp Điện toán th́ Việt Nam mới đủ chuyên viên phần mềm để làm các việc mà ngoại quốc mang lại cho Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam phải chọn nhiều sinh viên đi du học về ngành Thạc sĩ và Tiến sĩ Điện toán, và các sinh viên phải thực tập ở ngoại quốc khoảng chừng vài năm, tới khi hành nghề mới đủ kinh nghiệm.

Ai cũng biết, muốn đầu tư vào kỹ nghệ: kỹ nghệ nặng như chế xe hơi, phi cơ th́ rất tốn kém và phải có tư bản tức là có tiền của để xây dựng nhà máy, trong khi đó việc phát triển Công nghệ Thông tin, ta chỉ cần chất xám (tri thức). Nước Việt Nam không có nhiều tiền như các nước tư bản tiền tiến nhưng đầu óc của thanh niên sinh viên của Việt Nam th́ chẳng kém ai. Trên thế giới này, đành rằng nước nào cũng có nhiều nhân tài nhưng trí thông minh của các sinh viên Việt Nam dù không thể hơn Nhật hay Mỹ nhưng ít nhất cũng bằng hay hơn Thái Lan và Ấn Độ. Vậy nếu Việt Nam đầu tư nhiều về Kỹ nghệ Thông tin th́ Việt Nam đi từ sở đoản sang sở trường giúp cho đất nước nhanh chóng phát triển không thua kém nguời khác.
 


T
óm lại muốn cho Việt Nam có thể phát triển về Khoa học Thông tin, nên theo các phương thức sau đây:

1 Nhanh chóng chuyển đổi chế độ niên chế sang chế độ tín chỉ tại Đại Học.

2 Mở rộng cửa các trường Đại học để cho tất cả các sinh viên nào muốn vào Đại học có học vấn cơ bản (Tốt nghiệp Trung Học ) là được nhận vào học.

3 Băi bỏ những môn học nào không cần thiết như triết học Mác-Lênin và thay thế vào các lớp Điện toán, Anh văn để cho sinh viên khi tốt nghiệp có thể ra làm việc với các công ty ngoại quốc v́ họ chỉ xử dụng tiếng Anh.

4 Cho phép nhiều sinh viên du học các ngành Điện toán và Quản trị Xí nghiệp (Business Administration - gọi tắt là MBA) về các chương tŕnh Thạc sĩ (Master) và Tiến Sĩ (PhD).

5 Cho toàn thể các công ty ở Việt Nam dù là quốc doanh hay tư doanh các quyền lợi như nhau để các công ty này có thể cạnh tranh với công ty ngoại quốc khi Việt Nam nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế WTO.

6 Cho các trường Đại học Ngoại quốc danh tiếng lập chi nhánh ở Việt Nam. Trước kia trường Đại Học Hà Nội là chi nhánh của Đại học Sorbonne PARIS.


 

 

Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đă tham khảo những tài liệu của các Websites sau đây:
 

Nhà Bill Gates:

http://www.usnews.com/usnews/tech/billgate/gates.htm

http://maps.yahoo.com/beta/#maxp=search&q1=1835+
73RD+AV+NE+Medina,+WA&trf=0&mvt=s&lon
=-122.24292&lat=47.62757&mag=3

http://www.goehner.com/gates.htm

http://en.wikipedia.org/wiki/Bill_Gates'_house

Lư lịch Bill Gates:

http://en.wikipedia.org/wiki/Bill_Gates

http://www.microsoft.com/billgates/bio.asp

Cuộc viếng thăm Việt Nam:

http://www.vietnamembassy-usa.org/
news/story.php?d=20060421183755

http://news.moneycentral.msn.com/provider/providerarticle.
asp?feed=AP&Date=20060422&ID=5658640

Sao chép bất hợp pháp phần mềm (nhu liệu)

http://www.cdrinfo.com/forum/tm.asp?m=112717&mpage=1&

Công nghệ thông tin tại Bangalore, Ấn Độ

http://www.bangaloreit.in/html/itscbng/it_sc_bng.htm

 

 

Nguyễn Văn Thành
       
2/6/2006