![]()
|
||||||||
|
PHẦN HAI
Trước khi đi vào phần 2 của vấn đề xin nhắc lại chuyện loạn thi cử cuối thế kỷ 17 dưới thời Chúa Trịnh ở Miền Bắc :
“…Năm 1678 thi cử ( Thi Hương 3 năm/lần ) ở Miền Bắc dưới quyền cai trị của chúa Trịnh có các trường thi : Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên, Hưng Hóa. Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Yên. Việc thi cử không nghiêm như đời Hồng Đức.
Năm 1750 thu tiền thông kinh, nộp 3 quan để dự thi mà không qua khảo hạch.
Ngoài ra có tệ nạn mua quan bán tước như quan từ tứ phẳm trở xuống Nếu nộp 600 quan tiền th́ được tăng 1 bậc.
C̣n những người chân trắng ( dân thường như nông dân, thương nhân mới xuất hiện ) mà nộp 2000 quan được bổ làm tri phủ, 1800 quan được bổ làm tri huyện. Lệ nầy có từ đời Trần Lê, song dưới các triều đại nầy th́ hạng thứ dân giàu có chỉ nhận được chức hàm mà thôi.
Như thế hễ ai có tiền là được quyền trị dân chứ không có tài năng ǵ cả, thành ra cái giá của người làm quan đời bấy giờ cũng kém dần đi … ( Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, q2 trang 54-54 Công việc Họ Trịnh làm ở Đất Bắc ). Như chúng tôi đă tŕnh bày ở phần I sĩ tử quá đông dẫm đạt lên nhau tao thành quan cảnh chợ thi. Theo nhiều sử gia “ th́ việc thi cử thời đó thật quá bậy bạ “
Cũng ở Phần I chúng tôi tŕnh bày th́ Tiến Sĩ Giấy ( h́nh nộm qua sản phẩm của hàng mă ) xuất hiện trong thi ca trong buổi suy tàn của chữ Nho :
C̣n đây là hiện tượng hiện tượng Tiến Sĩ Giấy xuất hiện ở Việt Nam sau 1975.
Vào sau tháng tư 1975 giới trí thức Miền Nam bàn luận nhiều về chức danh Tiến sĩ và Phó Tiến sĩ. Họ thắc mắc sao lại có phó Tiến Sĩ. V́ Phó chỉ chức danh hành chánh, chính trị, rồi họ chỉ biết sinh viên Miền Bắc ( giai đoạn 1954-1975 ) đi du học ở Liên Xô để lấy văn bằng nầy. Giới trí thức Miền Nam dần khám phá ra sinh viên đi du học ở Liên Xô không bắt buộc phải giỏi tiếng Nga v́ đă có thông dịch. Dần dần người Miền Nam hiểu chuyện du học và chuyện hơp tác lao động
Giàu đi Đức, trí thức đi Nga, ba hoa đi Tiệp.
Sau nầy khi bức tường Berlin sụp đổ thành phần đi hợp tác lao động ở Đức hay Tiệp đều ở lai, c̣n người đi Nga lục tục về nước.
Giờ xin trở lại vấn đề Hiện Tượng Tiến Sĩ Giấy.
Hiện Tượng nầy xuất hiên từ 1995 trở đi v́ trước đó người có bằng tiến sĩ tương đối hiếm ở Miền Bắc cũng nhu Miền Nam.
Trước tiên có phong trào đi học bổ túc văn hóa rồi chuyên tu hay tại chức. Việc đi học nầy có mục đích chuẩn hóa cán bộ các cấp nhất là cấp tỉnh và cấp trung ương. Thành phần nầy đa phần trước tiên phải học cho xong trung học để có văn bằng Trung Học Bổ Túc Văn Hóa càng nhanh càng tốt rồi sau một vài lần đi học đại học chuyên tu hay tại chức họ có văn bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành như người đi học tại chức mong muốn.
Về học vị tiến sĩ vào khoảng 1995 Việt Nam có đến 3000 tiến sĩ và c̣n muốn đào tạo thêm. Do t́nh h́nh kinh tế phát triển, giai cấp giàu có gia tăng nên Bộ Nội Vụ ra chỉ tiêu cho toàn quốc “ Ra Ngơ gặp Tiến Sĩ “. Phần Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tăng chỉ tiêu đào tạo Thạc Sĩ và Tiến Sĩ. Dần dần Ba trăm Đại Học và Cao Đẳng khắp mọi miền Đất Nước đều có lớp cao học, thạc sĩ và tiến sĩ, Chẳng hạn dạy các bé mẫu giáo ( mầm chồi lá ) tối thiểu có bằng cử nhân.
Ngoài ra c̣n có nhiều tập đoàn bao hết việc đào tạo từ mẫu giáo, tiểu học. trung học các cấp cho đến đại học ( đương nhiên có đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ).
Gần đây th́ số tiến sĩ tăng lên đến đến hàng chục ngàn ; c̣n số thạc sĩ lên đến hơn trăm ngàn. Chẳng hạn mới đây khi giới thiệu tŕnh độ học vấn 500 đại biểu quốc hội khóa mới thấy toàn thể đều có văn bằng tiến sĩ hay thạc sĩ.
Bên cạnh đó thành phần có học vị tiến sĩ c̣n xin Nhà Nước cấp vài hecta đất để dựng bia tiến sĩ như ở văn miếu Hà Nội. Đó là lợi và danh vẹn toàn
Người ta thường đặt vấn đề tại sao Việt Nam có số lương tiến sĩ nhiều nhất thế giới. Lư do : V́ ở Việt Nam thường người ta cần tiến sĩ để thăng quan tiến chức hoặc có cơ hội hưởng lợi lộc, giữ địa vị hơn là đi dạy học hay nghiên cứu (Theo Giáo Sư Hà Tôn Vinh ). Từ đó chúng ta không lấy làm lạ có một vị tiến sĩ về nông học thay v́ nghiên cứu hoặc t́m ra hạt giống mới lại đi làm thống kê số lượng gạo xuất khẩu, nơi xuất khẩu, loại gạo xuất khẩu …Vị tiến sĩ nầy chỉ làm công việc của một công viên chức Sở Nông Ngiệp.
Tiếp đây nếu thống kê và so sánh số lượng tiến sĩ hai thời kỳ : Thời kỳ Nho học và thời kỳ chữ quốc ngữ, Pháp Ngữ và Anh Ngữ.
Thời kỳ Nho học kéo dài gần 10 thế kỷ ( 1075-1918 ) số tiến sĩ khoảng vài trăm. Thời kỳ học chữ quốc ngữ, tiếng Pháp rồi tiếng Anh (1918 – nay ) số lượng tiến sĩ, thạc sĩ lên đến hàng trăm ngàn.
Giữa hai thời kỳ trên là giai đoạn nho học suy tàn mới xuất hiện h́nh nộm tiến sĩ giấy ( hàng mă ), c̣n hiện nay với số lượng tiến sĩ, thạc sĩ nhiều đến hàng trăm ngh́n th́ số giấy in ấn văn bằng tốt nghiệp lên đến hàng chục tấn giấy. V́ thế người ta mới ngao ngán than thở Tiến Sĩ từ giấy (! ).
Trước tiên Văn bằng từ giấy là ấn phẩm khi số người đi học tốt nghiêp các kỳ thi Tú tài I, Tú tài II lên đến hàng trăm ngàn hàng năm nên nhu cầu in ấn cần số lượng lớn.
Số lượng ấn phẩm được lưu trử ở nhiều cơ sở giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trước 1975 như Nha Khảo Thí ( kho ấn bản in Tú Tài I, Tú Tài II ), ở các trường Đại Học Quốc Gia Saigon, Huế ( Văn bằng tốt nghiệp cử nhân, Bác Sĩ, Dược Sĩ, Nha sĩ ) ( 2 ). Cũng từ đó có chuyện những người dùng bằng giả trước 1975 được gọi dùng bằng giả ( không học, không thi… ) mà thật v́ ấn chỉ thật. Mới đây Đại Học Đông Đô phát hiện nhiều bằng tiến sĩ hay thạc sĩ giả mà thật.
Như trên chúng tôi có đề cập chuyện không rành tiếng Nga mà có văn bằng Tiến sĩ hoặc Phó Tiến sĩ lư do những sinh viên nầy có đến lớp nghe giảng và hiểu được nhờ có thông dịch. Hiện tại ở Việt Nam số viên chức chưa đến Mỹ lại không biết tiếng Anh lại có bằng Ph. D do một Đại Học ở Mỹ cấp. Như thế việc có bằng tiến sĩ quá dễ bên cạnh học để bảo vệ một luận án sĩ. Dễ như làm một luận văn như đề tài nghiên cứu tiến sĩ sau đây : “ Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức thành phố Sơn La “
Với đề tài nghiên cứu quá đơn giản như thế th́ hàng trăm ngàn tiến sĩ, thac sĩ sẽ ra đời. Để đáp ứng sẽ cần đến hàng tấn ấn chỉ văn bằng nên Tiến Sĩ từ giấy mang ư nghĩa đó.
Đó là một vấn nạn, để giải quyết hết nên chú trọng đến một vấn nạn ; thiếu Trường Học, Bệnh Viện (3). /.
CHÚ THÍCH:
1. Khoảng thập niên 1990 nơi một tiệm thuốc tây có Dược Sĩ đang giới thiệu các tên thuốc (Tiếp thị ). Vị đó tư giới thiệu Tiến Sĩ Từ Giấy ( Họ Từ, tên Giấy ).
2. Không có ân chỉ văn bằng Tiến Sĩ.
3. Việt Nam đứng thứ 62 trên thế giới và thứ 7 trong khối 10 nước ASEAN về chất lượng của cuộc sống theo đanh giá của tạp chí CEOWORLD trụ sở chính ở New York.
THANH TRẦN Ngày 7 tháng 07 năm 2022.
|
|||||||
|