trang truyện và Thơ của Trần Hà Thanh              |                 www.ninh-hoa.com

TRẦN HÀ THANH

  Cựu Hiệu trưởng:
Trung học Ninh Ḥa
(Trần B́nh Trọng)
Niên khóa 1971-1975


Hiện cư ngụ tại:
Tiểu bang California,
Mỹ Quốc


 

 

 

 

 



C H U Y Ệ N   T H I   C Ử
Trần Hà Thanh


 

 

 

Miền Nam Việt Nam trước đây cũng có chuyện thi cử như có nhiểu kỳ thi từ tiểu học đến trung học. Như học hết lớp nhất ( giờ là lớp 5 ) có một kỳ thi lấy bằng tiểu học, có bằng tiểu học mới thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 ). Trường công có khả năng nhận tối đa là 1/3 hoặc ít hơn số thí sinh d thi, cuối năm đệ tứ ( lớp 9 ) toàn bộ học sinh lớp đệ tứ ( công lập, tư thục, bán công ) đồng loạt dự thi lấy bằng Trung Học Đệ nhất cấp. Học sinh có văn bằng nầy đều được nhận vào học đệ tam công lập hoặc v́ hoàn cảnh thi vào các trường cán sự công chánh ( agent technique ), cán sự y tế, nữ hộ sinh, những vi nầy không thể trở thành k sư hay bác sĩ do “ sống lâu ra lăo làng “ hoặc “ chuyên tu “ hay “ học tại chức “. Ngoại trừ những vị nầy về sau có tú tài phần II rồi dự thi vào trường K Sư, trường Y Dược.

 

Dần dần việc học phát triển, người ta bỏ kỳ thi tiểu học, rồi bỏ kỳ thi trung học đệ nhất cấp ( Bộ Giáo Dục và Thanh Niên bỏ kỳ thi Trung Học Đệ Nhất cấp năm 1967 ) đến năm 1973 th́ bỏ kỳ thi tú tài I.

 

Ở bậc trung học hệ thống công lập và tư thục, bán công hoạt động song hành nhau.

 

Bây giờ xin đề cập bậc đại học. Từ năm 1947 dưới chính thể Quốc gia Vit Nam : Bộ Quốc gia Giáo Dục đăt cơ sở ở Hà Nội nơi đó có các trường Đại Học Khoa Học, Đại Học Văn Khoa, Đại Học Luật Khoa, Trường Cao Đẳng Sư Phạm.. Sinh viên tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm dạy bậc trung học đệ nhất cấp ( từ đệ thất đến đệ tứ ) nhưng thực tế họ đều dạy đệ tam đến đệ nhị, đến năm 1953 dưới thời Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục Phan Huy Quát, Quốc Trưởng Bảo Đại ban hành sắc lệnh đào tạo Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp. Thành phần được đào tạo những ai có văn bằng Cao Đẳng Sư Phạm học hai năm để trở thành giáo sư Trung Học Đệ nhị cấp. Sắc lệnh không thực hiện được v́ cuộc di cư vào nam 1954. Ở Saigon thời đó ( 1947-1954 ) th́ có những đại học như trường y dược, trường k sư công chánh.

 

C̣n việc thi cử và học hành ở bậc Đại Học :

 

Thi vào Đại Học : thi tuyển vào vào các trường Cao Đẳng Sư Phạm, từ năm 1958 chính phủ thành lập hai trường Đại Học Sư Phạm ở Saigon và Huế chuyên đào tạo Giáo Sư Trung Học Đệ nhị cấp, c̣n Trường Quốc Gia Hành Chánh, Trường đào tạo k sư Nông Lâm Súc, k sư nhiều khoa ( bách khoa, công chánh …). Sinh viên ra trường được bổ dụng và trở thành công chức của Quốc gia ( công chức hạng A ). Có sự ràng buộc : phục vụ bất cứ nơi nào trên lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa trong thời hạn tối thiểu 10 năm, nếu không thực hiện lời cam kết,. công chức được bổ dụng phải bồi hoàn học bổng đă thụ hưởng trong thời gian theo học.

 

Khi nhắc dài ḍng vấn đề nầy, chúng tôi muốn nói rơ Miền Nam trước đây cũng có những kỳ thi vào Đi Học. Song những Đại Học loại nầy chuyên đào tạo công chức hạng A.

 

Song hành với những đại học có thi tuyển như vừa nêu, có những Đại Học nhận sinh viên qua ghi danh ( đăng kư ) như theo học trường Đại Học Khoa học, Đại Học Văn khoa, Đại Học Luật khoa, Y khoa, Nha khoa, Dược khoa. Sinh viên tốt nghiệp các trường Đại Học vừa nêu có danh xưng là cử nhân, Bác sĩ, Nha sĩ, Dược sĩ. Con đường của những cử nhân, bác sĩ, nha sĩ dược sĩ rộng mở như cử nhân luật có cơ hội tập sự để trở thành luật sư, thi vào thẩm phán, tham vụ ngoại giao ( tham tán sứ quán ) hoặc hành nghề theo ngành chuyên môn của ḿnh ; Bác sĩ, Nha sĩ hoặc Dược sĩ hành nghề tự do.

 

Sự đa dạng có được do giáo dục ở bậc đại học mang tinh thần khai phóng, dân trí từ ao tù nước đọng Sĩ Nông Công Thương có cơ hội phát triển và hội nhập nhanh hơn : xă hội phát triển nhờ tinh thần Nhân Sinh Bách Nghệ ( xă hội có vô số ngành nghề nhờ cuộc cách mạng k nghệ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Châu Âu ).

 

Sau năm 1975 toàn học sinh Miền Nam buộc phải thi vào tất cả Đại Học sau khi xong lớp 12. Đó là cách sàng lọc để chọn người trí thức của công nông ( có lư lịch trong sáng ) thậm chí lúc đầu con em những gia đ́nh có cha mẹ ( nguyên là quân cán chính của Miền Nam trước đây ) đang tù tội cũng bị cấm thi vào lớp 10. Cuộc thi lư lịch nầy kéo dài cho đến đầu năm 1990.

 

Đến thời điểm nầy, song song với sự đổi mới tư duy, các đại học vẫn tiếp tục thi tuyển song số sinh viên nhận vào gia tăng nhờ có mở thêm hệ B ( có đóng học phí ). Ở bậc trung học ngoài hệ thống những trường công lập c̣n có hệ thống trường dân lập theo chủ trương xă hội hóa và đa dạng hóa giáo dục của Chính Phủ.

 

Một khi mức sống toàn dân gia tăng từ thu nhập b́nh quân thấp sang thu nhập b́nh quân trung b́nh th́ ngành giáo dục hoàn thiện vẽ ra nhiều kỳ thi như thi tuyển học sinh vào lớp 1, thi nội bộ trong trường, trong lớp đề thi chung do lănh đạo giáo dục quận huyện tỉnh thành phố, những lần thi nội bộ như thế như là một “tổng diễn tập “ cho các kỳ thi chuyên toán, chuyên lư rồi thi vào lớp 10 tiếp theo kỳ thi hai chung : Kỳ thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia và xét tuyển vào đại học và cao đẳng.

 

Sau hai năm đổi mới về thi cử, th́ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tổng kết cuộc thi THPT Quốc Gia 2018 như sau :

Kỳ thi có 925. 752 thí sinh đăng kư, tổ chức ở 2. 144 điểm ( Hội Đồng Thi ) với 39.689 pḥng thi được giám sát bởi gần 45.000 cán bộ, giảng viên từ 216 đại học học viện.

 

Cuối kỳ thi Bộ lại đánh giá là tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ được sự hỗ trợ của công nghệ và quan trọng hơn là được cả xă hội quan tâm và giám sát.

 

Rồi một thời gian không lâu sau đó người ta khám phá ra nhiều gian lận ở Hà Giang, Sơn La, Ḥa B́nh. Chuyện ở những nơi nầy như phần nổi của một tảng băng ch́m. Nếu mọi việc được phơi bày ra ánh sáng th́ người ta mới thấy đó là “ chợ thi “ ở Vit Nam vào đầu thế kỷ 21. Cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18, nước Đại Việt ( ở Đàng Ngoài ) dưới Trịnh Doanh và Trịnh Giang cũng có loại “ chợ thi “ như thế.

 

Sử ghi lại : v́ Chúa Trịnh Giang cần tiền chi tiêu nên có lệnh nếu ai nộp đủ số tiền qui đinh th́ được dự thi mà không thông qua quan Giáo Thọ địa phương. Do đó người đi thi đông vô số sĩ tử đủ mặt mọi thành phần : sĩ ( thành phần có công 10 năm đèn sách ) nông, công, thương ( người làm ruộng, kẻ làm thợ, kẻ đi buôn ). Thế mới có cảnh chen chúc gây hn loạn ở trường thi. Ngoài trường thi quan trường th́ thông đồng với sĩ tử và những kẻ làm bài thi mướn. Cảnh hn loạn đó gọi là “chợ thi “. Sử gia thời đó mới đánh giá cuộc thi thật là “ bậy bạ “

 

C̣n “chợ thi “ thời đại @ ở Việt Nam th́ đa dạng quy mô hơn nhờ “ được cả xă hội quan tâm và giám sát “. Bên cạnh đó th́ địa phương cũng cần có thành tích cao về giáo dục : phải đạt chỉ tiêu 96% trở lên. Điều nầy người ta đă thấy dù 2 đề thi Ngữ Văn và Toán quá khó mà tỉ lệ thí sinh trúng tuyển THPT Quốc Gia đạt 97% trở lên.

 

Người ta không c̣n chú ư đến phần hồn ( tâm sinh lư, t́nh cảm, cảm xúc ) của học sinh mà chạy theo con số _% một cách máy móc.

 

Từ đó mới có ư kiến bỏ kỳ thi THPT Quốc gia.

 

Thành phần hưởng ứng quan điểm như trên nêu nhiều lư do :

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2018 rất cao dù đề thi không phản sư phạm và phi giáo dục.

Điểm chuẩn vào Đại Học nơi th́ cao gần tối đa (30 điểm ) nơi th́ quá thấp 12 đến 13 điểm.

 

Nhiều trường Đại Học thuộc ngành an ninh và quốc pḥng có điểm tuyển cao lư do sinh viên tốt nghiệp bảo đảm có công việc làm ngay, lương cao, nhiều bổng lộc và sung sướng trọn đời. Muốn được nhận vào những loại trường nầy trước tiên có lư lịch tốt hoặc có cha hay mẹ là công an hay sĩ quan. C̣n điểm số cao chót vót th́ nhờ bùa phép thông qua “ chợ thi “th́ điểm ǵ cũng có.

 

Ngoại trừ những đại học vừa nêu, th́ những sinh viên tốt nghiệp nhiều đại học khác th́ tương lai mù mịt : tính đến quí 4 năm 2017 : 215 300 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp mà vẫn có sự Đại Học bùng nổ : 412 trường với 2, 2 triệu sinh viên. Đai học vẫn tiếp tục “ học chữ “ và chức năng của Đại Học vẫn là “ trung học kéo dài “

Một chuyện thương tâm xẩy ra giữa mấy tuần mùa hè nóng bức ở Việt Nam : là cha mẹ “thất thần “, “ ̣a khóc “, “ van xin “ để cho con được vào lớp 10 công lập.

 

Mới nghe qua người ta có thể cho rằng ông hay bà nào đó thật dở người, đây là kỳ thi tuyển th́ phải có người được người không. Thực tế không phải như vây :

Điểm chuẩn tuyển vào lớp 10 thăng hoa như thị trường chứng khoán, cuối cùng điểm chuẩn là 37, 5 / 40 ( đỗ vào lớp 10 ).

Do tăng điểm chuẩn nên có 33.000 thí sinh thi vào lớp 10 bị loại. Trong số nầy không ít thí sinh có điểm số từ 36 điểm đến 37 điểm, tức là trung b́nh 9 ( điểm A ). Có điểm A mà vẫn bi rớt chỉ có ở Việt Nam.

Thi cử tràn lan như thế do phong trào thi đua vẫn duy tŕ. Cuộc thi đua không đi vào thưc chất : cách chọn chiến sĩ thi đua : xem mặt đặt tên, trong khi đó chính sách vĩ mô của ngành giáo dục lại “bất động “ y nguyên.

 

Cuối cùng th́ người ta lo ngại cho hệ quả hiện tượng “ gian lận có hệ thống “ trong thi cử như như Cố Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela từng nói :

Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.

C̣n đây là ư kiến phản biện : tiếp tục duy tri kỳ thi- THPT Quốc Gia – xét tuyển vào đại học và cao đẳng. Nghĩa là có học phải có thi.

 

Song nên hiểu thi bao quát hơn đó là test do giáo viên mỗi lớp từng bộ môn phụ trách và chịu trách nhiệm. Nhiều giới chức giáo dục ở Việt Nam đi Mỹ nhiều lần mỗi lần kéo dài ít nhất một tháng nên quí vị tham quan nhiều Đại Học lừng danh như Havard, MIT, Berley, và nhiều Đại Học khác trong số 300 Đại Học, quí vị chắc thấy cách tuyển sinh của họ như thế nào. Trong lúc đó quí vị lấy kinh nghiệm để sửa sai, song càng sửa càng sai, sai nữa, sửa nữa.

 

Do cha mẹ có điều kiện kinh tế ( mức sống vào bậc trung ), tầng lớp trung lưu có tham vng : con cái trở thành kẻ nổi trội hay thần đồng ; mặc khác thực trng xă hội : bằng cấp đại học không c̣n là tấm vé đảm bảo việc làm, thế mà giới chức có thẩm quyền tổ chức kỳ thi gọi là “ Quốc Gia “ theo tinh thần “ vượt sóng vũ môn “ hay ” cá gáy hóa rồng”. Đó là trước ngày thi, thí sinh vào Văn Miếu bái tổ, rờ mu rùa cầu xin gặp vận may.

 

Bây giờ th́ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đă quyết định tối hậu : Kỳ thi THPT Quốc Gia và xét tuyển vào đại học cao đẳng sẽ được giữ ổn định đến năm 2020. Trong diễn văn khai giảng năm học 2018-2019, ông Bộ Trưởng nêu lên 9 nhóm nhiệm vụ và năm giải pháp trọng tâm. Chín giải pháp và năm nhiệm được ông Bộ Trưởng nêu ra từ năm 2016, năm 2017 ông Bộ Trưởng cũng nêu lên chín nhiệm vụ chủ yếu năm giải pháp chủ yếu. Ba năm liên tiếp chẳng có ǵ mới, ngoại trừ năm 2017 : chín nhiệm vụ chủ yếu, năm giải pháp chủ yếu ; năm 2018 chín nhiệm vụ trọng tâm, năm giải pháp trọng tâm. Nhiệm vụ và giải pháp không thay đổi từ 2016 cho thấy Bộ GDĐT đă không thực hiện thắng lợi nào cả.

 

Về thi cử : vẫn duy tŕ kỳ kỳ thi : …Tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lương giáo dục.

Điều mà nhà giáo, học sinh cũng như cha mẹ học sinh cần là tính trung thực trong thi cử th́ lại không nhắc đến.

 

Có hiện tượng sau đây cũng không thấy cơ quan có trách nhiệm nhắc đến : Đó là sau thi tuyển lớp 1, lớp 6, lớp 10 có hiện tượng chạy trường chạy lớp :

Con nhà giàu chọn được trường điểm, trường có thương hiệu danh tiếng, trường có đẳng cấp quốc tế Cambridge …con nhà giàu c̣n chọn được lớp chọn, lớp có chất lượng cao, lớp nguồn, lớp ṇng cốt, lớp tích hợp thí điểm lớp song bằng. Ngoài ra con nhà giàu c̣n chọn được thầy giỏi nữa.

 

C̣n lớp thường : lớp của con nhà nghèo, v́ nghèo cũng bi liệt vào thành phần học sinh yếu kém hay cá biệt.

Đó là hiện tượng đua tranh với Trường Quốc Tế đóng trên địa bàn Việt Nam.

 

Mới đây ở Hà Nội có Trường học sinh tinh hoa do giáo viên tinh hoa dạy. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng tính chuyện mở Đại Học Tinh Hoa để đào tạo sinh viên tinh hoa.

 

Như vậy chín nhiệm vụ, năm giải pháp được áp dụng cho trường học từ mẫu giáo đến đại học giống như h́nh ảnh hồ nước đằng xa trước đoàn người đi trong sa mac dưới trời nắng gắt. Đó là đường đi không bao giờ đich. Đó là thiệt tḥi cho tầng lớp trung lưu cấp thấp trở xuống; c̣n nhà giàu, siêu giàu và cả những người làm ra chính sách giáo dục và giới chức trong ngành th́ không có con cháu theo học loại trường do Bộ quản lư. Họ chuẩn bị cho con du học từ tấm bé.

 

 Cách nay gần hai thập niên, một đại biểu quốc hội chất vấn một Đi Diện Bộ Giáo Dục rồi than thở chẳng nhẽ chúng tôi phải cho con du học từ nhỏ ( đang học trung hc cơ sở ). Vào thời điểm nầy th́ chuyện du học sớm quá b́nh thường rồi. Ngay tại một thị trấn của huyện nhỏ cũng có một số em đang hc lớp 8, 9. được gọi đi phỏng vấn để du học. C̣n phong trào du học đối với sinh viên th́ đang bùng phát : Một hội chợ du học sinh tại Việt Nam : thanh thiếu niên muốn ra nước ngoài học v́ các kỳ thi tuyển được cho b́nh đẳng và cơ hội.

 

C̣n thành phần kém may mắn nên không có cơ hội gia nhập phong trào “ di tản giáo dục “ th́ sao. Họ phải tiếp tục học hành như phải ăn để sống vậy. Điều quan trng ở đây bậc cha mẹ tránh quá tham vọng : con ḿnh sẽ phải thành “thần đồng “ hay học sinh tinh hoa, sinh viên tinh hoa để một mai nhiều đại học lừng danh quốc tế đón mời. Chúng ta nên nh́n về miền xa sơn cước trẻ em c̣n vượt khó đi học : bám vào phao nylon để qua sông đến trường ; c̣n nơi miền sông nước Cà Mau, trẻ em không đi đến trường được v́ trường dời về thị tứ, trẻ em không có điều kiện đến trường qua nhiều kênh rạch. Chúng tôi rất đồng cảm với hoàn cảnh với các em. V́ đó là h́nh ảnh của chúng tôi hơn nửa thế kỷ trước.

 

Bắt đầu đi học từ 1943-1944 : đi học trong hoàn cảnh chiến tranh : Máy bay Mỹ hằng ngày oanh tạc đường hỏa xa và vi trí đóng quân Nhật : tiếp tục đi học trong hoàn cảnh chiến tranh ( 1947-1954 ) : trưởng thành đi dạy học cũng trong hoàn cảnh chiến tranh : bị pháo kích, học muộn, tan trường sớm.. Thời đó chúng tôi mong ước duy nhất ngày thanh b́nh.

 

Giờ đây th́ Hăy nghĩ đến ngáy mai tươi sáng, đời của các thế hệ tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. /.

       

 

 

 

 

 Tháng 09 năm 2018

TRẦN HÀ THANH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

trang truyện và Thơ của Trần Hà Thanh             |                 www.ninh-hoa.com