trang truyện và Thơ của Trần Hà Thanh              |                 www.ninh-hoa.com

TRẦN HÀ THANH

  Cựu Hiệu trưởng:
Trung học Ninh Ḥa
(Trần B́nh Trọng)
Niên khóa 1971-1975


Hiện cư ngụ tại:
Tiểu bang California,
Mỹ Quốc


 

 

 

 

 


P H Á T T R I Ể N
G I Á O D Ụ C
T H Ờ I  C H I Ế N

Trần Hà Thanh
 

 

 

 

Miền Nam Việt Nam (1954-1975) có một thời kỳ thanh b́nh gần 6 năm ( 1955-1960 ). Với khoảng thời gian đó, Miền Nam phát triển rất nhanh về mọi mặt trong đó phải kể đến sự phát triển giáo dục.Như năm học 1959-1960 Bậc Tiểu Học có 4.266 trường tiểu học công lập, 315 trường tiểu học tư thục.Tổng số học sinh tiểu học là 1.200.000 học sinh.

 

Bậc Trung Học công lập từ 29 trường tăng đên 101 trường số học sinh từ đệ thất đến đệ nhất là 160.000 học sinh só lớp là 4831 lớp học.

 

Bậc Đại Học có ba trường : Đại Học Saigon, Đại Học Huế, Đại Học Đà Lạt, số sinh viên lên tới 12.000 sinh viên.

 

Đây là thành quả 5 năm vàng son ( 1955-1960 ) và cũng là thời gian quí báu nhất trong lịch sử Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Trong thư viết cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ngày 26-10-1960 ( Quốc Khánh Đệ nhất Công Ḥa ) Tổng Thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower ( nhiệm kỳ 20-1-1953 đến 20-1-1961 ) đă viết :

 

         Kính thưa Tổng Thống

 

Trong năm năm ngắn ngủi kể từ khi thành lập nước công ḥa, Nhân dân Miền Nam đă phát triển Đất Nước của ḿnh hầu hết các lănh vực.Tôi đặc biệt ấn tượng bởi một thí dụ.Tôi đă được thông báo rằng năm ngoái hơn 1.200.000 trẻ Việt Nam đă có thể đi học trường tiểu học như vậy gấp 3 lần so với năm năm trước đó.Điều nầy chắc chắn là một yếu tố hết sức thuận lợi cho tương lai của Việt Nam…… ……………………”

 

C̣n Tổng Thống John F. Kennedy ( 20-1-1961 – 22-11-1963 ) viết cho Tổng Thống Diệm ngày 26-10-1961 :

 

         Thưa Tổng Thống

 

Thành tích mà Ngài đă đạt được để đem lại niềm hy vong cho gần một triệu người lánh nạn cộng sản từ Miền Bắc đă nổi bật như một trong những nỗ lực đáng được tán dương nhất và được điều hành tốt đẹp nhất trong thời hiện đại………………………….

 

Qua trích đoạn từ hai lá thư trên th́ Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa luôn coi Con Người và phát triển giáo dục v́ Con Người luôn là quốc sách hàng đầu của quốc gia.

 

Từ đó Giáo Dục ở Miền Nam Việt Nam trước 1975 đươc xây dưng trên một triết lư Dân Tộc  Nhân Bản  Khai Phóng.

 

Triết Lư nầy được đề ra từ Hội Nghị Toàn Quốc về Giáo Dục năm 1958 dưới thời Bộ Trưởng Giáo Dục Trần Hữu Thế. Đến năm 1975 qua nhiều đời Bộ Trưởng Giáo Dục, qua hai nền cộng ḥa Đệ Nhất Công Ḥa và Đệ nhị Công Ḥa, Triết Lư đó là kim chỉ nam trong nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.

 

Trên tinh thần Dân Tộc, giáo dục Miền Nam Việt Nam đề cao giá trị văn minh từ buổi b́nh minh lịch sử Đất Nước, tự hào về tinh thần dân tộc thật sự và không cực đoan ( chauvinism )

 

Giáo Dục Miền Nam Việt Nam dựa trên tinh thần Nhân Bản.Đề cao Nhân Bản là tôn trọng giá trị phổ quát về Con Người, tôn trong những khác biệt cá nhân, giai cấp, chính kiến, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, giàu nghèo.Phải vượt qua những cách biệt vừa nêu để được b́nh đẳng trong môi trường giáo dục.

 

Tinh thần Khai Phóng trong giáo dục : nh́n ra những chân trời mới, những nẻo đường mới, tiếp nhận và tổng hợp những tinh hoa của những thành tựu về khoa học cũng như tinh thần dân chủ.

 

Từ năm 1967, ba nguyên tắc vừa nêu được đưa vào Hiến Pháp Việt Nam Cộng Ḥa và trở thành quốc sách giáo dục.

 

Cho dù từ năm 1963 Miền Nam Việt Nam bước vào thời kỳ chiến tranh, giáo dục vẫn phát triển : số trường, lớp, sĩ số học sinh vẫn gia tăng theo năm tháng khắp mọi miền kể cả những tỉnh thị xă mất an ninh nhất. Tỉnh, Thị xă mất an ninh nhất th́ t́nh trạng đường giao thông nam bắc bị tắt nghẽn, pháo 122 rơi giữa ban ngày vào thị xă, giáo chức bị thiệt mạng trên đường từ trường học trở về nhà hoặc tử vong đang coi thi ngay tại lớp do chất nổ gài sẵn ở hộc bàn. Cho dù hiệp định ngưng bắn có hiệu lực, đạn pháo 122 ly vẫn rơi giữa ban ngày gây thương vong cho nhiều học sinh ở trung tâm quận lỵ. Trong hoàn cảnh đó thầy vẫn dạy tṛ vẫn học dù học muộn và tan học sớm.Các kỳ thi Trung Học Đệ nhất Cấp, tú tài I, tú tài II được tổ chức vả diễn tiến tốt đẹp nhất là không hề bi gián đoan phải sử dụng đến đề thi dự bị.Xin dẫn chứng vài số liệu về sư phát triển giáo dục trong thời chiến nơi mất an ninh nhất Miền Nam Việt Nam Quảng Ngăi ): mùa hè năm 1974 toàn hầu hết các trường trung học công lập đều có đủ các cấp lớp : từ lớp 6 đến lớp 12, có trường trung học có đến mười hai (12) lớp !2 ( lóp đệ nhất ).

 

Chuyện nầy khiến chúng tôi nhớ lại tháng 3-1945.Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương.Ngày 11-3-1945 Vua Bảo Đại ra tuyên ngôn : xóa bỏ các ḥa ước 1862, 1874, 1883, 1884 giữa Pháp và Triều Đ́nh Huế và tuyên bố nước Việt Nam độc lập.Đó là tuyên ngôn độc lập đầu tiên (1).Ngày 17-4-1945 Chính Phủ Trần Trọng Kim ra đời trong hoàn cảnh nghiệt ngả : Cuộc chiến thế giới lần thứ 2 ( giữa Đồng Minh và phe trục Nhật Đức Ư ) đang hồi ác liệt nhất.Tại Châu Á máy bay Đồng Minh bỏ bom Đông Dương nên đường giao thông từ Hà Nội – Saigon không sử dụng được, nạn đói năm Dậu 1945 cướp đi sinh mạng hơn hai triệu người.

 

Tuy dân c̣n đói cơm nhưng Chính Phủ không quên dùng giáo dục phục vụ con người như ngày xụa Quản Trọng “Trồng Người “ ( 2 ) cho nên Giáo Sư Hoàng Xuân Hăn, Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Thuật cho thực hiện ngay chương tŕnh giáo duc từ bậc tiểu học đến bậc trung hoc, dạy các môn toán, khoa hoc, triết học bằng Việt Ngữ thay cho Pháp Ngữ mấy tháng trước đó.Tiếp theo kỳ thi tú tài II tháng 6-1945 thí sinh làm bài thi bằng tiếng Việt. Kế tiếp Bộ Trưởng cho thành lập một trường Trung Học ( dạy bằng Tiếng Việt ) đầu tiên nơi một tỉnh nghèo ở Miền Trung Việt Nam là Quảng Ngăi.Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật dư định Trường Trung Học nầy sẽ khai giảng vào đầu niên khóa 1945-1946. Song Chính Phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại được 159 ngày tuy nhiên bước đi của giáo dục Việt Nam độc lập kể từ 1884 là bước đi của “ cái hia đi bảy dặm “

 

Từ năm 1946 đến năm 1954 toàn nước Việt Nam lâm vào cuộc chiến trong lúc thế giới bắt đầu cuộc sống mới: xây dưng và tái thiết thời hậu chiến 1939-1945.Tuy mang danh sống ở vùng tề ( 3), giáo dục vẫn phát triển :  bậc trung học có đến 29 trường, một đại học : một số phân khoa ở Hà Nội như Văn Khoa, Cao Đẳng Sư Phạm ; một số phân khoa ở Saigon như Trường Kỷ Sư Công Chánh, Trường Y Khoa.

 

Như trên đă tŕnh bày sau năm 1954 Miền Nam Việt Nam có gần 6 năm thanh b́nh Người ta gọi đó là “ năm năm vàng son ‘, trong hoàn cảnh đó số trường trung học tăng và phát triển như năm 1955 số trường trung học là 29 th́ năm 1960 số trường trung học là 101. Trong số 101 trường vừa nêu có một trường trung học ra đời có tên là Trung Học Trần B́nh Trọng ở Quận Ninh-Ḥa Tỉnh Khánh Ḥa ( nên về sau gọi là Trung Học Ninh-Ḥa Tỉnh Khánh Ḥa ).

 

Trường Trung Học Trần B́nh Trọng Ninh-Ḥa khai giảng năm học đầu tiên 1959-1960 với 2 lớp Thất A Pháp Văn ( lớp 6 chọn sinh ngữ chính là Pháp Văn ) và lớp thất B Anh Văn ( lớp 6 chọn sinh ngữ chính là Anh Văn ) từ đó số lớp và sĩ số học sinh phát triển và gia tăng cho đến niên khóa 1974-1975 th́ số lớp là 45 ( đủ các cấp lớp từ lớp 6 đến 12 ) tổng số học sinh lên đến 2000.

 

Tiếp đến xin giới thiệu vị trí Ninh-Ḥa trên bản đồ Miền Nam Việt Nam (1954-1975).Ninh-Ḥa nằm trên ngả ba quốc lộ Nam-Bắc và quốc lộ 21 ( nối Ninh Ḥa – Ba Mê Thuôt ).

 

Theo Vinh-Hồ - Quê Hương Ninh-Ḥa th́ :

       Ninh-Ḥa có núi có non

       Có sông có biển có Ḥn Vọng Phu (4)

 

Hoặc

       Từ chín tầng mây ngắm xuống xứ Ninh

       Một bức tranh sơn thủy hữu t́nh

       Ẩn hiện ḱa thanh long hư thủy

       Ra khơi đùa giỡn vạn kỳ h́nh. (5)

 

Nói về Ninh-Ḥa có sông th́ Sông Dinh bắt nguồn từ các vùng rừng núi : núi Vọng Phu 2051 m, núi Đa Đa cao 1709 m chảy qua Dục Mỹ rồi đến Ninh-Hoa chảy ra biển ở cửa Hà Liên Vịnh Nha Phu.Núi, đèo nối tiếp như trường thành bao quanh thung lủng Dục Mỹ và b́nh nguyên Sông Dinh như che chở hai nơi nầy.

 

Khi đề cập đến Dục Mỹ “ Ḷ luyện thép “ Thầy Lê Văn Ngô, cựu sĩ quan Quân Lực VNCH, cựu Giáo Sư Trung Học Trần B́nh Trọng Ninh-ḥa đă nói : “…Trong suốt 30 năm chiến tranh, nơi đây vẫn được b́nh yên.Địa thế núi, rừng, sông, suối, biển đầm lầy, giao thông thích hợp cho các binh chủng luyện tập thao diễn ngày đêm. Khí hậu : mua nắng, lúc lạnh khi nóng sương mù thay đổi để đoàn quân chịu đựng học tập cho quen.Người dân hiền lành luôn luôn hỗ trợ những người con thương yêu của tổ quốc ……”(6)

 

Từ b́nh nguyên Sông Dinh ( đổng bằng Ninh-Ḥa ) nh́n phía tây-bắc, chi nhánh Trường Sơn như bức trường thành bao bọc b́nh nguyên ra tận biển, người bạn chúng tôi chỉ về phía chân trời : đó là mật khu X..ở tây bắc rồi những đồi, đèo thấp đến mật khu Y.. ở phía đông như nh́n xuống đồng bằng để t́m mục tiêu, nhưng không đồng bằng vẫn an b́nh suốt ba mươi năm binh lửa. Đó cũng nhờ t́nh “ quân dân thắm thiết “ và đó cũng nhờ “ những người con thương yêu của tổ quốc “.Họ cùng trang lứa với chúng tôi sớm khoát áo chinh y vào miền gió cát như rừng núi śnh lầy, khu mưu sinh đi sâu vào đất địch.Nhờ những bước chân âm thầm đó mà hậu phương được an b́nh.

 

Như trên chúng tôi đă giới thiệu Trung Học Ninh-Ḥa ra đời năm 1959, một trong năm năm vàng son trong thanh b́nh.Sau đó th́ toàn Miền Nam Việt Nam bước vào cuộc chiến.Tuy nhiên thầy tṛ Trung Học Ninh ḥa tiếp tuc dạy và hoc nơi Miền Đất thanh b́nh giữa lúc cuộc chiến ngày càng ác liệt.

 

Cũng nơi đây vào thời điểm đó chúng tôi có những ngày hè đáng nhớ.Sân trường ngày hè vắng lặng mà không hoang vắng trong lo âu.Ánh b́nh minh xua tan màn đêm, bầu trời xanh lơ gió lay nhẹ những giọt sương long lanh như kim cương dưới ánh ban mai.Trưa hè tiếng nhạc ve sầu-ḥa với gió lộng ŕ rào từ đồng lúa mênh mông mang đến hương đồng gió nội.Chiều đến bóng cây trải dài nắng dịu dần, chiều xuống dần cảnh vật chân trời chuyển qua màu tím.Màn sương mỏng bao phủ không gian.Mặt trăng lên cao dần, mặt trăng lên cao dần, ánh trăng xuyên qua lá cành.Gió lay nhẹ những cành dừa trước ngơ.Gió nhẹ mang theo tiếng hát trong trẻo từ ngôi nhà cổ kính.Đêm xuống dần.Đêm xuống dần, khói lam chiều tỏa ra từ ánh lửa bập bùng nơi thôn xóm đằng xa gần chân trời.Đó là không khí an b́nh quanh ngôi trường những ngày hè trầm lắng.

 

Đó là mùa hè vui, rồi năm học vui với nhiều kỷ niệm qua nhiều sinh hoat văn nghệ thể thao hay những” thế vận hội địa phương “.

 

Song hành với học ở lớp nhiều chữ nghĩa, lư thuyết nhồi nhét vào đầu óc học sinh, c̣n có những phút giây giải trí lành mạnh cho thân thể tráng kiện th́ một học sinh mới theo đuổi việc học lâu dài 10 hoặc 12 năm : “ Một linh hồn trong sạch trong một thân thể tráng kiện “.

 

Ngoài ra cái học kết hợp với sống với thiên nhiên của từng cá nhận th́ mới thấy hiệu quả của bài giảng.Đó là chúng tôi có may mắn dự những chuyến hải hành và cắm trại ngoài hoang đảo.Bên ánh lửa trại bập bùng ngoài kia th́ biển cả sóng gầm, chúng tôi mới cảm thấy ḿnh nhỏ bé và cô đơn như vợ chồng An Tiêm hay một ḿnh Robinson ngoài hoang đảo 27 năm.

 

Rồi thế cuộc xoay chiều Việt Nam Cộng Ḥa không c̣n nữa, chúng tôi bỏ nghề quá sớm, không những người sống ở Miền Nam trước đây tiếc nuối hai mươi năm phát triển giáo dục mà Giáo Sư Vương Trí Nhàn ( nhà nghiên cứu giáo dục có uy tín trong nước ) có cùng nhận định : “ Nhiều điểm ưu việt của giáo dục Miền Nam trước đây hơn hẳn hệ thống giáo dục chấp vá và phục vụ cho chính trị thay v́ cho đất nước, cộng đồng ( 7)

 

Mới đây trên báo Lao Động có lời phê phán ngành giáo dục hoang phí tiền bạc:

 

Giáo Dục Việt Nam hoang tưởng lập dự án chỉ để lấy tiền.Hết thế hệ nầy sang thế hệ khác tại Việt Nam bị biến thành “ chuột bạch “ v́ hàng loạt kế hoạch, chương tŕnh thí điểm.

 

Bộ Giáo Dục Đào Tạo liên tục thí điểm nhiều dự án giáo dục với kinh phí hàng ngàn tỷ đồng ( VND ), nhưng tất cả đều mơ hồ, thiếu thực tế, mà theo nhận xét của các chuyên gia là hoang tưởng. Với các dự án nầy, bộ chỉ quan tâm đến việc lấy thật nhiều tiền, c̣n hậu quả th́ đeo đuổi nhiều thế hệ học sinh Việt Nam ( 8 ).

 

Ngoài hao tốn tiền bac có cái mất không bao giờ kiếm ra và t́m lại, đó là Thời Gian. Thời gian hơn bốn mươi năm trôi qua mất vô số cơ hội. Nếu có ai đặt vấn đề th́ được giải đáp “ tại cơ chế “ rồi tiếp theo là “ bóng đổ thầy, thầy đổ bóng “.

 

C̣n chúng tôi thầy cũng như tṛ quỹ thời gian không c̣n nhiều nữa do tuổi đời chồng chất từ lục thập, thất thập và cả ngoài 80 nữa nhưng chúng tôi có niềm tự hào đă thừa hưởng nền giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa Trong niềm tự hào đó chúng tôi luôn nhớ những ngày day và học nơi miền đất thanh b́nh giữa thời chiến 1963-1975.Đó là Dục Mỹ và thị trấn Ninh-Ḥa.

 

Dục Mỹ th́ thay đổi nhiều giờ đây là vùng kinh tế mới với rừng mía và rừng mía, đó đây đàn ḅ gầy gặm cỏ khô dưới nắng thiêu đốt mà ngày xưa chúng tôi gọi là “ ḷ luyện thép “ song chúng tôi như c̣n nghe đâu đây vọng về tiếng chuông chùa đồ hồi hay tiếng chuông ngân nga từ giáo đường. Nhưng có những h́nh ảnh không phai mờ h́nh ảnh những chuyến xe GMC sáng chiều đưa đón học sinh đi về trên hành tŕnh Dục Mỹ-Ninh-Ḥa.Đặc biệt là xe đưa đón tiếp tục hành tŕnh ngay cả ngày xe tăng Bắc Việt xuất hiện ở đèo Phượng Hoàng ( Khánh Dương ) không xa Dục Mỹ bao nhiêu.

 

C̣n Trường Trung Học Ninh-ḥa bên ḍng Sông Dinh (Thị trấn Ninh-Ḥa ):

 

Trường đổi tên và đổi cấp, ngôi trường phần lớn vẫn như xưa chỉ thay đổi chút ít phía mặt tiền, ngôi trường như một chứng nhân :

 

       Cầu Thệ Thủy ngồi trơ cổ độ

       Quán Thu Phong đưng rũ tà huy

( Nguyễn Gia Thiều – Cung Oán Ngâm Khúc )

 

Cùng một ư tưởng trên qua cảm nghĩ sau đây :

 

“Dăy pḥng phía mặt đường đập bỏ, hàng phi lao già ốm rơi đầy những chiếc lá h́nh kim màu nâu xám trên tóc trên áo cũng không c̣n, quán chè sau trường và cây me già tận cùng hàng rào phía sau mà học sinh thường thăm viếng, giờ có c̣n không ? Nhưng thầy cô và các bạn ơi, nếu c̣n đó một tấm chân t́nh xin để cho ḷng trở về nơi chốn cũ bằng những bước chân kư ức dịu êm để thấy rằng trong phần đời đa đoan khác nghiệt của cuộc mưu sinh vẫn c̣n có những tháng năm đẹp nhất đời người ( 9 )

 

Nhớ về Trường xưa chúng tôi cố t́m lại h́nh bóng người xưa :

       “ Những người muôn năm cũ

        Hồn ở đâu bây giờ

( Vũ Đ́nh Liên Vịnh Ông Đồ Già )

Đồn thời chúng tôi vô cùng xót xa nhiều thế hệ trẻ thơ phải là “chuột bạch “ từ thời kỳ đổi mới thập niên 1990.Tuy nhiên trong niềm tin và hy vọng có tiếng kêu báo đông đối với cái “vô trách nhiệm “ của những ai làm công tác giáo dục.Tiếng kêu như đóm lửa trong đêm đen.

 

Sau cùng trải qua đoạn đời đầy khắc nghiệt chúng tôi có cái may : với tuổi đời chồng chất mà vui và hạnh phúc t́m lại những kỷ niệm của ngày cũ trong sự thanh b́nh nơi quê hương thứ hai nầy ví như nhạc ḷng năm cũ :

Khúc đâu đầm ấm chan ḥa.

Ấy là Hồ Điệp hay là Tràng Sinh

( Nguyễn Du – Truyện Kiều ).

 

THANH TRAN

( Cựu Giáo Sư Trung Học )

 

 

 

CHÚ THÍCH :

 

Ngày 11-3-1945 tại Huế Vua Bảo Đại tuyên bố : “ Trẩm tuyên bố xóa bỏ các ḥa ước 1862, 1874, 1883 và 1884.Đồng thời sáp nhập Nam Kỳ vào Đế Quốc Việt Nam.”

 

Quản Trọng đời Chiến Quốc ( thời Tề Hoàn Công ) đă nói Bách niên chi kế mạc chi thụ nhân ( kế trăm năm không ǵ bằng trồng người ).Trước 1975 Viện Đại Học Đà Lạt cũng có tên là Đại Học Thụ Nhân.

 

 Giai đoạn 1945-1954 Việt Minh chiếm đóng những vủng rộng lớn : Thượng du, trung du, Cao Bắc Lạng, Thanh Nghệ Tĩnh, Nam Ngăi B́nh Phú, họ gọi là vùng tự do, những nơi do Pháp và Chính Quyền Quốc Gia Việt Nam kiểm soát gọi là Vùng Tề.Người từ vùng Việt Minh thoát ra vùng thuộc chính quyền quốc gia gọi là “dinh tê “

 

Quê Hương Ninh-Hoa – Vinh Hồ - Ninh-Hoa Địa Linh – www.ninh-hoa.com  2016 trang 53.

 Sách đă dẫn (4)

 

Lê Văn Ngô – Sách đă dẫn (4) và (5)

 

Vương Trí Nhàn – Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa Giáo Dục Miền Nam và Giáo Dục Miền Bắc, Vương Trí Nhàn blogspot.com 10-12-2014.

 

Người Việt ngày 10-5-2017 trang A3.Trích Báo Lao Động trong nước.

 

Lời của Lệ Hồng năm 2003.

 

 

 

 Tháng 04 năm 2017

TRẦN HÀ THANH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

trang truyện và Thơ của Trần Hà Thanh             |                 www.ninh-hoa.com