Đà Điểu - Một tiềm năng lớn
Sưu tập: Dương Tấn Long
 

Đà điểu du nhập vào Việt Nam từ năm 1996 bằng 100 quả trứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua từ châu Phi. Số trứng mua về cho ấp chỉ nở 38 con tại Trung tâm Ba V́ (Hà Tây).

Năm 1998, 150 con đà điểu giống đực và cái mới chính thức đến Việt Nam để làm cuộc hành tŕnh sinh nở. Tại Nha Trang, Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco) đă có hướng kinh doanh nuôi đà điểu. Tuy nhiên, trước đó trại được thành lập tại Quảng Nam. C̣n ở Nha Trang, có một vài con được đưa đến đảo Ḥn Lao (đảo Khỉ) để phục vụ khách tham quan.

C̣n hiện nay, nếu ghé vào các nhà hàng ở Nha Trang, bạn sẽ thấy những tấm bảng quảng cáo giới thiệu thịt đà điểu do Khatoco cung cấp. Đà điểu bắt đầu sinh sôi nảy nở ở Nha Trang ở một trại chăn nuôi rộng 25 ha thuộc thôn Đại Cát, xă Ninh Phụng, huyện Ninh Ḥa.

° Chuyện về con đà điểu

Gốc gác đà điểu ở tận châu Phi với tên gọi khoa học là Struthio camelus, được gọi nôm na là chim lạc đà v́ khi nh́n đà điểu, người ta thấy giống con lạc đà có cánh. Ở châu Phi, đà điểu sống hoang dă, chạy nhanh đến 65km/giờ, có thể để cho người cưỡi. Cánh của đà điểu bé tí nên chúng không bay được, đôi chân th́ dài lênh khênh với 2 móng giúp chúng bám mặt đất khi chạy. Do đà điểu không có răng, lại là loài ăn cỏ nên thường vùi đầu vào cát để t́m những viên sỏi nhỏ, nuốt vào dạ dày để giúp chúng nghiền nát cỏ mà chúng đă ăn. Giá trị kinh tế của đà điểu rất cao. Thịt giống như thịt ḅ, ăn ngon. Da và lông được dùng làm hàng mỹ nghệ và các công dụng khác. 1kg lông tơ đà điểu có giá 2.000 USD, 1kg lông thô có giá 100 USD. C̣n da đà điểu cứ mỗi mét vuông có giá 400 USD. Một con đà điểu trưởng thành nặng khoảng 120 - 130kg, tính giá xuất thịt 120.000 đồng/kg. V́ thế mà đă có trên 50 nước chọn đà điểu làm vật nuôi.

° Trại đà điểu Đại Cát

  Để có trại đà điểu giống Đại Cát, Tổng công ty Khánh Việt đă chuyển từ trại ở Quảng Nam về 500 con. Sau một năm, hiện đang vào mùa đà điểu ấp nở, con số đà điểu tại đây đă lên gần 2.000 con. Hiện nay, trại đang phát triển lên cả chục ngàn con, cung cấp con giống cho người dân nuôi cũng như cung cấp thịt đà điểu cho các nơi tiêu thụ. Hiện giá thịt đà điểu từ Khatoco cung cấp là 120.000 đồng/kg.

Đà điểu được nuôi trong khu trại rộng, ngăn ô bằng lưới B40, có chiều dài rất dài để chúng c̣n… chạy. Nh́n thấy những con đà điểu chạy khi phát hiện ra người lạ sẽ thấy chúng chạy chẳng thua ǵ con ngựa. Hai chân chúng chuyển động mau lẹ để đỡ cả thân h́nh rất lớn.

Sau khi tới tuổi trưởng thành (2 - 3 năm) là đà điểu có thể đẻ. Để chất lượng trứng đà điểu tốt, chỉ nhốt 1 con đực với 2 - 3 con mái. Có lần, một phóng viên truyền h́nh phải vất vả canh lúc rạng sáng để quay cảnh con đà điểu đẻ trứng, bởi chúng vẫn thường giao phối hoặc đẻ trứng vào lúc rạng sáng. Để có một trứng đà điểu đủ tiêu chuẩn, con đà điểu cái phải được con đực giao phối 3 lần trong thời gian trứng thành h́nh. Mỗi con đà điểu cái đẻ trung b́nh 4 - 5 ngày/trứng. B́nh thường chúng đẻ mỗi năm từ 30 - 50 trứng. Những trứng không đạt tiêu chuẩn được chuyển qua bán làm thực phẩm, vỏ trứng làm mỹ nghệ; trứng đạt tiêu chuẩn th́ đưa vào ḷ ấp.

Xưởng Cơ khí Khatoco đă chủ động thiết kế máy ấp trứng đà điểu để ấp. Khu vực ấp trứng cũng không thể vào tự do, người vào đó phải mặc quần áo bảo hộ cẩn thận. Đà điểu con sau khi nở sẽ được đưa ra nuôi trong các pḥng riêng, phân loại từ từ và được đeo số. Quá tŕnh nuôi bằng cỏ và bột thức ăn tinh cũng theo hệ thống máng tự động, nước máy bắt thẳng vào hệ thống chuồng trại.

° Nhiều sản phẩm từ đà điểu

  Nuôi đà điểu không chỉ để ăn thịt, mà gần như thứ ǵ của chúng cũng có thể quy ra thành tiền. Ngay cả vỏ trứng đà điểu sau khi ấp xong, bị vỡ lớn vẫn được tận dụng làm thành đèn ngủ. C̣n da đà điểu cũng được làm ra nhiều loại sản phẩm. Chỉ có xương đà điểu mới sử dụng ở dạng bột.

Nhưng với mọi người, ăn thịt đà điểu mới là điều quan trọng. Dẫu là giống chim, nhưng lại là chim ăn cỏ… nên thịt đà điểu rất giống thịt ḅ. Thật hấp dẫn với các món như: tim gan đà điểu hấp ớt xanh, chân đà điểu tiềm thuốc Bắc, thịt đà điểu xào chua ngọt… Thực đơn được liệt vào hàng đa dạng, độc đáo được du khách ưa chuộng tại Khu du lịch thác Yang Bay (Khánh Vĩnh) là các món ăn được chế biến từ thịt đà điểu với những hương vị khác nhau.

TRUNG TÂM GIỐNG ĐÀ ĐIỂU NINH H̉A

Địa chỉ: Thôn Đại Cát - Xă Ninh Phụng - Huyện Ninh Ḥa - Tỉnh Khánh Ḥa

Điện thoại: (058) 620945      Fax: (058) 620945

 

 

Bún Lá Cá Dầm
Sưu tập: Dương Tấn Long
 

Cá cờ biển gỡ hết xương, dầm nhỏ thả vào nước lèo, nấu cùng chút cà chua và hành tươi. Món này ăn kèm với bún lá, rau sống mang hương vị đặc biệt của món ăn miền biển.

Bún lá cá dầm là món ăn quen thuộc của làng Thanh Mỹ, huyện Ninh Ḥa, tỉnh Khánh Ḥa.

Những lá bún ở đây xinh xinh và rất lạ mắt. Bằng đôi tay khéo léo, các mẹ, các chị đă "xoáy" lá bún lại tạo thành h́nh tṛn mỏng, chỉ nhỉnh hơn miệng chén một chút. Những lát bún được quấn đều tay, đặt nằm gọn trên mảnh lá chuối cắt tṛn trịa, khi xếp chồng lên không dính vào nhau.

Cá dầm là một loại nước lèo để ăn với bún. Cá được gỡ hết xương, dầm nhỏ thả vào nồi nước sôi, mà nước vẫn không bị đục. Loại cá để dầm vào nước lèo, phải là loại cá "cờ biển", ít ai thay thế bằng loại cá khác bao giờ có lẽ bún lá cá dầm chỉ hợp với giống cá này.

Nước lèo nấu cũng đơn giản, chỉ cần thái thêm vài lát cà chua và hành hoa thái mịn là đă tỏa mùi thơm quyến rũ. Nước lèo ngọt, có vị chua d́u dịu của cà chua chín, vị ngọt tự nhiên của cá tươi, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt, mà không hề ngửi thấy mùi tanh.

Rau sống để ăn ghém gồm đủ các loại từ xà lách, hoa chuối, rau thơm...nếu ai ăn được diếp cá th́ vị thơm của món ăn này càng đậm đà hơn. Các loại rau được thái nhỏ bỏ dưới đáy bát, vài lát bún phủ lên trên, nước cá nóng hổi được chan ngập, thêm vài giọt chanh tươi, một chút nước mắm nhĩ, vài lát ớt sim cay nồng. Thử húp nhẹ một chút nước lèo sẽ cảm nhận vị ngon ngọt của nước lèo, vị chua chua của cà chua và vị cay xé lưỡi của ớt...và mùi thơm của các loại rau thơm quyện vào nhau, thấy được mùi vị riêng biệt của một món ăn dân dă.

Có lẽ cả vùng Ninh Ḥa chỉ có làng Thanh Mỹ là nơi sản xuất loại bún "đặc biệt" này, nên những gánh bún lá cá dầm từ đây lan tỏa đi khắp nơi đến các làng quê lân cận và thị trấn, thành phố. Không cầu kỳ, tô bún lá cá dầm ngọt ngào và hấp dẫn lạ lùng. Ngày nay bún lá cá dầm được nhiều nơi cho thêm chả viên thả vào cho khác lạ. Song tô bún lá cá dầm nguyên thủy vẫn là món ăn dân dă được nhiều người ưa thích, bởi nó mang hương vị thanh tao ngọt ngào của vùng quê. Những ai đă lớn lên ở nơi miệt đồng này sẽ không bao giờ quên được hương và vị của món quà quê hương.

Văn Nhân

 

 

Làm giàu từ mây tre lá
Sưu tập: Dương Tấn Long
 

Tôi gặp chị Trịnh Thị Bảo Trâm tại Hội nghị Nghiên cứu, chẩn đoán môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Khánh Ḥa. Dáng người nhỏ nhắn, cách ăn nói, suy nghĩ chân chất và đặc biệt là nghị lực vượt khó của chị đă cuốn hút tôi. Muốn viết một cái ǵ đó về chị, nhưng khi nghe tôi đặt vấn đề chị giăy nảy: "So với mọi người chị có là ǵ đâu, lên báo người ta cười cho!" Phải thuyết phục măi chị mới chịu nhận lời gặp tôi với điều kiện: “Chỉ nói sơ sơ thôi đấy!”

° Làm giàu giữa làng quê

Con đường về quê chị (xă Ninh Thọ, Ninh Ḥa) thơm nồng mùi rơm và hương lúa. Từng cơn gió lồng lộng làm vơi đi cái nắng gay gắt cuối mùa hè. Làng quê thanh b́nh. Thi thoảng, tôi bắt gặp những gia đ́nh quây quần ngồi đan lát những đồ mây tre lá trước hiên nhà. Tôi dừng lại trước một ngôi nhà: "Bác đan những cái này cho cơ sở nào vậy?". "Làm cho Doanh nghiệp Th́n Đạt đấy”. “Có phải doanh nghiệp của chị Trâm không ạ”. “Đúng rồi. Chú ở đâu mà biết cô ấy? Giỏi thật! Từ đói nghèo vươn lên làm giàu, c̣n giúp tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người. Làm được như vợ chồng cô Trâm thật quư biết mấy…”. Đó là những lời nhận xét của người dân dành cho Doanh nghiệp tư nhân Th́n Đạt của vợ chồng chị Trịnh Thị Bảo Trâm và anh Trần Hữu Th́n. Thực ra chuyện làm hàng mây tre lá không xa lạ với người dân nơi đây. Nhưng làm hàng cho chị Trâm th́ quả là điều bất ngờ với nhiều người. Một người chuyên làm thuê làm mướn, vậy mà trở thành bà chủ, thật là khó tin.

11 giờ trưa. Trong căn xưởng nhỏ, khoảng 30 công nhân say sưa làm việc. Hầu hết họ là lao động nữ. Những bàn tay thoăn thoắt, vừa làm, các chị vừa nói chuyện rôm rả. Chị Đoàn Thị Hiền (xă Ninh An) tâm sự: "Hàng ngày tôi đến cơ sở làm việc, khi nào rảnh th́ nhận hàng về nhà đan thêm, hàng tháng cũng có thu nhập từ 800 - 900 ngàn đồng. Công việc không vất vả mấy mà lại có thu nhập cao". C̣n 2 mẹ con chị Vơ Thị Ngọc Ái (xă Ninh Thọ) hàng tháng cũng có thu nhập từ 1,3 - 1,6 triệu đồng. Chị tâm sự: “So với làm nông nghiệp, đi làm thế này đỡ vất vả hơn, thu nhập cũng cao hơn". Không riêng chị Hiền, chị Ái, mà rất nhiều lao động của xă Ninh Thọ và các xă lân cận đă có việc làm mỗi khi rảnh rỗi, có thu nhập thêm cho gia đ́nh nhờ nhận hợp đồng đan các mặt hàng mây tre lá cho chị Trâm. Không chỉ giúp mọi người có việc làm, gia đ́nh chị cũng đă vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu một cách chính đáng từ mây tre lá. Mới thành lập doanh nghiệp được 2 năm, gia đ́nh chị đă thoát nghèo, có một cơ ngơi khang trang và hàng tháng nộp thuế cho xă gần chục triệu đồng. 

° Có chí th́ nên

Từ 2 bàn tay trắng, giờ đây gia đ́nh chị Trâm không những đă có một cơ ngơi khang trang mà c̣n tạo được việc làm cho trên 250 lao động nhàn rỗi tại địa phương. Thế nhưng, ít ai biết vợ chồng chị khởi nghiệp chỉ với 5 triệu đồng tiền vốn vay của Hội Phụ nữ địa phương.

Ngồi trong căn nhà c̣n thơm mùi vôi vữa, chị kể cho tôi nghe về thời trẻ, từ ngày chị c̣n học cấp 2 với giải nhất toàn tỉnh khi tham dự cuộc thi học sinh khéo tay… Lập gia đ́nh, không một tấc đất, quanh năm chị chạy vạy làm đủ nghề để kiếm sống. Khi th́ mua lúa về xay xát gạo bán, rồi nấu rượu, nuôi heo; khi th́ ra tận Vạn Giă (Vạn Ninh) lấy cá về bỏ cho các đ́a nuôi tôm. Ngày nào chị cũng thức dậy từ 3 giờ sáng và đến 11 - 12 giờ đêm mới đi ngủ. Cuộc sống vất vả, thiếu thốn đủ bề. Cũng may, nhờ chịu thương, chịu khó, biết chắt chiu dành dụm, nên chị đă gây dựng được một cơ nghiệp kha khá. Có lúc, trong chuồng nhà chị có tới dăm chục con heo và mấy trăm con gà. Cuộc sống dần khá lên. Ấp ủ ước mơ có dịp đi học lớp thú y rồi về chăn nuôi chưa thành th́ ở xă rộ lên phong trào nuôi tôm. Chồng chị dốc hết vốn liếng vào nuôi tôm để rồi… tay trắng. Con tôm “ôm” tiền bạc của gia đ́nh chị và bao người dân ra biển. Nợ nần chồng chất. Chị lại phải đi làm thuê, đan lát cho các công ty. Làm tối ngày, cả vợ chồng, con cái đều cặm cụi đan tới 1 - 2 giờ sáng vẫn không đủ lo cho gia đ́nh và các con ăn học. Cái khó ló cái khôn. Cũng chính từ đan lát cho các cơ sở khác, chị đă học được cách làm các mặt hàng và nảy sinh ư nghĩ đứng ra thành lập tổ hợp riêng. Cuối năm 2003, vay được 5 triệu đồng của Hội Phụ nữ, mượn thêm của người quen 2 triệu, chị mua một chiếc xe máy và bắt đầu đi giao dịch, t́m đối tác, kư hợp đồng. Có lúc, bị ép quá, 2 vợ chồng khăn gói vào tận Sài g̣n để t́m đối tác. Không thành, lại về Khánh Ḥa. T́m được đối tác rồi, chị mạnh dạn mở rộng cơ sở sản xuất. Được Sở Công nghiệp hỗ trợ 20 triệu đồng, vay thêm ngân hàng 30 triệu, chị mở rộng mặt bằng nhà xưởng, mua máy móc, nguyên vật liệu. Ban đầu, tổ hợp của chị chỉ có khoảng 20 người tập việc, v́ không ai tin chị lại có thể trả được lương cho họ. Để có thể đứng vững, khích lệ công nhân gắn bó với doanh nghiệp, thời gian đầu chị tự tay dạy nghề cho công nhân, tự tay vào bếp nấu cơm cho công nhân ăn và dọn rửa, cuối tháng trừ mỗi bữa 2.000 đồng. Khi mọi người đă quen công việc, chị cho họ nhận hàng về nhà, tranh thủ lúc rảnh rỗi để đan lát. Hiện nay, ngoài 30 - 40 công nhân làm việc tại xưởng, doanh nghiệp của chị c̣n có trên 250 lao động thường xuyên nhận hàng về nhà làm với mức lương hàng tháng từ 300 - 900 ngàn đồng. Đây là mức lương không phải vùng quê nào cũng có được.

Khi được hỏi về bí quyết thành công trong việc kinh doanh (dù chỉ là bước đầu), chị cười chân chất: “Đó là sự cảm thông, gần gũi với người lao động, động viên, chỉ bảo từng ly từng tư cho những người mới học việc. Việc động viên không chỉ bằng tinh thần mà c̣n bằng vật chất; bằng chính thu nhập của người lao động". Một bí quyết nữa giúp chị thành công là không rập khuôn các mẫu hàng đang có trên thị trường mà khéo léo cải tiến sao cho vừa dễ làm, vừa tăng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động mà vẫn được thị trường ưa chuộng. 

Chia tay chị Trâm. Vẫn câu dặn ḍ thật thà, chân chất: "Em viết sơ sơ thôi nhé, viết quá, người ta cười cho". Tôi biết, sẽ không ai cười chị. Ngược lại, mọi người sẽ rất quư mến và cảm phục chị, bởi xă hội đang rất  cần những người như chị - những phụ nữ bằng nghị lực và quyết tâm của ḿnh đă vượt khó, vươn lên làm giàu cho gia đ́nh và xă hội.

NAM PHONG (báo Khánh Hoà 10/09/2006)

 

 

Chuyện Làng Gch
Sưu tập: Dương Tấn Long
 

Đă mấy chục năm nay, nghề sản xuất gạch ở xă Ninh Xuân, huyện Ninh Ḥa, tỉnh Khánh Ḥa được nhiều người biết đến như một làng nghề làm ăn có hiệu quả, nhiều gia đ́nh nhờ làm gạch đă vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Đến giờ này, nguồn nguyên liệu bắt đầu cạn kiệt, thêm vào đó là việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang khiến cho các ḷ gạch ở đây lâm vào cảnh sống dở, chết dở…

° Người người làm gạch

Xă Ninh Xuân có gần 100 ḷ gạch, tập trung chủ yếu ở 2 thôn Phước Lâm và Vân Thạch. Người làm nghề sản xuất gạch là 840 người, chiếm 70% số người ở độ tuổi lao động của 2 thôn này; trong đó người là chủ ḷ, người lại là nhân công lao động, có người chuyên đi bán, bỏ mối… Theo chân anh Vơ Thanh Minh, Phó Chủ tịch UBND xă, chúng tôi có mặt tại thôn Phước Lâm, nơi số người tham gia làm việc tại các ḷ gạch chiếm gần 85% và chiếm 90% tổng số ḷ gạch trên địa bàn xă. Đi đến đâu cũng thấy gạch xếp hàng dài đang chờ bán hoặc đang chờ để đưa vô ḷ. Vào những ngày cuối năm, sức tiêu thụ gạch rất cao, các xe chở gạch đi tiêu thụ chạy suốt ngày lẫn đêm. Cả làng hầu như không có thời gian nào là yên tĩnh. Ai nấy đều nghĩ đến công việc của ḿnh, đó là sản xuất và bán gạch. Số hộ đầu tư xây dựng ḷ gạch ngày càng đông, có lúc gần đến 150 hộ tham gia làm gạch. Có hộ làm 2 đến 3 ḷ gạch, cũng có ḷ 2 hoặc 3 hộ chung sức làm. Đi đâu, chuyện đầu tiên người ta nói đến là gạch.

Anh Minh cho biết: Để đầu tư một ḷ gạch, các hộ tốn ít nhất khoảng 70 - 80 triệu đồng. Trung b́nh chủ ḷ có thể thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng/ḷ. Nghề gạch lại dễ học và dễ làm nên bất cứ ai có vốn cũng có thể tham gia. Việc tiêu thụ sản phẩm lại không mấy khó khăn, có khi nhiều cơ sở sản xuất gạch ở đây không đáp ứng nổi yêu cầu của thị trường. Đó chính là những nguyên nhân chính làm cho địa phương này nhanh chóng h́nh thành và phát triển thành "làng gạch". Do cạnh tranh, các ḷ gạch đều được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Sản phẩm gạch ở đây đều có mẫu mă đẹp và chất lượng cao, thu hút nhiều khách hàng. Nghề làm gạch, vôi ở Ninh Xuân đă góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động phổ thông, hàng năm đóng góp khoảng 1 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng thu của xă.

° Khi đất nguyên liệu cạn kiệt

Đi dọc Quốc lộ 26, chúng tôi thấy mảnh đất một thời người dân xem như vàng ṛng đang dần biến dạng. Vẻ tự nhiên của nó ngày nào được thay thế bằng những ao hồ với một màu nước trắng xóa. Mấy năm gần đây, do không được quy hoạch nên người dân ở đây mạnh ai nấy làm, khai thác vô tội vạ dẫn đến nguồn nguyên liệu đất trên địa bàn xă ngày càng cạn kiệt. Để duy tŕ sản xuất, người dân phải đổ xô đến các địa phương lân cận để mua đất về. Hiện tại, với giá thành 165 đồng/viên lớn và 110 đồng/viên nhỏ, trả tiền nhân công từ 20.000 - 30.000 đồng/ngày công cùng với khoảng 120.000 đồng/xe đất, cộng với tiền thuế th́ chủ ḷ chỉ c̣n thu nhập ước chừng 1,5 triệu đồng/tháng. Đó là chưa nói đến việc nhiều cơ sở sản xuất bị các chủ buôn lại ép giá dẫn tới lợi nhuận rất thấp. Nhiều hộ phải tận dụng người trong gia đ́nh ra làm để lấy công làm lăi.

° Ô nhiễm môi trường trầm trọng…

Hầu hết các ḷ gạch đều được xây dựng ven Quốc lộ 26, nơi tập trung khu dân cư đông đúc nên môi trường bị ô nhiễm. Ngày lẫn đêm, khói bụi từ các ḷ gạch cùng với sức nóng hầm hập tỏa ra không khí với nồng độ chất CO2 rất cao, đem theo mùi hăng rất khó chịu. UBND xă đă nhận được rất nhiều đơn tố cáo, khiếu nại về t́nh trạng này nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể. Hiện tại, ngoài thải khói gây ô nhiễm môi trường c̣n có t́nh trạng các ḷ gạch thường đổ tro hoặc gạch vụn ra đường gây bụi. Ngoài ra, các xe chở đất thường làm vương văi đất trên mặt đường đang là vấn đề gây bức xúc.

Ngoài những ḷ gạch đang ngày đêm nhả khói th́ tại khu vực này c̣n có 5 ḷ vôi cũng gây ô nhiễm môi trường không kém. Anh Nguyễn Văn Mỹ ở thôn Vân Thạch bức xúc nói: "Nhà tôi ở sát cạnh ḷ vôi, ngoài sức nóng của ḷ vôi tỏa ra hầm hập, suốt ngày chúng tôi c̣n phải hít bụi vôi; nhất là trong những ngày nắng và gió, có khi chỉ sau 1 đêm, cây cỏ ngoài vườn đều có bụi vôi bám trắng xóa. C̣n các giếng nước  của những nhà bên cạnh, chưa kịp đậy nắp lại th́ chỉ sau 1 đêm bụi vôi phủ trắng hết cả mặt nước…

° Hướng đi nào cho các ḷ gạch?

Trước thực trạng trên, xă đă quyết định bắt các chủ ḷ phải chuyển đốt bằng củi sang than đá tránh t́nh trạng phá rừng và giảm thiểu bụi và khói. Đối với các ḷ vôi, phải thực hiện di dời ra xa khu dân cư, đến một địa điểm được quy hoạch rơ ràng và cùng thực hiện các biện pháp che bụi bằng các tấm bạt nhựa; các ḷ nung đốt phải t́m các biện pháp thích hợp nâng ống khói lên cao. Tuy nhiên, những biện pháp đó chỉ mang tính t́nh thế, không thể duy tŕ lâu dài v́ vẫn c̣n gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Xă đă kiến nghị các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng nên có một quy hoạch tổng thể để đưa các ḷ gạch ra khỏi khu dân cư vừa tránh được t́nh trạng ô nhiễm mà người dân có thể khai thác nguồn nguyên liệu đất tại nhà, đồng thời quy hoạch làm thêm con đường đi riêng cho các xe chở vật liệu tránh chạy ngang qua khu dân cư. Được sự đồng ư của tỉnh, xă cũng đă thành lập 2 nhà máy sản xuất gạch, ngói để tập trung một số hộ nhỏ lẻ trên địa bàn và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Trước mắt, các hộ không thực hiện biện pháp che chắn và đốt gạch bằng củi sẽ bị xă thu giấy phép, không cho sản xuất tiếp.

AN KHÁNH - SỸ THẮNG


Ảnh: Hà Thị Thu Thủy


Ảnh: Hà Thị Thu Thủy

Đọc bài phóng sự về ḷ gạch của Hà Thi Thu Thủy

 

 

www.ninh-hoa.com

 

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

 

 

 

 

sưu Tập:

Dương Tấn Long
Huỳnh Trịnh Tuyết Hoa
Hải Lộc
Hà Thị Thu Thủy

 

www.ninh-hoa.com