www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lý Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 25

 

DỊCH-

 

(446, tr. 605-699)

(480, tr. 80-81)

(481, tr. 129-138)

(482)

(483, tr. 36-54)

 



 

 (Tiếp theo Kỳ 197)

  

TAM-DỊCH THÁM NGUYÊN
 

Kinh Dịch được làm ra cốt để nêu rõ nghiã ba tiếng ghép: 'bất-dịch', 'biến-dịch', và  'giao-dịch'. Nhờ đó, các khoa lý-học, số-học và tượng-học mới được hoàn-bị. Lớn như thánh-vực, hiền-quan, tâm-tính chí-mệnh, vi-diệu cuả thiên-đạo, thứ đến cương-thường danh-giáo, trì thân thiệp thế, sự-nghiệp cuả nhân-sự; tái thứ là trị lịch minh thì, âm-dương doanh-hư, vật-số tiêu-trưởng, biến-hoá cuả cát hung, hưu cữu. Khai vật trước thiên-hạ, thành vụ sau thiên-hạ. Sở dĩ Dịch là tổ cuả chư kinh, cỗi nguồn cuả vạn-pháp. Lý vi, đạo đại, thủ dụng đa môn. Người nhân thấy nó gọi là nhân, người trí thấy nó gọi là trí, bách-tính hằng ngày dùng đủ mà không hiểu tại sao. Trước Khổng-tử Dịch chuyên về bói tượng, nên quan thái-bốc mới quản-lý, nhưng chưa được liệt vào học-cung. Từ khi Phu-tử viết ra Thập Dực, đề-xướng nghiã-lý, tham-bác danh-số, Kinh Dịch bắt được truyền cùng với Ngũ-kinh, không còn bị liệt vào thuật-số nữa. Bất-dịch là gì? Là Hà-đồ. Biến-dịch là gì? Là Lạc-thư. Giao-dịch là gì? Là nhật-nguyệt biểu-tượng Dịch vậy. Hà-đồ là lý vậy. Lý chủ ngũ-thường, thường ắt hằng-cửu bất-biến. Tại thiên, gọi là thiên-lý, tại điạ gọi là điạ-lý, tại nhân gọi là tính-lý. Lý gốc nơi tượng. Trời hiện Hà-đồ để biểu-tượng đó. Hà-đồ hiện ra là vì lý. Lý tĩnh nên năng ứng mà không thấy được, còn điạ tĩnh mà năng sinh, nên có thể thấy được. Nên lấy Hà-đồ làm điạ-bàn. Lý gốc ở tĩnh mà đất cũng tĩnh vậy. Số cuả Hà-đồ : 2, 7 tại phương nam thuộc hoả, là lễ cuả văn-minh, hoả tính bốc lên trên, nên phuơng nam nóng bức nhiều, nghìn đời không đổi. 1, 6 tại phương bắc thuộc thủy, mà là trí trầm tiềm, thủy tĩnh ưa chỗ trũng, nên phương bắc lạnh nhiều, nghìn đời không đổi. 3, 8 tại phương đông thuộc mộc, là đức nhân hiếu-sinh, mộc năng sinh hoả, nên mặt trời mọc ở phương đông. 4, 9 tại phương tây thuộc kim, là nghiã cuả quả-đoán, kim năng sinh thủy, nên Hoàng-hà phát-nguyên từ Côn-lôn. 5, 10 cư trung-ương thuộc thổ, là chủ tín cuả thành-thật, nên âm-duơng điều-hoà nóng lạnh cuả bốn muà . Ba điều ấy cũng là nghìn đời không đổi. Nên bảo rằng bất-dịch, lý cuả vô-hình, quán trong dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới. Bên trên quản-lý Hà-Hán, tinh-đẩu, ngũ-hành được chúng mà thuận-bố, bên dưới quản-lý thập điện chư ty, cửu-u được chúng mà có trật-tự; ở trung-ương quản-lý sơn-hà đại-điạ, vạn-tính, ức-triệu, phi (chim chóc), tiềm (tôm cá), động(-vật), thực(-vật), phẩm-loại hữu-tình, vô-tình cuả thế-gian, được chúng mà các đắc kỳ sở. Lý đó siêu-thăng nơi dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới, mà cả bên ngoài, là vô-cực lý thiên, lý tối-thượng. Vô-vi chân-linh, con người được nó mà tiêu-diêu thiên-cổ, vạn kiếp thường tồn. Lý mà không chỗ nào là vô-lý, các đắc kỳ lý, nên gọi là chí-lý. Lý ấy tức duy-hoàng cuả giáng-trung, thượng thiên cuả phú-tính, chí chân cuả vô-cực vậy. Bên trong dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới, ắt không dời khỏi khí, mà cũng không tạp với khí.  Bên ngoài dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới, ắt ủy-khí độc-lập. Từ hội tý khai-thiên, đến hai hội tuất-hợi, thời-kỳ chung-cùng cuả trời đất, dục-giới, sắc-giới, vô-sắc-giới hàm quy vô-hữu. Mà lý ấy phục-sinh thiên-điạ. Nên người Trung-hoa gọi đó là thượng-đế, người Tây-trúc tôn kính nó làm thiên-vương, nói gom lại là đạo, là thiên-điạ tam-giới thập-phương vạn-linh chân-tể, vạn-vật thống-thể một chân-tể, vạn-vật mỗi mỗi có một chân-tể. Tam-giáo truyền tâm, tức thị truyền tâm cuả chân-tể ấy. Chân-tể vạn-kiếp thường tồn, tâm ấy cũng vạn-kiếp thường tồn. Tu tâm ấy ắt cùng thọ với chân-tể, mê-muội với tâm ấy ắt mắc vào vòng luân-hồi sinh-tử.

          Đó là bất-dịch cuả Dịch, cho nên không dễ biết, không dễ nói ra, mà là uyên-nguyên cuả đại-đạo vậy. Nên Khổng-tử nói: "Dịch vô-tư dã, vô-vi dã, tịch nhiên bất-động, cảm nhi toại thông thiên-hạ chi cố = Đạo Dịch không nghĩ ngợi gì cả, yên lặng chẳng động, cảm-thông mà biết duyên-cớ cuả thiên-hạ, nên  nếu không phải là cái thần tột bậc trong thiên-hạ, thì không làm được như vậy" (Thượng-Hệ X/4). Lại nói: "Phạm-vi thiên-điạ chi hoá nhi bất quá, khúc thành vạn-vật nhi bất di, thông hồ trú dạ chi đạo nhi tri, cố thần vô phương nhi Dịch vô thể = Làm khuôn mẫu cho biến-hoá trong trời đất mà chẳng vượt quá, uốn nắn nên muôn vật mà chẳng sót, thông-suốt cái đạo ngày đêm mà am hiểu, cho nên thần không có phương-sở, mà Đạo Dịch không có hình-thể" (Thượng-Hệ IV/4). Trong Dược-sư Lưu-ly Quang Phật Kinh, Đức Phật nói: "Quang minh tịch chiếu, vô sở bất thông, bất động đạo-trường, biến chu sa-giới = Quang-minh lặng chiếu, không chỗ nào là không thông, đạo-trường bất-động, phổ biến khắp sa-giới (Thế-giới chúng sinh đông hơn những hạt cát trên Hằng-hà bên Ấn-độ". Trong Thường Thanh-tịnh Kinh Thái-thượng Lão-Quân nói: "Đại-đạo vô-hình, sinh dục thiên-điạ. Đại-đạo vô-tình, vận-hành nhật-nguyệt. Đại-đạo vô-danh, trưởng-dưỡng vạn-vật = Đại-đạo vô-hình sinh-thành trời đất, Đại-đạo vô tình, vận  hành nhật-nguyệt, Đại-đạo không tên, nuôi dưỡng muôn vật lớn lên". Lão-tử cũng nói: "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh. Vô-danh thiên-điạ chi thủy, hữu danh vạn-vật chi mẫu = Đạo có thể nói được không phải đạo thường; tên có thể gọi được không phải tên thường. 'Không' là gọi cái có trước trời đất; 'có' là gọi mẹ muôn loài". Các điều vừa kể đều thâm tri, thiện-dụng, thiện-ngôn bất-dịch cuả Dịch. Trời 1 sinh thủy, đất 6 thành nó. Thủy ở trên trời là mây mù, có khí, không có chất, gọi là sinh cuả tiên-thiên. Tại đất, ắt khí biến thành chất, gọi đó là thành cuả hậu-thiên. Đất 2 sinh hoả, trời 7 thành nó. Hoả ở trong đất, ẩn nơi kim thạch, hữu khí vô-hình, ấy là sinh cuả tiên-thiên. Kim thạch được trời kích thích nên thành lửa chói sáng, khí biến ra hình, ấy là thành cuả hậu-thiên. Trời 3 sinh mộc, đất 8 thành nó. Mộc vốn là thực-vật, rễ sinh nơi đất, mà nói rằng trời 3 sinh mộc là vì mộc tất được khí trời, nên đất bắt đầu năng sinh nó. Đất 4 sinh kim, trời 9 thành nó, quặng cuả ngũ kim tất từ đất ra, thấy trời kinh-doanh hoả, nên hoàn thành được dụng. Trời 5 sinh thổ, đất 10 thành nó, hư không là bụi, xuống đất tích lại thành khối. Hà-đồ xuất nơi Hoàng-hà, đó là trời sinh vật, thành vật, rất đáng lẽ bất-dịch, chỉ bảo cho con người vậy. Lạc-thư là biến-dịch cuả Dịch, một khí lưu-hành, không một ngày nào là không biến, không một muà nào là không đổi. Từ 1 đến 9, Phục, Lâm, Thái, Đại-tráng, Quyết, Kiền, từ đông nhập hạ, đó là dương-nghi cuả thái-cực vậy. Từ 9 đến 1, Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn, từ hạ nhâp đông, đó là âm-nghi cuả thái-cực vậy. Trong dương-nghi bao-hàm Nguyên 8, Hanh 7, nhị-thiếu cuả xuân-hạ. Trong âm-nghi bao-hàm Lợi 9, Trinh 6, nhị-lão cuả thu-đông. Hai nghi đó sinh tứ-tượng sinh tứ-tượng vậy. Xuân có cấn cuả lập-xuân, chấn cuả xuân-phân, tốn cuả lập-hạ,  ly cuả hạ-chí, đoài cuả thu-phân, kiền cuả lập-đông, khảm cuả đông-chí, đó là bốn quẻ trong âm-nghi vậy. Thu có khôn cuả lập-thu, đoài cuả thu-phân, kiền cuả lập-đông, khảm cuả đông-chí, đó là bốn quẻ trong âm-nghi. Bốn quẻ cuả dương-nghi : 8 trắng (bạch), 3 biếc (bích), 4 xanh lá cây (lục), 9 tiá (tử); bốn quẻ cuả âm-nghi là: 2 đen (hắc), 7 đỏ (xích), 6 trắng (bạch), 1 trắng (bạch). 5 vàng (hoàng) là bản-thể cuả nguyên-khí, cư trung-cung mà ứng với bát-phương, là cực-nữu cuả cửu-cung, là chủ-tể cuả bát-quái. Một quẻ thống-lĩnh 3 khí, khí biến thành 24. Một khí thống-lĩnh 3 hậu, hậu biến thành 72. Biến cuả hậu 5 ngày có lẻ, hợp thành 365 ngày ¼. Từ Nguyên đến Trinh là đi giáp vòng một tuế. Bỏ phần lẻ không dùng, được 360 ngày, là 360 hào, hợp thành 60 quẻ. Gia dĩ bản-thể cuả nguyên-khí là kiền-khôn, dụng cuả nguyên-khí là khảm-ly, hợp thành 64 quẻ, 384 hào, mà khí cuả tuế đi giáp vòng vậy. Đó là dịch cuả biến-dịch, thái-cực khí thiên vậy. Hà-đồ có tượng là điạ-bàn, Hà-đồ vô-hình là thiên-lý. Vô-cực lý thiên, bao ngoài thái-cực khí thiên, quán bên trong thái-cực khí thiên. Bao ngoài thái-cực khí thiên là trời bên ngoài trời, trời bất-động, đại-la-thiên, tam-thập-tam thiên. Quán  bên trong thái-cực khí-thiên, là trời ở trong trời, là tâm cuả trời đất, là trời cuả thái-cực. Quán bên trong đại-điạ, bao bên ngoài đại-điạ. Đến tinh-đẩu-thiên thì ngừng. Nhị-thập-bát Tú kinh-tinh, chuyển theo trời, mỗi ngày quay một vòng, thường quá 10, 30 ngày chuyển một cung, 365 ngày có số thừa. Khởi từ không-phận Hư-Nguy, làm một vòng chân trời. Kiền là trời, thuần dương mà tráng-kiện, ly là mặt trời, hai hào dương, một hào âm,  nên thứ-kiện. Một 8iểngày, trọn một vòng, mỗi ngày không đầy 10 trời. Tích lại hội với không-phận cuả thiên nguyên, gọi là một tuế. Mỗi tuế 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cộng 360 ngày là một tuế. Mà trời hội với mặt trời, trên thực-tế là 360 ngày ¼. Dư 5 ngày 3 giờ, gọi là khí-doanh. Sau năm nay, muốn biết xuân năm tới, tái gia 5 ngày 3 giờ. Khí thái-cực, nửa âm, nửa dương, âm-khí lạnh, dương-khí ấm. Dương tự nửa đêm đông-chí chính-tý, thượng-thăng, một tháng vượt qua một cung, trải qua tý, sửu, dần, mạo, thìn, tỵ đến hạ-chí, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi tới đông-chí, dương toàn tại tuyền, âm toàn tại thiên, nên nóng dưới mặt đất, lạnh trên mặt đất. Dương-khí thượng-thăng, ắt bách cốc, thảo mộc, xuân-phát, hạ-trưởng, dương chủ sinh vậy. Âm-khí  hạ-giáng, ắt thảo-mộc vàng uá rồi rụng, thu thâu đông tàng, âm-khí chủ sát vậy. Dương-khí thượng thăng, động vật cảm mà hoá, bắt đầu ắt cá côn hoá thành chim đại-bàng, sau đó, sấm bèn phát-thanh, chuột đồng hoá chim cút, cá mú hoá chim. Cá không tự dưng là cá, khí giáng ắt cảm mà hoá cá. Do đó mà xem xét, ắt bốn muà không tự-động lạnh nóng, ấm, mát, phát, trưởng, thâu, tàng vậy, do khí khiến cho thành ra vậy. Hơn hết, khí thái-cực trên sửa trị tinh-đẩu, dưới quán đại-điạ, tuy xưng di-luân (lẽ thường) mà vô-gián, thực muôn phần bất-đồng. Từ 1 đến 9, 1800 có lẻ.  900 đầu, từ nóng đến mát, sau 900, từ ấm đến nóng. Từ 9 đến 1, 1800 có ứng-biến. 900 đầu, từ nóng sang mát, sau 900, từ mát sang lạnh, rất lạnh. Từ Hư đến Đẩu, 450. Đến Cơ ắt lạnh dần dần trở thành ấm. Từ Cơ đến Phòng là ở trong khí ấm. Từ Phòng đến Giác, ằt ấm dần dần. Từ Chẩn đến Tinh là bắt đầu nóng. Từ Tinh đến Tỉnh, là hết nóng. Từ Sâm đến Mão, là bắt đầu mát. Từ Mão đến Khuê, là hết mát. Đến Bích ắt mát trở thành rét. Từ một khí phân ra lưỡng-nghi, âm-dương phẫu-phán. Lưỡng-nghi phân ra bốn muà, do bốn muà phân ra bát-tiết. Do bát-tiết phân làm nhị-thập tứ tiết-khí, 72 hậu, 365 ¼0. Khí-vị các hậu không đều nhau, tú-tính các tú-độ khác nhau, nhân-vật đều bẩm theo mà sinh, lúc sinh bất-đồng, tú-độ rốt cuộc khác. Nên vật-loại có sang hèn, lớn nhỏ, nhân-sinh có thọ-yểu cùng-thông, trí-ngu, hiền-ác đều do khí sui khiến. Tính bản-nhiên, phú-bẩm từ lúc mới sơ-sinh, đến từ lý-thiên, lý vốn nhất-trí, nên tu-tính ấy thánh-phàm đồng-quy. Tính cuả khí-chất, phú-bẩm sau khi sinh ra, đến từ khí thiên, khí có phù-trầm, thăng-giáng, sao có cát hung, thiện-ác, mà nhân-sinh trí-ngu, hiền-ác, thọ-yểu cùng-thông, cũng nhân đó mà vạn-hữu bất-tề. Cái gọi là tụ-hội nơi khí chính là lưu-tục phàm-dung. Cái gọi là đạt nơi lý, chính là đích-mạch cuả thánh-hiền. Đạo ấy cuả thánh-nhân sở dĩ không tụ-hội vào ngũ-hành, mà siêu-xuất nơi tam-giới vậy. Lý thiên là gi? Là vô-cực vậy. Khí thiên là gi? Là thái-cực vậy. Thuyết vô-cực xuất từ sách cuả Lão-tử, sách cuả Khổng-Mạnh, ít ai khái-kiến. Đến đời Tống, Chu Liêm-Khê sáng-tác ra Thái-cực Đồ-thuyết. Sau khi được truyền nhiều đời, ít người hội ý được, phần nhiều lấy thái-cực làm lý, đặt vô-cực vào chỗ vô-quan khẩn yếu, mới hay rằng thái-cực đã rơi vào âm-dương, chẳng phải khí thì là gi? Nếu lấy đó làm tính, không phải tính cuả khí-chất thì là gi? Báo cáo tính cuả cây kỷ, cây liễu, thuyết cuả tính cuả nước chẩy xiết, luận tính ác cuả Tuân-tử, đủ để động nhân thanh-văn, mà thuyết tính thiện cuả Mạnh-tử, phản-khởi nghi ngược cuả kẻ sĩ, bởi chưng nhân lý vi khí hiển. Vi ắt khó thấy, hiển ắt dễ biết. Sai một ly, đi một vực. Do đó Đạo sở dĩ thất-truyền vậy. Lý thiên, khí thiên, tuy đều vô-hình, mà khí thiên lưu-hành, rét bức đắp đổi, động mà hình-tích có thể thấy được; lý thiên bất-động, tĩnh mà vô-tượng khó dòm. Thuấn truyền ngôi cho Võ, nhân-tâm, đạo-tâm, biện nghiêm-nguy-vi. Nhân-tâm tức tính cuả khí-chất, đạo-tâm tức kiến-đoan cuả tính bản nhiên. Tính bản nhiên bẩm ra nơi sơ-sinh, xuất từ lý-thiên. Tức là cái mà Chu-tử gọi là 'Vô-cực chi chân, dữ nhị-ngũ chi tinh, diệu-hợp nhi ngưng dã'. Trước khi sinh, không nên cho là khí cuả miệng mũi tự sinh, không mượn ngũ-cốc ăn vào mà tự trưởng. Chân-lý vô-cực, tĩnh mà diệu-dụng. Đợi đến sau lúc sinh ra, khí thái-cực nhập vào mũi miệng, từ đó hô-hấp qua lại, cùng là thân-thể sung-túc, là thời-tế phân-khí, chính đang mỗ tú, mỗ độ, ắt người đó được khí mỗ tú, mỗ độ mà sinh. Nếu sao tốt độ chính, năm với tháng ngày phù-hợp, ắt người ấy tính tình thiện-lương, phú-quý công-danh, suốt đời vô-tổn. Nếu sao tốt độ chính, năm với tháng ngày có phù, có thương, ắt người ấy tuy tính tuy thiện-lương, mà phù-thương hỗn-tạp, ắt chiết chuẩn thừa-trừ, thửa phúc bất-toàn, hoặc trải qua khó-khăn, chờ thời vinh-hiển. Nếu sao tốt độ chính, năm với tháng ngày có thương, vô phù, đại-vận lưu-niên bị nhiều sứt mẻ, ắt suốt đời không thành-công, có chí khó thành; trung-thần, nghiã-sĩ thường từ đó mà ra, khí-số khiến ra như thế. Ngược lại, nếu sao hung, độ lệch, năm với tháng ngày tương-phù, ắt giầu nhưng bất-nhân, sang mà bất-nghiã, gian-thần, tặc-tử ở đó mà ra, cũng do khí-số khiến ra vậy. Cũng là do khí-số, tính-mệnh khiến sui vậy. Mệnh ấy không phải là mệnh trời phú, mà là mệnh cuả khí-số. Tính ấy không phải là tính bản-nhiên, mà là tính cuả khí-chất. Mệnh ấy, tính ấy phát-hiện nhân là duy-nguy cuả nhân-tâm, mà không phải là duy-vi cuả đạo-tâm. Nhân-tâm sao lại nguy? Nhân thửa nguyên-xuất từ khí thiên, động mà không tĩnh, ham ăn, hiếu sắc, giao vật mà ra, túng tình, dịch chí, thứ tệ bản lai. Thửa quy-lưu nơi ô-trọc. Dương cuả khí thiên, ở con người là tỉnh, ắt to lớn mà loạn-tư, ngủ say ắt nằm mơ mà du-đãng. Âm cuả thiên-khí, tại con người là phách, động ắt muốn dục-hoả, phồn-chất, tĩnh ắt ma-quái, hôn-trầm. Trí khiến bốn cửa không đóng, cửu-khiếu chẩy xuống, lục-dục bôn-ba, thất-tình phân-nhiễu. Ô hô! Một điểm đạo-tâm, kỷ vi linh-minh, bao nhiểu không bị che lấp, làm thửa ràng buộc, lưu-lãng sinh-tử, thường chìm bể khổ thay. Đạo tâm xuất từ lý-thiên, bất nhập âm-dương, không rơi vào ngũ-hành, nên thuần mà không tạp, tĩnh mà năng sáng, thần mà trí-diệu. Đạo tâm cuà con ngườixuất từ khí-biểu, quán bên trong khí, gọi là nguyên-thần. Thần ấy không lúc nào mà không thông với lý-thiên. Chỉ có thần mới năng thông, nhưng thông mà không hay biết, không được đại-thông, chung-thông, bởi vì lụy vào khí. Nhân-tâm cuả con người, ở nơi nhân-thần, gọi là thực-thần. Thần ấy không lúc nào mà không thông với lý-thiên. Duy khí năng thông, cũng thông mà không biết là đang thông, không được đại-thông, trung-thông, là vì lụy vào khí. Kẻ sĩ có chí, nếu không được thánh-nhân đích-truyền tâm-pháp, nên năng làm điều thiện, khử điều ác, tích-lũy đức-công, tiêu-trừ tội lỗi u-ám, rồi sau mới khử dục, điều-tức, củu cửu công-thuần, khí sở bẩm đến từ khí-thiên, tương-hợp với khí-thiên. Phàm sụ trong khí-thiên, có cảm-thông, thoát nơi tứ-đại, quay trở về thái-hư, ắt là thần trong khí-thiên, có thể đồng thọ với trời đất, cùng tuiổi với nhật-nguyệt. Nếu ứng-vận giáng-sinh, có thể làm công-hầu Tướng-tướng, thông-minh trí-tuệ, xuất loại siêu-quần. Nếu hạnh-ngộ cơ-duyên, ắt nghe đại-đạo, biết nguyên-khí đạo-tâm ở đâu, cũng nên tích-lũy công-đức, kiêng mặn ăn chay, tức niệm ngưng thần, dài lâu khí-hoá, lý thuần, lý sở thụ luôn luôn tương-hợp với lý-thiên. Phàm sự lý-thiên, có cảm tất thông, thoát khỏi tứ-đại, quay trở về vô-cực, nhiệm vào luân-tang cải-biến, trời đất chung thủy không liên-quan gì với pháp-thân vô-cực. Vượt khỏi tam-giới, ít hiểu ngũ-hành, gặt hái được đại-an-lạc, vĩnh-viễn không thoái-chuyển, nên năng bằng vai vế với Tiên-Phật, đồng đội với thánh-hiền, chủ-trì tạo-hoá, thọ bằng vô-cực. Nại cớ lý vi đạo đại, không ai là không truyền. Lại kiêm thiên-luật sâm-nguyên, võng tiết tất khiển. Sở dĩ chính-pháp khó vậy. Tam-giáo truyền-tâm, có phân chính-pháp, tướng-pháp và mạt-pháp, mà tạo-chỉ quả-báo, có phân-biệt dục-giới, sắc-giới và vô-sắc-giới. Dịch có giao-dịch, biến-dịch và bất-dịch, học có lý-học, số-học và tượng-học khác nhau, Đạo có hạ-thừa, trung-thừa, thượng-thừa, thuốc có thượng-phẩm, trung-phẩm, hạ-phẩm, nhân-quả có ngọc-thanh, thượng-thanh, thái-thanh, thanh-tịnh pháp-thân, viên-mãn báo-thân, thiên-bách-ức hoá-thân, đại-nhân, thánh-nhân, thần-nhân các đẳng xưng-hô, kể sao cho siết. Nghiên-cứu vượt khỏi, giao-dịch, biến-dịch, bất-dịch, đạt được nguồn giao-dịch, biến-dịch, bất-dịch, ắt thể-dụng hợp nhất, gốc ngọn kiêm gồm, hữu-vô bất-nhị, hiển-vi vô-gián, tĩnh-thánh động-vương, chấp hai đầu mà dùng chính giữa, cái đó gọi là chính-pháp. Nếu đạt được giao-dịch, biến-dịch mà không đạt được bất-dịch, ắt có dụng mà không có thể, biết hữu mà không biết vô, biết hiển mà không biết vi, có động-vương mà không có tĩnh-thánh, tụ-họp nơi dục-sắc-giới mà không đạt được vô-sắc-giới, gọi là tướng-pháp. Thứ đến là đạt được giao-dịch mà không đạt được biến-dịch, bất-dịch, ắt tụ nơi dục-giới mà chuyển-hồi sinh-tử. Cái đó gọi là mạt-pháp. Nho có tồn-tâm, dưỡng-tính, Đạo nhất-quán; Thích có minh-tâm, kiến-tính, Đạo quy-nhất; Đạo có tu tâm, luyện tính, Đạo thủ-nhất, thân hành thực-tiễn. Nho có thể thành thánh, Thích có thể  thành Phật, Đạo có thể thành tiên, gọi là chính-pháp. Ngàn năm về sau, chính-pháp thất-truyền, Nho ắt chấp nhất vào huấn-hỗ, mất ý mà truyền lời; Thích-Đạo ắi tụ họp nơi đốt nhang, tụng kinh, tụng lời mà quên ý-vị. Chấp nội-hiển mà không đạt nơi nội-vi, tu nơi người mà không đạt nơi trởi, đủ làm thiện-nhân mà khơng đủ làm thánh-nhân, thần-nhân, cái đó gọi là tướng-pháp. Ngàn năm sau, tướng-pháp thực-vi, nho-giả trâm-luân nơi từ-tảo (lời đẹp), lấy tứ-thư, lục-kinh làm nấc thang lợi-lộc, tăng, đạo truyền làm cần câu cơm, mượn tiên-kinh, phật-điển làm dụng-cụ khất-thực, đến mức đó, ắt tam-thanh di-ngôn rơi vào tình-trạng nửa còn, nửa mất, tức thiện-nhân không dễ thấy, cái đó gọi là mạt-pháp. Lúc Như-Lai đang tịch-diệt, tăng-ngôn, ngô-đạo chính-pháp trong một ngàn năm, tướng-pháp một ngàn năm, mạt-pháp ngàn năm. Sau mạt-pháp, chính-pháp trở lại, như chính-tông thất-thụ, ắt dị-đoan phân-khởi, bọn cuồng-vọng tập-hợp lại, lường gạt bằng lời giả-dối, mê-hoặc, giành kỳ-công, lấy cơ-công, cơ-sự, cơ-khí làm đạo, không phải là tiểu-bổ cho ẩm-thực hằng ngày và binh-lực phú-cường, nhưng mà dụng-tâm thái quá, ắt kiêu-bạc phác-tán, xem xét thái quá, ắt dâm-dật sinh sôi. Nên bọn Lỗ-Ban , Mặc-Địch kỹ xảo không bất-thần, rốt cuộc không nhập vào Đạo Khổng-Mạnh, nên phải đứng bên ngoài. Đời mạt-pháp, cũng có nội-tu mê-hoặc lòng người. Đạo không đạt nơi Tam-Dịch, làm u-mê đại-nguyên cuả tính-mệnh thiên nhân, lời không căn-cứ vào tam-thánh, làm rối-loạn đại-bản cuả cương-thường, danh-giáo. Men theo vô-tri cuả phàm-dung, phóng-túng nơi vô-kê cuả cuồng-ngôn, gây loạn bằng quỷ-thần,  dụ-dỗ bằng hoạ-phúc. Đại-khái lấy khí thổ-nạp vào miệng mũi làm suất-tính, lấy nhân-tâm tạo-tượng làm sở-đắc. Không tuân giới-luật, không phân-biệt trong ngoài, không phân-biệt thiện-ác, ắt nong mạ cho chóng lớn; cố tạo độc-chỉ, làm hại bằng việc nhỏ nhoi, truyền đồ dẫn chúng, lưu độc miên-man, thậm chí nhân-chúng thế lớn, ắt mong muốn phi-phận, không nghĩ trăm vạn giặc khăn vàng thời Tam-quốc, chung quy phá-diệt. Giao thời Nguyên-Minh, ắt có bọn Hàn-lâm Nhi, Lưu Phúc-Thông, số người đến vài chục vạn, cuối cùng cũng thân mất, nhà tan, gặp kết-quả cuả yêu-nhân bạn-nghịch. Ô hô! Bọc chúng hai người, tàn nhẫn hơn hổ-lang, tàn phá hơn bão lụt. Hổ-lang bão lụt hại thân thể con người, mà dị-đoan tà-thuyết thoạt đầu ắt truyền tiểu-đạo, hại nhân tâm-thuật; kế tiếp ắt loạn nhân luân-thường, bại nhân danh-tiết, rố cuộc, ắt mong muốn phi-phận, hại nuớc tan nhà. Thuật mê-hoặc người khác, đại-khái để dẫn linh-tính thăng thiên, thấy toàn tiên-phật, trụ vào cung-điện. Tại bát nháo chi thiên, quần áo mũ mão lệch lạc, há chẳng nghe Trung-Dung (Chương XXXII) nói: "Phải dùng đến thanh-sắc để giaó-hoá người dân, thì đó là mạt-kế vậy". (Đây thuộc về thơ Quốc-phong 'Vệ thạc nhân Trịnh chi Phong' trong Kinh Thi. Kinh Thi nói: "Đức nhẹ như lông, lông còn thấy lớn nhỏ, chỉ có đức hoá-sinh cuả trời là không tiếng, không hơi hướng vậy. Ấy mới thật là cao-siêu, mầu-nhiệm vậy" (290, tr. 126). Kinh Kim-cương nói: "Nếu lấy sắc mà quan-sát ta, lấy âm-thanh mà cầu ta, là người tu-hành tà-đạo, không thể thấy được Nhu-Lai". Lại nói: "Phàm tướng sở-hữu, đều là hư-võng".Lão-tử nói: "Đại-đạo vô-hình". Thánh-nhân Tam-giáo đều chưa từng nói đến gác lầu không trung, sự vinh-hoa, nỗi tĩnh-lý. Lời ấy không phải là yêu-quái ắt là nói láo. Không những chỉ là ngu-phu, ngu-phụ, mà cho đến  văn-nhân, học-sĩ, cũng từng nói thế. Đáng buồn thay! Tái-giả đồng-tâm con gái đẹp, bỏ đời hồn trên gối, bạn tốt thiên-lý. Do trong lối mộng, nghĩ đến con trai mộng-giao, cũng như đến thiếu-nữ mộng-dựng, nên tư-niệm quá trớn, quỷ thần thông đấy, võng tưởng thái quá, yêu-hồ ám ảnh. Nhập vào cửa ấy, đến nỗi võng-tưởng quá độ, cũng không thể có được sở-kiến. Y tưởng tự-hạnh đắc-đạo mà không biết rằng mình đã lọt vào sào huyệt cuả yêu-ma mà không tự-giác. Thuật tiểu-đạo cũng có luyện được thức-thần, du-lịch tứ-xuất, biết hoạ-phúc cuả con người, như Ngộ-chân Thiên nói: "Phép bế-mục giám-hình tư-thần, sơ-học khó có ngay đường bình-thản, hoặc giả có khi chu-du vạn-quốc, làm sao nhà phá lại di-cư?". 'Nhà phá lại di-cư' có nghiã là người học được điều ấy, thân tàn ma dại mà nhập luân-hồi. Như một niệm có sai lầm, chung quy trụy-lạc. Lại nói: "Đầu thai đoạt xá, cùng là di-cư, tên cựu-trú là tứ-quả-đồ, sao chẳng hồi đầu tu đại-dược, chân kim khởi ốc lúc nào khô?". Điều ấy nói về bàng-môn tiểu-đạo, chẳng gì là không hiệu-nghiệm, nhưng mà nhập-thủ sai lạc, khó thành chính-quả. Nên Khổng-tử nói: "Tuy tiểu-đạo cũng có lúc khả-quan vậy; rất cao xa mà sợ-sệt, câu nệ, là điều mà người quân-tử không làm". Đạo cuả Dương-Chu, Mặc-Địch, hoành-hành thiên-hạ, thời đó không có gì là khả-quan, nhưng mà trở-ngại tơ-hào, ngang trái vạn dặm. Chính lấy đạo cuả Mạnh-tử, thiên thu vạn-cổ về sau, đều biết rằng đó là tà-thuyết dị-đoan. Chung thân cay đắng, cũng như hèn-hạ vô-văn, càng ngày càng trầm-trọng vậy. Bởi chưng trời đất không hai lý, thánh-nhân không hai lòng. Bên ngoài thửa đạo, ắt thuộc bàng-môn. Lao đầu vào nhầm lẫn, phi đầu vô-ích, di-hại không ít. Dương-Chu, Mặc-Địch, đều thiên-chất xuất-chúng, suốt đời tinh-cần, nhân lý-khí quan đầu, biện-luận chưa trong sáng, thiên-nhân cùng-diệu, hiểu biết chưa trọn vẹn, đại-bản đã sai, phần còn lại không đáng xét. Còn như Nhiễm-Hữu, Quý-Lộ làm quan nơi cửa quyền, Quản-Trọng, Án-tử đường-đường tá bá, sự-nghiệp Nhiễm-Hữu so với, so với Quản-Án, sao dừng ở thiên-uyên? Mà Nhiễm-Hữu, Quý-Lộ, thớt đậu thiên-thu. Quản-Trọng, Án-tử nan miễn khí nhỏ vì sao? Giữa hai cái lớn, chỉ có đạo là độc-tôn. Bá-nghiệp tiểu-thành cách xa muôn vàn vậy.

Sách truyền-đạo thượng-cổ, thoạt đầu gửi vào Dịch. Đạt dịch cuả bất-dịch, ắt đóng khuôn tạo-hoá, gọi là thánh-vực. Đạt dịch cuả biến-dịch, ắt hiểu rõ tạo-hoá, gọi là hiền-quan. Thánh-vực vô-vi, ấy là thiên-đức; hiền-quan hữu-vi, ấy là vương-đạo. Nếu chỉ biết dịch cuả giao-dịch, ắt biết hiển mà không biết vi, biết hữu-tượng mà không biết  vô-tượng, chưa đủ để gọi là nói về Đạo vậy. Dịch cuả biến-dịch xuất từ quẻ Kiền cuả Thượng-kinh. Kiền là trời. Kiền tiên-thiên biến thành Ly cuả hậu-thiên. Kiền dụng cửu tức Ly vậy. Kiền-đạo biến-hoá, mỗi mỗi chính tính-mệnh, là dụng cuả trời vậy. Làm  sáng tỏ cả sau lẫn trước, thấy sáu ngôi dương đều tùy thời mà thành-lập, thì điều-khiển cả sáu ngôi dương mà thống-trị ở trên cao, là cái dụng cuả mặt trời vậy. Thiên-nhật vận-chuyển mà nóng lạnh đắp đổi, nên nói là biến-dịch. Dịch cuả giao-dịch, xuất từ quẻ Khôn cuả Thượng-kinh. Khôn là đất. Khôn cuả tiên-thiên biến thành Khảm cuả hậu-thiên. Khôn dụng lục, dùng khảm cuả tiên-thiên vậy. Kiền dừng hậu-thiên, Khôn dùng tiên-thiên, là nói lên khác biệt cuả dương thuận âm nghịch. Khôn là đất, khảm là mặt trăng. Khôn dầy tải vật, là cái dụng cuả đất;muôn vật hoá quang, là cái dụng cuả mặt trăng. Khôn nhân thiên-giao, ắt phát-trưởng-thâu-tàng; nguyệt giao với nhật, ắt hối-sóc-huyền-vọng. Điạ-nguyệt nhân giao mà đổi, nên nói giao-dịch vậy. Đất giao với trời, vô-hình hữu tích; nguyệt giao với nhật, hình-tích đều hiển. Như thuyết 'Tây-nam '',lý-giải khác nhau, liên-cư một hai, chính là cao-minh. Lấy bốc-phệ mà nói, ắt khôn là quẻ bói được. Tây-nam là vị-trí cuả khôn cuả Khôn, khôn thấy khôn, là khôn  là đồng-loại, đồng-loại là bạn, nên nói 'Tây-nam được bạn'. Khôn sinh tam-nữ tốn, ly, đoài, đều là tây-nam, đều là bạn đồng-loại. Lối giải-thích này tuy cận-lý, cứu cánh không gính dáng gì với giao-dịch cả. Nguyệt là thái-âm, lại là thủy-tinh. Lấy khôn làm thể, lấy khảm làm dụng.Nguyệt vốn vô-quang, giao với nhật ắt sinh quang. Chỗ sáng là hồn, là dương, tức là vạch lẻ; chỗ tối là phách, là âm, tức là vạch đứt cuả chẵn vậy. Đến lúc hối-tịch, thuần âm vô dương. Khôn là mẹ. Hoàng-hôn ngày mùng ba, nguyệt tại phương canh. Nguyệt ở trên, nhật ở dưới, giao mà sinh quang. Khôn sinh trưởng-tử, biến thành chấn. Mùng tám thượng-huyền, nvuyệt tại phương đinh, dương nhiều, âm ít, chấn biến ra đoài. Ngày rằm đối-chiếu nơi giáp, âm tận dương thuần. Đoài biến ra kiền. Ấy là 3 x 5 là doanh vậy. Bình-minh ngày 18, nguyệt tại phương tân, dương quang từ từ thu ngắn lại. Nguyệt hạ-sinh. Ắt cha sinh trưởng-nữ mà là tốn. Hăm ba hạ-huyền, nguyệt tại phương bính, âm nhiều, dương ít. Tốn biến ra cấn. Ngày 30, nguyệt tại phương ất. Dương-quang không xuất-hiện. Hồn tận, phách toàn. Trở về khôn thể. Đó là 6 x 5 mà khuyết vậy. Chấn, đoài, kiền, tốn, cấn, khôn. Quẻ dừng nơi 6, tám quẻ chỉ dùng sáu quẻ vậy. Sáng Truân, chiều Mông. 60 quẻ, mỗi tháng đi khắp một vòng trời, mỗi ngày một hào, 6 ngày 1 quẻ, nên 360 ngày là 60 quẻ, là một năm đi trọn một vòng trời. Tám quẻ chỉ thấy sáu quẻ, 6 hào tức thị 8 hào, là thêm vào kiền-hào dụng cửu, khôn-hào dụng lục vậy. Tám quẻ chỉ thấy sáu quẻ, là 3, 5 mà đầy chấn, đoài, kiền, 3, 5 mà khuyết tốn, cấn, khôn. Trong đó chỉ thiếu khảm, ly. Nguyệt là khảm, nhật là ly vậy. Nhị dụng không có hào-vị, chu-lưu lục-hư, sáu quẻ kỳ thực là tám quẻ vậy. Quái (quẻ) là quải treo vậy, nhật-nguyệt treo giữa hư-không mà sinh quẻ vậy. Hào là giao vậy, nhật-nguyệt tương-giao, mà sinh ra hào vậy. Chữ quái gồm 2 chữ thổ chồng lên nhau, trong nhật nạp kỷ thổ, trong khảm nạp mậu thổ. Quái ắt là mậu-kỷ song thổ, hợp nhau mà thành vậy. Tại sao nạp kỷ? Kỷ tức là nhật  vậy. Tại sao khảm nạp mậu? Mậu tức nguyệt vặy. Trên có 8 quẻ, dưới có 8 phương, lấy 8 x 8 mà thành tròn 64 quẻ vậy. Măt trời tráng-lệ giữa trời, mà hơi chậm, mỗi ngày chậm 10 trời. Tính 365 ¼ ngày, mà là khí doanh. Nhật hàm một dương (nét ngang trong chữ nhật ), thứ-kiện nơi trời. Nguyệt chỉ một dương, lại chậm hơn nhật, nên mỗi ngày chậm 13 0 7/19 trời, tích 29 ½ ngày thành một chu-kỳ. Nên mỗi năm sóc-hư thiếu 6 ngày, khí-doanh 5 ngày hữu dư, sóc-hư 6 ngày bất-túc, nên mỗi năm phạm vào năm mới 11 ngày. Năm năm hai lần nhuận. 19 năm 7 lần nhuận. Khí-sóc phân tề là 1 chương (Chu-trình Meton). Khí doanh xuất từ biến-dịch. Sóc-hư sinh từ giao-dịch. Mà bất-dịch không tham-dự. Đó là đại-dụng cuả bất-dịch vậy. Giao-dịch giống như hình-chất cuả con người, âm dương giao ắt biến đổi vậy. Biến-dịch như khí-bẩm cuả con người, từ thiếu đến tráng, từ tráng đến lão, tự nhiên mà biến. Bất-dịch giống như nguyên-thần cuả con người, hình có sinh-tử, khí có biến-thiên, mà thần không có sống chết, không có biến-thiên. Xuất-xá, nhập-xá, không tăng, không giảm, nên nói là bất-dịch. Không những thế, Kim-cương cuả Phật, Kim-đan cuả Đạo, hết thẩy đều bắt rễ từ tam-dịch. Phật nói nam-mô (nam vô), nam bèn là vị-trí cuả kiền tiên-thiên. Kiền là trời, trời là lớn, không gì là không bao, đó là dịch cuả biến-dịch vậy. Lại là vị-trí cuả ly hậu-thiên. Ly là mặt trời, mặt trời ắt sáng, chẳng gì là không chiếu, đó là dịch cuả giao-dịch vậy. Lớn không gì là chẳng bao, sáng không gì là chẳng chiếu, do đó không đủ để nói hết tinh-diệu cuả phật-pháp, duy vô ắt vi, không gì là chẳng  nhập, đó là dịch cuả bất-dịch vậy. Kim-đan cuả Đạo, tiên thiên lấy kiền-khôn làm tính-mệnh, từ 10 tháng thai đầy đủ, cô-nhiệt đế-lạc, một tiếng hò khoan, kiền mất trung-hào dương, hư mà thành ly; khôn được trung-hào cuả kiền, thực mà thành khảm. Kiền-khôn giao ắt biến thành khảm-ly. Nhật ở trên, nguyệt ở dưới, thủy-hoả Vị-tế. Công-phu kim-đan, biết bản lề khảm-ly ở đâu, vận-động thần hoả cuả hư-vô, há-giáng khảm-cung, ắt chân-kim đáy bể, hoá thành khí, ép khí khai-quan, đảo-chuyển Hoàng-hà, thượng-thăng Côn-lôn, rơi vàochính giữa ly, khí tụ thần ngưng, phục-hoàn kiền-nguyên, pháp-luân tự-chuyển, gọi là giao-dịch. Đợi tới cửu-chuyển đan thành, thần thăng thượng-giới, hợp chân với đạo, quay trở về vô-cực, là bất-dịch. Bất-dịch ắt bất-sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh. Phật nói kim-cương, Đạo nói kim-đan, đều lấy kim làm tỷ-dụ. Nói về tính cuả bản-nhiên, đến từ lý-thiên, rất tinh-túy, vô cấu, vô trần. Tĩnh mà năng ứng, hư mà năng minh. Từ giáng-sinh trở về sau, tính cuả khí-chất, đến từ khí-thiên. Nhập vào miệng mũi, đầy đủ vào thân hình, hỗn-độn tạc-phá, bốn cửa đông-tây-nam-bắc cuả Nhà Phật đại-khai, tình-thức dần mở, thiên-chân dần mất, đến lúc lục-dục bôn-trì, thất-tình phân-nhiễu, vân-vụ mê không, thanh-thiên như mất. Thanh-thiên tức kim-tính bất-hoại vậy. Mọi người đều có kim-tính bất-hoại ấy, nhân câu-nệ nơi khí-bẩm, che giấu bởi vật-dục, mê chân trục-võng, bội thường hợp trần, bất tận nghiệt-báo, vạn-biến luân-hồi. Nên ngu-đình 虞廷 lấy nhân-tâm, đạo-tâm biện nguy-vi. Tây-Chu lấy kính-thắng, đãi-thắng 怠胜 đoạn hưng-vong. Mà Khổng-Nhan lại lấy 'khắc kỷ, phục lễ' làm công-phu. Tính khí-chất phát thành nhân-tâm, tính bản-nhiên phát thành đạo-tâm. Nhân-tâm ở bên trong tạng-phủ, đạo-tâm hiện bên ngoài cuả kiền-nguyên. Tại bên trong ắt hôn-trọc, mông-muội, lấy thất-tình, lục-dục làm thủ-lĩnh; ở bên ngoài hư-minh, quang-diệu, tác tam-hoa, ngũ-khí tổng-trì. Lý ắt cận tuyền, nhập vào trọc-hạ nên nguy. Nguy là mê-chân, trục-võng. Mê chân ắt mất hẳn chân-đạo, trục-võng ắt khổ-não luân-hồi. Ở bên ngoài ắt thông thiên, tiến đến cao-minh, nên vi. Vi là phản-võng quy chân. Phản-võng ắt khổ-não hoàn toàn bị san phẳng, quy-chân ắt đản-đăng bỉ ngạn (chỗ thoát ly hẳn được phiền-não cuả đời mà đạt chính-quả). Hai điều đó cùng ngụ tứ-đại, khổ-lạc bất-đồng, thánh-phàm khác hẳn nhau. Biết  chân ắt không nghi, nên tinh. Giữ vững ắt bất-nhị, nên nhất. Tinh ắt tình-dục biến hết, khắc-kỷ tịnh-tận; nhất ắt tam-ngũ hàm-dung, lễ-phục hồn viên. Khắc kỷ tịnh tận, ắt mê-vân tiêu-tán; lễ-phục hồn viên, ắt thanh-thiên hiển-lộ. Vạn-vật mỗi mỗi có đủ một trời. Trời tức kiền, kiền tức kim, kim tức tức tính, tính tức lý, phục-lý tức phục-tính, phục-tính tức phục kim. Phật nói kim-cương, Đạo nói kim-đan, thủ thửa hồn viên. Khắc-kỷ lễ-phục, Khổng-tử không nóiphục lý cuả thiên-lý, mà nói phục-lễ cuả lễ-nhạc, vì sợ hậu thế di thoát luân-thường, bỏ con người mà cầu trời vậy. Thiên-nhân hợp nhất, chấp lưỡng dụng trung, nên cao mà không nhập vô-dụng cuả hư-không, thấp mà không trầm-luân vào tiểu-khí cuả công-lợi, cái đó gọi là doãn chấp quyết trung (Hãy tin theo đạo Trung-dung) (Kinh Thư). Lấy lễ cuả lễ-nhạc mà thay thế lý cuả thiên-lý, khiến kẻ hậu-học được thửa tinh, ắt tận-tính chí-mệnh (xét cùng lý bàn hết tính mà đạt đến mệnh) (Thuyết-quái Truyện I/3), lớn lao có thể làm thánh-hiền, đắc thửa thô là hiếu-đễ trung-tín, thứ đến cũng thẹn với danh-giáo. Lớn thay thánh-nhân! Thửa ưu-hoạn lại tới vậy thay! Hậu-nho nói: "Nhân-dục tịnh tận, thiên-lý lưu-hành". Lời đó không tân-thiết, nhưng so với thánh-nhân không có chỗ nào di-lậu, sai lầm cả. 'Nhân-dục tịnh tận, thiên-lý lưu-hành' chuyên nói tính-thể, chiếu-cố đến hạ-lưu, ắt có tham không luyến tịch, di thoát luân-thường, làm lu mờ đại-quyền cuả thánh-nhân, thay trời quản-lý vật. Lặng lẽ bất-động, cảm mà trục thông, lý vốn tĩnh mà năng ứng, mà nói lưu, nói hành, nên không khác gì khí hỗn, rơi xuống mạt-lưu, ắt có nhận khí tác lý, coi nhẹ tinh-vi, làm lu mờ đại-bản chí tĩnh cuả thánh-nhân. Nên hai Thiên Đại-học, Trung-dung, nới thể dùng gốc ngọn, chung thủy thiên hậu, hiển-vi phí-ẩn, thiên-đạo, nhân-đạo, đại-đức, tiểu-đức, đại-dụng cuả cửu-kinh, tam-trọng, đại-thể cuả vô thanh, vô xú, phản phục đinh ninh. Tôn đức tính mà đạo vấn học, rất quảng-đại mà tận tinh-vi, quyuền cao minh mà đạo trung-dung. Ôn cũ biết mới, đôn-hậu để sùng lễ. Khấu kỳ lưỡng-đoan (gạn hỏi thửa hai mối), yết-thị vô dư giả, sợ học-thuật hậu-thế phân-kỳ vậy. Cớ sao cái học cuả thánh-nhân lớn mà năng thông-suốt, bẩy mươi hai đệ-tử tân-chá (thân gần mà nhiễm được tính hay), thánh-hoá, ngoài Nhan-Tăng ra, hiếm người tạo được thửa vực, huống hồ thửa dưới. Nên sau khi truyền được mấy đời, đạo cuả Dương-Mặc hoành-hành thiên-hạ, may sao Mạnh-tử được chính-truyền cuả Tử-tư, khởi mà trừ dẹp. Đạo thánh thánh tương-truyền, dựa vào để không sa xuống. Không được mấy đời, ắt bạo Tần đốt Thi, Thư, sư-tâm tự-dụng, cộng tộ bất vĩnh, Nhị-thế diệt-vong, Hán giám thửa mất, ắt yêu cầu di kinh, trị thượng khoan-đại, nho-giả đương thời, noi theo để giảng kinh làm nghề, truyền môn danh-gia, đại-giả khiên văn câu nghiã, chấp-nệ nơi huấn-hỗ, thường thường bỏ ý để truyền lời nên cổ-nhân có than rằng: "Đốt kinh, kinh còn; chú kinh, kinh mất". Cái học cuả Mã-Dung, Trịnh-Huyền, cao rộng thì có cao rộng vậy, nhưng chuyên vào vấn học, bỏ qua đức tính; Kinh-Phòng trị Dịch chuyên về bói toán, bị liệt vào tiểu nho tượng-số; Vương-Bật trị Dịch chuyên về nghiã-lý, ắt biến thành thanh-đàm cuả Lưỡng-Tấn, hoặc thiên về gốc, hoặc thiên về ngọn, đó là phân-kỳ học-thuật Hán-nho. Tấn-nho phí-đàm thanh-hư, so với thời Hán, là cái học câu-chấp, cao thì có cao vậy, nhưng mà cao-đại, vô thực, ắt tản mạn vào nhập-thủ, chìm vào cuồng-đãng. Đường trọng thơ phú, tranh đua từ-thao, Khổng-Mạnh tâm-pháp, nhập-thất  hiếm hoi. Đợi đến Viêm Tống-Triệu hưng, sùng nho trọng đạo, ngũ-tinh tụ-khuê, văn-vận thiên-khai. Hi-di đạo xuất, Liêm-khê nối gót, thánh-nhân tâm-pháp, dựa theo xương minh. Sau Nhị-Trình, Quy-sơn kế-thừa. Đạo truyền Dự-chương, sau gởi Diên-bình. Đạo đến tập ăn tập chú Thánh-kinh. Đang thời ấy, Chu đạo vấn  học, Lục tôn đức tính, đạo nhất-quán, phân-kỳ lưỡng kinh. Tôn đức tính, sau Tượng-Sơn có Dương-Minh; đạo vấn-học,xau Tử-dương, Hà Vương kế khởi, Kim Hứa dật hưng. Cho đến ngày nay, Trình, Chu, Lục, Vương chưa sinh dị-đồng, mỗi người mỗi ý, quên mất Trung-dung. Đức tính, Vấn học, há dung thiên trọng. Phép xuất-thế, Thích-đạo vô-bằng. Cuối Tống-Nguyên, phép cuả hai họ dấy lên, chỗ hạ-thủ cũng có bất-đồng. Đạo luyện thủy-phủ, Thích tu ly cung. Hàn-sơn, Long-môn, cái hùng cuả đương thời, phân môn liệt hộ, ai giữ tông nấy. So với tam-thánh, ắt thiếu hồn-dung.Từ đó về sau, xuất tế mưu thực, trụ thế cầu vinh, tam-giáo chân-mạch, đã mê tích tông. Dị-đoan nổi lên như bầy ong, nhiễm-pháp hoành-hành, hung quốc hại gia, khanh hàm ngu mông, biến loạn cựu chương, bại hoại thế phong, ngu tâm như bị thương, muốn cứu cũng không được. Khôn lường cố-lậu, lý-giải Thánh-kinh. Hoang-mậu sai thác, tựu chính cao minh.Biết ta, buộc tội ta, nhiệm  thửa phẩm-bình. Nho từ Đức-tính, Vấn-học phân thú đến nay, tôn đức tính là thủ-ước, lấy cách vật làm cách vật dục; học-giả đạo vấn huỷa dụng thông-suốt, lấy cách vật làm cách sự vật, ai chấp thuyết nấy. Mới hay Đức-tính, Vấn-học, thể-dụng không thể thiên trọng, vật dục, sự vật, thiên nhân cốt tại kiêm nhu. Vật cách cuả vật-dục, ắt kỷ khắc, lễ-phục, đủ để đạt đại-bản cuả thiên-đức; vật cách cuả sự vật, ắt lễ minh, nhạc bị, đủ để đưa đến đại-dụng cuả Vương-đạo vậy, đó là phép cuả tĩnh-thánh, động-vương vậy. Nên nói: "Tôn đức tính mà đạo học-vấn, hai mối đều quan-trọng, chấp một ắt thiên một vậy, tức thể-dụng đều cần". Nếu như tụ nơi người mà không đạt nơi trời, có thể nhập hiền-quan mà không đủ để đạt thánh-vực. Nhưng mà trời cũng khó nói vậy. Hán-nho Đổng Trọng-Thư nói: "Đại-nguyên cuả Đạo xuất từ trời. Học-nhân cử-thế đều lấy đó làm lời thấy đạo, nghiên-cứu nó, hỏi biết nólà gốc ở trời nào vậy?". Nếu lấy lý-thiên làm thiên, ắt thiên tức đạo, đạo tức thiên, không phân biệt đó đây, có xuất-nhập gì? Nếu lấy khí-thiên làm thiên, ắt đại-nguyên cuả thiên xuất từ đạo, mà đại-nguyên cuả đạo không xuất từ thiên. Nên Lão-tử nói: "Đại-đạo vô-hình, sinh dục thiên-điạ". Tên cuả đạo tuy không khác, thực-thể cuả đạo ắt có khác. Dịch nói: "Một âm, một dương gọi là đạo", chỉ bói toán mà nói. Bói toán gốc ở tượng-số, tượng-số không dời âm-dương, đó là đạo cuả bốc-phệ, không phải là đạo cuả Đại-học, đạo suất tính vây. Khộng phải là dịch cuả bất-dịch, bèn giao-dịch, đạo cuả biến-dịch vậy. Đạo cuả Đại-học, Đạo cuả suất-tính tuy gốc ở dịch cuả bất-dịch, nhưng mọi người đều có đạo cuả riêng mình; lại không phải là sinh thiên, sinh điạ, đạo không nói ra được, không gọi tên được. Âm-dương cuả dục-giới, sắc-giới phân ra làm giao-dịch, biến-dịch, hữu-tượng, vô-tượng. Âm dương cuả dục-giới, ắt các loại nam-nữ, trống mái, động-tĩnh, cương-nhu, sống chết. Âm-dương cuả sắc-giới, ắt các loại tinh-đẩu, nhật-nguyệt. Đó luôn luôn là âm-dương hữu-tượng, quá bán thuộc vào giao-dịch. Âm-dương cuả vô-tượng như trời cuả thanh-khí, tải nhật-nguyệt-tinh-thần, bao quát vạn loại cuả đại-điạ sơn-hà, quán-triệt vạn-loại, dưỡng-dục vạn-loại, sinh sát vạn loại, thăng ắt là dương, giáng ắt là âm. Duỗi ra là thần, co vào là quỷ. Đó luôn luôn là vô-tượng cuả âm-dương, thuộc vào biến-dịch. Như vậy, dịch cuả biến-dịch, tuy tựa vô-sắc, vô-tượng, mà kỳ thực bất đồng vô-tượng, vô-sắc cuả bất-dịch. Khí cuả biến-dịch động mà lưu-hành, có chung, có thuỷ. Đại-hạn bất quá 129600 năm, chung quy cùng tận. Lý cuả bất-dịch, tĩnh mà năng ứng, vô chung vô-thuỷ, không rơi vào âm-dương, mà kỳ thực năng chủ-tể âm-dương, chung thuỷ âm-dương, mà là mẹ cuả mộ âm, một dương. Khí thiên tuy tựa lý thiên, kỳ thực rất khác lý-thiên, cũng do tính cuả khí-chất, tâm cuả duy-nguy, khí biện tính cuả bản nhiên, tâm cuả duy-vi vậy. Điều ấy tuồng như đạo sở dĩ dễ theo, mà chân đạo sở dĩ khó tin vậy. Nên Lão-tử nói: "Thượng-sĩ văn đạo, cần nhi hành chi; trung-sĩ văn đạo nhược tồn, nhược vong; hạ-sĩ văn đạo, tắc đại-tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo = Bậc học cao nghe đạo chăm mà học đấy; bậc học bình thường, nghe đạo dường như còn, dường như mất; bậc học thấp kém, nghe đạo cuười lớn đấy; nếu không cười, đạo không đủ lấy làm đạo"(Đạo-đức-kinh, Chương XLI) [310, tr. 40-52]. Trang-tử nói: "Chim én bờ dậu không biết hồng-hộc, hạ-trùng không thể nói về băng, ếch đáy giếng khôn g tin là trời bao la". Tống-Ngọc nói: "Thửa cong xưng cao, thửa hoà xưng quả". Khổng-tử nói: "Đức tu bang hưng, đạo cao hủy đến". Tử-tư-tử nói: "Điều mà người quân-tử bất-cập là vì người khác không thấy". Mạnh-tử nói: "Điều mà người quân-tử làm, chúng-nhân không biết đến vậy". Do đó mà quan-sát, do đó đạo khó nói ra không phải là từ hôm nay. Nên đạo cuả Trình-tử thời Bắc-Tống, xử-thế đều coi là ngụy-học, hô lên là đảng-nhân, hủy-báng nơi triều, khắc vào đá. Tránh nó ắt vô-tội, học nó ắt phạm cấm. Hủy báng ắt hữu công, đời nó mù mịt, không có đất nương thân. Cái học cuả Chu-tử thời Cao-tông, ắt đuơng bị coi là sai lạc, gọi là yêu ma, thửa thân ắt tước chức, đoạt lộc, học trò ắt bị gạt ra đất ngoài biên thùy. Nên Mạnh-tử nói: "Nên sẽ giáng đại-nhiệm xuống người đó vậy, trước làm khổ thửa tâm-chí, mệt mỏi thửa gân cốt, đói khát thửa thân mình, không-phiếm thửa thân, làm loạn-xạ thửa hành-động, sở dĩ động tâm nhẫn tính, gia-tăng thửa bất-năng. Ấy là để thửa luận ngã, không biết ôn cách làm người quân-tử,'' để bất tri, bất-hối làm thánh-nhân. Tử-thủ thiên–đạo, phép Khổng-môn. Trái đạo ngàn danh-dự, giới cuả ngu-đình 虞廷".

       Đạo cuả họ Thích, từ đời Chí-công phân thành thanh-y, hoàng-y. Thanh-y tại nam, trì thụ giới-luật, lấy luật tông-giáo làm đạo-quy, lấy giới định tuệ làm tạo-chỉ, lấy minh-tâm kiến-tính đốn-siêu niết-bàn làm mục-đích, chân-truyền thực-thụ, nên năng thành phật tác tổ. Thông tông hợp giáo, từ lý kiêm-ưu, thụ phất nghinh cơ, hà đảm chính-pháp, thay thế không thiếu người, ấy là thực-pháp. Hoàng-y tại bắc, uống rượu ăn mặn, lặng lẽ theo phương bắc. Sát nghiệt không ngừng, thảng hoặc có người đạt, bất quá ngoan không, vô-vi, bất muội tiền sinh, xuất thai nhập thai, khó miễn luân-hồi. Do kinh ngộ nhập vô-chân chỉ-điểm, gọi là quyền-pháp. Thực-pháp tốt đẹp, siêu-phật việt-tổ. Quyền-pháp tốt đẹp chỉ tiêu-nghiệt. Thanh-y từ Ngũ-tổ trở đi, phân làm nam-đốn, bắc-tiềm. Nam-tông Tuệ-năng tảo-trừ văn-tự, trực-chỉ nhân-tâm, kiến tính thành phật, gọi là đốn-giáo. Thửa đạo đa-truyền hoả-trạch, mà tỳ-kheo tăng-ni, hiếm được chân-truyền. Bắc-tông Thần-Tú, truyền-thụ y-bát, chấp nệ nơi giảng-tụng, không đạt bản-nguyên. Thảng hoặc, kẻ ưu-tú có thể tiêu-oan giải-nghiệt, gặt hái nhân thế phúc-thọ, hưởng nghiệp-đại vinh-hoa, không năng siêu-sinh, liễu-tử, báo tận chung-trụy. Như quả rốc lòng tin theo thanh-giới-tịnh, pháp tại lưỡng-thi, phúc-tuệ song viên, không thoái sơ-tâm, cũng năng gặp được chân-truyền, tiềm nhập chân-tông. Hà đảm Như-Lai. Đại chấn tông-phong. Đạo vốn vô-tư, có cảm tất thông, không giới-hạn luân-loại vậy. Đạo cuả Thái-thượng, trước chân-nhân Nguỵ Bá-Dương, thanh-tĩnh, đạo-đức là chính-truyền cuả Lão-tử kim-đan lô hoả chưa từng nói đến. Thời đó, tam-thánh đồng-nguyên, trong nhau mà không nghịch nhau, luôn luôn tối-thượng một thặng-pháp vậy. Kinh Kim-cương nói: "Lấy phép vô-vi mà có sai biệt". Đạo-đức-kinh nói: "Vô-vi mà hoá". Đức Khổng-tử cũng nói rằng: "Không làm gì mà trị yên được thiên-hạ là Vua Thuấn vậy ư? Ngài có làm gi đâu? Chỉ giữ mỉnh cung-kính, ngồi ngảnh mặt về hướng nam đó thôi!" (Luận-ngữ XV/4). Thanh-tịnh Kinh lấy thanh-tịnh làm chủ. Kinh Kim-cương cũng nói thanh-tịnh. Sách Đại-học lấy định tình làm nhập thủ. Đạo nói hư-vô, Phật nói tịch-diệt, mà sách Trung-Dung cũng nói: "Thượng thiên tải vô-thanh vô-xú". Đạo nói: "Thủ nhất". Phật nói: "Quy nhất", mà Nho cũng nói: "Quán nhất". Phật nói 'Sắc không', Đạo nói 'Hữu vô', Nho nói 'Hiển vi'. Phật nói 'Quan âm', Đạo nói 'Quan tâm', Nho nói 'Nguyện xét rõ minh mệnh cuả trời'. Đạo nói 'Phục-mệnh', Nho nói 'Phục lễ', Phật nói 'Cũng phục như thế'. Phật nói 'Minh tâm kiến tính', Đạo nói 'Tu tâm luyện tính', Nho nói 'Tồn tâm dưỡng tính'. Phép hạ-thủ, mục-đích, Tam-giáo đồng-nguyên. Nấu kim tác khí, hoá băng thành nước, nguyên không dị-đồng, há phân này nọ? Từ ngày Ngụy Bá-Dương mượn Dịch tỏ rõ đạo, lý tính-mệnh hợp với thiên-đạo âm-dương, tham bác quái-hào, Hà-Lạc, ngửa xem cúi xét, gần lấy nơi thân, xa lấy nơi vật. Nhân hàn-thử thăng-giáng, nhật-nguyệt tròn khuyết, vật loại trống mái, tham-bác mà đông-tây hợp nhau mà đồng đấy, ấn-chứng nhân-thân, như hợp phù-tiết. Lấy tính-mệnh bẩm nơi trời. Tại trời, Đại-dịch là kiền, kiền tại ngũ-hành là kim, nên lấy thể cuả nguyên-tính làm tỷ-dụ cho kim. Nhân thần ngưng khí tụ, vạn mạch quy-nguyên. Tình trí cần đến nhau, tiêu-diệt  lẫn nhau, hồn dung một đoàn. Nên lấy dụng cuả nguyên-tính, tỷ dụ làm đan. Thần cư nơi ly, tiên-thiên tại đông. Đông là thương-long, thất-tú phân dã, nên nói là thanh-long. Khí cư nơi khảm, tiên-thiên tại tây, tây là bạch-hổ, thất-tú phân dã, nên nói là bạch-hổ. Ly hoả sinh nơi đông mà vượng nơi nam, nên ly hoả từ đông sang nam, thay thế kiền tiên-thiên. Nam là Chu-tước, không-phận cuả thất-tú, nên lại gọi đó là xích-long. Khảm thủy sinh phương tây, mà vượng nơi bắc, nên khảm thủy từ tây sang bắc, thay thế khôn tiên-thiên. Phương bắc là huyền-vũ, thất-tú phân dã, nên lại nói là hắc-hổ. Ly tại phương nam, tiên-thiên biến ra hậu-thiên, nguyên-thần che lấp nơi thức-thần. Thức-thần  dễ phóng ra mà khó thu vào, nên tỷ-dụ là hống (thủy-ngân). Khảm tại bắc-phương, cũng là hậu-thiên, nguyên-khí lụy vào trọc-tính, dễ chìm mà khó nổi, nên  tỷ-dụ là chì. Đó là do-lai cuả dược-vật vậy. Ly hoả là mặt trời, khảm thủy là mặt trăng. Trong ly nạp kỷ, trong khảm nạp mậu. Hợp chữ nhật với chữ nguyệt thành ra chữ dịch , giao ắt sáng, đốt ắt thành đan. Mậu-kỷ giao ắt là đao (dao), nhị thổ giao ắt là khuê (hòn ngọc trên tròn như trời, dưới vuông như đất). Đó là dao khuê cuả kim-đan vậy. Ly cung là 9, kiền hào là 9, ly chuyển làm kiền, nên nói rằng cửu-chuyển. Trong khảm + có một hào dương, khí thượng thăng, luôn luôn quay về kiền thể, nên nói rằng hoàn-dương. Thành kiền ắt dương hoàn, dương hoàn ắt cửu-chuyển, cửu-chuyển ắt kim thuần, kim thuần ắt âm-dương hợp nhất, hợp nhất ắt đan thành. Đan thành nơi ly. Ly tại hậu-thiên là cửu tử (9 tím), nên nói rằng cửu-chuyển hoàn dương-đan. Cửu-chuyển kim-đan, cửu-chuyển tử-kim-đan, chủng chủng tỷ-dụ, chủng chủng danh-hiệu, tằng kiến điệp-xuất, vạn biến bất cùng. Nên  nay kẻ nghe thấy tai ồn, kẻ thấy mắt sáng. Thiên kỳ, vạn phái, nghi điểm sinh sôi, mà lô hoả, thái bổ, dọn đi mất, bề ngoài thổ-nạp làm ngoại-đạo bàng-môn, do đó mà ra vậy. Há biết kim tức thiên, thiên tức lý, khắc kỷ phục lễ, một lời tận hết. Ban đầu tam-thánh lập-giáo, để tồn tâm dưỡng tính, minh-tâm kiến-tính, tu tâm luyện-tính, bão-nguyên thủ-nhất, vạn-pháp quy nhất, chấp trung quán nhất làm tiêu-chuẩn; lấy thanh-tĩnh vô-vi, định-tĩnh vô-vi làm nhập-thủ, lấy từ-bi, cảm-ứng, trung-tín làm công-phu; lấy tam-quy (quy-phật, quy-pháp, quy-tăng), ngũ-giới (đừng sát-sanh, đừng trộm cắp, đừng tà-dâm, đừng nói láo và đừng uống rượu), lục-độ, vạn-hạnh, tam-hoa ngũ-khí, ngũ bách đại-giới, tam cương ngũ thường, phi lễ chớ dòm, nghe, nói, là hành-trì; để tận-tính trí-mệnh, quy-căn phục-mệnh, cũng làm như thế, làm cứu cánh. Đại trung chí chính, tận thiện tận mỹ, không dám phóng-ngôn cao-luận, tư-ý huy-hoắc, sợ hào ly vi-sai, lầm lẫn thiên-lý, nên thân độ thanh-luật, quy-viên củ phương phạm–vi thiên-điạ, sư biểu bách vương, trải vạn thế mà vô tệ-hại vậy. Đạo từ kim-đan dựng lên, mạt-lưu đa nhập nơi chấp-tượng; phật-tử truyền-thất cuả đốn-sát, mạt-lưu đa nhập nơi ngoan không. Nho từ khi Khổng-Mạnh mất đi, Trình-Chu đã giáng, hoc-giả họp nhau nơi ngôn-ngữ văn-tự. Nho họp nhau nơi văn-tự, thường noi theo nhân-đạo. Thích-Lão chân thật, khái vô túc quan. Đã vô chân-tu, nhỏ ắt lỗi di-luân, quá đáng ắt tội trí-loạn. Đó không phải là lỗi cuả Lão-tử, Thích-ca, bèn là hậu-thế học-giả kiểu uổng quá chính, thoát lược luân-thường, thất-sách ở chỗ bỏ người cầu trời. Bởi chưng Lão-tử phục-quan lịch-sĩ dưới triều Chu, chưa từng tuyệt nhân mà vô-quân. Thích có phật-tử, thế-tập sinh Phật, tăng nào di-luân mà không có cha? Khổng-tử làm Tư-khấu, ba tháng mà bỏ Lỗ, Mạnh-tử dung khanh, không lâu mà bỏ Tề. Nhan-Mẫn suốt đời không làm quan, không phải là thời quân tước đoạt, tài-lực bất-xứng, biệt hữu sở vi, nên không vướng viú vào lợi-lộc phú-quý vậy. Bởi chưng lấy lý vi đạo đại, tuy là người không biết nói. Phật-Lão đều trai-giới, trực-hạnh minh-ngôn. Khổng-tử tuy ngậm lại mà không lộ ra. Phật-Lão chủ một đoàn, không sợ gì. Lão bèn là thần cuả đại-hoá, không bị đời trói buộc, Khổng-tử ắt vô-vị, vô-quyền. Xử-trí lhông phải chỗ cuả mình, nên mang hình-tích, nguy hạnh, ngôn tốn, duy khúc cao hoà quả, đức tu báng hưng vậy. Nếu không như thế, Hương-đảng một thiên, rượu mua nem mua không ăn, không nấu chín không ăn, không phải đúng nước tương không ăn, không đúng muà không ăn, không bỏ ăn gừng. Ngoài ra, như Quý-khang-tử, Yên Khổng-tử tường-thuật: Khổng-tử không có thịt không ăn, ăn chay tất biến-thực. Đức Khổng-tử rất thận-trọng trong việc trai-giới, chiến-trận và tật bệnh (Luận-ngữ VII/12). Người quân-tử trai-giới để thân-minh chứng quán thửa đức. Không n hững chế-giới ba ngày, tán-giới bẩy ngày, kỳ thực không ngày nào là không trai-giới, bởi chưng ăn tanh ắt sát-sinh hại lý, sai đức nhân dưỡng-âm. Ăn mặc ắt che lấp tính, u-mê trí, thanh dương không thăng, thần minh không tới. Không giới ắt tâm-trí tán-loạn, tình-dục tạp-đầu, tinh-thần thất-thủ, rơi vào nơi ô-uế. Người hữu-tâm hội-ý, tam-giáo thánh-nhân ở đất lạ ắt xử-sự như thế. 

          Đương thời tam-giáo phân-môn, trái nghịch nhau, xích mích nhau, ai giữ ý nấy, không năng hợp-nhất, gặp nhau nơi con người, không đạt nơi trời, mê quên căn-bản. Lão-tử bèn là ông tổ truyền-đạo, sau khi đông-độ, Khổng-tử thành chí-thánh, khuyết truyền lời than cuả rồng, tây-hoá hồ-vương nghịch chân-kinh, cửa Hàm-quan hiện điềm lành tử-khí. Trâu xanh đi về hướng tây, đạo truyền Thiên-trúc. Bạch-mã đông lai, phật hưng chấn đán. Đạo Khổng-Mạnh có dựa vào Lão-Đam. Cái học cuả Chu-Trình thực gốc ở Hi-di. Làm lại-quan, Hoa-sơn đạo-sĩ, đều có ích cho Nho, không làm hại gì Nho. Cớ sao từ Hàn-Dũ trở đi, lấy hủy Phật, tránh Lão làm chính-sự? Từ Tân-an trở lại đây, lại đả-kích hai chân-nho Lục (Tượng-Sơn)-Vương (Dương-Minh). Hàn-Dũ tránh Lão, mà cháu ông là Hà-tương-tử cuối cùng thành lĩnh-tụ hoàng-quan. Đạo thành trên trời, danh lưu dưới thế-gian; miếu-mạo thơm-tho, đàn-bà con nít đều biết. Do đó mà quan-sát, nhiều thứ trốn tránh ấy. Văn công, nhân-phẩm, vốn dĩ chính-đại, nhưng Khổng-Mạnh đường-áo, sai một ly, nguyên-đạo luận học, không nói cách-trí, nhập thủ đã sai, các điều khác  có thể suy ra được. Công-nghiệp văn-chương rất ư là khả-quan, tính-mệnh thiên-đạo chưa thể nghị-luận được. Cái học cuả Chu-Lục, trước nghịch sau hợp. Học-nghiệp cuả Dương-Minh cuối cùng không ma-diệt được. Mà luận dị-đồng, đến nay chưa xong, do môn-hộ thiên lệch vậy. Hà-đồ, Lạc-thư, một thuận, một nghịch. Hà-đồ thuận-hành tương-sinh, một thể vạn hình-thù, do thể nhập dụng. Lạc-thư nghịch-hành tương-khắc, vạn hình-thù một thể, toát dụng quy thể. Hà-đồ lấy 7, 8, 9, 6 làm tứ-tượng. 7 là thiếu-dương, 8 là thiếu-âm. 7 là ba quẻ chấn-khảm-cấn, đều là 1 hào dương, 2 hào âm. Dương ắt lẻ tròn, chu-vi 3, 3 dùng thửa toàn. Âm ắt chẵn vuông chu-vi 4,  4 dùng phân nửa, 3 dùng nguyên. 1 dương là vua, được số 3. 4 dùng phân nửa, 2 âm là dân, được số 4. 3 + 4 = 7. Ba nam-quái đều 7, nên nói là thiếu-dương. 8 là ba quẻ tốn-ly-đoài, đều là 2 hào dương, 1 hào âm.  Hai hào dương được số 6, một hào âm được số 2. 6 + 2 = 8. Ba quẻ nữ đều 8, nên nói là thiếu-âm. Sáu quẻ con đều thiếu, là nói tương-đối với hai quẻ phu-mẫu kiền-khôn nhị-lão vậy. Kiền phụ thuần dương, 3 x 3 = 9, nên nói là lão-dương dụng cửu. Khôn mẫu thuần âm, 2 x 3 = 6, nên nói là lão-âm dụng lục. Lão biến mà thiếu không biến, là vì vật cực ắt phản. Dương cực ắt biến thành âm, âm cực ắt biến thành dương. Kiền dụng cửu, ắt biến thành 8. Kiền hạ giao khôn, hư mà thành ly vậy. Khôn dụng lục ắt biến thành 7. Khôn thừa kiền mà biến ra khảm. Lấy lý mà nói, ắt kiền dương thuận tiến, do thể nhập dụng, nên kiền dùng ly hậu-thiên, ly số 9 vậy. Khôn âm nghịch thoái, do dùng phản-thể, nên khôn dùng khảm tiên-thiên, khảm số 6 vậy. Khảm vốn trung-nam, khảm là mặt trăng, hiệu là thái-âm. Ly vốn trung-nữ, ly là mặt trời,mà mặt trời là thái-dương. Đó là nghiã cuả âm-dương hỗ-căn vậy. Trong dương ngậm âm, ngoại-tượng là dương. Trong âm ngậm dương, ngoại-tượng là âm. Hà-đồ tích cuả thiên-số là 25, tích cuả điạ-số là 30. Tích-số cuả thiên-điạ là 55, trừ 5 không dùng, chỉ dùng 49.**** 5 là dụng cuả thái-cực. 1 là thể cuả thái-cực. 49 = 7 x 7 là tích-số vậy. Dương đến 7 ắt biến ra âm, âm đến 7 ắt dương phục. 6 ắt biến cơ chưa đến, 8 ắt biến-cơ đã qua. Đó là cơ-hội biến-hoá cuả Dịch vậy. Nên thiệt-thi dùng số 7 x 7 = 49. Hà-đồ là đất, đất trọng trọc. Lạc-thư là trời, trời khinh-thanh. Trọng-trọc ắt số nhiều, khinh-thanh ắt số ít. Tích-số cuả Lạc-thư là 45, thành-số cuả thiểu-thổ nên  khinh-thanh mà biến-dịch chú hành 注行 không ngừng. Tích-số cuả Hà-đồ là 55, thành-số cuả đa-thổ, nên trọng-trọc, mà giản-hậu bất-thiên. Thiên vốn là dương, số dương lấy 5 làm trung. Thiên-khí có thăng, có giáng, thăng ắt là dương, dương-số 5: giáp, bính, mậu, canh, nhâm; giáng ắt là âm, âm-số 5: ất, đinh, kỷ, tân, quý. Điạ vốn là âm, âm-số lấy 5 làm trung. Điạ có đối-đãi từ tý đến tỵ là nội, từ ngọ đến hợi là ngoại. Thổ nhị cuả thiên-can, thổ tứ cuả điạ-chi, đều là thổ nhiều vậy. Nên trời lấy khí làm thể, mà đất lấy thổ làm thể. Trời lấy 5 làm dụng, nên ngũ-âm tam phân tổn-ích mà tượng thiên. Điạ lấy 6 làm dụng, nên lục-luật cách bát tương-sinh mà pháp-điạ. Cổ-nhân hoạ tỉnh phân cương, kiến bang thiết đô, bố binh bài trận, hạ trại an doanh, cơ chính biến-hoá, tất gốc tại Lạc-thư. Học-giả thấy cổ-nhân hoạ tỉnh phân cương, bắt rễ từ Lạc-thư, thường lấy Lạc-thư làm điạ-bàn, mà không biết là dụng tuy tại điạ, kỳ thực pháp thiên vậy. Nên niên bạch, nguyệt bạch, nhật bạch, thời bạch, cửu vị chuyển-vận, cát hung tương-thác, lớn nhỏ xen kẽ, nên đạt được nguồn cuả Lạc-thư, ắt tích thiên-thời. Đạt nơi nguồn cuả Hà-đồ, ắt biết điạ-lợi. Đạt nơi thiên-lý, điạ-lý, tính-lý, tam lý nguồn cuả nhất bản, ắt đuợc nhân-hoà. Đạt nơi khí, không đạt nơi lý, gọi đấy là thiên lệch. Đạt nơi lý, không đạt nơi khí gọi đó là tố (nguyên chất). Đạt nguồn cuả lý, minh-dụng cuả khí, tân điạ-lợi, là đạo nội-thánh ngoại-vương, đại- trung chí-chính. Vi cuả lý, tận-tính chí-mệnh, hiển cuả lý, tam-cương, ngũ-thường, trải vạn-cổ mà bất-dịch. Ẩn cuả khí, vận-hội thăng giáng; hiển cuả khí, thế-đạo biến-thiên, dương nhân thời mà chế-nghi.

        Nhật-nguyệt-tinh-thần tốt đẹp nơi trời. Bách cốc thảo mộc tốt đẹp nơi đất, tức tốt đẹp nơi thổ vậy. Thanh-khí là trời, thổ cũng là đất, tốt mà không hư vậy. Con người chỉ biết bách cốc thảo mộc đẹp nơi đất, mà không biết đất tức là một vật trong trời. Hoàng-đế hỏi Kỳ-Bá: "Đất là một vật trong trời, cũng có chỗ dựa sao?". Kỳ-Bá đáp: "Đại-khí nâng lên". Quỷ xúi mới biết trên đất có trời, mà không biết dưới đất cũng có trời. Kỳ-Bá nói: bốn phiá bên ngoài đất là trời. Chưa từng nói đến bốn phiá ngoài trời cũng là trời vậy. Bốn phiá ngoài trời cũng là trời, duy Thái-thượng Lão-tử bất nhất nói đến. Thanh-tịnh Kinh nói: "Đại-đạo vô-hình sinh dục trời đất". Đạo-đức Kinh nói: "Vô-danh là chỗ bắt đầu cuả trời đất". Bản-hành Tập-Kinh nói: "Tên cửu-thiên gọi là  di-la (di = xa xôi, là = bao la), trời trên trời, là thượng cực vô-thượng". Đó luôn luôn là chỗ sâu kín cuả Đại-đạo, uyên-áo cuả chí-lý. Thượng thiên cấm-bí, không được võng-truyền. Quý mà kính đấy, không ai là không bảo cho. Không gì không quán gọi là di, không gì không bao gọi là la. Đại-khí nâng đất, đạik-đạo sinh trời.

         Kẻ sĩ tục-học, phần đông có thể biết, có thể thấy làm sự-nghiệp, mà không biết  sự-nghiệp cuả thánh thần vưọt qua tri-kiến cuả phàm-dung, như Trung-Dung nói: "Quỷ thần mà hiểu rõ, thử hỏi cái thành thật ở trong con người ta làm sao mà che giấu đuợc!" (Trung-dung, Chương XVI). Thánh-nhân tam-giáo, vạn thế sư biểu, bách vương mô-phạm, trở đậu hinh-hương, lâu dài mà di-tân. Nho do chí-thiện định tĩnh, không dòm, không nghe, đạt trời vô-xú vô-thanh mà thành thánh; đạo do thanh-tĩnh vô-vi, tịch-đàm xung hư mà thành tiên. Thích do giáng-phục lòng mình, tịch-diệt chân không mà thành Phật. Nhân kỳ bất nhập chấp  tượng, nên khôn rơi vào ngfoan không. Không trung bất không, là vì diệu hữu, Diệu ắt thần minh bất trắc, hữu ắt thể vật bất di 不遗. Cổ nhân đức tu báng hưng 谤兴, đạo cao hủy lai, khúc cao hoà quả 和寡, cử thế chẳng dung, bất hối bất ôn, tử-sinh lấy đấy, là cớ vì đạo vậy. Vua Văn ở tù Dữu-lý, Khổng-tử bị nguy ở nước Trần, nước Sái, cái học cuả Trình-tử rong ruổi nơi Sái-kinh, cái học cuả Chu-tử bị đuổi ra nơi Đà-vị. Một là tục-nhãn biết, thấy ít, cho là kỳ-quái nhiều; hai là tinh kim chờ luyện, động tâm nhẫn tính, phân  sở dĩ nhiên. Thứ nữa như âm-dương bình-loạn, hữu công không thưởng, tiêu-tự đàm thiền, bên trong dường như vô-sự, vị đời nhạt nhẽo vậy. Nguyên-Định phụ-tá Chu, vô tội bị đuổi, kiềm-chế truyền-đạo, hoạ loạn không tránh, thấy lý chân vậy. Như Bản-triềuThế-tổ Chương-hoàng-đế, Thế-tông Hiến-hoàng-đế đều thâm thám lý-quật, nghiệp-khế đạo-điệu, đạo với quyền hợp vậy. Như thế chính-trị cuả thánh-nhân có thể minh-hành, đạo cuả thánh-nhân chưa dám hiển-truyền, một là sợ thần dân khó biết hết cả, biến canh bất dịch; hai là lý vi đạo đại, kỳ-lộ dễ sinh, võng-phó lưu độc, dễ phóng ra, khó thâu vào, trí lệnh tư man, sở dĩ Thế-tông viết ra ngữ-lục để tỏ chí mình.

        Thế-tổ bỏ giang-sơn như giầy cũ, hữu đạo vô-quyền, nhưuy hai thánh-thượng không năng lấy vi cuả đạo ấy, biến dụ thần–dân, huống hồ người dưới thì phải làm sao? Ô hô! Đời đại-đồng đã qua, giang-hà nhật hạ, tập nhiễm đã thêm, không thể làm gì được. Làm ra sách Đại-học gốc ở Nghiêu-điển, nên lấy minh-đức nhập thủ, thửa thứ-tự tu-tề-trị-bình, tức khắc làm sáng tiến-đức để thân cửu-tộc, cửu-tộc đã thân-thiết; bình chương trăm họ chiêu-minh; hiệp hoà vạn bang, lê dân nơi biên-thùy hoà nhã. Thửa định-tĩnh an-ngược, bèn phát-huy sâu kín cuả văn-tứ an-an.

Thửa cách vật trí tri, bèn biểu-chương nghiã cuả cách nơi trên dưới. Cảm-cách, cách-trừ, cách-chí, ba nghiã kiêm đủ. Mà nghiã cuả cách-chí trong Nghiêu-điển được nhiều, thửa bản-mạt, tiên-hậu, thủy-chung, tức minh-đức chí vu vu biên chi tự vậy.

Nghiêu-điển mệnh Hi, Mệnh Hoà vu vu liên  chi hậu, tận nhân hợp thiên vậy. Đại-học nói về nhân-sự, mà thiên-sự chưa từng nói đến, ai giữ phận nấy, lời không vượt ngoài chức-phận. Trời cuả thiên-lý, học-giả chính-vụ. Trời cuả thiên-thời, còn nơi hữu-ty vậy. Làm ra sách Trung-dung gốc nơi truyền-tâm cuả Ngu-Diên. Thang-Cáo nói về tính, nhân-tâm, đạo-tâm, thiên–đạo, nhân-đạo vậy. Duy-nguy, duy-vi, hiển-vi phí-ẩn vậy. Không thiên lệch gọi là trung, vững tin gọi là dung. Trung là thể cuả đạo, dung là dụng cuả đạo. Vững tin theo đạo Trung-dung là dùng thửa trung vậy. Duy

hoàng giáng trung, nếu có hằng-tính, thiên-mệnh gọi là tính vậy. Duy tinh, duy nhất, doãn chấp quyết trung. Suất tính gọi là đạo vậy. Thưa lời không ngó, không dương, vô thanh vô xú, dương dương như tại, thể-vật bất di, đều phát-huy chân-thể cuả duy-hoàng. Thửa lời tam đạt-đức, ngũ đạt đạo, cửu kinh tam trọng, vị dục tham tán, bèn cực suy đại-dụng cuả giáng-trung. Thửa nói đức tính học-vấn, quảng-đại tinh-vi các sự, bèn phân tính hai mối thiên-đạo, nhân-đạo, thi-hành đại-quyền cuả 'doãn chấp quyết trung'. Không là ẩn-quái, đoan nhập cửa cuả đức, không bỏ cuộc giữa đường, đến như độn thế không ai biết đến mình cũng không hối tiếc, ắt vui với trời và biết mệnh trời. Người quân-tử, không nhập nào mà không tự-đắc. Không tránh cạm bẫy, trí không phải là chân-trí. Không biết thực-vị, ngu thật là ngu. Đạo ấy sở dĩ không dễ hiểu rõ, không dễ thi-hành. Ăn để dưỡng-âm, uống để dưỡng, chất cuả đồ ăn thức uống gốc ở đất, có hình dễ thấy. Vị cuả đồ ăn thức uống gốc ở trời, vô hình khó dòm. Vị cuả ẩm-thực nằm trong ẩm-thực, đạt bên ngoài âm-thực. Không trung thực-tượng, trông tựa đạo, nên lấy làm tỷ-dụ. Phép cách-vật, có yếu-đạo.

Trước cách lý cuả vô-cực, cùng đại-nguyên cuả trời đất. Thứ đến cách khí cuả thái-cực, nghiên-cứu cha mẹ cuả vạn-vật; thứ nữa, cách tượng cuả lưỡng-nghi, phân-biệt do lai cuả động-tĩnh. Lý cuả vô-cực hình tượng đều không thanh-xú,  đều thanh-xú tiêu-diệt, là bản thủy cuả trời đất, đại-nguyên cuả tính-mệnh, có thể hội-ý, khó tìm tông-tích, vô thủy vô chung. Tĩnh mà năng ứng, vô-tư vô vi, hữu cảm tất thông.

Nếu không thăng đường nhập-thất, mặc khế thần-hoá, chưa thể cùng nhau nghị-luận.

Cách khíanh xú xú thái-cực, tuy vô hình-tượng mà năng hình hình tượng tượng. Tuy vô thanh vô xú mà thanh thanh xú xú. Thửa thủy vậy, vạn-vật đuổi theo nó mà hữu thủy. Thửa chung vậy, vạn-vật đuổi theo nó mà phản chung. Khí thái-cực, dương thanh, âm trọc. Thanh khí thành đại-khối cuả hình mà là  trời, trời bao bên ngoài đất, tải tinh-tú, nhật-nguyệt mà vận-nành không ngừng. Trọc khí thành đại-khối cuả hình mà là  đất, đất ở trong trời, tải sơn xuyên động-thực mà dầy nặng không đổi.

Trời lấy khí sinh muôn vật, khí lấy thăng-giáng phân âm-dương. Thăng ắt tốt lành và và ấm, giáng ắt tốt lành và lạnh. Sơ thăng mà ấm-áp là xuân, thăng cực mà nóng là hạ, sơ thăng mà mát là thu, cực thăng mà lạnh ắt là đông. Xuân, hạ, thu, đông giao cung quá độ, trong khoảng tứ-ngung, ngũ-hàn là tứ-quý. Đất lấy thổ tải muôn vật, lấy nam-bắc phân âm-dương. Phương nam nóng nhiều, phương bắc lạnh nhiều, phương đông ấm nhiều, phương tây mát nhiều. Tứ-ngung tức là tứ-quý cuả trời.

Lạnh ắt thuộc thủy, nóng ắt thuộc hoả, ấm ắt thuộc mộc, mát ắt thuộc kim, mà trong khoảng tứ-quý khí thuộc thổ. Khí âm-dương ngũ-hành sinh thành vật. Đại-khái tần-khí-chất thửa thành hình có năm loại: vũ (loài chim), mao (thú vật), lân có vẩy (cá mú), giáp có mai (loài ruà,  ba ba), loã (người ta). Mà loại hoá sinh là dư-khí, hợp lại thành sáu. Chạy nhẩy là động-vật, có hình, có thần buộc vào trời, thửa gốc thuộc trên, lấy thần-khí-chất hợp mà sinh. Thần vốn nhất-trí, khí có vạn-thù, đại-cương có năm loại là: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Bẩm kim mà sinh gọi là giáp-trùng, ngoài cứng trong mềm, loại-tộc có 360 loại, mà ruà là trưởng. Bẩm mộc-khí mà sinh là mao-trùng. Ngoài mềm trong cứng, tộc có 360 thứ, mà lân là trưởng.

Bẩm thủy-khí mà sinh là lân-trùng, thường tiềm mà năng bơi lội, thủy tính mà nhuận-hạ vậy. Thửa tộc có 360 thứ, mà rồng là trưởng. Bẩm hoả-khí mà sinh là vũ-trùng, thường ở trên cao mà biết bay, hoả tính viêm thượng vậy. Thửa tộc có 360 thứ, mà phượng là trưởng. Bẩm thổ-khí mà sinh, kiêm toàn cuả kim-mộc-thủy-hoả mà sinh, là khoả-trùng. Không cậy vào vũ, mao, lân, giáp, bị lấy y-quan mà cư cung-thất, lấy tứ-linh (long, lân/ly, quy, phượng),  làm súc, thửa tộc có có 360 thứ, mà thánh-nhân là trưởng. Kim thuần chủ nghiã, nên thần-quy dùng để bói, mà dự cáo cát hung. Mộc thuần ắt nhân, nên lân không thương sinh, là điềm lành cuả thánh hiền. Thủy thuần chủ trí, nên thần long biến-hoá, lưỡng-tại mạc trắc. Hoả thuần ắt văn-minh mà có lễ, nên phương toàn ngũ-sắc, ưng-hành có trật-tự mà thửa phối-ngẫu không loạn. Thổ thuần ắt thống tứ-đoan, kiêm vạn-thiện. Âm cuả vũ-trùng thanh cao gần chủy. Âm cuả mao-trùng, dài thẳng gần giốc. Âm cuả giáp-trùng, thu-liễm gần thương. Âm cuả lân-trùng, thấp xuống gần  vũ.Mà cong người ắt thông ngũ-âm, đạt nơi lục-luật. Thửa hình ắt kim ngắn, mộc dài, hoả nhọn, thủy cong, thổ ắt lấy tròn làm đầu. Thửa khí thuần ắt mỗi mỗi giống thửa hình, mà tạp nơi thiên lệch, ắt vạn-hữu bất tề vậy. Phàm cửu-khiếu ắt hình giao mà sinh thai. Bát khiếu ắt khí giao mà sinh trứng. Tộc mộc-hoả thường ở trên bộ. Tộc kim-thủy thường ngâm dưới vực sâu. Phân làm dương thăng âm giáng vậy. Tiên-hạc duỡng thần, biết linh cuả mộc hoả; thần quy điều-tức, được tinh-hoa cuả kim-thủy. Nên một mặt thông thần, một mặt vũ-hoá. Thiên-khí giáp một vòng 365 ¼ độ cổ, lại có kinh-tinh cuả nhị-thập-bát tú, tuy độ cuả thửa quản, có ít nhiều bất-đồng, phàm khí cuả mỗ tú, mỗ độ, thửa hình tính giống mỗ tú. Lấy âm-dương suy-vượng, thuần-bác, tinh-tú cát hung, mà phân quý-tiện, đại-tiểu, trí-ngu, hiền dữ, thư-hùng, yểu thọ khác nhau.

Điều ấy dẫn mà thân đấy, khuyếch mà sung đấy, xúc loại mà trưởng đấy, động-vật tuy nhiều, khả dĩ theo đó mà biến cách vậy.

 

        Đất lấy ngũ-chất tải muôn vật, đợi thiên-khí mà sinh sau. Chất trọc thuộc Tĩnh, tĩnh ắt thực-vật rễ sinh nơi đất. Lấy sinh-trưởng làm động, lấy bất năng tự-động làm tĩnh. Núi sinh-sản ngũ kim thảo-mộc, là tĩnh ở trong tĩnh. Lấy xương để tượng điạ. Nước sinh nơi núi mà nhuận thảo-mộc, là động ở trong tĩnh. Lấy máu để tượng điạ, Vẻ đẹp cuả thảo-mộc thành hình, mà người năng ăn là ngũ-cốc, rằng: rễ, bông luá, sừng, rây bò dài dưới đất, dây treo. Phàm rễ, lá, hoa, quả, cành, thân cuả ngũ-cốc, sắc xanh vị chua, hình thẳng mà dài, gốc mộc khí cuả xuân mà sinh, con người ăn nó ắt nhập gan mật mà sinh gân. Sắc vàng, vị ngọt, hình tròn triạ, gốc thổ cuả tứ-quý mà sinh, con người ăn nó ắt nhập hai kinh tì-vị mà sinh thịt. Sắc đỏ vị cay, hình nhọn, gốc hoả-khí cuả hạ mà sinh, con người ăn nó ắt nhập tâm-kinh, tiểu-trường-kinh mà sinh máu. Sắc trắng, vị đắng, hình ngắn, gốc ở kim-khí cuả thu mà sinh, nhập phế-kinh, đại-trường-kinh mà sinh khí. Sắc đen, vị mặn, hình khúc-khuỷu, vốn thuỷ-khí cuả đông mà sinh, nhập thận-kinh, bàng-quang-kinh cuả đông mà sinh

cốt. Nhẹ mà vị nhạt là thuộc dương nhập khí-phân mà thượng-thăng. Nặng mà vị đậm-đà là thuộc âm, nhập huyết-phân mà hạ-giáng. Phàm thực-vật lấy khí-chất hợp mà có sinh, vô-thần nên vô-tri, mà rễ sinh nơi đất. Trong khoảng trời đất muôn vật tuy nhiều, không ra ngoài động-vật, thực-vật; động-thực-vật tuy nhiều, không ra ngoài ngũ-hành; ngũ-hành tuy nhiều, không dời khỏi âm-dương; âm-dương gốc ở thái-cực, thái-cực gốc ở vô-cực. Lý cuả vô-cực gốc ở vô-hình, long-mã xuất, Hà hiện Đồ, mượn loài cuả trời đất sinh-thành để hình-dung ra. Thái-cực gốc ở vô-tượng, thần-quy xuất Lạc, vác một loại khí lưu-hành để tượng-trưng, ở đó Hi-Hoàng hội, số cuả trời đất bắt rễ từ tĩnh-thể cuà Hà-đồ đối-đãi, hoạ tượng cuả tiên-thiên bát-quái.

Văn-Vương hội vào số cuả một khí lưu-hành, đổi tĩnh-thể cuả tiên-thiên thành động-dụng cuả hậu-thiên. Lúc Dịch chưa được vẽ ra, Dịch tại trời đất. Sau khi Dịch được vẽ ra, trời đất tại Dịch. Hà-Lạc nói khí hiện ra trong thực-tượng cuả không trung. Linh-Luân nhân đó làm ra nhạc. Hà-đồ thiên nhất, Lạc-thư lý nhất. Thiên nhất là tông cuả ngũ-hành, lý nhất bèn là khởi thủy cuả nhất dương. Nên ngũ-âm, lục-luật, độ-lượng-hoành (đo, lường, cân) từ đó mà dựng mối đầu. 1 là lẻ vậy, lẻ tròn, chu vi 3, 3 x 3 =

9, 9 x 9 = 81 ty là dây đàn cuả hoàng-chung, do đó tam phân tổn ích. Đến số 64, tam-phân bất-tận, nên âm dừng ở số 5. Lẻ tròn chu vi 3, nên luật quản cuả hoàng-chung, đuờng kính ba phân, 3 x 3 = 9, nên dài 9 tấc, do đó mà cách bát tương-sinh, mà âm bắt đầu có 8 (bát-âm), luật quản cuả hoàng-chung, chúa được 1200 hạt luá nếp đen hay hạt luá muà, nặng 12 thù (= 1/24 lạng), la tượng cuả 12 tháng vậy. 24 thù là 1 lạng, là tượng cuả 24 tiết-khí vậy. 16 lạng là 1 cân, hợp thành 384 thù, tức là tượng cuả 384 hào, cuả cuả 64 quẻ, vậy. Do đó nhân bề rộng cuả cự-thử 秬黍, tức phân ra tấc mà sinh độ, nhân dùng khí-cụ cuả cự-thử, tích-hợp làm thăng, mà chủ lượng. Biết điều đó có thể biến cách luật độ-lượng-hoành vậy. Hi-Hoàng vẽ quẻ, để nêu rõ vật tượng trong trời đất. Hoàng-đế nhân đó mà sáng chế ra y-quan, trị cung-thất, tạo khí mãnh để làm thuận-lợi cho việc dùng cuả dân. Ngôi  trời ở trên, ngôi đất ở dưới, mà lễ cuả tôn-ti sinh ra. Kiền xưng là cha, khôn xưng là mẹ, mà lễ trong họ-mạc sinh ra. Tam-thiếu là nam, mà lễ trong anh em sinh ra. Tam-thiếu là nữ, mà lễ trong chị em sinh ra, 3 nam, 3 nữ phối-ngẫu mà hôn-lễ sinh ra. Đồng thanh tương-ứng, đồng khí tương cầu mà lễ thù-tạc sinh ra. Từ thiếu đến tráng sinh lễ quan-hôn.

Từ lão đến tử sinh lễ tang-tế. Dẫn thân xúc loại, mà 3300 lễ có thể suy ra. Gần lấy nơi thân mình, 64 quẻ sinh nơi cấn-đoài, đại-bản nơi trời 384 hào, không dời khỏi lẻ chẵn. Bởi chưng do thiếu-nam mà làm trung-nam, do trung-nam mà làm trưởng-nam, trưởng-nam mà làm lão-phụ, bốn quẻ đều do một quẻ biến ra vậy. Do thiếu-nữ mà làm trung-nữ, do trung-nữ mà làm trưởng-nữ, do trưởng-nữ mà làm lão-mẫu, bốn quẻ cùng do một quẻ biến ra vậy. Một dương sinh ra từ quẻ Phục cuả đông-chí, mà 192 dương-hào đều từ đó mà dựng mối đầu. Một âm sinh ra từ quẻ Cấu cuả hạ-chí, mà 192 âm-hào đều từ đó mà dựa mối đầu (thác thủy). Lạc-thư lưu-hành cuả khí-thiên, sinh-tử cát hung cuả muôn vật đều do nơi khí, nên hiển cuả nhân-sự, hết thẩy đều gốc nơi khí.

Bậc vương-giả đặt ra phép-tắc, thượng-nhân lấy đó mà trị lịch minh thời, hạ-nhân lấy đó mà vẽ giếng phân cương. Cửu-trù là đại-pháp cuả bách-sinh, bát-trận là thông-dụng cuả cửu-phạt. Vu-Mục 于穆hiện đạo vô-hình nơi Lạc-thư, Hà-đồ, mượn số để hiện đạo vậy. Hi-Hoàng lấy tượng cuả Hà-Lạc từ tiên-thiên, hậu-thiên, mượn tượng để hiển số. Hoàng-đế nhân Hà-Lạc quái-tượng để chế lễ, tác vinh. Phong-Hậu 风后nhân cửu-cung mà trị cơ-nghi. Thương-Hiệt 仓颉 căn-cứ vào quái-tượng mà diễn ra lục-thư. Lệ-Thủ 隸首 căn-cứ vào Hà-Lạc mà làm ra toán-số. Kỳ-Bá 岐伯 ắt tham-bác Hà-Lạc quái-tượng, nghiên-cứu thiên-dụng cuả lhý-khí mà sáng-chế ra y. Quảng-thành-tử 广成子, tác-giả ủy-nhiệm cuả Âm-phù-kinh, ắt siêu-thăng Hà-lạc quái-tượng, hoàn đại-nguyên cuả lý-khí để truyền đạo, hợp lý-khí hiển-vi mà suy đến nhân-sự, trị-độ đại-lược, phong-khí tiềm-khai, điều ấy do hoàng nhập thế-giới cuả đế vậy. Chấp tay mà xá, nhường nhịn xuất từ Đường-Ngu, thịnh-thời cuả đạo, chinh-phạt tru-diệt khởi từ Tam-đại, đạo từ từ suy vậy. Như thế, Nhà Hạ ắt chuộng trung, gốc nơi tâm. Nhà Thương ắt chuộng chất, chưa dời khỏi con người. Nhà Chu chuộngvăn, ắt vật-tượng tùng-sự, mà cái học thân-tâm dần dần u-tối vậy. Điều ấy là do thế-giới Đế nhập Vương vậy. Đến Tề-Hoàn, Tấn-Văn, ắt giả tá thửa sự, mà tham-bác để trá-lực, điều ấy là do thế-giới Vương nhập Bá vậy. Do hoàng nhập đế gọi là Nguyên. Do Đế nhập Vương gọi là Hanh. Do Vương nhập Bá gọi là Lợi. Xuống đến đời Khổng-Mạnh, đạo gửi vào sư-nho. Tổ-thuật hiến-chương, hiệu-thiên, pháp-điạ, là chung cuả Trinh. Tức thủy cuả Nguyên, nên Khổng-tử là Tố-vương thời suy Chu,

Mạnh-tử là công-thần cuả Tố-vương.

 

 

THƯ TỊCH KHẢO

 

290 Trung-Dung, Khổng-Cấp nguyên-tác, Chu-Hi tập-chú, Bản Việt-dịch của Cụ Cử Hồng-liên Lê-Xuân-Giáo, Trung-tâm Học-liệu Bộ Giáo-dục, Sài-gòn, 1972.

310 Lão-tử Đạo-Đức-Kinh, Hạo-nhiên Nghiêm-Toản Thiệu-văn-thị dịch-thuật, Khai-Trí, Sài-gòn, 1969. 

321 Giản Bạch Ngũ-Hành Giải-Hỗ 簡帛五行解詁, Sơ-bản, Lưu Tín-Phương 劉信芳 soạn, Nghệ-văn Ấn-thư-quán, Đài-bắc, tháng 12-2000.

446 Trung-Hoa Ngũ Thiên Niên Khoa-Học Kinh-Điển 中華五千年經典, 2 Sách, Đệ-nhất-bản, Dương-Lực 楊力 trước, Bắc-Kinh Khoa-Học Kỹ-Thuật Xuất-bản-xã, Tháng 3-2001.

480 Chu-Dịch Cơ-sở 周易基礎, Nhất-bản, Dương Duy-Tăng 楊維增 & Hà Khiết-Băng 何潔冰 trước, Hoa-thành Xuất-bản-xã, Quảng-châu, Tháng 7-1994.

481 Bạch-thoại Đồ-thuyết Dịch-Kinh Triết-học 白話圖說易經哲學, Hoàng Bản-Anh 黃本英 trước, Đại-phương Văn-hoá Sự-nghiệp Công-ty, Hương-cảng, không đề năm.

482 Dịch-sự Lý-học Tự-luận 事理學序論, Lưu Bách-Mẫn 劉百閩 trước, Đài-loan Viễn-đông Đồ-thư Công-ty, Tháng 5-1965.

483 Dịch-Kinh Biến-hoá Nguyên-lý 易經變化原理, Đệ-nhất Bản, Đường-Hoa 唐華 trước, Thượng-hải Xã-hội-Khoa-học Viện Xuất-bản-xã, Tháng 12-1993.

488 Thái-Công Âm-phù-Kinh 太公陰符經, Chu Lã-Thượng 呂尚 soạn, Hán Trương-Lương 張 良chú, in Chính-Thống Mưu-Lược Học Vựng-Biên 正統謀略學彙編, Tập 6, Nam-Hoài-Cẩn 南懷瑾 chủ-biên, Lão cổ Văn-hoá Sự-nghiệp Công-ty, Đài-bắc, 1978.

489 Yin Fu King 2nd Edition, Published by The Shrine of Wisdom, Fintry, Brook, near Godalming, Surrey, 1960.

 

*

* *

 

 

 

Xem Kỳ 199

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lý Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com