www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch SLược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

Lời Giới Thiệu  

Lời Phát Đoan

CHƯƠNG 1

Tam Hoàng Dịch

CHƯƠNG 2

Tam Đại Dịch  1 | 2

CHƯƠNG 3
Thiên Văn Lịch Toán

 1      2 

3    |    4   |   5 

6   |    7   |   8

    9   |   10  |   11  

 12  |   13  |   14 

  15  |   16  |   17

  18  |   19  |   20 

  21  |   22  |   23 

  24  |   25  |   26 

 27  |   28  29

  30    31   32  

33  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lý Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 03 - 18

 

THIÊN-VĂN LỊCH TOÁN

 

 

  (Tiếp theo Kỳ 35)

 

VIII LỊCH TÔN-GIÁO
 

LỊCH HỒI-GIÁO

(MUSLIM or ISLAMIC CALENDAR)

 

           The number of months with God is twelve in accordance with

God’s law since the day he created the heavens and the Earth.…

             Intercalating a month is adding to unbelief.

 -Koran (IX, 36-37)

                                     

Năm 622 AD Mohammed, nhà tiên-tri của Islam, dời Mecca để ẩn-cư nơi Medina. Caliph thứ nhì Umar Đệ-nhất (trị-vì 634-644) đặt ra lịch-nguyên Hegira (Tiếng Ả-rập: at-taqwīm al-hijri; tiếng Ba-tư: taqwīm-e hejri-ye qamari; tiếng Thổ-nhĩ-kỳ: Hicri Takvim), và lấy ngày thiên-cư này (ngày thứ sáu 16.7.622 tức ngày mùng 3 tháng 6 năm Quý-sửu) làm ngày đầu tháng Muarram, mà Kinh Koran đã định là ngày đầu năm ngay từ đầu. Kỷ-nguyên được gọi là Kỷ-nguyên Mohammed:

          islamic-epoch  =   fixed-from-julian(||622 AD|july|16||)

Năm được gọi là năm Mohammed (Anno Hegiræ, AH). Chẳng hạn, năm nay là năm 1431 AH từ chiều tối ngày 18.12.2009 đến chiều tối ngày 6.12.2010. Có vài ngày tháng trước Hijra (BH) được dùng để ghi sự-kiện liên-quan đến Islam như năm sinh của Muhammad là 53 BH.

Năm Hồi-giáo hoàn toàn theo trăng và gồm 12 tháng xen kẽ 30 và 29 ngày. Các tháng này so le với năm mặt trời 11.25 ngày, nên các tháng du-hành rất nhanh qua các muà. Sau 33 năm Hồi-giáo, ngày đầu năm đã di-chuyển trọn một năm DL.

Tuần bắt đầu bằng ngày chủ-nhật; các ngày từ chủ-nhật đến thứ năm được đánh số:

                 Chủ-nhật        yaum al-aḥad              Ngày đầu

Thứ hai             yaum al—ithnayna    Ngày thứ hai

Thứ ba          yaum ath-thalāthā    Ngày thứ ba

Thứ tư          yaum al-arba           Ngày thứ tư

Thứ năm       yaum al-hamīs            Ngày thứ năm

Thứ sáu         yaum al-jum’a         Ngày hội-họp

Thứ bẩy        yaum as-sabt           Ngày sabbath

 
Sau đây là tên các tháng của họ kèm theo số ngày trong tháng:

  (1)  Muarram                           30 ngày

  (2)  afar                                  29 ngày

  (3)  Rabī' I (Rabī' al-Awwal)          30 ngày

  (4)  Rabī' II (Rabī' al-Āir)            29 ngày

  (5)  Jumādā I (Jumādā al-Ūlā)       30 ngày

  (6)  Jumādā II (Jumādā al-Āira)   29 ngày

  (7)  Rajab                                 30 ngày

  (8)  Sha'bān                              29 ngày

  (9)  Ramaān                            30 ngày

 (10) Shawwāl                            29 ngày

(11) Dhu-al-Qa'da                       30 ngày

        (12) Dhu-al-ijja                         29 {30} ngày

 
Như thường-lệ, số trong ngoặc kíu chỉ số ngày của tháng nhuận. 

Người Hồi tìm cách điều-hoà tháng của họ với tuần trăng. Vì sóc-thực lâu hơn tháng Hồi-giáo trung-bình 44 phút đồng-hồ, nên sau 30 năm Ả-rập hiệu-sai chẵn 11 ngày (44 x 12 x 30 = 15840 phút = 264 giờ = 11 ngày). Do đó 11 năm trong chu-kỳ 30 năm, được thêm 1 ngày vào cuối tháng cuối năm. Đó là các năm thứ 2, 5, 7, 10, 13, 16, 18, 21, 24, 26, và 29 trong chu-kỳ 30 năm. Do đó ta có tháng trung-bình dài 29.5305555… ngày và một năm trung-bình dài

   

11

 

 

354.3666...= 354

 

ngày

   

30

 

Ta có thể nhận-xét rằng:

Điều-kiện cần và đủ để một năm Islam y nhuận là (11y + 14) mod 30 < 11. 

Ngoài ra, mỗi chu-kỳ 30 năm gồm có 19 năm thường dài 354 ngày và 11 năm nhuận (355 ngày). Thành thử ra, mỗi năm, đầu năm lệch với muà từ 10 đến 12 ngày (trung-bình lệch 10.875523… ngày một năm). Chu-kỳ hiện-tại bắt đầu ngày 1 Muarram năm 1411 AH, nhằm ngày thứ ba 24.7.1990. 

Muốn đổi một ngày-tháng Islam ra ngày-tháng RD ta chỉ cần áp-dụng công-thức :

fixed-from-islamic (||year|month|day||)  =

Ngược lại, muốn tìm một ngày-tháng Islam tương-đương với một ngày-tháng RD nào đó ta lại phải dùng công-thức: 

          Islamic-from-fixed (date)  =  ||year|month|day||

trong đó

         
Hai công-thức nêu trên hoàn-toàn lý-thuyết vì Lịch Hồi-giáo có nhiều dạng khác-biệt. Ngoài ra thế-giới Hồi-giáo không tin theo Lịch số-học mà chỉ bằng vào tuyên-bố ngày sóc của quyền-uy Hồi-giáo dựa vào quan-sát trăng lưõi liềm ngay sau trăng mới bằng mắt trần (Hilal). Bởi vậy nên các ngày tính theo công-thức kể trên có thể trệch ngày sóc điạ-phương một hai ngày là chuyện thường.


Hình 37.1 Bảng Muslim cho thấy các muà với vị-trí 
mặt trời trên Hoàng-đạo cũng như
các tháng Syrian (1787)
 

Hiện thời, tên tháng của Lịch Syrian còn thông-dụng tại các nước Irak, Syria, Lebanon, Palestine và Jordan : 

No.

Month

Arabic Name

In Arabic

1

January

كانون الثاني

Kānūn al-Thānī

2

February

شباط

Šubā

3

March

آذار

'Ādār

4

April

نيسان

Nīsān

5

May

أيار

'Ayyār

6

June

حزيران

azīrān / uzayrān

7

July

تموز

Tammūz

8

August

آب

'Āb

9

September

أيلول

Aylūl

10

October

تشرين الأول

Tišrīn al-Awwal

11

November

تشرين الثاني

Tišrīn al-Thānī

12

December

كانون الأول

Kānūn al-Awwal

Bảng 35.1 Tên tháng trong Lịch Syrian

 

CÁC NGÀY LỄ HỒI-GIÁO

 

Only approximate positions have been used for predicting the

commencement of a Hijri month. as accurate places cannot be

computed without a great amount of labour…. User of this

Diglott Calendar must, therefore, at the commencement of each

year correct the dates with those in the official Block Calendar

issued by the Nizamiah Observatory.

-Director of Nizamiah Observatory,

quoted by Mazhar Husain: Diglott Calendar, volume II, p. iii (1961)

Tính ngày RD của một ngày lễ Hồi-giáo rắc rối ở chỗ một năm Hồi-giáo ngắn hơn năm Gregorian từ 10 đến 12 ngày. Thành thử ra một năm Gregorian có thể chứa từ 2 đến 3 phần của năm Hồi-giáo liên-tiếp. Nói khác đi, bất kỳ ngày-tháng Islam nào cũng nhằm ít nhất là một đôi khi là 2 ngày Gregorian. Chẳng hạn, nguyên-đán Hồi-giáo năm 1943 xẩy ra 2 lần vào các ngày 8.1.1943 và 28.12.1943. Vậy nên ta phải tạo ra một hàm số trả về một hoặc hai ngày Islam trong năm Gregorian sở-quan:

          islamic-in-gregorian (i-month, i-day, g-year)  =

            

  trong đó

          jan1    =       fixed-from-gregorian (||g-year|january|1||)

          dec31   =       fixed-from-gregorian (||g-year|december|31||)

          y        =       islamic-from-fixed (jan1)year

          date1     =       fixed-from-islamic (||y|i-month|i-day||)

          date2     =       fixed-from-islamic (||y +1|i-month|i-day||)

          date3     =       fixed-from-islamic (||y+2|i-month|i-day||)

 
Các ngày lễ Hồi-giáo trong một năm Gregorian tuỳ thuộc chi-phái và quốc-gia. Một cách tổng-quát, ta có những ngày lễ chính sau đây:

  • Nguyên-đán Hồi-giáo (Muarram 1)
  • Ashura (Muarram 10). Đối với các người Sunnites, đó là ngày người Do-thái băng qua Hồng-hải. Còn đối với các người Shiites đó lại ngày tử-đạo của Husayn ibn Ali, cháu gọi Muhammad bằng ông, và của các đệ-tử.
  • Mawlid an-Nabī (Rabī' al-Awwal 12)
  • Lailat-al-Mi’rāj (Rajab 27)
  • Lailat-al-Barā’a (Sha’bān 15)
  • Ramaān (Ramaān 1)
  • Lailat-al-Kadr (Ramaān 27)
  • 'Īd-al-Fiṭr (Shawwāl 1)
  • 'Īd-al-Īd-al-Aā (Dhu-al-ijja 10)

Nhiều ngày khác cũng mang ý-nghiã tôn-giáo: chẳng hạn như nguyên tháng Ramaān. Như tất cả các ngày Hồi-giáo, một ngày lễ Hồi-giáo bao giờ cũng bắt đầu từ hoàng-hôn bữa trước. Ta có thể tính ngày RD của môt ngày lễ trong lịch Gregorian bằng đẳng-thức islamic-in-gregorian bên trên, tỷ như:

          mawlid-al-nabi (g-year)  =  islamic-in-gregorian (3, 12, g-year)

Cần nhắc đi nhắc lại là cách tính ngày lễ Hồi-giáo như trên không thể nào chính-xác được vì chúng còn tuỳ-thuộc công-bố của quyền-uy tôn-giáo.   

 

 LỊCH HỒI-HỒI

(CHINESE-UIGHUR CALENDAR)

 

Năm 1258, khi Bắc-Hoa và Thế-giới Hồi-giáo còn thuộc về Đế-quốc Mông-cổ, Hulagu Khan (Mongolian: Хүлэгү) (trị-vì 1217-1265), cháu nội của Nguyên Thái-tổ Thành-Cát Tư-Hãn (Genghis Khan) và con của Nguyên Duệ-Tông Tha-lôi (Tolui), thiết-lập một thiên-văn-đài tại Maragheh cho thiên-văn-gia Nasir al-Din al-Tusi với sự cộng-tác của vài thiên-văn-gia người Hoa, họ đã lập ra lịch Hồi-Hồi, mà al-Tusi miêu-tả trong sách Zij-i Ilkhani. Lịch này dùng chu-kỳ 12 con Giáp từ Tý đến Hợi với phiên-dịch sang hai tiếng Ba-tư và Thổ-nhĩ-kỳ, mệnh-danh là sanawat-e turki سنوات ترکی, được dùng trong các niên-biểu, sử-thoại, thư-văn hành-chánh trong thế-giới nói tiếng Ba-tư hoặc Thổ-nhĩ-kỳ từ Tiểu-Á-Tê-Á đến Ấn-độ, trong suốt thời-kỳ trung-cổ và cận-đại sơ-kỳ. Riêng ở Ba-tư, Lịch này vẫn được dùng trong các văn-khế canh-nông và thuế-khoá cho đến năm 1925 mới bị bãi-bỏ.

Đông và Tây đã gặp nhau trong lịch này. Thật vậy, trong một bài nói về Thổ-nhĩ-kỳ và Thổ-lỗ-phan 吐魯番  (Turfan) thuộc Tân-cương, của Viện-sĩ R. R. Rachmati (3CD) được học-giả Wolfram Eberhard chú-thích (1D , tr. 375-391),, ta bắt gặp rất nhiều chi-tiết liên quan đến lịch và bói toán quen thuộc: ngũ-phương, thất-chính, 60 Hoa-giáp, 10 can, 12 chi, 12 nguyệt-tướng, nhị-thập bát tú, 12 cung Hoàng-đạo, 12 Thiên-Ất Quý-nhân (Thiên-nhất, Đằng-xà, Chu-tước, Lục-hợp, Câu-trận, Thanh-long, Thiên-không, Bạch-hổ, Thái-thường, Huyền-vũ, Thái-âm và Thiên-hậu), 12 Trực (Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế), Cửu-tinh (của khoa Kỳ-môn Độn-giáp), Cửu-chủ (), Cửu-cung (Hiệp-chấp, Huyền-ủy, Thương-môn tức Thiên-xung, Âm-lạc, Chiêu-dao, Tân-lạc, Thương-quả, Thiên-lưu và Thiên-cung tức Thượng-thiên), cùng là dăm bẩy bảng như đồ-biểu tổng-hợp dưới đây :


  Đồ-biểu 36.1 28 Tú, 12 cung Hoàng-đạo, vòng Tâm-quan,
24 Sơn-hương và Cửu-tinh

 

Chú-thích: Trong đồ-biểu, thứ-tự là từ ngoài vào trong. Vòng thứ tư, GS Wolfram Eberhard nghi là 24 tiết-khí (thời-gian); bản-bút vụng nghĩ đây chính là 24 sơn-hướng của La-kinh (không-gian) của các Thầy Điạ-lý.

 

LỊCH THỔ-NHĨ-KỲ

(OTTOMAN or RUMI CALENDAR)
 

Lịch này tiếng Thổ-nhĩ-kỳ (TNK) gọi là Rumi Takvim là một dương-lịch dựa trên Lịch Julian nhưng dùng lịch-nguyên Hijra của Lịch Hồi-giáo. Lịch được chính-thức ban-hành trên toàn lĩnh-thổ đế-quốc Thổ-nhĩ-kỳ sau cuộc cải-cách Tanzimat Fernani (3.11.1839) dưới Sultan Mahmud II và được dùng cho đến năm 1926.

Năm 1677 (1089 AH), Chánh sở Kho Bạc TNK Hasan Pasha của Sultan Mehmed IV, đề-nghị sửa thủ-tục tài-chính bằng bỏ 1 năm mỗi 33 năm để hoà-hợp âm-lịch Hồi-giáo với dương-lịch Julian.

Năm 1740 (1152 AH), dưới triều sultan Mahmud I, tháng 3 DL được chọn làm tháng đầu của năm thuế-vụ và hành-chánh thay vì tháng Muarram, theo lời đề-nghị của Chánh sở Kho Bạc Atif Efendi.

Lịch Julian được dùng riêng cho thuế-khoá từ năm 1677, được nới rộng cho mọi công việc hành-chính, kể từ ngày 1.3.1840 JD (Julian Date) tức 1.3.1256 AH, ít lâu sau khi sultan Abdülmecid I lên ngôi. Lịch này được gọi là Lịch Rumi (có nghiã là lịch La-mã). Tuy nhiên, năm 1256 AH, Lịch Hijri và Lịch Gregorian lệch nhau đúng 584 năm.

Để tiện bề chuyển-hoán, tháng 2.1917, người ta đã bỏ hiệu-sai 13 ngày giữa hai lịch Rumi và Gregorian. Vì kể từ ngày 16.2. 1332 AH, dương-Lịch Julian không được dùng nữa, và vì hiệu-sai giữa hai Lịch Julian và Gregorian không đáng kể,

nên hiệu-sai hiệu-sai giữa hai lịch Rumi và Gregorian vẫn là 584 năm. Thành thử ra ngày 16.2.1332 AH (16.2.1917) đột nhiên trở thành ngày 1.3.1333 AH (1.3.1917) và năm 1333 AH tức 1917 chỉ dài 10 tháng và đi từ 1.3 đến 31.12. Như thế 1.1.1334 AH trở thành 1.1.1918. Lịch Rumi biến mất khi Đế-quốc Áo-tư-mạn (Ottoman) và trong những năm đầu của Cộng-hoà Thổ-nhĩ-kỳ. Lịch Rumi bị bãi bỏ sau cuộc cải-cách của Atatürk và được Lịch Gregorian thay thế. Các tên trong ngôn-ngữ hỗn-hợp Do-thái/Ottoman (Teşrin-i Evvel, Teşrin-i Sânî) và trong ngôn-ngữ Ottoman (Kânûn-ı Evvel, Kânûn-ı Sânî) của 4 tháng 10, 11, 12, và 1) của Lịch Rumi, chuyển sang Lịch Gregoroian TNK, ngày 10.1.1945, đã được chuyển-ngữ sang tiếng TNK thành Ekim, Kasım, Arilık và Ocak. Ngày đầu năm thuế-vụ 1.3 DL được dùng cho đến năm 1981.
 

Tháng

Năm Thuế-vụ

Turkish

Số ngày

1

Tháng thứ 11

Kânûn-ı Sânî

 31

2

Tháng thứ 12

Şubat

 28{29}

3

Tháng đầu

Mart

 31

4

Tháng thứ 2

Nisan

 30

5

Tháng thứ 3

Mayıs

 31

6

Tháng thứ 4

Haziran

 30

7

Tháng thứ 5

Temmuz

 31

8

Tháng thứ 6

Ağustos

 31

9

Tháng thứ 7

Eylül

 30

10

Tháng thứ 8

Teşrin-i Evvel

 31

11

Tháng thứ 9

Teşrin-i Sânî

 30

12

Tháng thứ 10

Kânûn-ı Evvel

 31

  Bảng 36.2 Tên Tháng Trong Lịch Rumi

 

VĂN TỊCH KHẢO

 

3CD Abhandlung der preubisch Akademie der Wissenschaften, phill-hist. Klasse 1936 No. 12. 124 S. von R. R. Rachmati, mit Sinologischen Anmerkungen von W. Eberhard.  

 

   

 

    Xem tiếp Kỳ 37

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lý Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn trước năm 1975

 

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com