www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 06

 

DỊCH NỘI-TRÚC

 

   

 

 

 

(Tiếp theo Kỳ 73)

 

10/ Vận-Khí

    

 

Lục-khí là: phong, nhiệt, thấp, hỏa, táo, hàn. Trong Chương "Chí Chân Yếu Đại-Luận" sách "Tố Vấn" (104. 282) Hoàng-Đế hỏi: "Lục-khí phân-trị trời đất ra làm sao?" Kỳ Bá đáp rằng: "Quyết-âm tư-thiên bằng hóa là phong, thiếu-âm tư-thiên bằng hóa là nhiệt, thái-âm tư-thiên bằng hóa là thấp, thiếu-dương tư-thiên bằng hóa là hỏa, dương-minh tư-thiên bằng hóa là táo, thái-dương tư-thiên bằng hóa là hàn".

Vận-khí thăng-giáng do khí, khí thịnh-suy do số, số tiến lui do người. Thánh-nhân làm ra Dịch, lập ra nhân-cực để hiển-thị Đạo làm người. Nói về trời đất cốt để phục-vụ con người. Con người trong trời đất làm điều thiện, làm điều ác, làm quân-tử, làm tiểu-nhân, đều do sức ḿnh. Mà cảm-triệu của khí-cơ, âm-dương tiến-thoái th́ số tất nương theo mà tiêu-trưởng. Tích khí thành vận, tích vận thành tượng, gây tai-ương, tạo cát-tường, đều trông vào sở-tích. Sở-tích-tượng không phải là việc một sớm một chiều mà thành. Đến khi đạt mục-đích ắt thành Thái, thành Bĩ, cơ hồ tạo-hóa làm ra, mệnh trời thực-định. Ô hô! Trời há chịu trách-nhiệm sao? Dịch lấy tượng thiết-giáo, không ǵ là chẳng trước-bị nơi tượng. Mà lấy âm-dương ngũ-hành, sinh-hợp, thăng giáng làm tiết-độ. Pháp tượng nơi trời đất để cho con người lấy đó mà tiến đức tu-nghiệp, cái ǵ cũng có số-độ. Đó cũng chính là đầu mối công cuộc con người hợp nhất với trời, mà cổ-thánh-nhân kinh-vỹ trời đất, ḥa-lư đại-dụng của âm-dương, đều đầy đủ nơi đó cả. Hậu-nho không xét, chỉ không-đàm tính-mệnh, mà không thèm biết đến tượng, không buồn lư đến số. Ngược lại cho việc thánh-nhân dạy bảo âm-dương khí-vận là tiểu-đạo, là thuật-số, vứt đi không nói đến. Họ đâu biết rằng Dịch hướng-dẫn Đạo, nên không thèm bàn-luận quái, tượng, thoán, hào vậy. Nói khác đi, họ cho Thập Dực của Khổng-tử cũng chẳng có một lời, một chữ nào mật-hợp với âm-dương độ-số cả. Xem kỹ nạp-giáp, nạp-âm, sau đó mới biết ngũ-vận lục-khí đều xuất-xứ từ bát-quái, cùng phát minh dịch-tượng, dịch-số. Muốn biết chỗ uẩn-áo của Dịch không thể không thám-sát H́nh 6.35 bên dưới. Đó là chủ-vận. C̣n khách-vận phải lấy ngũ-hành của bản–niên lập thành sơ-vận, luân-lưu mà bố-trí. Ngũ-vận-đồ gồm ba ṿng, mỗi ṿng năm khoanh. Khoanh thứ nhất nằm chếch mé dưới bên trái. kế đó, theo chiều kim đồng-hồ là khoanh thứ nh́, khoanh thứ ba v,v. Kể từ ngoài vào trong, ta có:

Ṿng đầu là: 3-8 PHONG, 2-7 NHIỆT, 5-10 ÂM-VŨ, 4-9 LƯƠNG, 1-6 HÀN;

Ṿng thứ nh́ là:  khí thương-thiên của sơ-vận luân-lưu vùng các tú Nguy, Thất, Liễu, Quỷ; khí đan-thiên của nhị-vận luân-lưu vùng các tú  Nữ, Ngưu, mậu-phận; khí câm-thiên của tam-vận luân-lưu vùng tú Tâm, tú Vỹ, kỷ-phận; khí tố-thiên của tứ-vận luân-lưu vùng các tú Cang, Đê, Pḥng, Tất; khí Huyền-thiên của ngũ-vận luân-lưu vùng các tú  Trương, Dực, Lâu, Vị;

Ṿng thứ ba là: đinh-nhâm mộc, mậu-quư hỏa, giáp-kỷ thổ; ất-canh kim; bính-tân thủy. (Ở đây ta lại áp-dụng quy-tắc NGỘ LONG TẮC HÓA: H = 2 a + 3 amod 5. Vd: đinh-nhâm, a = 4, H = 2 x 4 + 3 = 11 1 = giáp mộc).

H́nh 6.35 Ngũ-Vận-Đồ

Lục-khí là chủ-khí của nguyệt-lệnh (Xem bên dưới). Định cục hằng năm không đổi, gọi là chủ-khí. C̣n khách-khí nương theo năm mà cai-quản việc tư-thiên, khởi từ chính nam mà luân-bố, coi xem chủ-khí và khách-khí khi đương đầu, nếu tương-đắc ắt an-ḥa, c̣n không ắt họa-hại.

Ngũ-vận lục-khí là khí âm-dương của trời đất, truyền lại từ đời tối cổ. Ngày nay chỉ có Nội Kinh là mô-tả rành rọt. Thánh-nhân tác Dịch, pháp-tượng nơi trời đất, gần th́ lấy nơi thân ḿnh, xa th́ lấy nơi vật (Cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật), mà trời đất cùng muôn vật đều rập khuôn theo vận-khí. Cái gọi là giàm tạo-hóa (Machina Mundi) luôn luôn tương-quan với thân-tâm, tính-mệnh của ta. Không hỗ-tác với dân, chỉ nói suông thôi, phỏng có giúp ích ǵ? Chỉ cần tham-khảo Xuân Thu Phiền-Lộ của Đổng Trọng-Thư (280), Hoài Nam Hùng Liệt (006) của Lưu-An hay Pháp-Ngôn (281) của Dương-Hùng hẳn thấy tư-tưởng tương-đồng.

H́nh 6.36 Lục-Khí-Đồ

H́nh này gồm ba ṿng kể từ ngoài vào trong là: ṿng 24 tiết-khí quen thuộc, ṿng 12 tháng âm-lịch và ṿng lục-khí. Ṿng lục-khí, kể từ xế trái theo chiều kim đồng-hồ, gồm: quyết-âm phong mộc, thiếu-âm quân hỏa, thiếu-dương tướng hỏa, thái-âm thấp thổ, dương-minh táo kim và thái-dương hàn thủy.

Chúng ta sẽ trở lại vấn-đề then chốt này một cách quy-mô và kỹ-lưỡng hơn nơi CHƯƠNG 26: Y-DỊCH VẬN-KHÍ. 

 

PHỤ-LUẬN

 

 

Hán Thượng Ngu-Thị 64 Quái Tương-sinh-Đồ

                   

 

Kiền, Khôn nhất giao nơi quẻ Cấu l. Các quẻ đều tổ nơi quẻ Phục X, là Khôn nhất giao. Phàm các quẻ 5 hào âm, 1 hào dương, đều xuất-xứ từ quẻ Phục: cứng phản-động mà thuận-hành. Phục X một hào biến 5 lần sẽ thành 5 quẻ: Sư G, Khiêm O, Dự P, Tỷ H, Bác W. Kiểm!

Phàm các quẻ 5 hào dương, 1 hào âm, đều xuất-xứ từ quẻ Cấu: mềm gặp cứng vậy. Cấu l một hào biến 5 lần sẽ thành 5 quẻ: Đồng-nhân M, Lư J, Tiểu-súc I, Đại-hữu N, Quyết k. Kiểm!

Độn: Kiền tái-giao mà thành Độn a.

Lâm: Khôn tái giao mà thành Lâm S.    

Lâm: cứng lấn mà lớn lên, cương trung mà ứng.

Phàm các quẻ 4 hào âm, 2 hào dương, đều xuất-xứ từ quẻ Lâm. Lâm phục-biến 5 lần sẽ thành 14 quẻ:

Tứ-biến lần đầu thành: Minh-di d, Chấn s, Truân C, Di [. Kiểm!

Phục-tứ-biến lần nh́ cho: Thăng n, Giải h, Khảm ], Mông D. Kiểm!

Phục-tam-biến lần ba cho: Tiểu-quá ~, Tụy m, Quan T. Kiểm!

Phục-nhị-biến lần thứ tư cho: Kiển g, Tấn c. Kiểm!

Phục-nhất-biến lần thứ năm cho Cấn t thượng địch hạ ứng.

Độn: tiểu lợi trinh, lấn mà lớn lên.

Phàm các quẻ 4 hào dương,  2 hào âm, đều xuất-xứ từ quẻ Độn a. Độn phục-biến 5 lần sẽ thành 14 quẻ:

Tứ-biến lần đầu cho: Tụng F, Tốn y, Đỉnh r, Đại-quá \. Kiểm!

Phục tứ biến lần nh́ cho: Vô-vơng Y, Gia-nhân e, Ly ^, Cách q. Kiểm!

Phục tam-biến lần thứ ba cho: Trung-phu }, Đại-súc Z, Đại-tráng b. Kiểm!

Phục-nhị-biến lần thứ tư cho: Khuê f, Nhu E. Kiểm!

Phục-nhất-biến lần thứ năm cho: Bĩ L. Kiểm!

Đoài: cứng ở giữa mà mềm ở bên ngoài.

Bĩ: Kiền tam giao mà thành Bĩ L.

Thái: Khôn tam giao mà thành Thái K.

Thái: tiểu văng đại lai (Lời Thoán quẻ Thái).

Phàm các quẻ 3 hào dương, 3 hào âm, đều xuất-xứ từ quẻ Thái. Thái phục-tam-biến 3 lần sẽ thành 9 quẻ:

Tam-biến lần đầu thành: Quy-muội v, Tiết |, Tổn i. Kiểm!

Phục-tam–biến lần thứ nh́ thành: Phong w, Kư-tế %,, Bí V. Kiểm!

Phục-tam–biến lần thứ ba thành: Hằng `, Tỉnh p, Cổ R. Kiểm!

L: đại văng tiểu lai  (Lời Thoán quẻ Bĩ).

Phàm các quẻ 3 hào dương, 3 hào âm đều xuất-xứ từ quẻ Bĩ. Bĩ phục-tam-biến 3 lần thành 9 quẻ:

Tam-biến lần đầu thành: Tiệm u, Lữ x, Hàm _. Kiểm!

Phục-tam–biến lần thứ ba thành: Ích j, Phệ-hạp U, Tùy Q. Kiểm! 

 

III/ DỊCH-LỆ

易例

 

Tiên-Tần Chư-Tử Dịch-Lệ

先秦諸子易例

 

Điển-tịch Tiên-Tần có dẫn Chu Dịch, ngoài Quốc-ngữ, Tả-Truyện c̣n có Luận-ngữ, Thi-tử, Tử-tư-tử, Tuân-tử, Chiến-quốc-sách và Lă-thị Xuân Thu. Trang-tử cũng có mấy chỗ đề-cập Dịch nhưng không dẫn Dịch-văn nên không trích lục vào đây.

Kể theo thời-tự, Ngũ-kinh là Thi, Thư, Dịch, Tam-Lễ (Chu-Lễ, Nghi-Lễ, và Lễ-Kư), Xuân Thu Tam-Truyện (Tả-Truyện, Công-Dương-Truyện, Cốc-Lương-Truyện). Lễ-kư, trong các chương 30 (Phường-kư), Chương 32 (Biểu-kư), Chương 33 (Truy-y), Chương 39 (Thâm-y) có dẫn nhiều câu của Dịch. Xét lại thời-đại sách xuất-hiện, các thiên bất đồng, nên chưa có định-luận (Xem bên dưới).

Luận-ngữ dẫn Dịch có một điều trong Thiên Tử-lộ:

Đức Khổng-tử nói rằng: "Người phương Nam có câu: Người không giữ được tâm tính theo mực thường lâu bền, th́ không thể làm thầy cúng, thầy thuốc", lời nói ấy phải lắm! Kinh Dịch có câu: "Chẳng giữ được đức thường, hay tiến đến sự hổ-thẹn" (Luận-Ngữ XIII/22). Đức Khổng-tử kể câu ấy rồi nói tiếp: "Đó là v́ người ta không xem lời chiêm-nghiệm trong quẻ Hằng mà thôi!"

Thi-tử dẫn Dịch có một điều:

Quần Thư Trị-Yếu dẫn Phát-mông Thiên của Thi-tử: "Kinh Dịch nói: "Lư hổ vỹ, tố tố chung cát = Xéo lên đuôi cọp, cuối cùng th́ tốt." Nếu quần-thần có số đông đều đề-pḥng cẩn-thận, lo sợ như thể xéo lên đuôi cọp, ắt lo ǵ mà mà chẳng cứu giúp được?"

Tử-tư-tử dẫn Dịch có một điều:

Văn-hiến Thông-khảo, quyển 208, dẫn Tử-tư-tử: "Mạnh-Kha hỏi đạo của mục-dân, điều nào nên thi-hành trước?" Tử-tư nói: "Trước tiên nên làm lợi cho họ." Mạnh-Kha nói: "Đấng quân-tử dạy dân cũng chỉ là nhân-nghĩa mà thôi, hà tất nói lợi?" Tử-tư nói: "Nhân-nghiă sở dĩ có lợi cho dân. Người trên bất-nhân, ắt không được việc; người trên bất-nghĩa, ắt thích làm điều man-trá. Như thế bất-lợi lớn vậy. Cho nên Dịch nói: "Lợi là ḥa-hợp của điều nghĩa." (Văn Ngôn Quẻ Kiền). Lại nói: "Lơi dụng yên thân là để chuộng cái đức vậy. Như thế điều lợi đều lớn vậy."

Đoạn văn trên cũng thấy dẫn trong Quận Trai Độc Thư Chí, Quyển II, dẫn thuật Khổng-tùng-tử Tạp-Huấn. Cho nên ngụy-văn này lấy văn của Tử-tư-tử để nhập vào văn cuả Khổng-tùng-tử. Duy Tử-tư-tử không sống cùng thời với Mạnh-tử. (Xin xem Tiên-Tần chư-tử Hệ-niên Khảo-biện của Tiền-Mục, Thiên Mạnh-tử thụ-nghiệp Tử-tư, 291, tr. 159 & tr. 173). Luận-giả Án: Tử-tư mất năm Chu Kính-Vuơng thứ 37 (484 BC), c̣n Mạnh-tử sinh ngày mùng 2 tháng tư năm Chu Định-Vương thứ 27 (442 BC), tức thị lúc Mạnh-tử chào đời th́ Tử-tư đă mất từ 42 năm trước rồi. Ở đây chép việc Mạnh-tử và Tử-tư-tử đối-ngữ chứng tỏ là sách Tử-tư-tử không do tay chính Ngài hay môn-nhân của Ngài viết ra. Mà sách ấy có trước-lục trong Hán-thư nghệ-văn-chí. Ban-Cố cũng không nghi ngờ ǵ cả. Hẳn đây là cựu-tịch Tiên-Tần. 

Tuân-tử (283) dẫn Dịch cả thẩy ba lần:

1) Thiên Phi Tướng: "Phàm làm người không nên ưa thích nói lời tốt cho chính ḿnh. Mà người quân-tử lại càng phải thận trọng gấp bội. Cho nên nói về tặng vật, quư trọng nơi vàng đá, châu ngọc; xem xét lời nói đẹp là ở nơi phủ-phất (lễ-phục) văn-chương; nghe lời người khác nói, vui ở chuông trống, đàn ḱm, đàn sắt. Trái lại, phàm phu tục tử, ưa nói bụng ḿnh mà không tiếc lời, suốt đời không khỏi thốt lời khiếm-nhă". Cho nên Dịch nói: "Thắt miệng túi lại mà không cho ra, th́ không có lỗi mà cũng không có tiếng khen quá đáng". (Hào-từ lục-tứ quẻ Khôn). Điều đó người đời gọi là hủ-nho vậy.

2) Thiên Đại Lược nói: "Dịch nói: "Từ đạo-lư mà trở lại, có lỗi ǵ đâu?" (Hào từ sơ-cửu quẻ Tiểu-súc). Hiền-Mục-Công đời Xuân Thu có thể biến được như vậy".

3) Cùng chương này, "Trong quẻ Hàm của Dịch thấy vợ chồng. Đạo vợ chồng không thể không chính đáng, đó là gốc của vua tôi, cha con vậy. Hàm là cảm. Người trên nhường nhịn kẻ dưới, đàn ông nhường nhịn đàn-bà, mềm ở trên mà cứng ở dưới. Đạo đem lễ-vật đi cầu người hiền, lễ hỏi vợ, cần trịnh-trọng lúc ban đầu". 

Chiến Quốc Sách dẫn Dịch có hai điều:

1) Tần Sách: Hoàng Hiết v́ Sở Khoảnh Tương-Vương thuyết Tần Chiêu-Vương rằng:  "Dịch nói: "Con cáo làm ướt cái đuôi" (Hào-từ sơ-lục quẻ Vị-tế). Lời ấy nghĩa là ban đầu dễ, cuối cùng khó".

2) Tề Sách: Tề-Tuyên-Vương gặp Nhan-Xúc … Xúc đáp: "Cho nên Dịch-truyện chẳng nói như thế sao? Ở địa-vị trên, chưa làm nên công-cán ǵ đáng kể đă vội mừng với danh-phận ḿnh, th́ là hạnh-kiểm kiêu-sa, ắt chẳng lành". Điều mà Nhan-Xúc thuật, Kinh Dịch hiện-tồn không chép. Cho nên các lời các dịch-gia thời đó nói, truyền-bản Kinh Dịch chưa thâu. Truyện Thúc-Tích trong Tấn-thư, thuật chuyện Cấp-Trủng khám phá được trúc-thư, ngoài hai Thiên giống Bản Kinh ra, c̣n có hai Thiên Dịch-Dao Âm-dương-quái, ngờ rằng như Liên-Sơn, Quy-Tàng mà Chu-Lễ có ghi (Việc Công-tôn Đoạn và Thiệu-Trắc luận-Dịch), không nên phụ đăng vào đằng sau Kinh Dịch. Hai Thiên của Công-tôn-Đoạn, Bản Kinh hiện tồn không có, mà Kinh Dịch bên dưới các quẻ lại không giống Thuyết-quái-truyện. Thế mới biết cuối thời Chiến Quốc Sách, Kinh Dịch chưa có định-bản. Mà các nhà bàn Dịch không thiếu ǵ. Thập-Dực đươc lưu-truyền chưa đủ để nói hết mọi chuyện.  

Lă-thị Xuân Thu (034) dẫn Dịch có bốn điều:

1) Thiên Hữu Thủy Giám Vụ Bản (034, tr. 200-202) chép: "Gốc an-nguy vinh nhục là ở nơi chúa, gốc của chúa là ở nơi tôn–miếu, gốc của tôn-miếu là ở nơi dân, gốc của dân là ở nơi quan hữu-tư. Dich nói: "Từ đạo-lư mà trở lại, có lỗi ǵ đâu? Tốt lành" (Hào-từ sơ-cửu quẻ Lư). Đă nói gốc chẳng khác, ắt hành-động cuối cùng có tin vui".

2) Thiên Thủ Thận Đại-Lăm (034, tr 235-240) chép: "Vũ-Vương thắng Ân, bắt được hai tù-binh bèn hạch hỏi: "Nước ngươi có yêu chăng?". Một tên đáp: "Nước tôi có yêu, ban ngày thấy sao mà trời đổ mưa máu, đó là yêu nước tôi vậy". Tên thứ hai đáp: "Đó ắt là yêu. Tuy nhiên chưa phải là yêu lớn. Yêu nước tôi lớn lắm, con chẳng nghe lời cha, em chẳng nghe lời anh, lệnh vua không được tuân-hành, đó là yêu lớn vậy". Vũ-Vương dời tiệc lui vào và vái chào nó. Đó không phải là quư trọng nó mà là quư lời nói." Cho nên Dịch nói: "Xéo lên đuôi cọp, biết sợ hăi, sau th́ tốt" (hào-từ cửu-tứ quẻ Lư).

3) Thiên Thận Hạnh Luận Nhất Hạnh (034, tr 408-202) chép: "Đức Khổng-tử bói, được quẻ Bí. Ngài nói: "Chẳng lành" Thầy Tử-Cống nói: "Phàm quẻ Bí cũng tốt vậy thôi. Tại sao Thầy bảo là chẳng lành?" Đức Khổng-tử nói: "Ôi! Sắc trắng mà trắng, sắc đen mà đen, c̣n Bí là trắng lờ lờ th́ c̣n tốt nỗi ǵ?"".

4) Thiên  Thị Quân Lăm Triệu Loại (034, tr 370-374) chép: "Dịch nói: "Như thể ĺa tan bè đảng, rất tốt". Hoán là hiền vậy. Bè đảng là đàm đông. Nguyên là lúc bắt đầu tốt. "Như thể ĺa tan bè đảng, rất tốt" là nhiều người hiền phụ-tá vậy". 

Lễ-Kư (287) dẫn Dịch có bẩy điều:

1) Thâm-Y (008, tr. 1664b) chép: "Tay áo tṛn để ứng với cái com-pa (compasses). Áo tứ-thân như ê-ke (T-square) để ứng với h́nh vuông. Dây dọi và mắt cá chân (?) để ứng với đường thẳng. Mặt dưới bằng như cái hộp thăng-bằng bọt nước (spirit level) để ứng với mặt phẳng. Cho nên cái com-pa để khi đi đứng, hai tay đánh đ̣ng đưa cho có dáng điệu thăng bằng. Dây dọi ôm sát h́nh vuông để chính-trị được ngay thẳng, chính-nghĩa được vuông vức. Cho nên Dịch nói: "Quẻ Khôn, cái động của lục-nhị, thẳng mà vuông (orthogonality) vậy". 

2) Biểu-Kư (008, tr. 1638c) chép: "Đức Khổng-tử nói: "Không lời nào không nối tiếp nhau, không lễ nào không giáp mặt nhau, là muốn cho dân không nhàm nhờn vậy. Cho nên Dịch nói: "Bói một lần th́ bảo, bói hai ba lần th́ nhàm, nhàm th́ chẳng bảo" (Lời Thoán quẻ Mông)".

3) Biểu-Kư chép (008, tr. 1638c): "Cho nên vua dùng bầy tôi, đúng ư th́ suy nghĩ kỹ rồi làm theo, bằng không, ắt nghĩ chín rồi mới làm theo, làm xong rồi thoái-triều, đó là công dầy của bầy tôi vậy. Dịch nói: "Chẳng chịu phụng-sự vương-hầu, nêu cao giá-trị công việc của ḿnh" (hào-từ thượng-cửu quẻ Cổ).

4) Phường-Kư (008, tr. 1621c) chép: "Đức Khổng-tử nói rằng: "Lễ mà trước khi nhờ đă biếu lụa tơ trần, là muốn dân phụng-sự trước rồi mới ban lộc sau. Trước tiền, sau lễ, ắt dân lợi; không nói năng, mà đă tỏ t́nh cảm, th́ dân tranh nhau. Cho nên người quân-tử được người khác biếu thức ăn tất chẳng nh́n đồ biếu. Dịch nói: "Như thể chẳng cấy gặt, chẳng ngả ngấu, ắt lợi có chỗ mà đi" (hào-từ lục-nhị quẻ Vô-vơng).

5) Biểu-Kư (008, tr. 1942c) chép: "Đức Khổng-tử nói: "Nhập triều mà nói lời cao xa là trông mong lợi lớn, c̣n nhập triều mà nói lời nho nhỏ là trông mong lợi nhỏ. Cho nên người quân-tử không dùng lời nho nhỏ khi nhận lộc lớn, mà cũng không dùng lời cao xa khi nhận lộc nhỏ". Dịch nói: "Chẳng ăn ở nhà, tốt lành" (Lời Thoán quẻ Đại-súc).

6) Truy-Y (008, tr. 1651b) chép: "Đức Khổng-tử nói rằng: "Người phương Nam có câu: "Người không giữ được tâm tính theo mức thường lâu bền, th́ không thể làm thầy cúng, thầy thuốc", Đó là lời nói thời xưa chăng? Bói rùa, bói cỏ thi mà c̣n chẳng biết. th́ làm sao biết việc người được! …"

Kinh Dịch có câu: "Chẳng giữ được đức thường, hay mang đến sự hổ-thẹn" (Hào-từ cửu-tam quẻ Hằng). Lại có câu: "Như thể giữ được thường thường cái đức của ḿnh. chính bền, đàn-bà th́ tốt." (Hào-từ lục-ngũ quẻ Hằng)".

7) Phường-Kư (008, tr. 1620c) chép: " "Đức Khổng-tử nói: Cung-kính ắt dùng đồ tế, nên người quân-tử không v́ ít ỏi mà bỏ lễ, không v́ ngon lành mà mất lễ. Nên khi ăn đồ lễ, nếu chủ-nhân tự-thân biếu, ắt khách xá; chủ-nhân không tự-thân biếu, ắt khách chẳng xá. Cho nên quân-tử nếu không có lễ, ắt chẳng ăn". Dịch nói: "Láng giềng bên Đông mổ trâu chẳng bằng láng giềng bên Tây tế Thược, thực chịu được phúc". (Hào-từ cửu-ngũ quẻ Kư-tế)" ". 

Dịch-lệ các sách bên trên dẫn Dịch cả thẩy được 39 điều, đều lấy nghĩa-lư mà nói, chứ không dùng tượng-số mà giải-thích Dịch. Đáng chú-ư hơn cả là thiên Đại-lược trong sách Tuân-tử đề-cập quẻ Hàm, quy-tụ văn Thoán-truyện, lấy thượng-hạ-thể lập thuyết. Thoán-truyện có phải là do Đức Không-tử làm ra hay không, đến nay chưa có định-luận; nhưng xuất-hiện trước thời Tuân-tử, nên có thể căn-cứ vào đó mà đoán-định. Các dịch-lệ Thoán-truyện ấy cùng là lấy nghĩa-lư mà thích nghĩa Dịch-từ, là thói quen của các dịch-gia Tiên-Tần.

Duy lệ các sách bên trên dẫn Dịch đều tŕnh bầy lời của họ dưới dạng cách-ngôn, đối với Dịch là sự việc chuộng lời nói. Mặt khác, Quốc-ngữ, Tả-truyện dẫn Dịch ắt nhân bói mà đề-cập, đối với Dịch là sự việc chuộng bói. Chuộng lời là trần-thuật văn-nghĩa, để phô bầy ư-chỉ. Chuộng bói tất suy-diễn tượng-số, để cầu phù-hợp với sự việc đang bói. Mục-đích hai sự việc khác nhau, nên thuyết hẳn cũng phải khác nhau. Vậy nên, dịch-dụng gốc nơi chiêm-phệ, mà mỗi lời bói là một loại cách-ngôn. Khi chiêm-phệ tất nên nhắm vào tượng-số mà suy-diễn, để cầu phù-hợp với nhân-sự th́ chấp-nhận được. C̣n linh-nghiệm hay không lại là chuyện khác. Chuộng lời là đổi lời thành cách-ngôn, cũng c̣n được. Duy bàng-thủ tượng-số, để ḍ t́m nguyên-do của từng lời, từng chữ, từng câu, ắt không thể chấp-nhận được. Suy-cứu tỉ mỉ kinh-văn thượng-hạ, biết tác-giả của quái-hào-từ, dù cố-ư hay vô-ư, ngẫu nhiên dón lấy quái-tượng để đặt lời, không phải tất cả đều như vậy, chỉ có một thiểu-số điều-lệ mà thôi. Sự việc này khả nghi lắm. Cớ sao người đời sau lại lầm gom Quốc-ngữ, Tả-truyện kéo lời bói để suy ra tượng-nghĩa, kéo tượng ra để bàn về quái-hào-từ, đảo lộn nhân quả, lấy gốc làm ngọn, từ từ sắp đặt cho tượng-lê sinh sôi, ngụy-thuyết chi li, chẳng hóa ra nói sàm hay sao?

 

  

 

 

Xem Kỳ 75

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com