Nguyễn Văn Thành
 

 

  Hiệp Hội Các Quốc Gia
     Đông Nam Á -
ASEAN:
 

     Kỳ  1  |  Kỳ  2  Kỳ  3

     Kỳ  4  Kỳ  5  |  Kỳ  6

     Kỳ  7  |  Kỳ  8  Kỳ  9  

     Kỳ 10 |  Kỳ 11 Kỳ 12

     Kỳ 13Kỳ 14 |  Kỳ 15

     Kỳ 16 Kỳ 17 Kỳ 18

     Kỳ 19  Kỳ 20 |  Kỳ 21

     Kỳ 22 Kỳ 23 |  Kỳ 24

     Kỳ 25 Kỳ 26 |  Kỳ 27 

     Kỳ 28 Kỳ 29 |  Kỳ 30

     Kỳ 31  Kỳ 32 Kỳ 33 

     Kỳ 34 Kỳ 35 Kỳ 36 

     Kỳ 37  Kỳ 38 Kỳ 39

     Kỳ 40 |  Kỳ 41 |  Kỳ 42

     Kỳ 43 |  Kỳ 44 |  Kỳ 45

     Kỳ 46 |  Kỳ 47 |  Kỳ 48

     Kỳ 49 Kỳ 50 |  Kỳ 51

     Kỳ 52  Kỳ 53 Kỳ 54

     Kỳ 55  Kỳ 56  Kỳ 57

     Kỳ 58  Kỳ 59 |  Kỳ 60

     Kỳ 61 |  Kỳ 62 |  Kỳ 63

     Kỳ 64  Kỳ 65 Kỳ 66

     Kỳ 67 |  Kỳ 68  Kỳ 69

     Kỳ 70 |  Kỳ 71 | Kỳ 72 

     Kỳ 73 |  Kỳ 74 | Kỳ 75

     Kỳ 76 |  Kỳ 77 | Kỳ 78

     Kỳ 79 Kỳ 80 Kỳ 81

     Kỳ 82 |  Kỳ 83 Kỳ 84 

     Kỳ 85 |  Kỳ 86 | Kỳ 87 

 

 

 

 

                             
                                         
                                       
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

www.ninh-hoa.com

 

 



Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á:
(
Association of SouthEast Asian Nations - ASEAN)
Nguyễn Văn Thành

  

Kỳ 58:

Ngoại V

Phần Tổng quan

 


Đối Thoại ASEAN và Hoa K

 

Tuyên Ngôn Chung Hội Nghị Lần Thứ 17 Của ASEAN và
Hoa Kỳ Tại Bangkok ngày 30 tháng 1 năm 2004

 

 

Điều khoản 1- Hội nghị lần thứ 17 của ASEAN và Hoa Kỳ họp ngày 30 tháng 1 năm 2004 tại Bangkok. Phái đoàn gồm 10 nước thuộc khối ASEAN và Hoa Kỳ với sự tham dự của Tổng Thư ký ASEAN.

 

Điều khoản 2- Trong Diễn văn khai mạc của Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan có thông báo về vấn đề môi trường quốc tế bất ổn (uncertainties in the international environment), ASEAN và Hoa Kỳ tiếp tục đồng ý về chính sách ngoại giao trong vùng Á châu Thái Bình dương. Khối ASEAN đang tiến tới mục tiêu thiết lập một cộng đồng an ninh ASEAN (ASEAN Security Community), một cộng đồng kinh tế ASEAN và một cộng đồng xã hội văn hóa ASEAN (ASEAN Socio-Cultural Community) và các vấn đề khác cần sự cộng tác giữa ASEAN và Hoa Kỳ.

 

Điều khoản 3- Trong Diễn văn khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ Quốc đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình dương nhấn mạnh sự phát triển tích cực (the positive development) và quyền lợi hỗ tương (mutual benefits) của ASEAN và Hoa Kỳ trong quá trình 27 năm đối thoại. Vị Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho rằng ASEAN và Hoa Kỳ cùng chung quyền lợi (common interests) trong việc phát triển liên hệ kinh tế cũng như lên án về nạn khủng bố quốc tế, nạn buôn người (trafficking in persons), nạn buôn ma túy (narcotics) cũng như nạn HIV/AIDS. Mỹ Quốc quyết tâm tăng cường mối quan hệ với ASEAN và luôn luôn sẵn sàng thảo luận các đường lối cụ thể (concrete ways) để cho mối liên hệ được sâu rộng (broaden and deepen) hơn.

 

Điều khoản 4- Cuộc hội nghị này hoan nghênh chương trình công tác chống khủng bố của ASEAN và Hoa Kỳ (the ASEAN-US Work Plan on Counter-Terrorism) và là một cơ sở cho việc cộng tác chặt chẽ giữa hai bên trong việc chống nạn khủng bố quốc tế (international terrorism) và chương trình hành động sẽ bổ túc (complement) cho chương trình chống tội phạm liên quốc gia (Transnational Crime). Hoa Kỳ hậu thuẫn những cố gắng của các nước thành viên ASEAN trong việc ngăn ngừa, chống và quét sạch nạn khủng bố của bất cứ dạng nào bởi bất cứ tổ chức nào hay cá nhân nào và hoan nghênh báo cáo khối ASEAN về tiến bộ trong công tác chống khủng bố đã đạt được trong Hội nghị lần thứ 4 chống khủng bố liên quốc gồm có Đại diện của ASEAN+3 (thêm Trung Quốc, Nhật Bổn và Đại Hàn) họp tại Bangkok tháng 1 năm 2004.

 

Điều khoản 5- Hội nghị nêu lên tầm quan trọng duy trì giao thiệp giữa cá nhân với cá nhân (people-to-people contacts) và tăng cường du lịch giữa Hoa Kỳ và các công dân ASEAN.

 

Điều khoản 6- Hội nghị ghi nhận sự quan trọng về sự hợp tác với Hoa Kỳ trong vấn đề an ninh và hàng hải (maritime security) là một bước vững chắc (substantial step) trong vấn đề ASEAN chống khủng bố và là một hành động toàn diện (comprehensive manner) chủ trương bởi Tuyên ngôn ASEAN tại Bali Nam Dương. Hội nghị cũng công nhận sự gia tăng hợp tác trong vấn đề chống khủng bố giữa Hoa Kỳ và các nước Á châu một các song phương. Hội nghị cũng hoan nghênh sự hợp tác chống khủng bố trên bình diện đa phương như Liên Hiệp Quốc APEC và Diễn đàn vùng ASEAN

(The ASEAN Regional Forum)

 

Điều khoản 7- Mỹ Quốc thông báo cho Hội nghị những phát triển sau cùng tại Irac. Mỹ Quốc báo cáo sự tiến bộ để tiến tới độc lập, dân chủ, hòa bình, thịnh vượng và thống nhất Irac, và nhấn mạnh tầm quan trọng là Mỹ Quốc đã chuyển giao quyền hành cho chính phủ Irac vào ngày 30 tháng 6 năm 2004. Hội nghị hoan nghênh Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc quyết định gửi đoàn công tác tại Liên Hiệp Quốc để hậu thuẫn việc chuyển giao quyền hành cho chính phủ Irac. Khối ASEAN tái khẳng định là Liên Hiệp Quốc phải tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc tái thiết và tái định cư tại Irac phù hợp với nguyện vọng với nhân dân Irac và trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc tromng việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.

 

Điều khoản 8- Hội nghị thảo luận các sáng kiến ngoại giao (diplomatic initiatives) nhằm chấm dứt bạo động và tái hiệp thương (restart negotiations) trong vấn đề Trung Đông phù hợp với lộ trình để đạt được viễn kiến (the vision) thiết lập một vùng hai quốc gia Isarel và Palestine sống cạnh nhau an ninh với biên giới được công nhận.

 

Điều khoản 9- Hội nghị thừa nhận rằng vấn đề thuộc bán đảo Triều Tiên (the Korean Peninsula) là vấn đề quan trọng cho hòa bình và thịnh vượng trong vùng Á Châu Thái Bình Dương. Về quan điểm này Hội nghị cho rằng vùng phi võ khí nguyên tử (nuclear weapons free) trong bán đảo Triều Tiên là vấn đề quan trọng nhất. Hội nghị cũng nhấn mạnh sự quan trọng của vấn đề hoà bình giải quyết bằng giải pháp ngoại giao. Hội nghị hy vọng là vòng đàm phán 6 bên sẽ xảy ra càng sớm càng tốt với mục tiêu là phi nguyên tử bán đảo Triều Tiên.

 

Điều khoản 10- Hội nghị hoan nghênh Thỏa hiệp của các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc thiết lập Cộng đồng an ninh ASEAN (the ASEAN Security Community). Cộng đồng an ninh ASEAN quyết tâm đưa sự cộng tác chính trị và an ninh được lên tầm cao hơn để bảo đảm các nước trong vùng được sống trong hòa bình với các nước lân cận và với quốc tế trong môi trường dân chủ, công chính và hòa hợp. Cộng đồng an ninh ASEAN luôn luôn mong muốn các nước bạn của khối ASEAN cũng như các đối tác của khối ASEAN đề cao hòa bình, ổn định trong vùng.

 

Điều khoản 11- Hội nghị tái khẳng định sự quan trọng của Diễn đàn ASEAN vùng ARF (ASEAN Regional Forum) trong việc an ninh vùng và hy vọng công tác của ARF sẽ tiếp tục tiến tới một cách năng động (dynamic manner). Hội nghị cho rằng việc quan trọng là tăng cường sự quan trọng của Diễn đàn ASEAN vùng. Hội nghị cũng tái khẳng định là tổ chức ARF sẽ đóng góp vai trò giảm thiểu tình hình căng thẳng trong vùng.

 

Điều khoản 12- Hội nghị hoan nghênh sự hoạt động thi hành tuyên ngôn về các ứng sử của các bên trong vùng biển phía Nam Trung Quốc (the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) phía Đông Việt Nam như Hoàng Sa, Trường Sa) gồm có triển lãm ASEAN-Trung Quốc (the ASEAN-China Symposium) về việc thi hành (the Implementation) bản Tuyên ngôn trên vào tháng 3 năm 2004 tại Nam Dương.

 

 

Điều khoản 13- Cuộc Hội nghị tập trung về các vấn đề liên quốc gia như các vấn đề các tội phạm có tổ chức, sự bán lậu khí giới, buôn bán người, hải tặc (maritime piracy) và các bệnh truyền nhiễm. Hội nghị quan tâm đến tầm quan trọng là cung cấp kỹ thuật cho các nước trong vùng để giúp xây dựng khả năng trong việc chống các tội phạm kể trên.

 

 

 

 

(Xem tiếp kỳ 59)

 

 

 

Tham khảo:

Trong việc hoàn tất loạt bài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau đây:

  http://www.aseansec.org/

http://www.aapg.org/explorer/2005/02feb/
vietnam_prospects.cfm

http://www.ambhanoi.um.dk/en/menu/CommercialServices/
MarketOpportunities/Sector+Analysis/Oil+and+gas/

 

 

Nguyễn Văn Thành
      6
/1/2008