trang truyện và Thơ của Trần Hà Thanh              |                 www.ninh-hoa.com

TRẦN HÀ THANH

  Cựu Hiệu trưởng:
Trung học Ninh Ḥa
(Trần B́nh Trọng)
Niên khóa 1971-1975


Hiện cư ngụ tại:
Tiểu bang California,
Mỹ Quốc


 

 

 

 


 

MÙA HÈ VUI
- Trần HÀ THANH -

 

 Sung sướng quá giờ cuối cùng đă đến,

 Đoàn trai non hớn hở rủ nhau về.

 Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê,

 Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ !

 ………………………………………..

 Trong khoảnh khắc sách bài là giấy cũ,

 Nhớ làm chi thầy bạn đợi mẹ em trông (1)

 

        Vần thơ trên xuất hiện vào cuối thập niên 1940 nơi sách tập đọc và học thuộc ḷng dành cho lớp nhất ( ngày nay gọi là lớp năm ), năm cuối của bậc tiểu học. Từ niên khóa 1948-1949 trở đi có môn thi Hát-Học Thuộc Ḷng trong kỳ thi lấy bằng tiểu học. Khung cảnh nên thơ và sống động : từ pḥng thi t́nh cờ dọng đọc bài học thuôc ḷng ca tụng mùa hè do một thí sinh tuổi thiếu nhi vọng vào không gian trong xanh trong nắng hạ. Âm thanh trầm bổng phát ra từ cậu bé thí sinh như ḥa nhập tiếng chim hót, tiếng ve sầu từ hàng cây xanh hay từ cánh phượng đỏ thắm tạo thành khúc trường ca đón chào nắng hạ lung linh. Với học sinh món quà đẹp nhất trong năm là kỳ nghỉ hè. Dù thời gian có phôi pha, dù cho vật đổi sao dời :

 

“ H́nh mộc thạch vàng kim ố cổ

Sắc cầm ngư ủ rũ ê phong

Tiêu điều nhân sự đă xong,

Sơn hà cũng khổn, côn trùng cũng hư.

( Nguyễn gia Thiều – Cung oán ngâm khúc )

 

        Th́ hằng năm phượng thắm, trời trong xanh trong nắng hạ như máu thịt luân lưu chuyền qua nhiều thế hệ hoa niên …Cho nên mai sau dù có bao giờ th́ Hè Về vẫn đem lại nguồn sinh khí mới cho những ai đă trải qua quăng đời áo trắng thư sinh dù hiện thực cuộc sống trong đó có nhiều chuyện dài đáng buồn về giáo dục nơi một đất nước đang được công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong vô số chuyện dài nhiều tập đó có chuyện thí sinh tự vẫn v́ giấc mộng “ vượt sóng vũ môn “ không thành và tự trách cho thân phận :

 

 Một việc văn chương thôi đă lỡ

 Trăm năm thân thế có ra ǵ !

 ( Trần Tế Xương - Nỗi buồn Hỏng thi ),

 

hoặc vô số phụ huynh ưu tư mỗi độ hè về : Học Hè, th́ được ḥa ḿnh dưới bầu trời trong xanh bao la trong nắng hạ vẫn là ước mơ của tuổi trẻ trải qua những ngày dài giữa bốn bức tuờng của lớp học.

 

        Như đă tŕnh bày ở trên th́ đoạn thơ trên có câu “Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ “đứa bé sáu mươi năm về trước chính là tôi giờ đây ở tuổi ngoài “thất thập cổ lai hy “đă được trở về với mùa xuân của tuổi học tṛ. Mùa hè năm nay 2010 tôi có dịp đến Orlando - Florida dự Đại hội Liên Trường Trung học Quảng ngăi lần 3. Tôi nghe đồng nghiệp tôi kể Florida là xứ bốn mùa nắng vàng tràn ngập không gian. Ngồi trên phi cơ nh́n xuống tôi mới thấy vô số hồ trên tiểu bang nầy. Những ngày sống ở Florida, tôi mới hiểu v́ sao tiểu bang nầy được mệnh danh là Sunshine State với biển xanh nắng nóng như dải đất Miền Trung chạy dọc theo duyên hải nơi quê nhà. Trên đường từ sân bay về trang trại của vợ chồng một cựu học sinh mất 30 phút lái xe, chúng tôi đi qua những đường phố với cao ốc đủ cỡ được xây dựng có thứ lớp, trang nhă và đầy tính thẩm mỹ, toàn khối cao ốc in h́nh trên mặt hồ phẳng lặng trong như gương dưới nắng chiều mát dịu. Nắng chiều nhạt dần, những sợi mây chiều như tơ như quyện nhẹ trên hàng cây cao vút in h́nh trên sóng nước lăn tăn chạy dài đến tận chân trời.

 

        Dù trải qua hai chuyến bay Santa Ana-Dallas rồi Dallas-Orlando ( Florida ) mất gần 8 tiếng, chúng tôi vẫn cảm thấy khỏe do niềm vui nơi trang trại, do cảm nhận tuổi xuân như trở về với chúng tôi, trong mong ước tha hương ngộ cố tri, chờ chuyến bay đưa một số cựu học sinh từ Virgina, New York đến lúc 12 giờ đêm. Đêm dầu tiên chợp mắt một chút th́ b́nh minh đă lên. Ánh nắng ban mai xuyên qua cành lá c̣n đọng sương mai …

 

        Dần dần mặt trời lên cao tôi mới nhận rơ trang trại với ṭa biệt thự thoáng mát “hoành tráng” nằm cạnh nhánh sông Banana River. Trước cảnh sông nước bao la nầy tôi hồi tưởng năm thập niên trước đây tôi đứng trên đồi Vọng Cảnh nh́n đoạn Sông Hương đang uốn khúc êm đềm xuôi ḍng in bóng đồi núi xanh ngát hùng vĩ. Nay th́ cảnh trí đó không c̣n nữa v́ nạn “nhân tai “. Ḍng Sông Hương xanh biếc uốn khúc từ Đồi Vọng Cảnh trôi chảy êm ả vào thành phố cổ kính như tà áo thướt tha của Tiên nữ, giờ đây tà áo lụa mỹ miều xanh như ngọc đó đă loang lổ như bị băm nát nằm trơ giữa hai bờ cỏ úa bám bùn đất khô cằn. Cùng với số phần Sông Hương, Hồ Than Thở Đà lat, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngăi vẫn đục trơ đáy do sự tàn phá môi sinh từ bàn tay con người..

 

        Trở lại chuyện Mùa Hè Vui th́ chúng tôi ở cái tuổi mà tóc muối nhiều hơn tiêu lại có cái diễm phúc sống với nắng hạ nơi trang trại thơ mộng cách xa cố quốc nửa ṿng Trái Đất mà chạnh nghĩ giờ đây trên quê hương ḿnh vô số phụ huynh thuộc giới binh dân hay giới quí tộc mới dẫn con đưa đón trên xe hơi hoặc xe gắn máy len lỏi giữa những ḍng thác xe đông đúc như mắc cửi trên những con đường loang lổ ổ gà rải rác, đây đó các lô cốt đang thi công công- tŕnh dưới cái nóng oi bức của miền nhiệt đới.

 

        Trong hoàn cảnh nghiệt ngả do sự hủy hoại môi trường sống như thế tuổi trẻ làm sao có mùa hè ! Mùa hè giờ đây đồng nghĩa với học hè, lo âu, chạy lớp chạy trường cho tháng ngày của năm học sắp tới. Đó là sự chạy đua với thời gian của tầng lớp trung lưu nơi thị tứ, một sự chạy đua với thời gian của trẻ em thuộc thành phần nghèo khó nơi hang cùng ngơ hẻm, những em đó phải làm việc bằng hai hoặc có khi “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm “ như làm thuê mướn hoặc bán vé số dạo kiếm tiền đóng học phí không phải cho học hè mà cho năm học tới. Tính hiếu học của trẻ bất hạnh đó nếu cậu bé Trần Minh khố chuối hay Thừa Cung chăn lợn nếu sống lại chắc phải tự vấn sao một xă hội chủ trương phát triển giáo dục là quốc sách mà c̣n có những thiếu nhi phải chịu số phận nghiệt ngả đến thế !.

 

        Chuyện học hè là chuyện muôn thủa từ khi nền giáo dục Việt Nam dùng tiếng Pháp rồi tiếng Việt làm chuyển ngữ. Học sinh phải học hè khi sắp bước vào lớp đi thi lấy bằng, như bằng Trung học Đệ nhất cấp cuối năm lớp đệ tứ ( giờ gọi là lớp 9 ), tú tài 1 cuối năm đệ nhị ( giờ gọi là lớp 11 ) tú tài 2 cuối năm lớp đệ nhất ( giờ gọi là lớp 12 ). Điều đáng ghi nhận là nền giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975 tuy c̣n mang tính từ chương nặng phần cử nghiệp nhưng bên cạnh đó có nhiều chủ trương, nhiều cải cách hướng tới tính dân tộc, tính nhân bản và khai phóng v́ tuổi trẻ là biểu tượng của những hoài băo sâu kín, mănh liệt nhất, là ngọn đuốc hy vọng của cả dân tộc, tổ quốc, từ đó người học sinh không phải là nho sinh của thế kỷ 19 ḿnh hạc xương mai, đầu óc th́ chứa cả bồ chữ (học theo thi hào Cao bá Quát ) mà một thanh thiếu niên toàn diện Đức Dục – Trí Dục - Thể Dục hay “ Một tâm hồn trong sạch trong một thân thể tráng kiện “. V́ thế các nhà giáo dục đă sớm ư thức Quốc gia nào d́u dắt được giới trẻ vào quĩ đạo tiến hóa khoa học, nhân văn bằng một nền giáo dục nhân bản, khai phóng th́ quốc gia ấy ắt sẽ giàu mạnh…

 

        Tôi c̣n nhớ trong một bài diễn văn khai giảng năm học cho các trường Trung Tiểu học toàn tỉnh, Vị Giám Đốc Học chánh Trung phần Việt Nam (đây là danh xưng trước năm 1954 ) đă nhắn nhủ nếu không phải chuẩn bị cho lớp thi th́ nên tận hưởng mùa hè. Trên tinh thần đó các trường thường tổ chức thi đua văn nghệ thể thao từ cấp tỉnh, cấp quân khu… Cho nên ngoại trừ lớp đệ tứ ( lớp 9 ) lớp đệ nhị ( lớp 11 ) và lớp đệ nhất ( lớp 12 ) các cấp lớp khác có cơ hội tham gia các sinh hoạt giải trí lành mạnh bên ngoài bốn bức tường của lớp học như đi pinic, cắm trại trong dịp hè về. Hết chiến tranh mà thanh b́nh với không gian bao la trong lành dưới nắng hạ và phượng thắm không đến cho tuổi thơ tuổi ngọc v́ nền giáo dục Việt Nam chuyển hướng, người ta tổ chức nhiều kỳ thi nhất là thi tuyển vào các trường Đại Học. Kỳ thi là những rào cản, là sự thanh lọc để loại bỏ con em thuộc thành phần khác chiến tuyến với kẻ chiến thắng. Thành phần sĩ tử nào được gọi là “cá gáy ( cá chép ) hóa rồng “ ( 2 ). Đó là thành phần con cháu của các cụ cả. Thành phần nầy th́ thi sĩ Trần tế Xương vào cuối thế kỷ 19 đă xếp loại :

 

 “ Người ta thi chữ, ông thi phúc,

 Dù hay dù dở ông cũng được phần “.

 

        Thi phúc có nghĩa là thi lư lịch.

 

        Ngoài thành phần kể trên, có một thành phần ( rất ít ) không dính dáng đến chế độ Miền Nam gọi là con cháu của thành phần “ phó thường dân Miền Đông Nam Bộ “ Xin đơn cử đầu thập niên 1980 một trường Đại học nọ có đến 6000 thí sinh tranh nhau 100 chỗ, trong khi đó 90% của 100 chỗ dành cho thành phần ưu tiên (3 ) Từ năm 1990 người ta chủ trương đa dạng hóa giáo dục nói một cách khác là tư thục hóa các cấp học từ trung tiểu học đến cao đẳng, đại học. Do khai thác tối đa tinh thần hiếu học của dân tộc, người ta nhồi nhét chữ nghĩa vào đầu óc của trẻ thơ như ở bậc tiểu học, người ta bắt các em học đến chín môn học, một giáo viên tiểu học phải cần học 3 năm /một môn học để có thể dạy môn đó, th́ người thầy phải mất 27 năm sư phạm mới có thể dạy được chín môn học, thế mà giáo viên vẫn “dạy tốt “ v́ đă có sách giải ( sách dành cho giáo viên ). Người lập ra chương tŕnh các môn học ở các cấp nghĩ rằng học tṛ của ḿnh đều là Cam La, Hạng Thác hoặc Pascal. Cái tệ hại-chỉ ở Việt Nam hiện tại mới có- là quan chức giáo dục thiết lập chương tŕnh giáo dục mà không tin tưởng hiệu quả của chương tŕnh ḿnh lập ra v́ họ thừa thế lực và tiền bạc để chuẩn bị gởi con cháu họ đi du học trong cái trào lưu di tản giáo dục ( chỉ ở Việt Nam ngày nay mới có hiện tượng đó ), nên mới có đề thi môn lịch sử Trung học Phổ thông năm 2010 mà nội dung rất quái gở (4 ).

 

        Suốt 12 năm trường các em chỉ thấy học thêm, học hè, học chính khóa, học ngoại khóa mới đạt chỉ tiêu “học tốt “ (?) Cha mẹ cùng các em đều chạy đua với thời gian, chạy theo tiêu chí ! Cho nên không ǵ làm lạ : mỗi năm số học sinh trung học mắc bệnh tâm thần do đầu óc căng thẳng v́ học quá nhiều. Sau quá tŕnh 12 năm “học tốt “ nếu may mắn các em bước được vào ngưỡng cửa Đại học. Nơi đây các em đă trở thành sinh viên. Thử xem suốt quá tŕnh 4 năm, các em đă học được những ǵ với những Đại học nơi xứ sở nầy ? V́ những đại học đó nên được xếp vào loại h́nh Trung học kéo dài thêm 4 năm do cách dạy và học : thầy đọc tṛ chép như Nhà Báo người Mỹ David Lamb nhận định :” History was what the teacher said – or more precisely, what the Communist Party said –It was not open to interpretation “. Cũng từ đó, sinh viên và học sinh thiếu óc sáng tạo, luôn thụ động là một nguyên nhân của t́nh trạng bế tắc giáo dục hiện nay, nên có chuyện đáng buồn xẩy ra : công ty Intel chỉ tuyển được 40 người có khả năng làm việc trong số 2000 sinh viên tốt nghiệp đại học ngành liên quan đến công nghệ thông tin. Đó là việc cần người mà thiếu người -thiếu người có khả năng theo kịp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật - đồng thời hiện hữu một nghịch lư khác nhiều người rất cần việc th́ không có việc. Công việc ở đây là làm một công chức hay siêu công chức trong bộ máy công quyền, hoặc trong những công ty quốc doanh vốn đă cồng kềnh và thiếu hiệu năng.

 

        Do đó người ta mới khẳng định chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay rất thấp v́ những nhà lănh đạo ngành giáo dục đă lạc phương hướng như coi thường sự khuyến cáo của các chuyên gia giáo dục : yếu tố giải trí giữ vai tṛ rất quan trọng cho tuổi trẻ trong tiến tŕnh thăng triển con người nên hầu như tất cả lớp trẻ ở Việt Nam đă đánh mất tuổi thơ nơi học đường v́ cái gọi là “ Học, học nữa, học măi “ của ông Lénine (5) sống cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bên nước La Sát ( Russia ), Có những học sinh cắp sách đến trường mà không bao giờ biết đến niềm vui học hỏi : nhỏ học v́ gia đ́nh, lớn lên học v́ sĩ diện và công ăn việc làm, ít khi v́ chí khí hay đam mê, nên họ cố nhồi nhét trong lo âu những kiến thức lỗi thời tẻ nhạt. V́ hy vọng có được một việc làm nhàn rỗi có thu nhập cao trong tương lai “ ngồi bóng mát ăn bát vàng “, nhiều thế hệ trẻ phải chấp nhận một nền giáo dục đang mắc cơn bệnh trầm kha mà nhà nước cai trị của họ phải chịu trách nhiệm như Hoàng Đế Napoléon đă nhận định :

 “ Public instruction should be the first object of government “ (6)

 

        Suy ra căn bệnh của giáo dục là căn bệnh của xă hội, căn bệnh xă hội đó chồng chất từ thời Pháp thuộc được “tài bồi “ gấp nhiều lần từ 1975 đến nay, muốn chữa khỏi căn bệnh đó trước tiên :

“The ills of education are the ills of society and cannot be cured until society itself is healed “

( Những căn bệnh của giáo dục là những căn bệnh của xă hội và không thể chữa trị được cho đến khi chính xă hội được chữa lành ) ( 7 )

 

        Trong khi chờ thời cơ cho “chính xă hội được chữa lành “ Bậc cha mẹ phải làm ǵ trong hoàn cảnh hiện tại đầy dẫy khó khăn, như Giang sơn gấm vóc giờ đây chỉ thấy h́nh hài tan tác như bức dư đồ rách:

 

 “Nọ bức dư đồ thử đứng coi,

 Sông sông núi núi khéo bia cười.

 Biết bao lúc mới công vờn vẽ,

 Sao đến bây giờ rách tả tơi.

 Ấy trước ông cha mua để lại,

 Mà sau con cháu lấy làm chơi.(8)

 ……………………………….

 ( Nguyễn Khắc Hiếu - Vịnh Bức Dư Đồ Rách )

 

        Đó là dành cho tuổi trẻ thời gian nghỉ ngơi, giải trí lành mạnh khi hè về v́ con em của quí vị suốt chín tháng hoặc dài hơn đầu óc bị nhồi nhét vô số chữ nghĩa, thân th́ như thoi đưa từ trường – nơi học thêm có khi đến 9 giờ tối. Bậc làm cha mẹ sẽ ưu tư rằng nói th́ hay, song thực tế th́ thiếu môi trường giải trí v́ hiện giờ người ta xây dựng và phát triển ngành du lịch và giải trí dành cho người lớn. Thôi th́ khuyên con bằng mọi giá vượt mọi rào cản chữ nghĩa để tương lai kiếm một chỗ đứng trong xă hội rồi lúc đó tha hồ hưởng thụ và giải trí. Cái khó là ở đó.

 

        Nhưng khi quí vị h́nh dung khi cuộc sống chưa đô thị hóa một cách vô tổ chức th́ có những buổi tan trường học sinh tung tăng rời lớp học hướng ra mọi nẻo đường về nhà như đàn chim non tung bay về tổ ấm quí vị mới thấy tương quan giữa tuổi thơ - nghỉ ngơi trong môi trường trong lành. Từ đó quí vị thấy rằng con em quí vị cần có mùa hè vui để khỏi đánh mất tuổi thơ. Nên để tuổi trẻ tạm rời xa môi trường chữ nghĩa giữa khói bụi trần gian dưới cái nóng oi bức của miền nhiệt đới. Nếu trẻ không đủ điều kiện t́m đến những khung trời bao la biển cả, sông núi với không khí trong lành, th́ bậc làm cha me nên để con em ḿnh tạm quên đi sách bài bút mực, để trí năo các em được nghỉ ngơi. Với nhận định nầy, có người cho rằng không được” văn ôn vơ luyện mà “, học hành ( thực chất là nhồi nhét kiến thức ) mà không liên tục vào năm học sẽ thua kém bạn bè và khó ḷng thi đỗ vào đại học …Bậc làm cha mẹ lo xa như thế cũng đúng thôi nhưng theo số liệu thống kê hiện thời về số lượng đại học ( 400 đại học và cao đẳng ) có thể tiếp nhận đến 600,000 sinh viên. Do đó điểm chuẩn 13.5 điểm cho ba môn, thế th́ một học sinh sức học trung b́nh có thể đỗ. Huống hồ người ta đang phổ cập cử nhân cho công chức cấp phường xă, cấp thạc sĩ, tiến sĩ cho công chức, siêu công chức cấp quận huyện trở lên.

 

        Trong hoàn cảnh tương đối thuận tiện cho con em của quí vị về việc làm tương lai, quí vị cũng nên cho rằng : nghỉ ngơi (cho trí năo thảnh thơi ) và giải trí lành mạnh ( cắm trại, tham gia những công tác xă hội, tham gia các tṛ chơi thể thao …) nơi không gian bao la trong sạch giữ vai tṛ rất quan trọng cho tuổi trẻ trong sự thăng tiến con người. Từ suy nghĩ tiến tới thực hiện cho gia đ́nh ḿnh, làm được như thế chúng ta như người trong đêm đen cố nhóm lên một đóm nhỏ nhoi c̣n hơn ngồi trong bóng tối mà nguyền rủa./.

 

 

 

 

 Florida, mùa hè 2010

 THANH TRAN

 

 

CHÚ THÍCH :

 

(1) Trích sách Tập Đọc lớp nhất do Nha Học Chánh Trung Việt ấn hành năm 1949.

(2) Cá chép nào vượt được sóng to gọi là sóng vũ môn sẽ thành rồng và  bay cao, người thi đỗ làm quan được so sánh như cá chép hóa rồng.

(3) Có 13 bậc ưu tiên, người dân b́nh thường Miền Nam trước 1975 ( không phải là quân nhân công chức chế độ cũ ) được xếp bậc thứ 10, ba bậc c̣n lại là 11, 12, và 13 ( có liên hệ đến chế độ cũ ) thành phần nầy bị loại ngay khi nộp đơn xin dự thi Đai Học.

(4) Đề thi môn Lịch Sử có ba câu. Đây xin trích câu 3a theo chương tŕnh chuẩn ( câu nầy có 3,0 điểm ) : Anh (chị ) hăy cho biết số lượng ốc vít của tổng số 735 máy bay ( trong đó có 61 máy bay B52 và 10 máy bay F111 ) mà quân dân miền Bắc đă bắn rơi trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của Mỹ. Với số lượng ốc vít đó nếu bán với giá sỉ, ngân khố của chúng ta được bổ sung một số lượng là bao nhiêu ? Nếu mỗi năm Việt Nam đồng mất giá 5% th́ giá trị số ngân khố đó ở thời điểm hiện nay là bao nhiêu ? ( Môn thi : Lịch Sử -Giáo Dục Trung Học Phổ Thông - Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2010 )

(5) Lenine là người khai sinh ra chế độ Soviet -1917-1991. Người Trung Quốc gọi nước Nga là nước La-Sát. Sử gia Trần trọng Kim gọi là Nga La Tư.

(6) Tạp chí Truyền Thông ( Communications) số 17 Mùa Thu 2005 xuất bản ở Canada -Diễm Uyên – Giáo Dục và Tuổi Trẻ trang 1

(7) Tạp chí đă trích dẫn ở (6) Nguyễn Đức Tuyên –Tương Lai Giáo Dục Việt Nam trang 33.

(8) Trích Tản Đà vận văn quyển I Nhà xuất bản Hương sơn Hà nội 1952.

 

 

 

 

 

 

trang truyện và Thơ của Trần Hà Thanh             |                 www.ninh-hoa.com