Bạn còn nhớ hay có
biết
Các Trò Chơi Dân Gian Ninh Hòa
?
Người
kể lại
:
Trò Chơi Dân Gian:
Đặt bút ghi lại bài “Đặt Ống Trúm” tháng 12, Ninh Hòa vẫn
còn mưa lớn, lũ lụt vẫn còn tiếp diễn, nước sông Dinh tràn
đầy. Tôi liên tưởng sau khi nước giựt, các loại cá từ hướng
Đá Bàn kẹt lại trong các ruộng còn đọng lại chút nước, và
sinh sản trong những bàu ao quanh những thửa ruộng
ở xóm Rượu. Trong môi sinh mới
thích hợp, ếch nhái xuất hiện làm
giàn nhạc âm hưởng "quệch quệch" suốt đêm, giống lươn phát triển
nhanh chóng sinh sống trong những hang xấp xỉ nước dọc theo hai
bên bờ con mương chạy qua cầu Trạm xuống mãi
tận hòn Hèo. Đây đúng là thời điểm đi đặt ống trúm bắt
lươn.
ĐẶT
ỐNG
TRÚM
(Đánh
Ống
Trúm)
Tôi
khoái nhất là giuộc những con lươn tróc da trắng nỏn nà bằng
trấu, và làm được rất nhiều món ăn như: Lươn um dùm lá môn,
lươn xào lăn xúc bánh tráng nướng, lươn xào xả ớt, lươn nấu
lẩu, lươn xào chua đắng, lươn nướng lá lốp v.v…
Muốn
làm một cái ống trúm, việc đơn giản là chặt tre già được ngâm
dưới đìa, ao hay bàu lâu ngày vớt lên chặt khoảng hai ba mắc
tre, ta giữ mắc dưới kín đầu, rồi dùng cây xà ben thọc bể mắc
bên trong đầu trên cho đến khi trống và thông suốt mắc này qua
mắc kia. Ta dùi lủng hai lỗ trên đầu bên này qua bên kia và
vuốt một thân tre dài khoảng nửa thước và đặt cái toi vào
trong. Trên đầu ống trúm lấy cây tre đã chuốt cấm lỗ này xuyên
qua toi lỗ bên kia, phần đít trúm dùi vài lỗ nhỏ để cho lươn
vào trúm có không khí để thở, thế là ta có một ống trúm hoàn
chỉnh.
Trước
khi đi đánh trúm phải có ít nhất là mười cái trúm, bước kế
tiếp là tìm những chỗ ẩm ướt, có cây lá ủ trên mặt đất để ta
đào bắt nhiều trùn than, tức là loài trùn dài da rất bóng,
khoanh tròn một cục.
Mỗi
lần cuốc đất lên, chúng ta tha hồ mà bắt tất cả loại trùn, nào
là trùn quắn, trùn chỉ, đặt biệt trùn than lanh lợi hơn
trườn
bò nhanh khi đào trúng. Nhưng cái lanh của giống trùn than
không sao thoát chạy trước bàn tay của con người tóm gọn tất
cả các loại trùm bỏ vào gầu xách về. Chờ chiều sẩm tối mới
lấy rơm khô nhóm lửa, đổ trùn ra từ từ vào lửa cho chín xông
lên mùi thơm hấp dẫn cho những chú lươn tìm mồi chui vào trúm.
Ta
phân chia thành những nhúm đều nhau được bỏ vào những ống trúm
và chuẩn bị đi đặt trúm. Trời nhá nhem tối mỗi tay cầm vài
ống trúm đi đặt sát bờ xung quanh đìa cỏ, dọc theo con mương
mà ta để ý lúc buổi chiều.
Khi
bắt hết lươn, ta đi đặt trúm xa hơn nữa trên những thửa ruộng.
Thường thường đánh trúm được đặt sát bờ ruộng, tìm chỗ có “mà”
lươn.
Thuận
tiện hơn để đặt ống trúm ta cầm ống trúm cấm xuống phần đầu
toi chìm sâu trong nước đặt nghiêng, phần đuôi hỏng lên khỏi
mặt nước để những lỗ dùi không khí vào cho
lươn thở khi chui
vào trúm như nói ở trên. Lươn thích mùi trùn thui có mùi thơm
lan tràn trong nước, bò tới chui vào toi. Vì da lươn trơn
nhớt nhiều nên rất dễ chui tuốt vào toi, không cách nào bò ra
được.
Đến
tờ
mờ sáng, ta lội ruộng đi giở trúm, tới nơi giở trúm nặng là ta
biết có lươn nhiều. Cũng có khi nhiều trúm không có lươn vô.
Đặt trúm đã đời cho chính tôi cũng vui, tôi lại đi theo các
ông già kinh nghiệm câu lươn quan sát học hỏi. Dụng cụ câu
lươn gồm một sợi giây mây, lưỡi câu uốn cong bằng găm xe đạp
cột chắc bằng một sợi giây thép. Chỉ đơn sơ như vậy là được
sợi giây mây để câu lươn. Những ông già trong xóm Rượu tôi
rất kinh nghiệm trong việc câu lươn và biết chính xác chỗ nào
lươn sinh sống (phân biệt với hang rắn nước). Họ chỉ nhìn cái
“mà lươn” có bong bóng nổi trên miệng hang rồi bắt đầu móc
trùn vào lưỡi câu, rồi thọc sợi giây câu vào sâu trong hang
tay luôn luôn bún dưới nước phát ra những tiếng” bốc, bốc..”
và miệng luôn tắc lưỡi kêu “ tắc tắc tắc…”.
Tôi
thắc mắc hỏi và được trả lời vì làm như vậy để dụ lươn ra ăn
mồi. Khi lươn cắn câu giựt sợi giây mây xuống hang, ông già
trên này cố gắng kéo lại, sự rút kéo giằn co giữa hai bên rất
lâu rồi mới lôi khỏi con lươn ra khỏi hang. Khi đầu lươn ló
lên miệng hang, ông lừa thế đưa ngón tay thẳng ra kẹp vào cổ
con lươn quéo chặt ngón tay lại, con lươn bị thế quéo chặt
cứng cho dù có nhớt cách mấy cũng không thoát ra được mà chỉ
còn cách là chun vào đụt nằm.
Coi
câu lươn cũng thú, tôi nhớ một ngày câu cũng được vài con, số
lươn câu được được rao bán trong xóm.
Tôi
rất thích tuổi thơ ở quê nhà, lội ruộng đánh trúm bắt lươn; đó
là niềm vui nhất một thời hương đồng cỏ nội của xóm Rượu, nơi
tôi sống từ thuở bé..
Người xóm Rượu
Nguyễn
Thục
12/2008
Trò Chơi Dân Gian:
Suốt
3 tháng hè nghỉ học, chúng tôi tha hồ rong chơi, đi lục lạo
quanh xóm làng, trên những con đường nhộn nhịp thực khách,
những nhà có tiệc, những dãy phố có quán ăn, tiệm cà
phê.v.v..để tìm những bịch thuốc lá, nắp ken. Những trò chơi
độc đáo khác được chế biến từ những bịch thuốc lá và nắp ken
đã làm đám trẻ chúng tôi say mê mà không phải tốn tiền mua
vật liệu. Chúng tôi thu lượm và tích lũy những nắp ken và
bịch thuốc lá nội ngoại còn mới tinh, thoang thoảng một mùi
thơm đáo để.
Trò
chơi bắn bịch thuốc lá và bắn nắp ken
rất được đám trẻ xóm Rượu ưa chuộng trong khoảng cuối thập
niên 1959 và đầu thập thập niên 1960. Đã 45 năm rồi còn gì,
thời gian trôi qua như bóng câu qua cửa sổ, tất cả nay chỉ
còn là ký ức, tôi xin được ghi lại để nhớ về một vùng quê,
Ninh Hòa thân yêu mà tôi mãi nhớ.
BẮN
NẮP
KEN
1/ Chuẩn bị Nắp Ken:
Trò
chơi này cũng thật là thú vị. Để có nắp ken, chúng tôi phải
chui vào các quán nước, quán nhậu, quán ăn v.v..để lượm từng
cái. Đi lượm nắp ken ở các quán ăn bán đồ nhậu được nhiều hơn
vì dân nhậu uống rất nhiều, chẳng hạn như quán ăn trước ga xe
lửa Ninh Hòa, quán nhậu ông Tám Ái trong chợ Ninh Hòa.
Hồi
cuối thập niên 1950, nắp ken thường là nắp của những chai
nước cam, xá xị, chai bia con cọp, bia 33… nhưng những nắp
ken có in chữ "beylia" đậy lên chai bia 33 là chúng tôi
thích nhất vì bên trong nắp ken loại này đặc biệt có lớp
điển và lớp giấy bạc phủ rất kín mà không tìm thấy ở những
các nắp ken thường khác có lớp bạc ấy phủ lên. Vả lại, bia
có cái nắp ken “beylia” mắc hơn các loại bia khác, do đó rất
khó lượm.
Ngoài
ra, với giá biểu của đám trẻ xóm Rượu thời bấy giờ thì cứ
một cái nắp ken "beylia" đổi được 10 cái nắp ken thường và
vì nắp “beylia” nặng hơn nên được chúng tôi làm hòn chì để
bắn.
Khi
có đầy đủ số nắp ken tối thiểu lượm được, chúng tôi gia nhập
cuộc chơi rất thích thú là Trò Chơi Bắn Nắp Ken.
Cách
thức chơi gồm bao nhiêu người cũng được. Bắt đầu trò chơi,
mỗi người đặt vào bàn chơi từ 1 đến 5 nắp ken tùy theo giao
hẹn. Gạch hai lằn mức song song cách nhau khoảng 3 thước,
tất cả người chơi đứng từ mức này thảy hòn chì lên mức kia,
người nào gần mức hoặc cán mức thì đi trước, ra ngoài mức
thì đi sau cùng.
2/ Cách rải và bắn Nắp Ken:
Người
thắng cuộc thi đi nhất, cầm toàn bộ nắp ken trong tay, đứng
từ mức trên này rải làm sao cho đều xuống mức dưới kia. Cố
gắng sao cho nắp ken nằm gần sát mức, những nắp ken nằm thưa
ra (không dít lại với nhau) hoặc được tang (hai nắp nằm
chồng lên nhau gọi là tang) nhưng tránh sao nắp ken cán mức
hoặc ra ngoài mức là hư vì như vậy quyền lợi bị mất và phải
giao lại cho người kế tiếp chơi.
Khi
rải xong nếu có hai tang hoặc ba tang cùng một lúc thì ta
chọn tang nào gần mức hoặc không dít, để người chơi trong
bàn lấy hai tang kia dằn sao cho kéo tới tang mình chỉ để
cho dít tang mà cho người kia khó bắn có thể đụng các nắp
ken khác nên bắn bay ra mức thì không ăn được.
Còn
nếu không có tang thì người chơi lựa cái nắp ken nào khó bắn
nhất để chỉ cho người kia bắn khó ăn hơn. Nếu bắn hòn bị
chỉ và hòn chì ra mức thì ăn và tiếp tục chơi bàn khác, còn
bắn không ra mức thì giao cho người kế tiếp đi.
Nếu
không thích bắn nắp ken còn nguyên, thì chúng tôi chơi bắn
nắp ken đập dẹp cái bấu lên cổ chai, thành ra cái nắp ken
đập dẹp đường kính to hơn, cách chơi bắn nắp cũng như trên
nhưng bắn rất khó hơn, bởi nắp ken dẹp rất mỏng.
Ở
xóm Rượu tôi, nắp ken được bày ra và thiết kế trong những
trò chơi khác nhau thật thú vị. Ngoái trò chơi bắn nắp ken,
nắp ken đập dẹp còn được đục hai lổ thủng nhỏ xuyên gần tâm
của nắp ken rồi lấy sợi giây nhợ cột bao xi măng xỏ xuyên
qua hai lổ gút lại làm giây để kéo cho cái nắp ken quay vù
vù nghe rất vui tai.
Đặc
biệt, chúng tôi đứng cạnh nhau để kéo nắp ken quay đá lộn,
nắp ken nào kéo quay tròn và cắt đứt giây của cái nắp ken
đối thủ là thua. Nhưng chưa đủ, chúng tôi còn chơi nghịch
hơn là kép nắp ken quay tròn làm kéo cắt những con kiến hoặc
sâu rọm đứt ra làm hai, v.v…
Trong
những lần tiệc tùng với gia đình và bạn bè, bia rượu được
bày biện đãi khách. Cầm chai bia với cái nắp ken trên
tay, tôi xót xa luyến tiếc một thời thơ ấu nơi quê nhà, ngậm
ngùi nhớ lại những trò chơi thật hồn nhiên, nhớ xóm làng, bà
con, nhớ những đám bạn cùng một thới bắn nắp ken, đá nắp
ken,…mê chơi bỏ công việc nhà giúp cha mẹ bị đánh đòn, nay
các bạn ở đâu bây giờ ?
Người xóm Rượu
Nguyễn
Thục
12/2008
BẮN
BỊCH
THUỐC
LÁ
1/ Chuẩn bị Bịch Thuốc lá:
Chúng
tôi mừng còn hơn vớ được vàng khi giành nhau những bịch thuốc
ngoại. Sau khi gỡ tờ giấy bạc bên trong vất đi, bao thuốc lá
được thắt thành hình tam giác với bề mặt bên ngoài, xếp ép
thành li, như vậy là xong.
Những
bịch thuốc lá ngoại có giá cao hơn bởi vì khó kiếm nên tỷ lệ
phân chia tiền trên bịch thuốc lá ngoại nhiều lần hơn bịch
thuốc nội. Tỷ lệ này không thống nhất và tùy từng xóm, từng
khu và thời giá nên có những tỷ lệ khác nhau.
2/ Phân bịch thuốc thành tiền:
Ở
xóm Rượu một thời, trị giá tiền được đám trẻ con phân chia như
sau:
a- Bịch thuốc nội do Việt Nam
sản xuất:
Basto xanh = 5$
Basto đỏ =10$
Rubi quân tiếp vụ (Ru bi xanh) = 30$
Ru bi đỏ = 50$
Cô-táp (Cotab) = 100$
Capstan = 200$
Mélia = 400$
b- Bịch thuốc lá ngoại:
Salem = 500$
Kool = 500$
Pallmall = 1.000$
Thuốc 555 = 2.000$
Lucky = 4000$
Camel = 5.000$ (bịch thuốc con lạc đà khó kiếm giá
trị tiền cao hơn).
3/ Cách thức chơi:
Cách chơi bao nhiêu nguời cũng được:(chơi như bắn bạc cắc mà
tôi sẽ thuật lại sau)
Trước
hết phân chia gạch
hai lằn mức, trên và dưới có khoảng cách chừng 2, 3 thước, tùy
theo thích xa hay gần không bắt buộc.
Đặt tiền ván chơi (1.000$ hoặc 2.000$) cũng được, tùy theo
người có bịch thuốc loại nào tính thành tiền như bảng phân
tiền ở trên mà đậu vào cho đủ tổng số tiền như đã giao ước.
Chọn hòn chì lấy 3, 4 bịch thuốc nhét vào với nhau cho đủ nặng,
dùng để thi và làm hòn chì để bắn. Đứng từ mức này giụt hòn
chì qua mức kia nếu cán mức hoặc gần mức thì đi trước theo thứ
tự nhất, nhì, ba, tư,.v.v...
4/ Rải và bắn bịch thuốc:
Trước
hết cần rải bịch thuốc lá, đứng dưới mức này, rải lên mức kia.
Kỹ thuật rải rất cần sự luyện tập sao cho bàn tay dẻo dai, rải
không khít, không ra mức, và cố gắng rải cho được có cái tang
(hai ba bịch thuốc nằm chồng lên nhau gọi là tang), có khi rải
được hai ba cái tang cùng một lúc, thì người rải chọn cái tang
nào không khít nhau để những người chơi trong bàn lấy cái tang
còn lại se làm sao cho khít để cho người bắn khó bắn bao thuốc
lá ra ngoài vì nếu se khít bắn bị đụng bịch bên cạnh củng
không ăn được, trừ trường hợp không tang những người chơi chọn
bịch thuốc khó nhất để chỉ cho người kia bắn.
5/ Cách bắn ăn của bàn chơi:
Bắn làm sao mà hòn chì và bịch thuốc bắn ra ngoài mức thì ăn.
Bắn không đụng bịch bên cạnh, nếu bắn ra mà đụng bịch bên cạnh
không đuợc ăn
Bắn tang chỉ cần bịch hòn chì và một bịch tang ra ngoài là ăn
rồi.
6/ Xả bàn chơi lại:
Chỉ
cần một người bắn ăn thì chúng ta xả bả bàn chơi lại. Những
bạn nào không tìm được bịch thuốc, hoặc bắn thua hết thì bỏ
tiền ra mua và cứ thế tiếp tục chơi, không bao giờ biết chán.
Trò
chơi bắn bịch thuốc lá là một trong những trò chơi rất vui của
tuổi thơ thời chúng tôi còn nhỏ ở quê nhà.
Người xóm Rượu
Nguyễn
Thục
11/2008
Xem Các Trò Chơi Khác Của Cùng Một Tác
Giả
|