![]()
|
||||||||
|
Như Phần I khi nhận định về vấn đề Dạy và Học Tiếng Việt ở Hải Ngoại chúng tôi có nêu chuyện trong nước có học sinh lớp 10 Trần văn M ngồi nhầm lớp đến 10 năm. Hiện tượng nầy không phải là cá biệt mà phổ biến nên mới xẩy ra chuyện ở Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long có một số trường Đại Học hoặc Cao Đẳng tuyển sinh lớp thí sinh tốt nghiệp Phổ Thông Cơ Sở (lớp 9).
Nguyên nhân xẩy ra những hiện tượng vừa nêu th́ nhiều kể từ 30-4-1975, sau đây chúng tôi xin đưa ra vài nguyên nhân chính.
Do hoàn cảnh chiến tranh từ 19-12-1946 việc văn hóa phấm cũng như cung điện miếu vũ bị tiêu hủy do thiên tai song phần nhiều do tiêu thổ kháng chiến. Chẳng hạn sau cách mạng tháng 8 /1945 những tác phẩm bằng Hán Văn có liên quan đến thời đại quân chủ đều bị đốt sạch (Theo Nguyễn Hoạt – Nho Lâm Ngoại Sử).
Kế đến giai đoạn tiêu thổ kháng chiến sau 19-12-1946, với chủ trương đốt sạch phá sạch “ vườn không nhà trống “ (bắt chước Liên Xô giai đoạn thế chiến thứ 2 1939-1945). Chẳng hạn ở Huế vào khoảng thời gian đó kho tàng thư (nơi lưu trữ tài liệu của quốc sử quán, văn, chế biểu từ đời Gia Long trở về sau) bị dân vùng ngoại ô hốt chở về làm củi đốt để sưởi ấm cho qua mùa đông rét mướt. Cung điện ở Thành Nội Huế suưt nữa bị hỏa thiêu may nhờ quân đội Pháp đóng ở hữu ngạn Sông Hương và từ Đà Nẵng ra đến kịp dập tắt.
C̣n số phận sách vở và tài liệu ở Miền Bắc từ tháng 10 -1954 cũng không khá hơn : Đó là kho sách ở Trường Viễn Đông Bác Cổ và Thư Viện Quốc Gia Hà Nội (đa phần tiếng Hán và Tiếng Pháp) bị tiêu hủy hoặc phân tán khắp nơi trong binh lửa hoặc sơ tán. Sách vở ở Miền Nam Việt Nam sau 30-4-1975 cũng có số phận tương tự khi bị dán cho cái nhăn “ văn hóa phẩm đồi trụy “ hay “sản phẩm của Mỹ Ngụy“ Cụ thể việc đốt kho sách của Nhà Xuất Bản Khai Trí ở 62 Đường Lê Lợi Saigon.
Việc đốt sách và lưu đầy văn nghệ sĩ Miền Nam trong giai đoạn đó có thể so sánh những chuyện đốt sách chôn học tṛ đời Tần Thủy Hoàng (thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên), hay việc Hồng Tú Toàn ở Trung Hoa thế kỷ 19 gọi Tứ Thư Ngũ Kinh là yêu thư và phá đền thờ Quan Công, Nhac Phi và gần đây năm 1966 Mao Trạch Đông phát động cách mạng văn hóa và chỉ cho lưu hành kinh nhật tụng duy nhất cho toàn dân Trung Hoa thời đó là Mao Tuyển. Tuy nhiên trong thảm cảnh đó có nhiều lănh đạo hy sinh danh dự, chịu mang tiếng phản quốc sớm hàng giặc trong suy nghĩ “ tiền bạc mất đi c̣n có cơ hội kiếm lại được bằng sức cần lao, c̣n kỷ vật mất đi (bị hủy hoại hay tàn phá) th́ không sao t́m lại được. Đó là lư do Thống Chế Tưởng Giới Thạch khi thua Nhật ở chiến trường Bắc Kinh vội gom hết kỷ vật từ nhiều triều đại quân chủ đời trước ở kinh thành đem về Trùng Khánh rồi năm 1949 họ Tưởng gom hết mớ kỷ vật đó ra Đài Loan.
Cùng thời gian đó bên trời Âu khi Pháp giao chiến với Đức Quốc xă, Thống Chế Petain biết địch không lại Đức nên tuyên bố “ bỏ ngơ Kinh Thành Paris “ và rút về Vichy. Về sau khi thắng Đức Quốc Xă tướng De Gaulle hỏi Petain sao đầu hàng nhanh thế ; Petain trả lời: Hỏi dân Pháp đi. C̣n thực tế th́ kinh thành Paris- Kinh đô của Anh Sáng- mới không có dấu vết của cuộc chiến 1939-1945.
Kẻ chiến thắng Miền Nam năm 1975 không thông cảm với tinh thần của kẻ chiến bại: Người Việt thua Người Việt không có ǵ buồn tủi và mất mát cả trong đó có di sản văn hóa. Sự thật không phải vậy qua những cách tổ chức học hành thi cử. Việc học hành và thi cử toàn quốc sau 30-4-1975. Việc học hành duy tŕ hệ hai học tŕnh 10 năm (cho Miền Bắc) và 12 năm (cho Miền Nam) song song với nhau, bên cạnh đó c̣n có học tŕnh bổ túc văn hóa.
Về những môn học đươc chia ra các môn tư nhiên th́ có Toán Lư Hóa Sinh ; các môn xă hội th́ có Văn (trước kia ở Miền Nam gọi là Việt văn) Sử Địa, chính trị). Các môn xă hội tuy có phân chia như vây song nh́n vào nội dung và cách giảng dạy th́ đó là môn chính trị v́ người soạn sách cho rằng lịch sử Việt Nam bắt đầu từ 1930.
C̣n những môn khoa học tư nhiên th́ sao: sự in ấn trong sách cho thấy điều đó (mặc dầu chép theo theo sách cũ của Miền Nam): Đó là sự nhầm lẫn giữa hằng số nghiệm lạnh hay hằng số nghiệm sôi. C̣n về môn toán th́ ôi thôi Miền Bắc mới học xong lớp 10 rồi năm 1965 “xếp bút nghiên theo việc đao cung” th́ làm sao giải được bài toán lớp 11 và 12. Họ không công nhận sự thật ở nơi công khai mà chống chế rằng chúng tôi học theo định đề Non Euclide (?).
Việc học hành như vậy nên có t́nh trạng thi cử : “Người ta thi chữ ông thi phúc”. Đó là thi vào Đại Học. Kỳ thi nầy tổ chức hàng năm gọi thi “ lư lịch “. Lư lịch có 13 bậc được xếp thành 3 nhóm. Người dân b́nh thường ở Miền Nam Việt Nam (không có cha mẹ đă tham gia chính quyền Miền Nam) được xếp bậc 10 nhóm 3. Điều đáng chú ư : Chỉ có một loại trường công lập từ tiểu học, trung học đến trung học khác sự đa dạng nhiều loại trường ở Miền Nam trước đó như Đại học Công lập, Đại học tư thục, trung học công lập, tư thục trung học bán công …
Song từ năm 1990 trở đi mới xuất hiện nhiều loại trường từ đại học đến trung học. Trên nguyên tắc th́ trường tư thục có thu học phí nhưng vẫn là tổ chức phi lợi nhuận (non profit) song ở Việt Nam không phải vậy v́ có nhiều tập đoàn. Như tập đoàn Nguyễn Hoàng NHG sở hữu Đại Học khép kín từ Mầm Non đến Tiến Sĩ có cơ sở rộng khắp Việt Nam. Tập đoàn nầy sở hữu 5 đại học có đào tạo tiến sĩ và 50 cơ sở giáo dục trên 18 tỉnh thành.
Vào tháng 1-2020 một đại học tư thục hoành tráng gọi là VinUni có sự hợp tác chiến lược với Cornell và Đại Học Pennsylvania dự trù vào top 50 của các đại học trẻ trên thế giới vào năm 2049. C̣n học phí do trường qui định là 35.000 USD/năm cho sinh viên cử nhân và 40.000 USD /năm cho sinh viên hậu đại học. Ngoài VinUni c̣n có VinSchool hỗ trợ đầu vào cho VinUni. VinSchool là Trung Học Tinh Hoa. Ngoài việc thu học phí cao một số đai học tư thục c̣n bán văn bằng giả. Như Đại Học Đông Đô cấp 429 văn bằng giả (giả mà thiệt) ; 55 người dùng bằng giả để làm luận án tiến sĩ. Từ đó giới đầu tư ngoại quốc cũng xông vào Việt Nam khai thác thị trường béo bở nầy.
Theo Tiến Sĩ Mark A. Ashwill, Giám Đốc cơ quan Capstone Việt Nam có trụ sở Hà Nội chuyên về kiểm định các trường Đại Học đă công bố danh sách 21 trường Đại Học Mỹ có mặt ở Việt Nam nhưng không được công nhận bởi cơ quan kiểm định Hoa Kỳ.
Do đó mới sinh ra : Chuyện lạ mà có thật : Năm 2011 Ô. N N Â, Giám Đốc Sở Văn Hóa Thể Thao Tỉnh Phú Thọ có bằng Tiến Sĩ do một trường Đại Học ở Mỹ cấp dù ông không nói được tiếng Anh và chẳng bao giờ đi học. Luận Án của Tiến Sĩ dởm nầy là “Bảo Tồn Văn Hóa Phẩm Tỉnh Phú Thọ “ Lại có trào lưu “ Du Học Tại Chỗ “ nữa.
Giờ đây xin đề cập chuyên học hành ở bậc trung tiểu học. Chương tŕnh học khó và quá chuyên sâu và quá nhiều môn học. Chẳng hạn từ lớp 1 bậc tiểu học có đến 9 môn học. Chẳng hạn mỗi giáo viên dạy được một môn học như Tiếng Việt chẳng hạn cần học 3 năm về Sư Phạm ; dạy được 9 môn học cần đến 27 năm theo học trường Sư Phạm. Thế nên trước khi dạy một bài về môn học nào đó, giáo viên phải học (qua soạn giáo án trước khi lên lớp c̣n cha mẹ học sinh cùng con em ḿnh phải tập dạy và học chuẩn bị cho buổi học sáng hôm sau. Thế vẫn chưa đủ cha mẹ c̣n phải hao tốn tiền bạc cho con học thêm. Do đó giới chức có trách nhiệm đặt vấn đề hợp thức hóa việc dạy thêm và học thêm.
Có nhiều loại trường ở hai bậc tiểu học và trung học như trường quốc tế, trường ở thành thị, trường xa ánh sáng đô thành hay thị tứ, trường chuyên lớp chọn, trung học tinh hoa. Tuy cùng một loại trường nhưng trong đó có phân chia lớp tích hợp, lớp song trùng, lớp dịch vụ…. Trên lư thuyết th́ các cấp lớp ở 2 bậc tiểu học và Trung Học Cơ Sở th́ được miễn phí song có những loại phí không tên chỉ có học sinh con giới trung lưu đến giàu và siêu giàu mới kham nỗi.
Qua mấy đợt dịch từ 2020 tới nay chúng ta mới thấy rơ sự cách biệt giàu nghèo nhất là trong giới học sinh. Mới đây sau khi chính phủ ban hành lệnh “ sống chung với dịch “ th́ có hàng triệu người di tản ra khỏi thành phố Hồ chí Minh (Saigon cũ) và các tỉnh giáp ranh như Đồng Nai, B́nh Dương, Long An. Khoảng 3 triệu người đó đi đâu ? Họ về Miền Tây, Tây Nguyên, Miền Trung, Thanh Nghệ Tĩnh và cả Miền Bắc nữa. Trong số 3 triệu người di tản đó không it là thanh thiếu niên đang độ tuổi đi học phải bỏ trường lớp quay về đồng ruộng. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn v́ Covid-19 từ đầu 2020 đến nay số học sinh trung tiểu học giảm nên mới có chuyện : - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông. - Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Bac Liêu thông báo : Cần bằng tốt nghiệp THCS (học hết lớp 9 học sinh thi lấy bằng Phổ Thông Cơ Sở) có thể nhận bằng Đại Học trong 5, 5 năm. Nhân kỷ niệm 76 năm Hội nghị Toàn Quốc (của Việt Minh) lầu đầu 1946, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu : Văn Hóa c̣n, nước ta c̣n. Rồi ông Trọng c̣n nói tiếp “ Thiếu tác phẩm lớn, bài hát hay …”
Điều mà dư luận đặt vấn đề là : Văn Hóa theo ông Trong có phải là Ngôn Ngữ hay không trong khi tồn vong của một quốc gia, dân tộc gắn liền với ngôn ngữ - thành tố quan trọng của văn hóa – Hiện tại th́ xă hội Việt Nam gặp khủng hoảng bản sắc khi “con đường tiến lên tiến lên xă hội chủ nghĩa đă phá sản (1) và kinh tế tư bản hoang dă lớn mạnh. Ngôn ngữ đă phản ảnh hiện tượng : Thiếu tác phẩm lớn, bài hát hay (như lời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng).
Một khi ngôn ngữ đă xuống dốc th́ văn minh hay văn hóa cũng xuống theo. Trong hoàn cảnh hiện tại của Đất Nước th́ Tiếng Việt xuống dốc c̣n có nghĩa là Tiếng Việt cùn. Số lượng Tiếng Việt cùn lên đến chứa đến cả cuốn tự điển. Sau đây xin đưa vài dẫn chứng : - Chữ Việt đi với chữ Hán Việt Đôi Công (phải hiểu: cả hai phía cùng chọn cách tấn công). Kích cầu : Kích thích nhu cầu. - Có khi bị hiểu ngược nghĩa : Thiếu đói (nghèo đói, thiếu ăn) ; Điểm yếu có khi bị hiểu lầm là điểm chính, điểm quan trọng. Dùng từ ngữ báo cáo khi không cần thiết, chẳng hạn “ báo cáo anh “ thay v́ “ nói cho anh nghe “ hoặc “ Đi sớm về muộn đều phải báo cáo với vợ “. Thay “ Diễn Hành “ bằng “ Diễu Hành “ (Hán Việt + Hán Viêt thành Việt + Hán Việt). Tuy nhiên diễu là chạy đi chung quanh, có lúc mang tính khoe khoang thị uy như diễu vơ dương oai, hoặc đưa kẻ phạm pháp diễu khắp phố phường. Đó là một trong nhiều hiện tượng xuất phát từ phô trương ngôn ngữ như hô khẩu hiệu như : hậu phương lớn, tiền tuyến lớn, thành đồng tổ quốc, hoặc Đánh lớn thua lớn, đánh nhỏ thua nhỏ, càng đánh càng thua, đánh nữa thua nữa. Đọc ngoại ngữ th́ kéo dài âm cuối và ngân lên, do phiên âm ra âm tiếng Việt như Genève thành Giơ-neo-vơ, Homère thành Hô-me-rơ, mère thành me-rơ. Tiếng Việt cùn một phần do hiện tượng vừa nêu. Do kinh nghiệm vấn đề Tiếng Việt xuống dốc Bắc Hàn Nam Hàn đă họp bàn về vấn đề thống nhất ngôn ngữ. Ngôn ngữ trên vĩ tuyến 38 (Bắc Hàn) chịu ảnh hưởng của Văn Hóa XHCN ; Ngôn ngữ dưới vĩ tuyến 38 (Nam Hàn) chịu ảnh hưởng văn hóa phương tây. Kết quả lần họp th́ hai bên chưa đồng ư đến 60.000 từ ngữ và hứa hẹn sẽ bàn luận trong một hoăc nhiều lần họp tới. C̣n chuyện thống nhất hai miền Nam Bắc th́ chưa biết khi nào thực hiện được.
Nhân chuyện nầy chúng tôi câu nói của Học Giả Phạm Quỳnh : ”Truyện Kiều c̣n, Tiếng Ta c̣n, Tiếng Ta c̣n, Nước ta c̣n“ (2) năm 1924 nhân ngày giỗ thi hào Nguyễn Du Đó là cách ước mơ ngày Việt Nam độc lập khỏi thực dân Pháp.
Năm 2015 – 91 năm sau - Biden, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ lúc đó – khi đăi yến tiệc phái đoàn Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trong đă đọc câu Kiều : Trời cho có buổi hôm nay Sương tan đầu ngơ vén mây giữa trời.
Từ đó mới có ước mơ Tiếng Việt sẽ trong sáng trở lại như ánh b́nh minh hiện lên ở chân trời khi ánh đêm trên trời vừa tắt : Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa nửa vời (Nguyễn Du Truyện Kiều).
Vận hội mới vừa nêu sẽ có được nhờ lớp trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Mỹ cũng như một số du học sinh con của giới giàu có (3) ham học không làm chính trị theo quan điểm của giới cầm quyền trong nước. Lớp trẻ có học nầy nhờ có tư duy vừa có tri thức sẽ khám phá những chân trời cùng lúc góp sự phát triển Tiếng Việt nơi xă hội đa chủng và đa văn hóa nầy. Lúc đó sẽ có nhiều tác phẩm hay và bài ca hay xuất hiện như “ Trăm Hoa Đua Nở “.
Chúng ta có quyền hy vọng như vây.
*+*+*+*
CHÚ THÍCH:
1. Có lần ông TBT Nguyễn Phú Trọng nói : hết thế kỷ nầy (thế kỷ 21) chưa chắc lên đến Chủ Nghĩa Xă Hội.
2. Học Giả Phạm Quỳnh nói ở Hội Khai Trí Tiến Đức tháng 12 năm 1924 nhân ngày giỗ Thi Hào Nguyễn Du. Theo Nam Phong số 82 3. T ôi thấy một nhà giàu ở Việt Nam sang đây không biết lúc nào mà giàu lắm :Đi auto trị giá 200.000USD dùng phone trị giá 13.000 USD. Giàu như thế mà Nghị Quyết 36 dùng tiền mua chuột sao nỗi.
THANH TRẦN Ngày 28 tháng 11 năm 2021.
|
|||||||
|