www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

 TVI & PHONG THỦY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

 

 
Main Menu

 
 

 

 

GS PHẠM  K VIÊM

nguyên Giáo Sư TOÁN
Sài G̣n & Đà Lạt


 

 

 

 

TẢN MẠN VỀ
TỬ VI VÀ PHONG THỦY

 

 

BÀI 2

 

Cách So Tuổi và T́m Ngày Giờ Tốt Xấu


Lời nói đầu :
Bài này chỉ có mục đích giới thiệu với độc giả làm quen với vài Định Nghĩa và Khái Niệm cơ bản trong các khoa Chiêm Tinh Đông Phương như Tử Vi, Bói Dịch, Phong Thuỷ. Độc Giả tự đó có thể tự ḿnh biết tuổi ḿnh thuộc Con Giáp nào (trong Lục Thập Hoa Giáp), để so tuổi ḿnh với tuổi người khác xem có hợp hay khắc trong quan hệ lứa đôi hay trong công việc hợp tác làm ăn buôn bán. Sinh đứa con với tuổi nào hợp hay khắc với ḿnh. Tự xem Lịch để chọn giờ, ngày, tháng hợp với ḿnh để khai trương một cửa tiệm hay bắt đầu một công việc mới.

Trong quan hệ lứa đôi hay hùn hạp, chẳng may gặp người khắc tuổi, làm cách nào trung hoà độ khắc để trở thành hoà hợp trong cuộc sống hay trong công việc hùn hạp làm ăn.

    Chọn màu sắc quần áo, xe cộ, giầy dép, màu tường pḥng ngủ để thích hợp với tuổi của ḿnh. Cũng như  Phong cảnh nơi ở, hướng nhà ở, hướng giường ngủ chọn sao cho thích hợp để hoà hợp với thiên nhiên trong cuộc sống về mặt Phong Thuỷ (chi tiết ở Bài số 3). Với các khái niệm Sơ Đẳng của bài này sẽ giúp Quí Vị dễ dàng t́m hiểu trong những bài khác. 

PHẦN I

Đại Cương về Âm Dương Ngũ Hành

Quan niệm cổ xưa của Trung Hoa và Việt Nam coi thiên nhiên và con người có liên quan chặt chẽ với nhau (Thiên Nhân tương dữ). V́ thế dựa vào biến dịch của Vũ Trụ để áp dụng vào con người làm sao cho thích nghi với Thiên Nhiên để hài hoà trong cuộc sống. Điều đó rất hợp lư v́ Xă Hội cổ xưa của Trung Hoa và Việt Nam là xă hội Nông Nghiệp. Khi kỹ thuật canh tác c̣n thô sơ th́ phải dựa vào sự biến dịch của Thiên Nhiên để hành động sao cho phù hợp: Thuận Thiên giả tồn- Nghịch Thiên giả vong.

         Về mặt Triết Lư theo Kinh Dịch trước hết vũ trụ có Thái Cực được xem là nguyên lư tối cao của vạn vật. Trong Thái Cực tiềm phục sẵn hai Khí, hai yếu tố điều hợp hay  hiện tượng gọi là ÂM và DƯƠNG. Ở trạng thái động, Thái Cực sinh ra Dương, hết quá tŕnh động chuyển sang tĩnh sinh ra Âm. Âm và Dương là 2 hiện tượng lúc đối kháng, lúc bổ túc để cấu tạo ra mọi sự vật. Ở giai đoạn sơ khởi định tắc bất dịch là định tắc Âm Dương thể hiện khắp nơi trong Vũ Trụ.  Nếu ngụ h́nh th́ Trời,  mặt trời, ánh sáng là Dương biểu hiện qua vạch dài ; Đất, mặt trăng, bóng tối là Âm biểu hiện qua hai nét ngắt rời – –. Thể hiện qua thời gian Xuân, Hạ, Ngày là Dương; Thu, Đông, Đêm là Âm. Thể hiện trong nhân loại Vua, Cha, Chồng, Đàn Ông là Dương; Vợ, Đàn Bà, Tôi Tớ là Âm. Mọi hiện tượng trong Vũ Trụ đều có thể xếp loại theo 2 thể cách đó.

Ở giai đoạn hai th́ Âm Dương sinh ra Ngũ Hành tức là 5 chất cơ bản tạo cơ cấu cho vạn vật trong vũ trụ. Ngũ Hành là sự thể hiện của 2 khí Âm Dương trên phương diện vật chất. Năm chất (hay Ngũ Hành) đó là KIM, THUỶ, MỘC, HOẢ, THỔ.

 Lấy vạch liền Dương và vạch rời Âm – – ghép với nhau, gọi chung là Hào ghép chồng lên nhau 3 tầng ta được 8 Quẻ Đơn (hay Quái)  gọi là Bát Quái :  

Lấy 2 Quẻ Đơn chồng lên nhau ta được 64 Quẻ kép được dùng trong Bói Dịch.

Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (Thái Dương và Thái Âm)

Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm)  

Ngũ Hành Sinh Khắc 

1)Tương Sinh 

Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy theo Chu Tŕnh khép kín.

Hiểu theo nghĩa đen về mặt Lư Hoá: nước cần cho cây cối. Nước (Thủy) lợi cho cây cối (Mộc) để sinh tồn. Gỗ cây đốt lên thành lửa (Hoả). Cây sau khi cháy trở thành Tro (Thổ). Dưới mặt đất có Quặng (vàng, bạc, đồng, kẽm…) được hiểu như là Kim loại thuộc hành Kim. Kim nung chảy thành Nước.

Ư niệm Tương Sinh theo Cổ Nhân là 2 hành có tương quan tốt, đi với nhau, cái nọ làm lợi cho cái kia.

Theo khoa Chiêm Tinh Đông Phương mỗi người sinh ra dưới một Hành trong Ngũ Hành. Nếu người có hành Thủy hợp tác với người mang hành Mộc trong quan hệ hôn nhân hay thương mại th́ cả hai đều có lợi. Người mạng Mộc được lợi thế hơn người mạng Thủy v́ thuỷ sinh nhập mộc; ngược lại đối với người mạng Thủy gọi là sinh xuất, mệt mỏi và ít lợi thế hơn. 

2)Tương Khắc   

Thủy khắc hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Ta thấy hiển nhiên khi tưới nước vào lửa th́ lửa tắt. Lửa làm nóng chảy kim loại. Dao kéo chặt đứt cây cối. Rễ cây phá đất. Đất hút cạn nước. Giữa sự khắc của hai hành như Thủy và Hoả chẳng hạn, người ta thường phân loại 2 loại khắc: Thủy khắc nhập Hoả, xấu nhiều. Hoả khắc xuất Thủy, yếu hơn.

Ta phải hiểu nghĩa khắc theo quan niệm rộng: Cô B mạng Thủy yêu cậu A mạng Hoả, có thể 2 người hợp tính t́nh nhau, song v́ thuỷ khắc hoả, nếu 2 người sống chung đều không có lợi. Mạng Hoả bất lợi hơn mạng Thủy.

Nếu 2 người 1 mạng Kim, 1 mạng Mộc hợp tác làm ăn Kinh Doanh, v́ Kim khắc Mộc nên Công Ty đó không được thuận lợi, thường gặp nhiều khó khăn, phải phấn đấu nhiều. 

3)Tương Thừa và Tương Vũ   

Ư niệm tương sinh tương khắc trên rất tương đối. Thí dụ như Thổ sinh Kim nhưng nếu quá nhiều Thổ, Thổ lại vùi lấp Kim mà không thấy sinh ra Kim, thậm chí c̣n huỷ diệt Kim (tương thừa). Thổ khắc Thủy nhưng nếu Thủy quá mạnh th́ có thể khắc ngược lại Thổ như h́nh ảnh nước lũ cuốn trôi đất (tương vũ). 

 

Xem PHẦN II

 

 

 

 

 

 

GS PHẠM  K VIÊM

nguyên Giáo Sư TOÁN
Sài G̣n & Đà Lạt

 Paris  Mùa Xuân Giáp Thân 2004


 

 

   

 

www.ninh-hoa.com