![]()
|
||||||||
|
Nhà trống ba gian một thầy, một cô, một chó cái ; Học tṛ dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi
Ngày 30-8-1957, Hội Nghị FISE có 57 nước tham dự trong đó có công đoàn giáo dục Việt Nam. Từ Hội Nghị vừa nêu Hiến Chương Nhà Giáo ra đời ngày 20-11-1958. Từ đó giáo duc đặt dưới sự chỉ đạo của chính trị và phục vụ cho chính trị.
Năm 1959 – năm của Đỉnh Cao Muôn Trượng ở Miền Bắc- về lănh vực giáo dục có một trường Trung Học Cấp 2 ( ngày nay gọi trung học cơ sở ) là ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua.
Do nhu cầu phục vụ cho chính trị Bộ Giáo Dục độc quyền xuất bản sách giáo khoa và tài liệu học tập. Miền Bắc trong thời gian đó có Nhà xuất bản giáo dục chuyên in ấn và phát hành sách. Miền Nam sau 1975 nhà xuất bản giải phóng cũng làm công tác tương tự.
Trách nhiệm của giới chức có trách nhiệm : duyệt ấn bản, xét nội dung không trái với chỉ đạo chính trị th́ cho phát hành.
Có một sự việc nữa : khi người Pháp ra đi họ đă để lại thư viện Trường Viễn Đông Bác Cổ. Cơ sở nầy chứa nhiều sách quí giá. Phía chính quyền quốc gia Viêt Nam cũng để lại kho sách quí hiếm của Tổng Thư Viện Quốc gia Hà Nội. Song theo tinh thần của Hiến Chương 20-11-1958 th́ Chính quyền thời đó ( thời kỳ quá độ tiến lên Chủ Nghĩa Xă Hội ) cho những thứ đó là sản phẩm của tư sàn cần triệt phá. Chủ trương nầy giống chủ trương của Hồng Tú Toàn –Thủ Lĩnh Thái B́nh Thiên Quốc đời Nhà Thanh bên Trung Quốc cuối thế kỷ 19. Hồng Tú Toàn gọi Tứ Thư Ngũ Kinh là yêu thư ( sách độc hại ).
Những điểm đáng ghi nhận : - Sách giáo khoa và tập vở được phát miễn phí cho học sinh. - Do độc quyền in ấn và phát hành mới có những sai sót về chuyên môn rất trầm trọng nhất là sách toán, vật lư, hóa học, sinh vật. …, nếu có ai đặt vấn đề th́ được trả lời chung chung : sách phản ảnh nội dung pháp lệnh của nhà nước.
Từ năm 1980, những người lănh đạo ngành giáo dục bắt đầu nghĩ đến lợi dụng ( tiền ), cho mướn bán sách giáo khoa, thu phí học thêm, chạy tiền để con được đi học chổ tốt…Đồng tiền mới bắt đầu ảnh hưởng nhóm giáo dục chính thống.
V́ Việt Nam theo kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa nên vẫn c̣n độc quyền giáo dục. Qua đó vẫn c̣n độc quyền soạn và in sách giáo khoa. Độc quyền ở chổ Bộ giao cho Nhà Xuất Bản Giáo Dục cùng 10 công ty con trực thuộc. Công việc của Nhà Xuất Bản Giáo Dục và mười công ty con trực thuộc : - Thay sách giáo khoa lần thứ nhất chuẩn bi các năm học từ 1981-1992. - Tháng 10-1993 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vay 78 triệu USD từ Ngân Hàng Thế Giới ( WB ) và vốn ODA để chuẩn bị in sách lần thứ hai chuẩn bị đổi mới giáo dục từ 1996-2008. - Bộ sách in lần thứ 3 soạn từ 2009 áp dụng cho năm học 2019-2020. Lại có chương tŕnh 2000 ra đời, Bộ Giáo Dục và ĐT lại đi vay 1 tỷ USD từ ODA và dùng 14.000 tỷ VND mua sắm thiết bị dạy hoc từ 2-2-2007.
Sự lảng phí đáng báo động : hàng năm đều buộc học sinh mua sách giáo khoa mới dù nội dung trong ấn bản mới không có ǵ thay đổi so với ấn bản cũ. Đúng ra nên mua lại sách đă dùng từ học sinh với giá rẻ để phát hành cho năm sau như các quốc gia trên thế giới thường làm.
Chiếm dụng vốn ( kinh phí ) : Trên nguyên tắc Bộ GDĐT cho Nhà xuất bản vay để họ kinh phí in ấn song khi bán sản phẩm xong phải trả tiền vay, nhưng Bộ không ấn định thời hạn trả nợ và biện pháp chế tài nếu bên vay không trả vốn hay lăi đúng hẹn ( 1 ). Được độc quyền phát hành, được ưu đăi trong vấn đề được cấp kinh phí và bán sách, thế mà hàng năm Nhà Xuất bản vẫn than lổ 40 tỷ VND/năm.
Bây giờ nói đến chuyện “ buôn chữ “. Năm năm mỗi lần mùa tựu trường đến,nếu ai thắc mắc vấn đề học phí gia tăng th́ được trả lời : muốn mua chữ phải trả tiền, chuyện miễn phí xưa rồi.
Như thế việc buôn chữ bắt đầu từ cuối thập niên 1980 của thế kỷ trước.
Việc kinh doanh chữ nghĩa từ hạ tầng cơ sở ( mẫu giáo, tiểu học, trung học ) đến thượng tầng kiến trúc ( Đại Học và Cao đẳng ) trong t́nh trạng chung nơi Ngôi Nhà Giáo Dục Việt Nam : Thừa Đại Học thiếu Mầm Non.
Về phần Trung Tiểu Học và Mầm Non : Trước hết sự quá tải ở lớp 1. Vào năm học mới có lớp 80 em/lớp nhất là những lớp ở nội thành và những thị tứ sầm uất.
Thiếu thầy cô giáo ở bậc tiểu học : giới chức giáo dục phải điêù động số giáo viên ở trung học cơ sở ( giảm biên chế hay bị chấm dứt hợp đồng ) đến dạy bậc tiểu học.
Có nhiều loại lớp học ở bậc tiểu học như lớp học theo chương tŕnh VNEN, lớp theo chương tŕnh công nghệ giáo dục, lớp thí điểm lớp song bằng, trong một trường lại có lớp đẳng cấp quốc tế Cambridge.
Mới đây có 800. 000 học sinh lớp 1 đang theo học chương tŕnh công nghệ giáo dục. Chương tŕnh nầy đă được làm thử nghiệm 40 năm rồi bây giờ lại tiếp tục thử nghiệm. Chỉ tính riêng tiền mua tập sách giáo khoa lớp 1 về giáo dục công nghệ ( tác giả sách giáo khoa lớp 1 là Giáo Sư Tiến Sĩ Hồ Ngọc Đại ) lên đến 272 tỷ VND ( 340. 000 VND x 800. 000 hs = 272 tỷ VND ). Ngoài sự lảng phí quá lớn lao về tiền bạc, công sức và thời gian những người làm giáo dục đă biến nhiều thế hệ tuổi thơ thành chuộc bạch qua nhiều đợt thử nghiệm. Chẳng hạn thí điểm “ song bằng “gây bất công xă hội phân chia giai cấp trong một trường công là phản giáo dục, phản nhân văn..
Ngoài lảng phí về tiền bạc những người làm giáo dục biến nhiều thế hệ tuổi thơ thành chuột bạch qua nhiều năm thử nghiệm. Kết quả theo thống kê 2006 có đến 650.000 học sinh / 2T học sinh ngồi nhầm lớp.
C̣n chuyện đào tạo ở bậc Đại Học và Cao Đẳng : trước hết có hiện trạng tấm bằng tốt nghiệp Đại Học không c̣n là tấm vé bảo đảm việc làm, nên mới có nhiều khuyến cáo trong đó có một vị Viện Trưởng một Đại Học ở Hoa kỳ cho rằng : cần cung cấp một sự đào tạo tốt hơn, giúp thanh niên có kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Song vai tṛ Đại Học và Cao Đẳng ở Việt Nam là Trung Học kéo dài tiếp tục học chữ. Có Đại học và văn bằng mà thế giới không có như Đại Học Công Đoàn hoặc bằng thạc sĩ chống tham nhũng.
Do cần sinh viên và học phí : có quảng cáo : Nhận Học Thuê có uy tín. Giá giao động từ 50. 000 VND/buổi tới 100. 000 VND/buổi hoặc ghi tên đi học như một sự tŕnh diễn. Có một đội bóng ở Miền Núi đi học Đại Học trong thời gian xả hơi giữa hai trận đấu. Lối học này y như màn kịch : thầy giả bộ dạy; tṛ giả bộ học.
Tuy nhiên lớp trẻ buộc ḷng phải thay đổi tư duy, mở rông tầm nh́n ra chân trời mới, không c̣n tự hào mớ lư thuyết có được từ năm tháng dưới mái trường Đại Học, họ không c̣n so sánh với Bill Gate : Tại sao ngài học đại học dang dở lại trở thành người giàu nhất hành tinh c̣n có bằng đại học như chúng tôi lại thất nghiệp.
Dần dần như chân trời mở rộng, một khi tầng lớp trung lưu gia tăng nhân số nhất là có nhiều người trẻ thành giàu có và cả siêu giàu nữa.
Hiện tại th́ xă hội c̣n những vấn nạn như tiến thân phải theo thứ tự ưu tiên : hậu duệ, đồ đệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ. Như chuyện thu nhập của con của giới có chức có quyền cao gần 150% so với mức lương trung b́nh (Children and youth Service Review) hoặc chuyện tập ấm thế kỷ 21, đó là sự lưa chọn nghề nghiệp của thanh niên nam nữ phụ thuộc nghể nghiệp của cha ḿnh hoặc tương quan nghề nghiệp của cha với cơ hội việc làm của các con.
Một h́nh ảnh trái ngược : Theo thông báo của Bộ Thương Binh Xă Hội năm 2018 có 100. 000 nam nữ đi hợp tác lao động ở nước ngoài th́ có ḍng người tŕnh độ văn hóa trung học cơ sở đến Việt Nam làm việc cho Tâp Đoàn Samsung.
Từ những thực trang vừa nêu, lớp trẻ sẽ vượt trở ngại đứng thẳng. trên đôi chân của ḿnh qua khả năng ( Skill ) của chính ḿnh để theo kip ḍng cách mạng công nghệ lần thứ tư ( 4. 0 ).
Trở lại chuyện Đại Học và Cao Đẳng trong ngôi nhà giáo dục Việt Nam sau 30 năm đổi mới. Hệ thống Đại Học và Cao Đẳng phát triển con số lên trên 300 trường. Trường Đại Học hay Cao Đẳng nào cũng có lớp đào tạo Thạc sĩ, tiến sĩ. Số lượng tiến sĩ thạc sĩ gia tăng “ Ra Ngơ Gặp Tiến Sĩ “ như một giới chức Bộ Nội Vụ ( Bộ Lại thời quân chủ ) hằng mong ước.
Đại Học Hà Nội dự định đào tạo sinh viên tinh hoa. Cơ sở Đại Học Quốc Gia Hà Nội sẽ xây dựng trên 100 ha ở Cầu Giấy ( phía tây Hà Nội ).
Tuy nhiên sau hơn ba thập kỷ đổi mới không một đại học nào trong 300 đại hoc lọt vào top 1000. Nếu so với Iraq – một quốc gia gặp chiến tranh từ 1991 đến nay- th́ Quốc gia nầy với hơn 16T dân có Đại Học Baghdad lọt vào top 1000 ( Đại Học nầy có 67. 000 sinh viên ).
Người ta đưa ra nhiều nguyên nhân về sư tụt hậu của nền giáo dục Việt Nam rồi, cụ thể một nhà giáo dục từng than thở …”Căn nhà giáo dục đă cũ nát thảm hại nhưng cứ loay xoay nay cơi chỗ nầy, mai sửa chữa chỗ kia rốt cuộc thành ra căn nhà di dạng chẳng ai muốn ở…’
Từ những nhận định trên chúng không mong lạm bàn những chuyện “ Biết rồi khổ lắm nói mải “mà xin giới chức có trách nhiệm thực tâm thực hiện “xă hội hóa giáo dục “ như những ngày đầu những năm 1990.
Sau 1975 có một h́nh thức xă hội hóa giáo dục buổi đầu. Một nông trường cao su thuộc Tổng công ty Cao Su mở nhà trẻ trông coi con nhỏ - con của công nhân đồn diền cao su. Ṭa nhà giữ trẻ khang trang đầy đủ tiện nghi điện nước thoáng mát so với nhà trẻ thuộc phường xă thời đó khoảng cách biệt nhau rất xa. Ṭa nhà giữ trẻ do nông trường cao su lập ra thời ấy chỉ thua cung thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh ( Saigon cũ ) mà thôi. Cung thiếu nhi nầy nguyên là Phủ Phó Tổng Thống thời Việt Nam Cộng Ḥa. Giờ đây các đoàn thể như Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ Nữ, Hội Chữ thập đỏ hay Mặt Trận Tổ Quốc cấp phường xă có thể làm công việc nầy. V́ những tổ chức nầy có kinh phí, nghe nói hàng năm ngốn kinh phí của Quốc gia lên đến 1,4 tỷ USD. Ban đầu nên mở ba lớp cấp mẫu giáo : mầm, chồi. lá nếu có điều kiện mở thêm lớp 1 những năm sau đó. Học phí th́ lấy giá tượng trưng.
Nhân rộng ra những Tổng công ty, nhà máy lần lượt mờ ra trường mẫu giáo từng bước mở lớp 1 rồi 2 khi điều kiện cho phép. Việc nầy có một số xí nghiệp ở miền trung đă thực hiện.
Nhân rộng ra th́ Bộ Quốc Pḥng rồi Bộ Công An cũng có điều kiện làm việc nầy, nhân số hai bộ nầy rất đông, nếu hai bộ mở nhà trẻ, mẫu giáo áp lực sẽ giảm bớt sự quá tải 80 em/lớp, tránh t́nh trạng các em sắp như cá hộp để nghỉ trưa. Bộ Nội Vụ sẽ không can thiệp vào như họ đă làm với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo như thi tuyển công chức, thi vào biên chế…( 2 )
Những lớp học vui : đặc biệt các lớp mẫu giáo nhà trẻ, các lớp ở bậc tiểu học. Gọi là lớp vui khi các em vui mừng bước đầu tiến tới biết đọc biết viết biết làm toán cọng trừ đơn giản…
Tại sao cần lớp học vui. Có những lớp học trong không khí oi bức mà bắt trẻ cứ lập đi lập lại ê a đánh vần : U ơi học để làm chi Hễ rờ tới sách th́ y như buồn Bê a ba bê á bá luôn luôn …………………………… ( Lớp học buồn tênh )
Lại có những lớp học quà căng thẳng do bắt trẻ nghe rao giảng những kiến thức hàn lâm của thời đại kỹ thuật số..
Những nhà giáo dục thường rao giảng đầu óc các em tinh khiết như tờ giấy trắng hoặc các em được ca tụng như thiên thần đôi môi trẻ đôi đỏ, đôi má hồng, cô giáo là cô tiên, cô giáo như mẹ hiền. Thế mà lớp học mẫu giáo, tiểu học trở thành giảng đường thao giảng những tư tưởng hàn lâm. V́ các em ở bậc tiểu học phải học chín môn học chưa kể mới đây c̣n muốn thêm một hoăc hai môn ngoại ngữ. Môt giáo chức ra trường sư phạm (đào tạo giáo viên tiểu học ) than thở : nếu dạy cho đúng với chương tŕnh 9 môn học th́ chúng tôi phải học 27 năm sư phạm ( mỗi môn học kéo dài 3 năm : 9 môn học x 3 năm = 27 năm )
Mở nhiều Trường Đào Tạo Nghề để đáp ứng thời đại kỹ thuật số hay cách mạng công nghệ lần thứ 4. Loại trường nầy trước hết đáp ứng cho nhiều học sinh lớp 9 không đỗ vào lớp 10 v́ không đủ 37. 5 điểm cho 4 môn hoăc những học sinh không đổ vào Đại Học hay Cao Đẳng.
Gần đây Bộ Thương Binh và Xă Hội cũng dự định thành lập những loại trường nầy song Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tranh giành với nhiều lư do.
Giới chức có trách nhiệm nên nh́n thẳng vào sự thật : hàng năm có hàng trăm ngàn thanh niên nam nữ kh6ng chuyên phải đi hợp tác lao động ở nước ngoài không ít người trong số họ trở thành lao nô hay nô lệ t́nh dục, hăy cứu họ bằng những việc làm cụ thể ( mở nhiều trường đào tạo nghề ). Nếu khuyến khích họ ra đi th́ tạo điều kiện : tạo cho họ có vốn liếng là kỹ thuật cao v́ thế mạnh của lao động Việt Nam : trẻ, lao động chân tay, giá nhân công rẻ sẽ không c̣n ăn khách nữa.
Trên đây là là lời chân t́nh của người ở tuổi xế chiều ; người đă từng bị gián đoạn việc học v́ hoàn cảnh chiến tranh ( tương tự như hiện tại hoàn cảnh các em ở nông thôn hay miền xa phải chịu thất học v́ nhiều lư do )song có may mắn được học hành tới nơi tới chốn và nhất là được thừa hưởng nền giáo dục mang nội dung : Dân Tộc Nhân Bản Khai Phóng. /.
CHÚ THÍCH
(1) Vay vốn mà không trả vốn và lời mà c̣n vay tiếp dần dân chiếm dụng vốn. Như khoảng 2008-2010, nhiều tập đoàn hay tổng công ty chiếm dụng vốn của Nhà Nước lên đến hơn 900.000 tỷ VND.(2) Thời Quân Chủ có lục bộ ( sáu bộ ) : Bộ Lại, Bộ Binh, Bộ H́nh, Bộ Công, Bộ Lễ, Bộ Hộ. Bộ Lại phụ trách, bổ nhiệm quan chức các bộ và quan chức các tỉnh. Bộ Nội Vụ ngày nay cũng làm công việc đó nhưng Bộ Nôi vụ mới xen vào nhân sự Bộ GDĐT như thi tuyển công chức, thi vào biên chế …
Tháng 10 năm 2018 TRẦN HÀ THANH
|
|||||||
|