![]()
|
||||||||
|
Sau 30 tháng 4 năm 1975 nhà giáo dạy từ lớp sáu đến lớp 12 đều nhất loạt nhận danh xứng mới giáo viên thay v́ giáo sư như trước 1975.
Nhiều vị được “lưu dung “ vui vẻ xuống cấp viên trong thời buổi đổi đời. Đa số các vị sống và dạy học nơi đô thị, thành phố hay thị xă trước năm 1975. Giờ đây cuộc sống tuy khó khăn mà được tiếp tục dạy học dưới mái trường xă hội chủ nghĩa nhưng có được cái không khí thanh b́nh không c̣n chiến tranh “ đại bác đêm đêm vọng về ” điều mà ai ai đều mơ ước. Trong những tháng ngày khó khăn như thế mới thấy rơ tương quan giữa nghề và nghiệp như thế nào. Tiếng nô đùa rộn ră nơi sân trường của thế hệ niên thiếu là thứ âm thanh quyến rũ họ, họ như sống mà không thể thiếu âm thanh đó…. Ngoài ra họ c̣n có món quà tinh thần : kỹ sư tâm hồn, tôn sư trọng đạo. Nghĩa là c̣n giữ đươc chữ sư. Đa phần may mắn qua được giai đoạn “ gạo châu củi quế “ như sĩ tử thời xưa vượt sóng vũ môn để cá gáy hóa rồng. Thế hệ đó đă kinh qua buổi giao thời giờ đă hưu trí. Buổi giao thời lắm chuyện cười ra nước mắt như Thầy Giáo : tháo giầy, vấy đất, vất đấy hoặc Giáo Chức dứt cháo, giáo án, dán áo…
Thế nhưng có những vị phải qua thử thách để trở thành giáo viên nhân dân. Họ phải bị điều động đi xa, đến những nơi xa ánh sáng chốn thị thành, rồi đối diện nhiều thử thách cơm gạo áo tiền, bên cạnh đó c̣n bị tổn thương tinh thần khi những cấp trên của ḿnh thiếu chuyên môn lại điều hành và rao giảng chuyên môn cho ḿnh. Họ t́m cơ hội đổi nghề để ra khỏi ṿng cương tỏa như bừng tỉnh cơn mê.
Có người may mắn trọn ven chính ḿnh giữ đươc danh xưng giáo sư trung học cho đến hôm nay trong hoàn cảnh nền giáo dục VNCH đă đi vào lịch sử. Vị nầy có 19 năm dạy học ( 1956-1975 ) bắt đầu dạy lớp 1 bậc tiểu học ( năm 1956 c̣n gọi lớp 1 là lớp năm, tư, ba, nh́ và nhất ) đến năm 1975 đang dạy trung học rồi không tiếp tục dạy học nữa rồi xa rời quê hương. Vị nầy chắc hẳn không nhận danh xưng giáo viên ngày nào sau 1975. Vi nầy xuất thân làm giáo viên tiểu học, trong quá tŕnh mưu sinh vị nầy tự học đỗ tú tài 1 rồi tú tài 2… rồi trở thành giáo sư trung học.
Một vị khác không may mắn như thế : đậu Trung học đệ nhất cấp, học sư phạm để thành giáo viên tiểu học, dồi mài kinh sử bao nhiêu nâm ( đỗ tú tài 1, tú tài 2…. ) rổi trở thành giáo sư trung học rồi đi ngược thành giáo viên. Lúc hồi hưu ngẫm chuyện đời rồi tự than trách viên lai hoàn viên ! Một cựu học sinh trung học giờ đây có văn bằng tiến sĩ th́ phân ranh giới rơ ràng : chỉ có những ai có văn bằng tiến sĩ và được phong tước phó giáo sư rồi giáo sư mới được danh xưng giáo sư. Lúc đầu cứ tưởng những nhà lănh đạo ngành giáo dục đi trước thời đại theo kịp tư duy của các nước phương tây cụ thể là Hoa Kỳ : Ở Mỹ thầy dạy tiểu học, trung học đều gọi là teacher dạy Đai học gồm college – University th́ gọi là Instructor (1) nên có người cho rằng ông giáo lưu dung c̣n nặng ḷng hoài niệm quá khứ, song nếu có cơ hội so sánh hai nền giáo dục : giáo dục dưới thời VNCH (1954-1975 ) và Giáo dục Việt Nam sau 1975 gần 40 năm chúng tôi không khỏi chệnh ḷng. Khi nói về danh xưng : số năm học ngang nhau hoặc hơn kém một năm học 12+4 hoặc 12 +5 một bên vẫn có danh hiệu sư sao không gọi họ là kỹ viên, luật viên, kiến trúc viên. Theo thống kê th́ từ tháng 10 năm 1954 số chuyên viên từ kháng chiến về Hà Nội không có bao nhiêu kể luôn một số giáo sư trung học gốc bắc ( có tú tài 2 và tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội trước 1954 ) (2) trở lại Hà Nội sau hiệp định Genève 1954. Rồi có một số học sinh Trung Học Khải Đinh ( từ 1956 gọi là Quốc Học ) đậu tú tài 1 tập kết ra bắc rồi trở thành kỹ sư, sau 1975 vị ấy trở thành cấp phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Bách Khoa Phú Thọ. V́ thiếu người nên chính phủ cấp tốc đào tạo. Thời gian học rút ngắn lai Trung Tiểu Hoc ; 10 năm, Đại Học ( ngoại trừ Y khoa ) theo niên chế 3 năm. Trường Đại Học lúc đó có các ban như Toán, Lư. Hóa Văn chương, Sư phạm.
Thử so sánh Miên Nam Việt Nam ( 1954 -1975 ) 12 + 3 = 15 năm về sau 12 + 4 = 16 năm ; cũng thời gian đó ở Miền Bắc Việt Nam 9+3= 12 năm, về sau 10+3 = 13 năm. Do nhân tài buổi đầu như lá mùa thu trên cành, mới có chuyện : năm 1959-năm của đỉnh cao muôn trượng ở Miền Bắc- ngọn cờ đầu của ngành giáo dục là một trường cấp 2 ( đến lớp 7 hệ 10 năm ). Chuyện như vậy cũng b́nh thường thôi. Một số vị đă làm công tác giáo dục lúc vào Miền Nam có ư kiến Tiếp thu những thành tựu về khoa học kỹ thuật và khi thực hiện phải mang tính Kế Thừa có chọn lọc ( không có nghĩa là phá bỏ gần như tất cả như tinh thần Hiến Chương Warsawa Ba Lan ngày 20-11-1920 ).
Mới đây chúng tôi được nghe nói chuẩn bị cho thống nhất cho hai miền Nam-Bắc Triều Tiên –có thể xẩy ra ba hoăc bốn thập niên tới – người ta đang nghiên cứu một cuốn tự điển cho một nước Triều Tiên thống nhất và dự định phát hành năm 2019. Trong cuốn Tự Điển tương lai đó người ta thống nhất được 350.000 từ ngữ và đang thảo luận 50.000 từ ngữ mà hai miền đang hiểu trái nghĩa nhau do t́nh trạng chia cắt từ 1945. Phải chăng người của Hai Miền Nam Bắc Triều giờ đây đă rút được kinh nghiệm chuyện dùng ngôn ngữ ở Việt Nam sau 1975 ? Lúc trước được nghe một vị từng du học Đông Đức hay Liên xô ǵ đó trở vê, vào Miền Nam chúng tôi giới thiệu h́nh ảnh phi thuyền Apolo 11 đưa hai phi hành gia người Mỹ đáp xuống mặt trăng ngày 16 tháng 7-1969, lúc đầu vị ấy nghi ngờ tính xác thực của mấy h́nh ảnh này, v́ theo tin tức vị ấy biết th́ con tàu vũ trụ Liên xô đưa người lên không gian đầu tiên ngày 4-10-1957 mà người đó là Gagarine. Về sau vị ấy hiểu sự thật về những thành tựu khoa học kỹ thuật trong Miền Nam vị ấy chép miệng: tiếc cho Miền Nam. Cho nên hồi tưởng và so sánh hai nền giáo dục hai thời kỳ khác nhau chúng tôi cũng mang tâm trạng đó.
Triết lư giáo dục ở Miền Nam Việt Nam dựa trên Dân Tộc – Nhân Bản – Khai Phóng. Thành tựu trong việc áp dụng triết lư đó về mặt ngoại giao : Nhà Vua Thái Lan Bumibol ( hiện c̣n tại vị ) cũng như Tổng Thống Lư Thừa Văn ( Tổng Thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc ) đă nhận văn bằng Tiến Sĩ Danh Dự do Đai Học Saigon cấp. Bài tham luận về triết học Đông Phương do Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục ( Phái Đoàn Miền Nam Việt Nam ) thuyết tŕnh đă phản bác lư luận về triết học của phái đoàn Trung cộng tại Ấn Độ. Đó là một số thành tựu trong nhiều thành tựu của nền Giáo Dục phổ quát và tiến bộ hàng đầu toàn cơi Đông Nam Á. Cho nên ngày nay người Việt ( có lương tri và công bằng ) đều vô cùng luyến tiếc nền giáo dục của VNCH v́ tính ưu việt của nền giáo dục đó.
Luyến tiếc không hẳn hoài niệm như hoài niệm một thời hoàng kim, mà tiếc cho một sự lăng phí thời gian ( 40 năm thanh b́nh ) và tiền bạc trong quá tŕnh xà hội hóa giáo dục. Đến hôm nay người ta vẫn c̣n luẩn quẩn trong viêc cải tổ giáo dục như một cuộc cách mạng. Năm học lại tới th́ ngành giáo dục lại vẽ vời khiến học sinh lănh dủ (Tuổi Trẻ online ngày 19 tháng 10 – 2014). Sự bế tắc nầy cùng do những nhà giáo dục c̣n nặng tinh thần Sĩ –Nông-Công- Thương của Tàu từ thế kỷ 19 trở về trước nên mới có ra đường gặp tiến sĩ, nên có chuyện giấu văn bằng Đại Học đi làm nghề khác. Đó là người ta chưa hiểu nhân sinh bách nghệ hoặc hơn trăm năm trước cụ Phan Chu Trinh đă từng nói trong xă hội giàu nghèo sang hèn phải học lấy một nghề. Thời cụ Phan sự phát triển công nghệ chưa cao như ngày hôm nay mà cụ Phan đă có tinh thần như thế. Hiện tại xă hội phát triển nhờ cái đầu ( tư duy ) chứ không phải cái miệng muốn ăn. Những nhà làm giáo dục dị ứng từ ngữ thợ, đi lao động. công nhân ( Worker ) nên mới có chuyện Trường Cao Đăng nào cũng xin mở lớp Thạc Sĩ rồi Tiên Sĩ. Đó là tinh thần : Văn Chương Phú lục chăng hay
Trở về làng cũ học cày cho xong ( ca dao )
Từ việc học cày không xong th́ người ta như khuyến khích : cánh cửa xuất khẩu lao động đang rộng mở đó. Giấu văn bằng Đại Học đế xin đi làm công nhân để chờ cơ hội, cơ hội đó do quan hệ tốt mà có chứ không phải nhờ trí tuệ. Do hiện nay có sự xếp hạng : Hậu Duệ, Tiền Tệ, Quan Hệ, Đồ Đệ, Trí Tuệ ( đứng sau cùng ). Do đâu mà có t́nh trạng như thế v́ giáo dục chuộng h́nh thức. Sau nhiều lần sai rôi rồi sửa sai nữa, sửa nữa rồi quay về dùng cái cũ : lối học cử nghiêp, ca tụng bảng vàng bia đá, ( từ đó giáo dục như là một business.) Gần hai trăm năm trước Vua Minh Mạng đă phê phán lối học cử nghiệp. Sĩ tử học cốt thi đỗ chứ đa phần không có thực học. Thời đó 3 năm / lần mới có 30 cử nhân ; 6 năm / lần mới có một số tiến sĩ nên vua dễ nhận xét; c̣n bây giờ ra ngơ gặp tiến sĩ tất nhiên cũng gặp nhiều tiến sĩ giấy. Cũng do chuộng h́nh thức mà người ta bắt chước thời Pháp thuộc mà người ta tổ chức nhiều kỳ thi như thi Tuyển Công Chức. Thời Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ tổ chức những kỳ thi tuyển thầy kư, thầy thông, thầy phán, thừa phái…Đó là Tổ chức giáo dục của Pháp ( đối với các thuộc địa ) trên thực tế chỉ phục vụ cho nền cai trị và quyền lợi của thực dân Pháp. Họ đào tạo một số công chức nhà nước sẵn sàng theo lệnh nhà cầm quyền Pháp mà không có một mục đích nào để phát triển văn hóa và phục vụ cho xă hội và nhân dân cả.
Hiện nay t́nh h́nh cung vượt cầu trong giáo dục là ưu tư cho xă hội, th́ người ta lại lo t́m danh xưng cho kêu như cô nuôi dạy trẻ thành bảo mẫu hoăc đặt Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ trước Tiến Sĩ hay Bác Sĩ, v́ tiến sĩ giấy nhiều quá hoăc chức danh Bác Sĩ đứng một ḿnh th́ không ăn khách, nếu cứ chạy theo thời thế th́ một ngày kia lam phát về phó giáo sư, giáo sư th́ lại bận tâm t́m danh hiệu mới cho thành phần siêu giáo sư mới xuất hiện.
Do tính chuộng h́nh thức và sự lạm phát tiến sĩ, giáo sư mới có thêm một chuyện cười ra nước mắt : một tiến sĩ ngành vật lư từ Pháp về lại phải “cơ cấu “ dạy vật lư chuyển ngữ bằng tiếng Anh cho lớp 7 của một Trường Chuyên. Thôi cũng được dạy lớp 7 mà lương bổng cao cũng chẳng sao. Nhưng chuyện như thế nầy th́ không b́nh thường chút nào : ông ấy thi trượt kỳ thi tuyển công chức hay thi vào biên chế ǵ đó, ông lại trươt về môn vật lư : ông ta đạt điểm 8 trong khi người trúng tuyển điểm 9 ( không rơ vị trúng tuyển nầy có bằng tiến sĩ hay không ). C̣n vị giám khảo siêu tiến sĩ nầy là ai, hoặc quan trường giận cá chém thớt v́ thế giới đă xếp giáo dục Việt Nam quá thấp.
Khi nêu chuyện đă xưa Sư với Viên chúng tôi nghĩ không nên quá chú trọng về từ ngữ danh xưng cho các bậc trong thượng tầng giáo dục ; qua đó có nhiều từ ngữ thật hoa mỹ, thật kêu, sính tàu pha tây như tư duy logic ( có người th́ đọc tư duy lô ghic ) Cái loạn từ ngữ đă gây tác dụng ngược. Chuyện mới đây người bảo vệ an ninh trật tự bên ngoài Ṭa án lại gọi ṭa án là Pháp Trường (!) thay v́ Pháp Đ́nh.
Cho nên chúng ta cần hiểu chữ Sư dưới dạng phổ quát hơn : Tam nhân đồng hành tất hữu ngă sư ( ba người qua đường trong đó có thể có một người là thầy ta. Trong ư nghĩa phổ quát đó Đức Khổng Tử chấp nhận cậu bé Hạng Thác là bậc thầy về đối đáp : tương tự Tướng quốc nước Tần Lă Bất Vi nhờ cậu bé Cam La mới 14 tuổi đi sứ sang nước Triệu đ̣i nước Triệu giao bảy thành cho nước Tần. Nhà ngoại giao tuổi teen nầy đă thành công, tránh được binh đao giữa hai nước Tần-Triệu. Như vậy cậu bé Cam La là bậc thầy về ngoại giao mà Tướng quốc Lă Bất Vi đă t́m ra khi đi dạo vườn hoa. Song song với ư nghĩa phổ quát nên hiểu sư với ư nghĩa tên gọi một nghề : dạy học là một nghề, nghề nào cũng có thiên chức của nghề đó, nghề nào cũng cao quư cả khi người dấn thân luôn đam mê và luôn thăng tiến trong nghề nghiệp.
Hiện nay chuyện Giáo Dục ở Việt Nam là chuyện dài nhiều tập. Nhiều chuyện khó tin mà xẩy ra đă trở thành” chuyện thường ngày ở huyện “. Tuy nhiên vẫn có những chuyện xẩy đến mà người ta có quyền hy vọng về một tương lai. Theo tin Tuổi Trẻ online ngày 21-11-2014 : Bỏ Đai Học theo đuổi đam mê sáng chế : anh Huỳnh Phước Đức, - xă Cẩm Thành, Thành phố Hội An đă t́m cho ḿnh con đường phát triển tương lai mà không cần tấm bằng đại học. Rồi đây c̣n nhiều người như thế nữa, đồng thời Đại Học mang tính từ chương, h́nh thức sẽ không phải là con đường duy nhất.
Một cô giáo già có 30 năm dạy học giờ đă nghỉ hưu vẫn kiên nhẫn ngồi bán từng điếu thuốc, tất nhiên không có ngày 20-11 –nhưng quanh năm có lời hỏi thăm “ Bà Giáo giữ ǵn sức khỏe nghen “ Điều đó cho chúng ta thấy ǵ. Đó là : Lá cây rừng vẫn luôn luôn Xanh và c̣n Xanh măi.
Ngày 24 -11-2014 Ghi Chú:
(1) Theo Dictionary of Contemporary ENGLISH: instructor ; someone who teaches in an American college or university before they have finished being trained. (2) Trước 1954 Bộ Quốc Gia Giáo Dục và đa số trường Đai Học đặt ở Hà Nội. Trường Cao Đẳng Sư Phạm cũng đặt ở đó. Sinh viên tốt nghiệp làm giáo sư trung học đệ nhất cấp ( lớp đệ thất – lớp đệ tứ ) thực tế th́ họ đều daỵ từ đệ tam cho đến đệ nhất. Năm 1953 Dụ của Quốc Trưởng Bảo Đại ( Do Tổng Trưởng Phan Huy Quát đệ tŕnh ) đào tạo giáo sư trung học đệ nhị cấp : Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư phạm hoc thêm hai năm trở thành giáo sư trung học đệ nhị cấp ( dạy từ đệ tam đến đệ nhất ). Dụ nầy không thi hành măi đến năm 1958 Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm mới ban hành Nghị Định thành lập hai trường Đại Học Sư Phạm một ở Saigon và một ở Huế.
Tháng 12 năm 2014 THANH TRAN
|
|||||||
|