GIÁO
DỤC
THỜI
HỘI
NHẬP....
Trần Hà
Thanh

Một năm học mới lại
đến.
Như mọi năm hàng chục
triệu sinh viên học sinh đă được nghe bài diễn văn khai giảng năm học mới
như ……
“ Kinh thưa.... .
Hôm nay trong không
khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng 8 và
quốc khánh 2/9 Trường PTCS X… và THPT Y…long trọng tổ chức lễ khai giảng
năm học mới 2013-2014.... ”
Và c̣n nhiều nữa như
:
“…Ngày nay khi đất
nước ta bước vào thời kỳ hội nhập, thời đại của Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại
Hóa, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu và trở thành mối quan tâm đặc
biệt của toàn xă hội. Chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện tốt sứ mệnh
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài …”
Tuy nhiên năm học đến
giữa lúc kinh tế đang chựng lại hai năm liền và c̣n nhiều thách thức đang
đợi chờ phía trước. Trong hoàn cảnh đó những người ưu tư cho nền giáo dục
th́ cho rằng : Giáo Dục chưa đáp ứng được nhu cầu của một nền kinh tế hiện
đại. Bên cạnh những điểm mạnh của Việt Nam, các doanh nhân Pháp chỉ ra các
điểm hạn chế cần khắc phục. Theo họ, hệ thống giáo dục đất nước vẫn c̣n
quá yếu kém để thỏa măn các nhu cầu của một nền kinh tế hiện đại.
Dù rằng tŕnh độ giáo
dục đă được cải thiện, nhưng trường học vẫn chưa đào tạo ra được các nhà
chuyên nghiệp thực thụ. ( RFI online ngày 11-8-2013 ).
Điều đó có nghĩa
ngành Giáo Dục mới hoàn thành tốt trên “cơ bản “ sứ mệnh nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Về nâng cao dân trí :
chỉ tiêu đào tạo 20.000 tiến sĩ : nhiều khả năng hoàn thành chỉ tiêu đă đề
ra, so với năm 1995 của thế kỷ trước là 3000 tiến sĩ, rồi đây công nhân
viên cấp xă ấp phải có văn bằng cử nhân. Cách nay gần 10 năm, người ta lại
c̣n yêu cầu cầu được cấp vài hecta đất để dựng bia tiến sĩ để được sánh
ngang hàng với văn miếu có bia tiến sĩ từ thế kỷ 11 ( 1075 ). Bên cạnh
chuyện ngày gần đây ra ngơ gặp tiến sĩ, th́ có tin đáng buồn : một phần tư
(1/4 ) dân số Đồng Bằng Sông Cửu Long không qua bậc tiểu học hoặc tin sức
khỏe rất buồn : Hôm 13-9-2013 trong một buổi hội thảo Viện Tâm thần trung
ương cho biết 1/5 dân số Việt Nam rối loạn tâm thần trong số đó tất có
nhiều lớp trẻ học sinh sinh viên cụ thể trường hợp chị Nguyễn thị Vân (
Hoàng Mai – Hà Nội ) bị rối loạn tâm thần hơn 20 năm mà gia đ́nh không
biết, sau khi tốt nghiệp loại ưu trường Đại Học Ngoại Ngữ, chị Vân không
t́m được việc làm, chỉ mở lớp dạy thêm ở nhà …Về sau khi chị Vân gặp Bác
Sĩ người ta mới khám phá ra.
Về phát triển nguồn
nhân lực : Người ta nói Việt Nam có những ưu thế để trở thành tiểu long
hay tiểu hổ về kinh tế ở châu Á. Đó là nguồn nhân lực trẻ, chịu khó và có
học. Sáu năm trước đây khi Việt Nam gia nhập WTO, Tổng Thống G. W. Bush đă
kỳ vọng như thế, các nước chung quanh như Miến Điện nên học hỏi ở Việt
Nam. Có lẽ người ta “ngủ quên trên ṿng hoa chiến thắng “ nên mới có
chuyện như World Bank nhận định sau đây :
Gần 60% tổng số lao
động Việt Nam cần được tái huấn luyện.
Các chuyên gia cho
rằng hệ thống đào tạo nghề và kỹ thuật nói riêng và hệ thống giáo dục nói
chung ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng mà doanh nghiệp cần.
Những kỹ năng chủ yếu
mà nhân viên trẻ Việt Nam c̣n thiếu là ngoại ngữ, sáng tạo, kỹ năng giải
quyết vấn đề nên họ không đáp ứng được yêu cầu của công việc, dù rằng có
bằng cấp tốt.
Theo điều phối viên
lĩnh vực phát triển con người của WB tại Việt Nam th́ Phát Triển Kỹ Năng
Cho Người Lao Động phải ưu tiên chiến lược cho Việt Nam trong mục tiêu trở
thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Bồi dưỡng nhân tài:
So với Australia –dân số 22 triệu có 39 trường Đại học – th́ Việt Nam với
dân số gần 90 triệu có đến 300 trường đại học và cao đẳng. Bên cạnh đó c̣n
có viện toán học có nguồn kinh phi lên đến 600 triệu USD. Thế nhưng trong
số 39 đại học ở Australia có 7 trường lọt vào top 100 trường đại học hàng
đầu thế giới c̣n Việt Nam với hơn 300 trường đại học nhưng chưa có một
trường nào được ghi tên vào danh sách top 200 trường đại học hàng đầu thế
giới cả.
Mặc dầu kinh phí được
cấp cho ngành giáo dục nhiều và dồi dào từ giáo dục mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông đến bậc đại học và cao đẳng nhưng
theo báo cáo do Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ( WEF ) vừa công bố : báo cáo về
tính cạnh tranh toàn cầu cho thấy ngành giáo dục Việt Nam đứng thứ 7 trong
số 8 nước thuộc ASIAN. Theo họ ( WEF ) : Vấn đề được đặt ra là Tiền bạc
dồi dào không quan trọng nhất so với cách dạy của thầy và cách học của
chính học sinh thông qua các chương tŕnh được Bộ Giáo Dục cấp.
Nói về Bộ Giáo Dục có
kinh phí dồi dào để phân phối cho trường học các cấp th́ không rơ nguồn
kinh phí nầy có bao gồm nguồn học phí gia tăng mỗi năm cho đến nguồn thu
không tên từ phụ huynh học sinh và sinh viên hay không mà năm nay có những
chuyện không vui cho ngành giáo dục.
Chẳng hạn : cả nước
đang thiếu 27. 000 giáo viên – Bà Thứ Trưởng Giáo Dục Nguyễn thị Nghĩa
tuyên bố ngày 22-8-2013- Trước đó ngày 11-7-2013 có nguồn tin tạm ngưng mở
ngành sư phạm và khoa học giáo dục. Lư do sinh viên sư phạm không có việc
làm hoặc sinh viên tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm phải làm việc trái nghề hoặc
phải chấp nhận đi làm công nhân hay bán hàng hoặc đi hợp tác lao động bên
Nam Hàn.
Trường Mầm Non (
thuộc thôn 5, xă Hoằng Hà, Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ) bị giải tỏa,
đến ngày khai giảng, 100 em học sinh mầm non không có nơi học, phải đi bộ
khoảng 3-4 km đến xă để học và c̣n nhiều nữa và trở thành “ chuyện thường
ngày ở huyện “ hoặc “biết rồi khổ lắm nói măi “, tại sao cứ nh́n mặt tiêu
cực, nên cho đó là hiện tượng chỉ tạm thời, ưu điểm vẫn là căn bản, hăy
tin tưởng vào tiềm năng của lớp trẻ như một trường Đại Học hàng đầu thế
giới nhận xét : Sức học của trẻ Việt Nam đi trước Ấn Độ nhiều năm. Một
nghiên cứu mới về trẻ thơ do Young Lives của Trường Đại Học Oxford thực
hiện khám phá cho thấy trẻ con ở Việt Nam dù gặp khó khăn trong việc đến
trường vẫn đi trước học sinh cùng lứa tuổi ở Ấn Độ. Hăy nh́n gương vượt
khó của hai em Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Tiền, cha mẹ làm đủ mọi nghề
sống nơi ống cống để nuôi con, Tiến thi vào Đại Học Y đỗ thủ khoa ( 29, 5
điểm ) Tiền đỗ Đại Học Bách Khoa ( 26, 5 điểm ), hoặc vượt khó không thành
th́ vượt biên như cậu bé Trương Nguyên Thành ( Thành vốn là cậu bé bán
thuốc lá dạo ở Việt Nam sau 1975 ) hay em Vơ Tá Đức ( em Đức vốn là một
thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam sau 1975 ). Thành trở thành Khoa hoc gia
ở Mỹ c̣n Đức đỗ tiến sĩ và dạy đại học. Do tự măn như thế nên mới có
chuyện tờ báo mạng giáo dục. net quên đi tôn chỉ của tờ báo mà đưa tin
giật gân như Ngọc Trinh cú lột xác từ chân dài năo ngắn đến chủ cơ ngơi
tiền tỉ hoặc Thu Hoài hoa hậu 3 con khoe vai trần như thiếu nữ 18 hoặc
chuyên mục xă hội th́ có bốn bài báo dài “Đánh ghen kinh dị tại B́nh
Dương” Không biết tính giáo dục của tờ báo đó nằm ở đâu.
Do đó người ta phải
hô hào cải tổ và đổi mới giáo dục, canh tân giáo dục. Có người mạnh dạn
đ̣i thực hiện cuộc “đại giải phẩu “ v́ giáo dục đang mắc bệnh trầm kha :
Cặp sách nặng đè
vai sĩ tử,
Ṿng kim cô siết chặt tư duy
Quỵt tương lai ăn mày quá khứ
Bởi v́ :
Bởi giáo dục nghèo nàn buồn tẻ
Trích cú tầm chương vẹt thuộc ḷng.
Trên đây là những
hiện trạng của căn bệnh và căn bệnh đó là :
Nền giáo dục chẳng cần thực học
Chạy theo thành tích sính văn bằng.
Cùng quan điểm nầy
Cựu Chủ Tịch Nước Lê Đức Anh đă nói : Bệnh thành tích trong giáo dục nói
cho nhẹ chứ thực chất là bệnh nói dối và giấu dốt. Mà những người nói dối
th́ không thể tiến bộ được....
Trước hiện trạng như
thế nên Bộ Giáo Dục và Đào Tạo mới mạnh dạn và dứt khoát : Đổi Mới Giáo
Dục. Theo ông Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo th́ : Đổi mới lần nầy xem
như là một “trận đánh” lớn và dứt khoát đưa nền giáo dục “lột xác “ ( Đề
án đổi mới căn bản toàn diện Giáo Dục và Đào Tạo )
Chúng tôi th́ cho
rằng căn bệnh thành tích trong giáo dục là căn bệnh của xă hội như một nhà
nghiên cứu về giáo dục ở Canada đă nói năm 2005 :
The ills of Education
are the ills of society and cannot be cured until society itself is healed
( những căn bệnh của giáo dục là những căn bệnh của xă hội và không thể
chữa trị được cho đến khi chính xă hội được chữa lành )
Theo WEF th́ thứ hạng
của ngành giáo dục cao hay tụt hậu là kết quả của quá tŕnh truyền đạt của
thầy và cách học của tṛ thông qua chương tŕnh của bộ giáo dục ban hành
mà hiện tại th́ Việt Nam không thực hiện được vai tṛ căn bản bậc giáo dục
đại học là lưu trữ và chuyển giao kiến thức cũng như tạo ra kiến thức mới
cho nhu cầu xă hội.
Một nhà giáo dục
trong nước đă đặt vấn đề : từ ngày đổi mới từ 1986 học sinh sinh viên Học
cái ǵ ? Học để làm ǵ ? Học như thế nào ?
Học cái ǵ ? Thầy
truyền đạt kiến thức hàn lâm ; Tṛ học ( tiếp thu ) những kiến thức hàn
lâm( tầm chương trích cú ). Từ khoa thi đầu tiên 1075 đến 1915 khoa thi
cuối cùng, tiền nhân đi học ngày trước học tứ thư ngũ kinh. Đó là cái học
hàn lâm ( cái học từ chương ). Sau 10 năm đèn sách, rồi lều chỏng đi thi.
May ra có tên trong bảng vàng ( Trường thi lấy 30 cử nhân, nếu không có
tên th́ đợi 3 năm nữa thi tiếp, , khoa nầy không đỗ, khoa sau thi nữa,
khoa sau không đỗ, khoa sau nữa ). Gần cuối thế kỷ 19 ông Nguyễn Trường Tộ
đề nghị canh tân cái học hàn lâm nhưng không thành công. Chuyển ngữ thời
kỳ nầy là chữ nho ( Hán Tự hoặc gọi cho kêu là chữ của Thánh Hiền- Trường
học được đề cao là cửa Khổng sân Tŕnh ). Đó là học để thi đỗ ra làm quan
–kẻ sĩ – Dân hửu tứ sĩ vi chi tiên. Sang thời Pháp thuộc ngoại ngữ Pháp
thay cho chữ nho. Trường học th́ ít so với dân số. Học để làm thầy thông,
thầy kư, thầy phán. Thời đại nầy có những ông quan mới như tham tá, thừa
phái, tri huyện… những ông quan nầy là những ông quan tân học. Thỉnh
thoảng chính quyền bảo hộ ( Pháp ) tổ chức những kỳ thi tuyển công chức.
Đa phần những ông quan nầy đều xuất thân từ các kỳ thi tuyển đó. Cụ Phan
chu Trinh( đỗ Phó Bảng ) tuy xuất thân từ lối học cử nghiệp sớm thấy sai
lầm cái lối học nầy nên hô hào bất chước các nước khác ( các nước Âu Châu
hoặc những nước đă canh tân ) : giàu nghèo sang hèn nam hay nữ ai cũng lo
học lấy một nghề. Cụ Phan sớm nhận ra rằng : nhân sinh bách nghệ chứ không
hạn hẹp Sĩ-Nông-Công-Thương. Thế mà ngày nay sang thế kỷ 21 bên cạnh cái
học và thi cử mang tinh thần cử nghiệp từ mấy thế kỷ qua, c̣n tổ chức thêm
những kỳ thi tuyển công chức. Người ta thành lập Bộ Nội Vụ ( như Bộ Lại
thời quân chủ ) để quản lư số lượng công chức nầy. C̣n chương tŕnh học :
Chương tŕnh học hàn lâm thời nay quá nặng nề : ngoài tứ thư ngũ kinh thời
mới c̣n thêm nhiều vô số kiến thức hàn lâm khác. Thế mới có cái học nhồi
nhét. Người ta nói ở bậc tiểu học, học sinh học 11 môn học + 3 hoạt động,
thầy cô giáo phải thực sự học sư phạm 27 năm để có thể dạy những môn học
đó ( Hoc tŕnh của trung cấp sư phạm là 3 năm ). Thực tế th́ thầy cô giáo
có thể học 3 năm về sư phạm.
Học để làm ǵ ? Học
để thi, có nhiều kỳ thi lắm : thi học sinh giỏi đủ mọi cấp lớp, thi chuyển
cấp, thi tốt nghiệp và quan trọng nhất trong cuộc đời đi học là thi vào
đại học. Bên cạnh đó c̣n có trường chuyên lớp chọn, loại trường có chất
lượng cao. Căn cứ lượng học sinh của trường đi dự thi hoặc theo học các
loại trường nầy, người ta cân đo đong đếm để đánh giá Thành Tích. Mới đây
lại có chuyện những cháu mẫu giáo phải thi vào lớp 1. Cho nên mới có
chuyện : Cặp sách nặng đè vai sĩ tử. Về loại trường nầy, ở Bắc Mỹ và Châu
Âu đều có gọi là G. A. T. E ( Gifted And Talented Education ), thầy cô
giáo nhận ra cá nhân học sinh nào sớm có tiềm năng thiên phú, có khả năng
theo học GATE th́ khuyến cáo nếu gia đ́nh và cá nhân học sinh không muốn
th́ vấn đề không được đặt ra.
Học như thế nào : Học
tủ, học nhồi nhét, người đi học đa phần v́ sĩ diện của gia đ́nh hoặc để
đổi đời (chuyển từ nông thôn ra thành thị ) hơn là v́ đam mê hoặc có tư
chất ( tài năng thiên phú ). Từ đó mới có lối học vẹt học tủ để đậu đại
học. Cánh cửa đại học như hẹp lại đối với cô cậu tú sau 12 năm đèn sách.
Sĩ tử tranh nhau kiếm một suất ở Đai Học hoặc Cao Đẳng như cuộc “ Vượt
Sóng Vũ Môn “ trong chế độ thi cử ngày trước. Không rơ số phận những cô
cậu tú không may trong những lần “vượt sóng “ đó như thế nào.
Trong lúc đó Diễn Đàn
Kinh Tế Thế Giới đă nêu tầm quan trọng việc thầy dạy và tṛ học, thế mà
trong quá tŕnh dạy và học có những bất cập như :
Phân Ban : Trên lư
thuyết việc phân ban được áp dụng cho các cấp lớp 10, 11, 12.
Từ lớp 10 trở đi học
sinh theo học một trong ba ban sau :
- Ban Khoa Học Tự
Nhiên: Các môn học có nhiều tiết ( mỗi tiết 45 phút): Toán, Lư, Hóa Sinh.
- Ban Khoa Học Xă Hội
Nhân Văn : Các môn học có nhiều tiết là Văn-Sử -Địa.
-
Ban Cơ Bản : Toán –
Văn-Ngoại ngữ.
Đến khi học sinh lớp
10 chọn ban th́ có sự chênh lệch về số lượng, như năm học 2008-2009 :
84% học sinh lớp 10
chọn ban Cơ Bản
14% học sinh chọn
Ban Khoa học tự nhiên
2% học sinh chọn Ban
Khoa Học Nhân Văn.
Thế là học sinh phải
học 8 môn : Văn, Ngoại ngữ, Toán, Lư, Hóa, Sinh, Sử, Địa.
Học 8 môn đế thi tốt
nghiệp phổ thông trung học.
Thi tốt nghiệp PTTH
gồm có 6 môn : ba môn bắt buộc : Văn-Toán –Ngoại Ngữ ; ba môn được tổ chức
bắt thăm trong năm môn c̣n lại Lư, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Vài tháng trước kỳ
thi mới có chuyện bắt thăm.
Thế là chẳng có sự
chọn ban nào cả. Đúng ra sự chọn ban giúp học sinh từ lớp 10 thấy được con
đường vào đại học trong tương lai. Như trên chúng tôi có tŕnh bày cửa vào
đại học quá hẹp tuy có đến 300 trường đại học khắp mọi miền đất nước. Đó
là các đại học và cao đẳng tuyển sinh qua các khối :
Khối A thi các môn :
Toán-Lư-Hóa.
Khối B thi các môn :
Toán –Hóa –Sinh
Khối C thi các môn :
Văn-Sử -Địa
Căn cứ vào việc học
sinh chọn ban năm học 2008-2009 ít học sinh thi vào khối C, D cho nên đa
phần thí sinh ghi danh thi hai khối A và B.
Có những hợp lư :
Muốn học đại học Bách Khoa th́ phải giỏi toán, lư, hóa ( tạm được )
C̣n như muốn học Đại
Học Y, Dược, Nha th́ phải giỏi Toán nhất là phải giỏi Hóa, Sinh.
Thế c̣n muốn vào Đại
Học Ngân Hàng phải thi các môn ở khối A. Môn toán cần cho sinh viên ngân
hàng, c̣n hai môn Lư Hóa th́ sao, như một sinh viên có khiếu về tài chánh,
kế toán, kinh tế lại có khả năng về ngoại ngữ nhưng yếu về Lư hoặc Hóa th́
sao. Đó là một điều không hợp lư.
Một điều không hợp lư
khác : Muốn học cao đẳng kinh tế đối ngoại phải thi các môn thuộc khối A (
Toán – Lư- Hóa ) thế có hợp lư không ?. Những năm tháng học kinh tế đối
ngoại có khi nào sinh viên có cần kiến thức hai môn Lư hay Hóa không.
Trước đây có lệ thi
rớt đại học có thể học các trường trung cấp ( nguyện vọng 2 trong đơn dự
thi vào đại học ). Nay th́ lệ đó không c̣n nữa mà sinh viên chỉ được chọn
nguyện vọng 2 thuộc các đại học trong khối ḿnh đă ghi danh dự thi. Chẳng
hạn khối A có các trường X, Y, Z.... Khi công bố điểm chuẩn : điểm chuẩn
của X là 25 điểm, Y là 16 điểm, Z là 15 điểm. Một thí sinh thi vào X điểm
số là 24 muốn vào Z điểm chuẩn 15 không chắc được nhận lư do có trường M
hoặc N có điểm chuẩn 27 trở lên, số sinh viên có điểm từ 24. 5 trở lên đă
lấy hết chỗ ở trường Z rồi. Điều không hợp lư là cùng thi một đề các
mônToán- Lư- Hóa cùng một thời gian thí sinh được 24 điểm ( có nguyện vọng
2 ) không được nhận vào học trường Z có điểm chuẩn là 15.
Cách cho điểm : Hiện
nay điểm số để đánh giá vào bài tập hay bài thi từ lớp 1 đến 12 kể cả thi
vào đại hoc: từ 0 đến 10. Cách cho điểm đồng loạt mọi cấp lớp như thế nầy
chưa được hợp lư.
Đối với bậc tiểu học
( cấp 1 ) cách cho điểm như nêu trên là hợp lư v́ thời gian các em làm bài
không quá 60 phút. C̣n như thi vào đại học – cao đẳng thời lượng cho mỗi
môn thi là 120 phút, bài thi gồm nhiều trang giấy mà cho điểm từ 0-10 có
hợp lư không ? Đă gần 40 năm rồi sĩ tử thi vào đại học vẫn ưa thích : Nhất
Y, nh́ Dược, tạm được có Bách Khoa.... Thế có nghĩa ngành Y có thí sinh
đông nhất. Thử tưởng tượng năm nào đó số thí sinh dự thi vào ngành Y lên
đến 5 hoặc 6000 gặp đề thi dễ điểm chuẩn có thể là 29 ( điểm tối đa là 30
) thế là 28. 5 điểm vẫn rớt ! Chế độ thi cử hôm nay là bản sao của chế độ
thi cử của thế kỷ trước về cách ra đề thi. mẫu giấy thi, rọc phách, ghi
mật mă trên bài thi, ráp phách…. Tại sao lại không nghiên cứu cách cho
điểm để việc tuyển chọn được chính xác hơn không.
Những bất cập vừa nêu
trong quá-tŕnh dạy-học-thi do chương tŕnh học hàn lâm cộng với lối suy
nghĩ của thầy cũng như tṛ tụt hậu gần 100 năm.
Những người làm ra
chương tŕnh hàn lâm có thể suy nghĩ trẻ con Việt đă sinh ra đều là Cam
La, Hạng Thác hoặc Pascal …Đó là những tài năng không đợi tuổi.
Cách nay khoảng 5 năm
một vị tiến sĩ Hiệu Trưởng một Đại Học danh tiếng ở Đồng bằng Sông Cửu
Long đă than phiền sao các em không chọn một trường Trung Học chuyên
nghiệp nào đó cho bớt cảnh chen chân vào đại học với tỉ lệ : một chọi sáu.
Các em nên thông cảm cho vị giáo sư đó. Vị Giáo Sư nầy cũng là Giáo Sư
thỉnh giảng một đại học ở Thụy Sĩ, ông thấy rơ ở nước người ta có nhiều cơ
hội cho những ai không vào được đại học hoặc không hoàn tất vân bằng cử
nhân ( MA, MS ). Họ có cơ hội học một nghề như cụ Phan Chu Trinh từng hô
hào năm 1907 của thế kỷ trước. Trước đây có hai bộ quản lư giáo dục. Đó là
Bộ Giáo Dục và Bộ Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp. Rồi hai bộ vừa nêu
sáp nhập thành một gọi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Lúc đó c̣n có nhiều
trường trung cấp. Về sau chỉ có hai loại trường : Đại Học và Cao Đẳng.
Trường Cao Đẳng nầy mô phỏng theo Community Colleges ở Bắc Mỹ. Lúc đầu là
thế về sau người ta hàn lâm hóa các cao đẳng. Một số cao đẳng có chương
tŕnh học lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ nữa. Có một chuyện : người ta thấy
kỳ tuyển sinh vào Đại Học, có nhắc đến Trường Đại Học nào đó có ngành
Pḥng Cháy Chữa Cháy ( lúc trước gọi là cứu hỏa ). Không rơ những người
lính cứu hỏa anh hùng tháng 11-tháng 9-2011 ở New York xuất thân từ đại
học nào.
Như trên những nhà
chuyên môn có nhận định lớp trẻ Việt Nam ( dưới 26 tuổi khoảng hơn 43
triệu ) có tư tưởng tụt hậu khoảng 100 năm. Cụ thể đa phần ước mong học
xong để trở thành viên chức nơi các cơ quan công quyền hoặc ước mơ có một
chức danh nào đó trong tập đoàn hay tổng công ty …Tư duy của các em về
giai tầng trong xă hội vẫn là Sĩ-Nông-Công-Thương. Tốt nghiệp xong một Đại
Học các em trở thành kẻ sĩ rồi, ngay trong ba thành phần c̣n lại cũng có
vị trí của kẻ sĩ như kỹ sư, chuyên gia, chủ tịch, Tổng giám đốc, có nhiều
tiến sĩ nữa. Các em dị ứng với những từ ngữ như “ thợ “ hay “lính “ chỉ
muốn được làm “thầy “. Đó là lớp trẻ ngại công việc như thời bao cấp đó là
công việc tay chân sử dụng nhiều vai u thịt bắp, song các bạn trẻ nên ư
thức nay là thời đại bây giờ là thời đại công nghiệp hiện đại, thời đại
của tin học : lính hay thợ đều dùng “cái đầu “ điều khiển và sử dụng tay
nghề của ḿnh. Trước đây mấy chục năm người ta đề cao khuyến khích “nâng
cao tay nghề “, lao động có kỹ luật ( để có an toàn lao động tối đa ), lao
động có kỹ thuật ( dùng cái đầu ). Rồi thời gian trôi qua, mọi người quên
đi những tiêu chí ban đầu nên chuyện “nhất nghệ tinh nhất thân vinh “
không thành hiện thực được. Nguyên do “ hệ thống đào tạo nghề và kỹ thuật
( thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ) chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng mà
doanh nghiệp cần ( Theo chuyên gia ngoại quốc ). Có một lúc Hoa Kỳ cần đến
5000 y-tá (Nurses ) đến từ nước ngoài, nhiều bệnh viện có nghĩ đến tuyển
chọn Y-Tá từ Việt Nam nhưng sau đó lại chọn từ Philippines.
Trước t́nh h́nh như
thế, nghe nói Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đang nghĩ đến giải pháp tuyển chọn
sinh viên dựa vào thành tích ba năm học lớp 10, 11, 12 từ năm học
2014-2015 trở đi. Dù duy tŕ thi cử hay bỏ thi tuyển những nhà giáo dục
nên t́m một lối thoát cho lớp trẻ thiếu may mắn, đó là tái lập các trường
trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề.
Lư do :
Hằng năm có ít nhất
500. 000 học sinh trong số một triệu học sinh không qua được cánh cửa đại
học. Họ đă và sẽ đi về đâu.
Hằng năm trước kỳ thi
vào đại học có nhiều cô cậu tú kéo đến Văn Miếu ( Hà Nội ) lâm râm khấn
nguyện hoặc sờ vào bia tiến sĩ. Tại sao họ làm như thế, v́ tài năng, trí
tuệ của họ trên trung b́nh trở xuống, mà trí tuệ lại xếp vào hạng tư như
sau : Thứ nhất hậu duệ, thứ nh́ quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư trí tuệ.
Nhiều sinh viên tốt
nghiệp đại học không có việc làm phải ghi tên đi học các trường dạy nghề
hay trung học chuyên nghiêp v́ cần sống c̣n và chờ cơ hội …
Có lúc người ta nghĩ
đến giải pháp thành lập những trường Trung Học Chuyên Nghiệp hay dạy nghề
cho học sinh tốt nghiệp lớp 9. Một nhà giáo ưu tú trong nước đă nói có ít
nhất một nửa số lượng kiến thức vô bổ trong chương tŕnh phổ thông từ
1-12. Cho nên cần một lối thoát cho những gia đ́nh không kham nổi gánh
nặng học phí những năm kế tiếp. Mới đây tại một số tỉnh ở miền trung có
tới hàng chục đến hàng trăm học sinh lớp 7, lớp 8 bỏ học nhiều lư do gánh
nặng học phí hoặc phải phụ giúp cha mẹ cha mẹ mưu sinh …
Ngoài ra trường trung
học chuyên nghiệp là lối thoát cho hàng triệu bạn trẻ không có cơ may “cá
gáy hóa rồng “ ( vượt sóng vũ môn ). V́ sao :
Theo Điều Phối Viên
lĩnh vực phát triển con người của World Bank tại Việt Nam th́ Phát Triển
Kỹ Năng Cho Người Lao Động phải là ưu tiên chiến lược cho Việt Nam trong
mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Cách nay gần hai thế
kỷ, dưới thời Vua Minh Mạng ( 1820-1840 ), Nhà Vua biết nơi dân gian có
một số người hay chữ nhưng không có duyên phận với khoa cử, nên thỉnh
thoảng Vua mới cho tổ chức những cuộc khảo hạch những người hay chữ nhưng
không đỗ đạt những kỳ thi hương. Lối khảo hạch nầy tương tự như lối phỏng
vấn ngày nay. Ông Nguyễn Tri Phương là một trong số nhiều người qua được
cuộc khảo hạch nầy. Lúc đầu ông Nguyễn Tri Phương làm viên chức cấp thấp ở
Bộ, rồi được thăng làm tri huyện gần kinh thành sau đó lại trở thành danh
tướng chống Pháp xâm lược mà lịch sử vinh danh. Tên của ông gắn liền với
những chiến trường như Đà Nẳng 1859, chiến lũy Kỳ Ḥa ở Gia Định 1861, thủ
thành Hà Nội 1872.
Hiện tại thế kỷ 21
nầy Cựu Tổng Thống Nam Hàn Lee Moon Pak thiếu thời nhà nghèo không theo
học Đại Học, sớm ra đời học nghề kiếm sống, vị Cựu Tổng Thống đă từng là
công nhân một công ty thuộc tập đoàn Hyundai hay Samsung ǵ đó. Ấy là các
nước tiên tiến ai cũng lo học một nghề như lời cụ Phan Chu Trinh đă nói
năm 1907.
Tháng 9-2013 trong
chuyến thăm Việt Nam 6 ngày. Nữ Tổng Thống Nam Hàn Park Guen Hye đă yêu
cầu những người Nam Hàn tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp( gọi là có tay
nghề ) được vào Việt Nam làm việc ( Nam Hàn hiện đang đầu tư ngành công
nghệ cao ở Việt Nam ) trong khi đó th́ giới chức Việt Nam lại yêu cầu được
xuất khẩu lao động sang Nam Hàn !
Trước khi thực hiện
cải cách giới chức có trách nhiệm nên can đảm nh́n thấy những thực tế :
- Giáo Dục Việt Nam
đang khủng hoảng trong hoàn cảnh tŕ trệ về kinh tế ( Ngân Hàng Thế Giới
hạ mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam 5. 3 cho năm 2013 )
- Giới trẻ bây giờ
th́ co gị chạy táo tác khắp năm châu bốn biển để t́m dưỡng khí, để tị
nạn, các kiểu chạy để kiếm ăn, để t́m đất thở, để t́m tri thức mới. Chạy
như tránh băo, chạy với thân phận bần cùng, chạy như bị bọn sai nha cầm
dao và mă tấu đuổi sau lưng. ( RFA online )
- Người ta cứ nói đến
xă hội hóa hay tư nhân hóa giáo dục, Viêt Nam chưa dám tư nhân hóa kiến
thức mà chỉ tư nhân hóa việc trả học phí ( tư thục hóa hệ thống công lập )
là đi ngược qui tŕnh tiến hóa ( Petro online )
- Thừa đại học cao
đẳng thiếu trường mầm non. Thiếu trường mầm non và trường tiểu hoc, đó là
loại trường tốt, cho nên muốn con vào học trường tốt phụ huynh phải tốn
3000 USD. Thừa Đại Học – Cao Đẳng : nhiều học sinh tốt nghiệp trung học
nếu có điều kiện tài chánh đều đi du học gần th́ Thái Lan, Singapore xa
th́ Hoa Kỳ. Thế là Đại Học Cao Đẳng ế khách, loại khách nầy là loại khách
giàu.
- Loại h́nh trường
Quốc Tế đang cạnh tranh với trường mầm non, tiểu học cả trung học ở Thủ Đô
Hà Nội hoặc các thành phố lớn. Học sinh trường quốc tế đều con nhà giàu,
học phí hằng năm lên đến 10000 USD. Để cạnh tranh với loại trường nầy,
người ta lập những trường chuyên với kinh phí lên đến 600 tỉ đồng Việt
Nam. Cơ sở trường nguy nga như một cung điện hay khách sạn 5 sao để thu
hút học sinh con nhà giàu đồng thời yêu cầu những Trường Quốc Tế chỉ nhận
học sinh Viêt Nam theo tỉ lệ 10% hoặc 20%. . . Đó chỉ là những giải pháp
t́nh thế hay đối phó.
V́ vậy trong quá
tŕnh đổi mới giáo dục có những việc cần thực hiện trước tiên :
-Giảm tải sách giáo
khoa trước hết từ bậc tiểu học : dự kiến tiểu học chỉ học 3 môn đến 6 môn
+ 4 hoạt động, phát hành sách giáo khoa bậc tiểu học theo đường hướng giảm
tải sách giáo khoa
-Vấn đề học phí :
Trước đây vào thập niên 1980 tiền đồng lạm phát có vài lệ phí người ta qui
thành gạo, để hổ trợ thầy cô giáo mỗi học sinh hàng tháng đóng 1 hoặc 2
cân gạo, về sau đống tiền. Giai đoạn hiện nay những đóng góp từ học sinh
sinh viên gọi là học phí. Bổn phận đóng học có nghĩa là Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo tư thục hóa các cấp học. Nếu thế th́ nên có Nghị Định Liên Bộ Giáo Dục
–Tài Chánh rồi từ đó công khai tài chánh, cuối năm chi thu chính xác rơ
ràng khi quốc hội chất vấn. Lư do dư luận than thở Ngành Giáo Dục chi tiêu
lăng phí.
- Giảm miễn phí trong
vài thập niên. Giải pháp nầy khó thực hiện trong hoàn cảnh lănh vực công
bội chi lên đến trăm ngàn tỉ tiền VND, khó như lạc đà chui qua lổ kim dù
trên văn bản hay pháp lệnh về Giáo Dục có ghi giáo dục bậc tiểu học, trung
học cơ sở : cưởng bách và miễn phí.
- Thả nổi giáo dục
trung tiểu học cho tư nhân khai thác. Vấn đề nầy khó thực hiện lư do người
ta đang độc quyền kinh doanh trong giáo dục ( học phí và các khoản thu
khác ) mặc dù có chủ trương xă hội hóa giáo dục. Nay có chủ trương đổi mới
giáo dục th́ nên mạnh dạn tinh giản cấp lớp nhà trẻ mầm non từ Mầm, Chồi,
Lá thành hai cấp lớp như các nước phát triển : Pre-School và Kingston
Garden, tuổi vào lớp 1 tṛn 6 tuổi không thiếu một ngày vào tháng 9 khai
giảng hàng năm. Giao 2 cấp lớp mẫu giáo, tiểu học cho tư nhân khai thác.
Trước đây tại các nông trường cao su có trường học cho con em công nhân
cao su. Ngày nay công nghiệp đang phát triển, sẽ có những khu công nghiệp
hoặc chế xuất thu hút hàng chục ngàn công nhân do đó Bộ Giáo dục nên giao
họ tổ chức hai cấp lớp vừa nêu. Những doanh nghiệp nầy có quỹ phúc lợi nên
họ có khả năng đảm đang việc đó.
V́ thế “trận đánh “
đổi mới giáo dục lần nầy cần sự dấn thân mạnh dạn cũng như quyết tâm của
nhiều giới chức có thẩm quyền, một ḿnh ông Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào Tạo
không làm nổi v́ Giáo Dục là một mảnh của hạ tầng cơ sở Giáo Dục-Giao
Thông – Y tế. Nơi nào cũng mang tai tiếng. /.



Tháng 10 năm 2013
THANH
TRAN