 |
|
|
Nguyễn Văn Thành
|
So Sánh Nền Giáo Dục
Đào Tạo Chuyên Viên
Và Việc Hành Nghề tại
Hoa Kỳ và Việt Nam:
Phần 1 | Phần
2
|
Phần
3

|
|
|

SO
SÁNH
NỀN
GiÁO
DỤC
Đào
TẠo CHUYÊN
VIÊN
VÀ
VIỆC
HÀNH
NGHỀ
TẠI
HOA
KỲ
Và
VIỆT
NAM
Nguyễn Văn Thành


Phần 1:
N ói chung
nền văn hóa của mỗi quốc gia mỗi khác cho nên ta không so sánh các Đại Học Văn
giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, mà tập trung các môn học chuyên nghiệp cụ thể là
các trường Kỹ Sư, trường Nha-Y-Dược giữa hai quốc gia để t́m xem sự khác
biệt về đào tạo và hành nghề giữa hai bên. Phần đào tạo các chuyên viên
hữu dụng rất cần thiết trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ sức khỏe
của nhân dân.
P hần mô tả
về các trường Đại Học Bách Khoa và Y Nha Dược trong nước ta đă được tŕnh
bày cặn kẽ trong các loạt bài "Sự Giáo Dục và Thi Cử Qua Các Thời Đại ở
Việt Nam" trên trang Web:
www.ninh-hoa.com , do đó những phần này sẽ tŕnh
bày nhiều về nền giáo dục tại Hoa Kỳ kèm thêm việc so sánh với nền Giáo
Dục ở Việt Nam.
I- Các Trường Kỹ Sư :
(Việt Nam gọi là trường Bách Khoa – Pháp gọi là Polytechnique).
T ại
Mỹ, các trường đào tạo Kỹ Sư thường nằm trong các trường Đại Học và có tên
gọi là Viện Kỹ Thuật (Institute of Technology).
V iện
Kỹ Thuật của một trường Đại Học chia ra một số trường như trường Điện,
Điện Toán (Tin Học), Cơ Khí, Kiến Trúc, Hóa Học, Luyện Kim,... Các trường
Kỹ Sư của Mỹ đều dạy theo lối tín chỉ (credit), 2 năm đầu thường học về
Toán, Lư, Hóa, Anh Văn, Nghệ Thuật (Vẽ, Nặn...), Kinh Tế, Sử, Triết hoặc
Sinh Ngữ. Tùy từng trường, hai năm đầu đại khái giống nhau, chỉ khác nhau
chút đỉnh thí dụ trường Cơ Khí cần 4 lớp Toán, trường Điện cần 6 lớp Toán
và tất cả các lớp này, sinh viên có thể học từ bất cứ trường Đại Học nào
cũng được thí dụ Đại Học Cộng Đồng (Community College), Đại Học Chung
(College of Liberal Arts) hoặc trong Viện Kỹ Thuật. Sau khi đă hội đủ, thí
dụ 65 tín chỉ (credits), sinh viên có quyền nộp đơn vào trường Kỹ Sư dự
định theo học thí dụ như trường Cơ Khí, trường Điện, Điện Toán (Computer
Sciences), v.v...
Ở Việt Nam, sinh viên phải trải qua kỳ thi tuyển vào
trường Đại Học Bách Khoa, đương nhiên nếu trúng tuyển mới được phép vào
học. Trái với các Đại Học ở Hoa Kỳ, bất cứ học sinh nào muốn thành sinh
viên của trường Đại Học chỉ cần thi một bài trắc nghiệm ACT (American
College Test:
www.act.org), hoặc SAT
(Scholastic Assessment Test:
www.collegeboard.com)
và các kỳ thi này không có đậu hay là rớt. Điểm thi sẽ được gửi đến
trường thí sinh chọn theo học và trường đó sẽ quyết định cho vào học hay
không ? Sinh viên có điểm thi cao được vào học trường danh tiếng, điểm
thấp th́ cũng có một trường Đại Học Cộng Đồng nào đó cho vào.
T rong khi
học 2 năm đầu tiên, nếu có điểm trung b́nh khoảng 3.4/4.0 (thứ hạng A=4.0,
B=3.0, C=2.0) trở lên, sinh viên được nhiều trường Kỹ Sư thông báo cho
nhập học. Tất nhiên điểm cao th́ vào được trường lớn, điểm thấp th́ vào
trường nhỏ nhưng ít người quyết định học Kỹ Sư mà lại không được học.
Đó là điều cơ bản khác biệt giữa Hoa Kỳ
và Việt Nam.
X em như vậy,
tại Việt Nam công b́nh mà nói chỉ những học sinh xuất sắc mới được tuyển
chọn vào trường Kỹ Sư, và nền Giáo Dục không phục vụ đại đa số quần chúng
như tại bên Mỹ.
Sau khi vào trường Kỹ Sư, thường mất khoảng ít nhất là
2 năm nữa để sinh viên hoàn tất văn bằng Kỹ Sư (BS in Engineering). Vậy
bằng Kỹ Sư của Mỹ có hai giai đoạn rơ rệt, ước khoảng 60–65 tín chỉ
(credits) cho hai năm đầu tiên học Toán Lư Hóa, Anh Văn và các môn khác,
hai năm sau chuyên ngành thí dụ ban Điện th́ học những môn về Điện và vài
môn không phải là Điện do sự tùy ư lựa chọn của sinh viên như Toán dành
cho Kỹ Sư (Engineering Mathematics) hoặc Điện Toán hoặc Cơ Khí v. v...,
Thí dụ sinh viên Kỹ Sư Cơ Khí học đại đa số các lớp về
Cơ khí và học thêm vài lớp nhiệm ư như Điện, Điện Toán, Toán dành cho Kỹ
Sư v.v...
T rái
với Mỹ, trường Kỹ Sư được chia ra rất nhiều chuyên ngành thí dụ như
Kỹ sư Điện th́ có ngành Điện, ngành Điện Tử, Điện Hóa, Điện Hạt Nhân c̣n
tại Hoa Kỳ chỉ có một ngành Điện (Electrical) duy nhất nhưng có nhiều lớp
khác nhau để sinh viên tùy ư lựa chọn, rất đa dạng nhưng không đa danh (nhiều
tên như tại Việt Nam).
T óm lại các
Kỹ Sư của Mỹ học 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn khoảng 2 năm, học theo lối tín
chỉ v́ từng trường số tín chỉ tốt nghiệp Kỹ Sư loại BS Engineering, gồm
khoảng trên dưới 130 tín chỉ theo hệ lục cá nguyệt (semester). Lưu ư một
lục cá nguyệt có khoảng 18 tuần lễ tức khoảng 4 tháng rưởi, một năm có 2
lục cá nguyệt chính và một lục cá nguyệt mùa hè.
Ở giai đoạn một, học sinh từ bất cứ trường Đại Học nào
đến cũng được không nhất thiết phải học trong Viện Kỹ Thuật, miễn sao
chứng minh được khả năng tối thiểu Toán Lư Hóa. Hai năm sau cùng, sinh
viên bắt buộc phải nộp đơn xin vào viện Kỹ Thuật theo học trường chuyên
ngành. Viện Kỹ Thuật ngoài Kỹ Sư c̣n đào tạo các Cử Nhân (Bachelor of
Sciences) khác. Thí dụ như trường Đại Học Minnesota (University of
Minnesota – Twins Cities) là một trong 10 trường lớn nhất nước Mỹ với sĩ
số trên dưới 50 ngàn sinh viên được xếp hạng thứ 33 trên toàn thế giới.
Viện Kỹ Thuật danh tiếng này gồm có các phân khoa sau đây:
Kỹ
Thuật Không Gian (Aerospace Engineering and Mechanics)
Thiên
Văn (Astronomy)
Kỹ
Thuật Sinh Y (Biomedical Engineering)
Kỹ Sư
Hóa Học và Khoa Học Vật Chất (Chemical Engineering
and Materials Science)
Hóa Học
(Chemistry)
Công
Chánh (Civil Engineering)
Điện
Toán và Kỹ Sư (Computer Science and Engineering)
Điện
Học và Kỹ sư Điện Toán (Electrical and Computer
Engineering)
Địa
Chất và Địa Vật Lư (Geology and Geophysics)
Toán
Học (Mathematics)
Cơ Khí
(Mechanical Engineering)
Vật Lư
(Physics)
Các trường phụ thuộc:
Sản
Phẩm Sinh Học (Bio-based Products)
Hệ
Thống Sinh và Canh Nông (Biosystems and Agricultural
Engineering)
Xác
Suất (Statistics and Probability)
V ậy
các trường Kỹ Sư của Mỹ rất đa dạng với học tŕnh 4 năm.
Bằng Thạc Sĩ Kỹ Sư (MS Engineering) cũng tùy từng trường đ̣i hỏi
khoảng 30-36 tín chỉ (credits) theo học tŕnh lục cá nguyệt (semester).
Một tín chỉ lục cá nguyệt = 1.5 tín chỉ tam cá nguyệt (quarter).
Bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư (PhD Engineering) kể từ bậc Cử Nhân trở lên th́
khoảng trên dưới 60 tín chỉ (credits) lục cá nguyệt và phải làm Luận Án
(Thesis).
L uận Án gồm
có 2 phần: một phần Luận Án trong ngành và một phần Luận Án ngoài ngành
thí dụ PhD về Điện gồm Luận Án về lănh vực Điện và một Luận Án nhỏ về
ngành không phải Điện thí dụ như Điện Toán hay Cơ Khí.
T uy
nhiên, việc này th́ Giáo Sư Cố Vấn (Advisor) và Giáo Sư Giám Khảo quyết
định nếu Luận Án đủ dài th́ chỉ cần một Luận Án mà thôi. Nếu kể từ Cử Nhân
học thẳng lên Tiến Sĩ th́ thời gian theo đuổi mất khoảng từ 3 năm đến 5
năm. Và ngoài Luận Án, sinh viên phải hoàn tất khoảng trên dưới 60
credits. Tất cả các bằng Tiến Sĩ của Mỹ phát ra bởi Viện Kỹ Thuật hoặc các
Đaị Học đều cùng có một tên gọi là PhD thí dụ PhD về Kỹ Sư Điện, PhD về
Điện Toán, PhD về Toán, PhD về Vật Lư v.v...
M ột
trường Đại Học lớn ở Mỹ mỗi năm phát ra vài ngàn Cử Nhân, Kỹ Sư và vài
trăm Thạc Sĩ và Tiến Sĩ.
Website sau đây giúp độc giả tham khảo thêm nhiều chi
tiết về Đại Học Minnesota.
http://www.it.umn.edu/about/directory/index.html
II- Tương lai của các sinh viên Kỹ Sư tốt nghiệp
A-Tại Hoa Kỳ:
N hư
ta đă biết có 3 loại Kỹ sư: Một loại chỉ có bằng BS Engineering (tạm dịch
là Kỹ Sư loại 1), một loại là MS Engineering chỉ sau BS (Bachelor of
Sciences) độ 2 năm học ta tạm dịch là Kỹ Sư cấp 2 và một loại là PhD
Engineering sau MS (Master of Sciences) độ 3 năm mà tác giả tạm gọi là bậc
3.
T heo
thị trường hiện nay, Kỹ Sư mới ra trường bậc 1 với BS degree nếu kiếm được
việc làm sẽ có mức lương từ 40-60 ngàn/năm tùy từng người, tùy từng hăng.
Kỹ Sư bậc 2 với MS degree mới ra trường có mức lương từ 50-70 ngàn/năm và
loại có bằng PhD degree (Philosophy Doctor) th́ khoảng từ 70-100 ngàn/năm.
T hông
thường các hăng của Mỹ sau mỗi năm đều có tăng lương. Nếu nền kinh tế khá,
thường 90% sinh viên mới ra trường đều có việc làm nhưng trong trường hợp
kinh tế suy sụp th́ chỉ 50-70% sinh viên là có việc làm. Các Kỹ Sư có các
bằng MS và PhD thường làm các việc Nghiên cứu hay Sáng chế, c̣n các Kỹ Sư
có bằng BS th́ ít có cơ hội được nhận vào trong những cơ quan Nghiên cứu
và Sáng tạo hoặc Design của các công ty.
Điều lưu ư ở Mỹ, tất cả các công ty là của tư nhân, không có công ty
quốc doanh.
K iến thức
học ở bậc Đại học không bao giờ giống 100% việc làm của ḿnh ở mỗi hăng.
Các Kỹ Sư phải học hỏi từ các đồng nghiệp, các khoa học gia và các kỹ
thuật mới. Thường Kỹ Sư có 3 loại chính:
Một là sáng chế
(Design), hai là chạy thử và phát triển (Test and Development),
ba là sản xuất (Manufacturing).
R iêng trong
ngành Chế tạo c̣n có loại Kiểm soát Chất lượng Sản phẩm (Quality Control).
Ngay trong một ngành cũng được chia ra làm nhiều nhiệm vụ khác nhau, thí
dụ ngành Điện có ngành Điện số (Digital), Điện sóng (Analog), Điện mạch
(Circuit Design), ngành Tổng hợp (System engineering), ngành Điều khiển
(Project Management), ngành Kỹ Sư Đề Án (Project Engineering). Trong mỗi
ngành cũng được chia ra một cách tỉ mỉ thí dụ ngành Sáng chế các Chip (ASIC
Design) cũng chia ra làm nhiều ngành như ngành Chế tạo Tổng hợp
(Architect), ngành Sáng chế (Design), ngành Thử nghiệm (Verification).
Ngành Điện sóng cũng vô cùng phức tạp chia làm nhiều ngành nhỏ thí dụ
thiết lập các mạch điện (Analog Circuit Design), ngành Xét tính Toàn vẹn
của sóng (Signal Integrity). Muốn làm như vậy, ta phải dùng đến các chương
tŕnh phần mềm (Software) thí dụ như phải dùng HSpice mà tất cả các công
ty của Mỹ đều dùng trên toàn nước Mỹ. Mỹ hiện có gần 1 triệu bản HSpice xử
dụng nhưng ở Việt Nam chỉ có một bản duy nhất được hăng Synopsis tặng cho
viện nguyên tử Đà Lạt xử dụng.
T rái
với nước Mỹ, việc học Kỹ Sư tại
Việt Nam thật là khó khăn từ đầu vào đến đầu ra
cho nên đến khi có việc làm th́ các vị Kỹ Sư không phải sáng chế và thường
không để tâm học hỏi thêm và sức học càng ngày càng quên hẳn đi để hưởng
phú quư. C̣n bên Mỹ, khi bắt đầu đi làm các Kỹ Sư cảm thấy rằng công việc
thật là khác xa với những điều học hỏi ở trường cho nên các Kỹ Sư mới ra
trường thường phải học hỏi lại các đồng nghiệp có kinh nghiệm, hoặc học
thêm các chương tŕnh từ xa (Unite Program) từ các trường Đại Học ở trong
tiểu bang hay các tiểu bang khác qua các vệ tinh. Học trong công việc
trong việc thử nghiệm (Test) của các máy móc mà nhóm sáng tạo nên, học
trong các cuộc hội nghị (seminar, conference) do các hăng tổ chức như IEEE
hoặc do các trường Đại Học chủ tŕ.
N hư vậy
càng làm lâu càng kinh nghiệm, các Kỹ Sư Mỹ khi tốt nghiệp th́ được một mớ
kiến thức khoa học cơ bản của ngành nghề nhưng luôn luôn phải học hỏi để
góp kinh nghiệm và v́ vậy Kỹ Sư càng làm lâu có nhiều kinh nghiệm biết sử
dụng nhiều máy móc hoặc các công cụ (Tools) và các chương tŕnh (Software)
th́ càng có khả năng làm việc tốt. Những Kỹ Sư tài giỏi của Mỹ có lương
khoảng 100-150 ngàn/năm. Trái với Việt Nam các người làm Tổng Giám Đốc hay
Chủ Tịch Công ty đều là người có chân trong đảng Cộng Sản, c̣n bên Mỹ hầu
hết tất cả các công ty đều do các Kỹ Sư chỉ huy và quản lư.
T rong
một nhóm Kỹ Sư lúc nào cũng là một Kỹ sư chỉ huy, nhóm nhiều nhóm ít cũng
vậy, tuyệt đối không có người khác. Như vậy ta có thể kết luận rằng gần
như toàn bộ các công kỹ nghệ hăng xưởng ở Hoa Kỳ đều do các Kỹ Sư chỉ huy,
làm Chủ Tịch không có đảng viên nào hoặc nhân viên hành chánh nào lănh đạo
cả.
N hư
vậy, các người lănh đạo đều trong các tầng lớp Kỹ Sư mà lên cho nên có thể
điều khiển tốt nhất mang lại phúc lợi cho Công ty.
Đó cũng là điểm cơ bản khác biệt giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ.
T rái với
Việt Nam, các công tác của Kỹ Sư trong bất cứ ngành nghề ǵ đều phải luôn
luôn học hỏi mới mong theo kịp tŕnh độ phát triển của kỹ thuật.
Thí dụ: Việc sáng chế ra các Chip, vận tốc từ 1
GHz đến 5 hoặc 10 GHz sẽ làm cho giản đố mắt (Eye diagram) bị nhắm lại
(Close). Muốn làm mở ra (Open eye diagram) ta phải dùng các chất
(material) mà độ mất (loss) theo tần số cao (high frequency), lost
tangent phải nhỏ thí dụ đối với chất Fr4 có lost tangent là 0.016 nhưng
nếu dùng chất N4000-13 SI th́ lost tangent xuống 0.008.
(Xem
tiếp Phần 2)


Nguyễn
Văn
Thành
15/7/2005
(c̣n tiếp)
|
|