www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 24

 

DỊCH - DỤNG

 



 

 (Tiếp theo Kỳ 185)       

 

ỦY LẠO TỬ 尉缭子 

       Sách này gồm 24 chương ngắn:

  • Chương I:       Thiên-Quan 天官 (Heavenly Positions) 
  • Chương II:      Binh-Đàm 兵談 (Military Discussion)
  • Chương III:     Chế-Đàm 制談 (Discussion of Regulation & System)
  • Chương IV:     Chiến-Uy 戰威 (Combat Awesomeness)
  • Chương V:      Công-Quyền 攻權 (Tactical Balance of Power in Attack)
  • Chương VI:     Thủ-Quyền 守權 (Tactical Balance of Power in Defence)
  • Chương VII:    Thập-Nhị Lăng 十二陵 (Twelve Cultivation)
  • Chương VIII:   Vũ-Nghị 武議 (Military Discussion)  
  • Chương IX:     Tướng-Lư 將理 (General as Officer of Law)
  • Chương X:      Nguyên-Quan 原官 (Officers & Ruler)
  • Chương XI:     Trị-Bản 治本 (Foundations of Governance)
  • Chương XII:    Chiến-Quyền 戰權 (Tactical Balance of Power in Warfare)
  • Chương XIII:   Trọng-H́nh Lệnh 重刑令 (Heavy Punishment)
  • Chương XIV:   Ngũ-Chế Lệnh 伍制令 (Army Organizations)
  • Chương XV:    Phân-Cơ Lệnh 分塞令 (Exit and Entry)
  • Chương XVI:   Thúc-Ngũ Lệnh 束伍令 (Reward & Punishment in War)
  • Chương XVII:  Kinh Tốt Lệnh 經卒令  (Regulating & Ordering the Troops)
  • Chương XVIII:Lặc Tốt Lệnh 勒卒令 (Regulating Movement of Troops)  
  • Chương XIX:   Tướng Lệnh 將令 (Orders of General Before Start of War)
  • Chương XX:    Chủng Quân Lệnh 踵軍令 (Vanguards)
  • Chương XXI:   Binh-Giáo Thượng 兵教上 (Military Instructions I)
  • Chương XXII:  Binh-Giáo Hạ 兵教下 (Military Instructions II)
  • Chương XXIII: Binh-Lệnh Thượng 兵令上 (Army Orders I)
  • Chương XXIV: Binh-Lệnh Hạ  兵令下 (Army Orders II)

 

LỤC THAO

六 韜

       Sách Lục-Thao cuả Khương Tử-Nha gồm 6 thiên (60 Chương): Văn-Thao, Vũ-Thao, Long-Thao, Hổ-Thao, Báo-Thao,và Khuyển-Thao.

Đệ-nhất  Thiên: Văn-Thao第一篇 文韜

Văn Sư Đệ-nhất 文師第一
Doanh-hư Đệ-nhị 盈虛第二
Quốc-Vụ Đệ-tam 國務第三
Đại-lễ Đệ-tứ 大禮第四
Minh-truyền Đệ-ngũ 明傳第五
Lục-thủ Đệ-lục 六守第六
Thủ-thổ Đệ-thất 守土第七
Thủ-quốc Đệ-bát守國第八
Thượng-hiền Đệ-cửu 上賢第九
Cử-hiền Đệ-thập舉賢第十
Thưởng-phạt Đệ-thập-nhất 賞罰第十一

 

Đệ-nhị Thiên: Vũ-Thao第二篇 武韜

Phát-khải Đệ-thập-nhị 發啟第十二
Văn-khải Đệ-thập-tam 文啟第十三
Văn-phạt Đệ-thập-tứ 文伐第十四
Thuận-khải Đệ-thập-ngũ 順啟第十五
Binh-đạo Đệ-thập-lục 兵道第十六
Tam-nghi Đệ-thập Thất 三疑第十七

 

Đệ-tam Thiên: Long-Thao第三篇 龍韜

Vương-dực Đệ-thập-bát 王翼第十八
Luận Tướng Đệ-thập-cửu 論將第十九
Tuyển Tướng Đệ-nhị-thập  選將第二十
Lập Tướng Đệ-nhị-thập-nhất 立將第二十一
Tướng Uy Đệ-nhị-thập-nhị 將威第二十二
Lệ Quân Đệ-nhị-thập-tam 勵軍第二十三
Âm-Phù Đệ-nhị-thập-tứ 陰符第二十四
Âm-Thư Đệ-nhị-thập-ngũ 陰書第二十五
Quân-Thế Đệ-nhị-thập-lục 軍勢第二十六
Kỳ-Binh Đệ-nhị-thập-thất 奇兵第二十七
Ngũ-Âm Đệ-nhị-thập-bát 五音第二十八
Binh-Trưng Đệ-nhị-thập-cửu 兵徵二十九
Nông-Khí Đệ-tam-thập  農器第三十

 

Đệ-tứ Thiên: Hổ-Thao第四篇 虎韜

Quân-Dụng Đệ-tam-thập-nhất  軍用第三十一

Tam-Trận Đệ-tam-thập-nhị  三陣第三十二

Tật-Chiến Đệ-tam-thập-tam  疾戰第三十三

Tất-Xuất Đệ-tam-thập-tứ  必出第三十四

Quân-Lược Đệ-tam-thập-ngũ  軍略第三十五

Lâm-Cảnh Đệ-tam-thập-lục  臨境第三十六

Động-Tĩnh Đệ-tam-thập-thất  動靜第三十七

Kim-Cổ Đệ-tam-thập-bát  金鼓第三十八

Tuyệt-Đạo Đệ-tam-thập-cửu  絕道第三十九

Lược-Điạ Đệ-tứ-thập 略地第四十

Hoả-Chiến Đệ-tứ-thập-nhất火戰第四十一

Lũy-Hư Đệ-tứ-thập-nhị 壘虛第四十二

 

Đệ-ngũ Thiên: Báo-Thao第五篇 豹韜

m-Chiến Đệ-tứ-thập-tam 林戰第四十三
Đột-Chiến Đệ-tứ-thập-tứ 突戰第四十四
Địch-Cường Đệ-tứ-thập-ngũ 敵強第四十五
Địch-Vũ Đệ-tứ-thập-lục 敵武第四十六
Ô-Vân-Sơn-Binh Đệ-tứ-thập-thất 烏雲山兵第四十七
Ô-Vân-Trạch-Binh Đệ-tứ-thập 烏雲澤兵第四十八
Thiểu-Chúng Đệ-tứ-thập-cửu 少眾第四十九
Phân-Hiểm Đệ-ngũ-thập 分險第五十

 

Đệ-Lục Thiên: Khuyển-Thao第六篇 犬韜

Phân-Hợp Đệ-ngũ-thập-nhất 分合第五十一
-Phong Đệ-ngũ-thập-nhị 武鋒第五十二
Luyện-Sĩ  Đệ-ngũ-thập-tam 練士第五十三
Hiếu-Chiến Đệ-ngũ-thập-tứ 教戰第五十四
Quân-Binh Đệ-ngũ-thập-ngũ 均兵第五十五
-Xa-Sĩ Đệ-ngũ-thập-lục 武車士第五十六
-Kỵ Đệ-ngũ-thập-thất 武騎士第五十七
Chiến-Xa Đệ-ngũ-thập-bát 戰車第五十八
Chiến-Kỵ Đệ-ngũ-thập-cửu 戰騎第五十九
Chiến-Bộ Đệ-lục-thập 戰步第六十

 

HOÀNG-THẠCH-CÔNG TAM LƯỢC

          Tam-Lược nguyên danh là Hoàng Thạch Công Tam-Lược, là một binh-thư trứ-danh cuả Trung-quốc thời cổ. Sách này chú-trọng vào sách-lược chính-trị để xiển-minh đạo dùng binh giữ nước. Binh-thư này chuyên luận chiến-lược. Triều Công-Vũ thời Nam-Tống phê-b́nh: "Luận-dụng kỳ-diệu cuả binh-cơ, xác-quyết nghiêm-minh ba quân có thể chuyển chết thành sống, nước có thể đổi c̣n ra mất".

          Sách (chừng hơn 3800 chữ) hoàn-thành cuối đời Tây-Hán, thời-kỳ Vương-Măng soán-quyền. Sách gồm ba phần: Thượng-lược, Trung-lược và Hạ-lược. Thượng-lược thiết-lập lễ-thưởng, phân-biệt gian-thần, luận rơ thành-bại. Trung-lược hiệu-sai đức-hạnh, thẩm xét quyền-biến, sách-lược, quyệt-kỳ (quyệt-biến xuất-kỳ) và âm-mưu. Hạ-lược tŕnh-bầy đạo-đức, thẩm-sát an-nguy, phân-biệt tặc-hiền.

 

TƯ-MĂ PHÁP

司 馬 法

 

          Tư-mă Pháp c̣n gọi là Tư-mă Binh-pháp 司馬兵法hay Tư-mă Nhương-Tư Binh-pháp 司馬穰苴兵 法. Học-giả lịch-đại mỗi người một ư. Có người cho là ngụy-thư. Có người lại cho đây là một số sách khác nhau. Sách ghi lại quân-lễ, quân-pháp Trung-quốc thời cổ. Sách gồm có 5 thiên:

  1. Nhân-Bản Đệ-nhất 仁本第一 (Benevolence as Foundation)
  2. Thiên-tử chi Nghiă Đệ-nhị天子之義第二 (Duty of the Son of Heaven)
  3. Định-Tước Đệ-tam 定爵第三 (Determining Ranks)
  4. Nghiêm-vị Đệ-tứ嚴位第四 (Formational Discipline)
  5. Dụng-Chúng Đệ-ngũ 用眾第五 (Employing Masses)

 

 

ĐƯỜNG THÁI-TÔNG/LƯ VỆ CÔNG VẤN-ĐỐI

唐 太 宗 李 衛 公 問 對

       

Đường Thái-Tông Lư-Vệ-Công Vấn-đối cũng gọi là Lư-Vệ-Công Vấn-đối, gọi tắt là Đường-Lư Vấn-đối. Cựu-đề: do Lư-Tĩnh soạn. V́ Tân-Cựu Đường Thư đều không thấy chép, nên nhiều người ngờ rằng đây là một ngụy-tác. Bọn Trần Sư-Đạo Đời Bắc-Tống cho là do Tống-nhân Nguyễn-Dật ngụy-thác. Mă Đoan-Lâm đời Nguyên cho rằng nhóm Vương-Chấn hiệu-chính dưới triều Tống Thần-Tông Hi-ninh. Hiện nay đa-số các học-giả cho là sách tập-lục tư-tưởng quân-sự cuả Đường Thái-Tông và Lư-Vệ-Công. Nội-dung sách bao quát các vấn-đề quân-chế, trận-pháp, huấn-luyện, biên-pḥng, nhưng chủ-yếu vẫn là thảo-luận chỉ-huy tác-chiến.

Sách chia làm 3 quyển: Thượng, Trung, Hạ, bao gồm 98 vấn-đáp. Quyển Thượng bàn về quan-hệ Kỳ-chính (chính-thường và đặc-thù). Quyển Trung bàn về diễn-luyện và thực-chiến cuả các loại trận-thức. Quyển Hạ luận-thuật nguyên-tắc chỉ-huy cùng là  chiến-lệ tác-chiến.

Sách này nghiên-cứu phương-pháp chiến-tranh bằng cách tường-cử chiến-lệ và cụ-thể-hoá lư-luận quân-sự. Cách-thức này dẫn-dụng việc Mă-Long cuả triều Tây-Tấn thảo-phạt Kinh-Châu, sử-dụng chiến-thuật Bát-trận-đồ, Thiên-phù-xa, là điều cổ-nhân vốn dĩ quư-trọng chính-binh. Hoặc giả trước lư-luận rồi sau mới xiển-minh bằng chiến-lệ, như Lư-Tĩnh xiển-thuật nguyên-tắc đối-phân-hợp tác-chiến.

Ngoài ra, sách này khai triển sách 'Tôn-tử Binh-pháp' về các đề-mục: kỳ-chính, công-thủ, hư-thực, chủ khách. Chú-trọng đến tranh-thủ thế chủ-động tác-chiến, và cũng nhấn mạnh đến bố-liệt trận-pháp, quân-chế thời cổ, và nguyên-lưu binh-học.

 

TOÁN-KINH THẬP THƯ

算 經 十 書

       Toán-kinh Thập Thư đă từng được dùng làm giáo-tài khoa-cử đời Đường. Đến đời Tống thấy khó quá nên mới bị loại bỏ. Vua Càn-long cho thâu nhập vào 'Tứ Khố Toàn Thư'. 

  1. Chu Bễ Toán Kinh 周髀算經, không biết tác-giả, Triệu Sảng 趙爽 (tự Quân-khanh) chú, Chân Loan 甄鸞 thuật. Đây là sách nói về Thiên-văn Lịch-toán, tức thị cắt nghĩa Thiên-văn Cái Thiên và Lịch Tứ-phân. Toán-gia Anh-Quốc Christopher Cullen phân sách thành 11 phần. Tiền Bửu Tông căn-cứ vào nội-dung sách dẫn-dụng lịch Tứ-phân, nghiệm ra rằng sách phải viết trước năm Hán-vũ-đế đổi sang Lịch Thái-sơ và v́ có đề-cập 24 tiết-khí của Hoài-nam-tử nên kết-luận là sách được viết khoảng năm 100 BC.

          Thú-vị nhất là chuyện Văn-Vương hỏi Thương Cao là ngày xưa Vua Phục-hi không có thang bắc lên Trời mà làm sao đo được các góc độ trên thiên-cầu? Câu chuyện ấy như sau:

          Ngày xưa Chu Công hỏi Thương Cao 商高rằng: "Ta nghe nói Ngài giỏi tính toán, xin hỏi là thuở xưa Vua Phục-hi không có thang bắc lên Trời mà làm sao đo được các góc độ trên thiên-cầu?"  Thương Cao đáp: "Phép toán dựa vào ṿng tṛn và h́nh vuông. Giả thử ta lấy hai cạnh cuả góc vuông dài 3 và 4 đơn-vị. Cạnh huyền sẽ dài 5 đơn-vị. Ta thử vẽ hai tam giác vuông góc trên cạnh huyền này".

 

            Bốn tam-giác nhỏ diện-tích tổng cộng là 4 x 3 x 4/2 = 24, cộng với h́nh vuông nhỏ diện tích 1 nữa là 25  tức thị b́nh-phương cuả cạnh huyền (52 = 25).

Phương-pháp này được Vua Vơ dùng để trị-thủy.

  1. Cửu Chương Toán Thuật 九章算術, Tây-Hán · Trương Thương 張蒼 và Cảnh Thọ Xương 耿壽昌biên-định, Ngụy · Lưu Huy 劉徽chú, bao hàm các môn Toán-thuật Áp-dụng, Đại-số và H́nh-hoc đời nay. Lưu Hy gọi tứ-diện là miết-nao 鱉臑 (chân trước con ba-ba). Ông chia một tứ-diện thành những h́nh lập-phương vi-phân để chứng minh là hai tứ-diện (tetrahedron) có cùng diên-tích đáy và cùng chiều cao, th́ thể-tích bằng nhau.


          Một điểm son của Lưu Huy là vào thế kỷ thứ tư Công-nguyên ông đă đề-cập bài Toán thứ ba của David Hilbert mà Toán-gia này đă tŕnh bầy trước hội-nghị Toán-học tại Paris năm 1900 với phân-đề:


Die Volumengleichheit zweier Tetraeder von gleicher
Grundfläche und Höhe.

 

     Give two tetrahedra that cannot be decomposed into congruent tetrahedra directly or by adjoining congruent tetrahedra. Dehn (1900, 1902) showed that a regular tetrahedron cannot be decomposed into a finite number of congruent tetrahedra (directly or by joining congruent tetrahedra) which can be reassembled to make a cube. It follows immediately from this result that two tetrahedra cannot be decomposed, as Hilbert proposed. 

  1. Hải Đảo Toán Kinh 海島算經, Lưu Huy 劉徽 soạn, xoay quanh bài toán Trùng-sai kiểu tính xem một quản núi cao bao nhiêu và cây tiêu thẳng đứng đằng xa cách người quan-sát bao xa?

     Vd: Một người quan-sát một hải-đảo từ xa, bèn dựng hai cột cùng có chiều cao là ba trượng, trồng cách nhau là 1000 bộ. Từ cột trước đi 123 bộ, nh́n xuống sẽ thấy gốc cột ở xa trùng với đỉnh đảo. Từ cột sau đi 127 bộ, nh́n xuống sẽ thấy gốc cột ở xa trùng với đỉnh đảo. Hỏi hải-đảo cao bao nhiêu và cột ở xa, cách bao xa?
     Đáp-số: đảo cao 4 dặm 55 bộ; cột ở xa 102 dặm 150 bộ (kiểm!). Rức cái đầu!

Cước-chú: 1 dặm = 300 bộ = 1800 thước; 1 trượng = 10 thước.

  1. Tôn-tử Toán Kinh 孫子算經: Chu Di Tôn cho rằng tác-giả sách này là nhà quân-sự Tôn Vũ cuối đời Xuân Thu; Đới Chấn thấy trong sách nói đến Trường An, Lạc-dương và sách Phật phủ-định thuyết của họ Chu; Tiền Bửu Tông cho rằng sách được viết khoảng năm 400. Đây là một sách dạy vỡ ḷng Toán thời xưa.

Vd: Một nhà có ba con gái. Trưởng-nữ 3 ngày về nhà một lần; trung-nữ 4 ngày về nhà một lần và thiếu-nữ 3 ngày về nhà một lần (The Remainder’s Theorem of Abstract Algebra). Hỏi ba chị em ấy mấy ngày nữa mới gặp nhau sau lần gặp đầu?
Đáp-số: 60 ngày. It’s elementary, Mr. Watson!

  1. Hạ-hầu Dương Toán Kinh 夏侯陽算經, Đường · Hàn Diên 韓延 soạn. Sách được viết ra thời Nam-Bắc-triều (420-589) trở về trước. Sách dạy về phép nhân chia số nguyên và phân-số trên cùng một hàng, tính cách đong-lường và cân-lường, tính thuế-khoá, trả lương, luận số bước mỗi thời mỗi khác.
     
  2. Trương Khâu Kiến Toán Kinh 張丘建算經, Bắc-Ngụy · Trương Khâu Kiến soạn. Sách tập trung 92 đề toán nói về nhân chia cùng là bội-số chung nhỏ nhất và ước-số chung lớn nhất. Đưa ra lời giải cụ-thể cho các bài toán giả thử tạm.

Vd: Một khối gỗ lập-phương cạnh 3 thước cưa ra được 125 chiếc gối lập-phương. Hỏi cạnh chiếc gối dài bao nhiêu? 
Đáp-số: 6 tấc. It’s elementary, Mr. Watson!

  1. Chuế Thuật綴術, Nam-Tề · Tổ Xung Chi 祖沖之 soạn. Sách đă thất-truyền như đă nói ở trên.
     
  2. Ngũ Tào Toán Kinh 五曹算經, Bắc-Chu · Chân Loan 甄鸞 soạn.

Chân Loan, tự Thúc-đạo, làm Tư-lệ Hiệu-uư, quận-thú Hán-trung nên viết về toán-thuật liên-quan đến hành-chánh châu-quận là dĩ nhiên, không có ǵ để nghi-ngờ nữa. Ông soạn sách này để tính toán 5 chuyện: điền-tào (tính diện-tích ruộng đất h́nh chữ nhật, h́nh thang, h́nh tṛn và h́nh vành khăn; c̣n các h́nh khác, sách tính sai bét), binh-tào (giải-quyết vấn-đề cấp dưỡng cho binh lính), tập-tào (ứng-dụng vào việc đổi chác lúa gạo), thương-tào (giải-quyết vấn-đề trưng-thâu lương-thực, chuyên-chở và tồn-kho), và kim-tào (giải-quyết vấn-đề đổi chác tơ lụa và tiền-tệ). Có một điều thú-vị là trong bài "Phép nhân chia nhanh khi so-sánh diện-tích ruộng đất". Năm Ất-hợi (1275), toán-gia Nam-Tống Dương Huy mà ta đă gặp khi đề-cập tam-giác Pascal, có vạch ra các sai-lầm trong sách và đề ra bài sửa rất chính-xác và mạch-lạc.
 

  1. Ngũ Kinh Toán-thuật 五經算術, Bắc-Chu · Chân Loan 甄鸞 soạn.  Sách giải các toán-đề gặp trong Kinh Thư, Hiếu-kinh, Kinh Thi, Kinh Dịch, Luận-ngữ, Tam-Lễ (tức Chu Lễ, Lễ-kư và Nghi-lễ) và Kinh Xuân Thu.

Khác biệt giữa các lời chú bài Phạt Đàn của Mao Hanh và Trịnh Huyền: (Kinh Thi, Tiểu Nhă, Ngụy Phạt, Ngư Tiệm, 008, tr. 146-7; 078, tr. 500a).  

Bất giá bất sắc, hồ thủ hoà tam bách triền hề. Bất thú bất lạp, hồ chiêm nhĩ đ́nh hữu huyền đặc hề. 不稼不穡,胡取禾三百兮?不狩不獵 ,胡瞻爾庭有懸特兮?Không cầy cấy, không gặt hái, làm sao thu hoạch được ba trăm mẫu bách-cốc? Không săn bắn cá-nhân hay tập-thể, làm sao thấy được con hoan ba tuổi treo nơi sân ngươi? Chú rằng: "Vạn vạn là ức, thú ba tuổi gọi là đặc". Tiên rằng: "Mười vạn là một ức. Ba trăm ức là số bó bách-cốc vậy".

Chân Loan Án: Hoàng-đế đặt ra phép số thập-phân, gọi là: ức, triệu, kinh, cai, tỷ. nhưỡng, câu, giản, chính, tái. Khi dùng lại chia thành ba hạng: thượng, trung, hạ (ứng với đại-số, trung-số và tiểu-số). Hạ-số cứ tăng hàng chục một. Như nói, mười vạn là ức, mười ức là triệu, mười triệu là kinh. Trung-số cứ tăng hàng vạn một. Như nói, vạn vạn là ức, vạn vạn ức là triệu, vạn vạn triệu là kinh. Thượng-số, số cùng ắt biến. Như nói, vạn vạn là ức, ức ức là triệu, triệu triệu là kinh. Nói như thế, họ Trịnh dùng hạ-số, c̣n họ Mao dùng trung-số.

Luận-giả án: Trong Hoàng Cực Kinh Thế Thiệu-tử cũng dùng trung-số.

Sách-số của Chu Dịch: (008, tr. 80c)

Phàm thiên địa chi số ngũ thập hựu ngũ, thử sở dĩ thành biến-hoá nhi hành quỷ-thần dă. Kiền chi sách nhị bách nhất thập hựu lục, Khôn chi sách bách tứ lục hựu tứ, phàm tam bách hựu lục-thập đương kỳ chi nhật. Nhị thiên chi sách, vạn hựu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn-vật chi số dă. Thị cố tứ doanh nhi thành Dịch, thập hựu bát biến nhi thành quái, bát-quái nhi tiểu thành. Dẫn nhi thân chi, xúc loại nhi trưởng chi, thiên-hạ chi năng sự tất hĩ. (Hệ-từ Thượng-truyện, IX/1, 3, 4, 5, 6, 7). 凡天地之策五十有五。此所以成變化而行鬼神也。乾之策。二百一十有六。坤之策。百四十有四。凡三百有六十。當期之日。二篇之策。萬有一千五百二十。當萬物之數也。是故四營而成易。十有八變而成卦。引二伸之。觸類而長之天下之能事畢矣。 Số của trời đất là 55: nhờ đó mà sinh ra biến-hoá và hành-động như quỷ-thần. Sách-số quẻ Kiền là 216; sách-số quẻ Khôn là 144. Vị chi là 360, ám-hợp với số ngày trong một năm b́nh-dân. Tổng-sách-số của hai thiên Thượng Hạ Kinh Dịch là 11520, kháp-hợp với số  vạn của vạn-vật. Cho nên bốn lần chia cỏ thi mà thành biến-dịch, 18 lần biến mà thành quẻ, tám quẻ mà tiểu-thành (Sở dĩ nói như vậy là v́ tuy thành Dịch nhưng chưa được hoàn-bị). Dẫn mà suy-diễn ra, tiếp-súc với từng loại mà khai-triển ra, th́ vạn-sự hay trong thiên-hạ đều hoàn-tất được vậy.

Chân-Loan Án chỉ tầm thường nên không chép vào đây.

10. Tập Cổ Toán Kinh 緝古算經, Đường · Vương Hiếu-Thông soạn và chú, gồm 4 quyển.

          Chủ yếu là tính toán về đắp đê. Từ thể-tích suy ra chiều dài cuả đê. Sách đưa ra một lối giải một hệ thống ba hoặc bốn phương-tŕnh bậc nhất.

          (073, tr. 428) Một kho trên nhỏ dưới lớn, trên dưới sai nhau 6 thước. Hạ-phương cao hơn thượng-phương 9 thước. Phần trên chứa được 187 thạch  2 đấu luá, nay đă xuất kho 50 thạch 4 đấu. Hỏi: thượng-phương, hạ-phương cao bao nhiêu thước, và thóc tồn kho cao bao nhiêu thước?

          Đáp: thượng-phương = 3 thước; hạ-phương = 9 thước; cao 1 trượng 2 thước, thóc tồn-kho, trên dưới đều sâu 6 thước.

10Bis. Số-Thuật Kư-Di 數術記遺

(073, tr. 443-458), Đông-Hán · Từ-Nhạc soạn, Bắc Chu · Chân-Loan chú.

          Gồm 14 phép tính là: Tích Toán, Thái-nhất, Lưỡng-nghi, Tam-tài, Ngũ-hành, Bát-quái, Cửu-cung, Vận-trù, Liễu-tri, Thành-số, Bả đầu, Quy-toán, Châu-toán, và Kế-số.

          Ta mộ thuật này, e sẽ di-vong, nên chép vào sách cho hậu sinh hiếu-sự. 

MƯU-KẾ

            Mưu-kế là phương-sách quân-sự. Điển-h́nh là 'Tam Thập Lục Kế' 三十六計 tức 'Tam Thập Lục Sách' 三十六策  gồm sáu chương, mỗi chương có 6 kế-sách. Đó là sách-lược cổ-đại cuả Trung-quốc, gọi nôm na là chước, như trong câu Kiều:

Thừa cơ lẻn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước, chước ǵ là hơn?

Năm 2003, Quách Khắc Nghiă phát-hiện được một ngọc-giản Đời Tùy cuả sách này tại di-chỉ Tế-ninh.

Lư-luận cuả sách đôi khi dựa trên Kinh Dịch (27 điều trong 22 quẻ): như kế số 4 dùng Thoán-từ quẻ Tổn (Tổn ích nhu hữu thời 益柔有時 = Bớt chỗ cứng, thêm chỗ mềm cùng có thời), kế số 5 dùng tượng-từ quẻ Quyết (剛決柔也。= Cứng quyết mềm vậy), kế số 6 dùng quẻ Tụy (Tụy bất ngu. Khôn hạ Đoài thượng Tụy chi tượng, lợi kỳ bất tự-chủ nhi thủ chi萃不虞。坤下兑上之象,利其不自主而取之。= Tụy Không vui. Khôn dưới Đoài trên là tượng quẻ Tụy, lợi ở chỗ tự-chủ mà chiếm lấy), kế số 14 dùng Thoán-từ quẻ Mông (Phỉ ngă cầu đồng mông, đồng mông cấu ngă. 我求童蒙,童蒙求我 = Không phải ta t́m trẻ thơ mà trẻ thơ t́m ta), kế số 15 dùng hào-từ lục-tam quẻ Kiển (Văng Kiển lai phản. 往蹇來返。= Như thể tiến đi th́ mắc kiển nạn, trở lại th́ được yên ổn), kế số 15 dùng hào-từ lục-nhị quẻ Tỷ (比之自内 = Như thể tự trong mà gần gũi ra ngoài), kế số 15 dùng tiểu-tượng-từ hào lục-ngũ quẻ Mông (Đồng Mông chi cát, thuận dĩ Tốn dă. 童蒙之吉,顺以巽也。= Sự tốt cuả trẻ thơ ngây, là thuận nghe vậy), kế số 15 dùng hào-từ cửu nhị quẻ Sư (Tại Sư trung, cát, vô-cữu. 在師中吉,无咎,= Như ở trong quân, có đức trung th́ tốt, không lỗi), kế số 15 dùng-tiểu-tượng-từ hào lục-tứ quẻ Sư (Sư tá thứ, vô cữu. Vị thất thường dă. 師左次,无咎。未失常也。= Quay trở về, không lỗi, là chưa mất đạo thường vậy), kế số 16 dùng quẻ Thoán-từ quẻ Nhu (Nhu, hữu phu, quang hanh. 需,有孚,光亨 = Chờ đợi có tin tưởng, sáng suả hanh thông), kế số 17 dùng tượng-từ hào thượng-lục quẻ Khôn (Long chiến vu dă, kỳ đạo cùng dă. 戰龍於野,其道窮也。= Như rồng đánh nhau ở đồng nội, là cái đạo đă cùng vậy), kế số 19 dùng quẻ Lư (Đoài hạ Kiền thượng, Lư chi tượng. 兌下乾上之象 = Đoài dưới Kiền trên là tượng cuả quẻ Lư), kế số 29 dùng hào-từ thượng-cửu quẻ Tiệm (Hồng Tiệm vu lục, kỳ vũ khả dụng vi nghi, cát. 鴻漸于陸,其羽可用為儀,吉。= Như chim hồng bay ở đường mây, lông cuả nó có thể dùng làm đồ trang-sức, tốt), kế số 24 dùng Thoán-từ quẻ Khổn (Khổn, hữu ngôn bất tín. 困,有言不信。= Khổn, có lời mà chẳng tin), kế số 27 dùng quẻ Truân (Vân lôi Truân dă.  雷屯也。= Vân lôi Truân vậy), kế số 15 và kế số 31 dùng hào-từ cửu-tam quẻ Tiệm (Lợi ngự khấu. 利御寇,= Chế-ngự được giặc cướp th́ lợi).

   Để nhớ 'Tam Thập Lục Kế' ta có thể dùng bài thơ ngũ-ngôn sau đây:

金玉檀公策Kim Ngọc Đàn Công Sách

藉以擒劫賊Tạ Dĩ Cầm Kiếp Tặc

魚蛇海間笑Ngư Sà Hải Gian Tiếu

羊虎桃桑隔Dương Hổ Đào Tang Cách

樹暗走痴故Thụ Ám Tẩu Si Cố

釜空苦遠客Phẫu Không Khổ Viễn Khách

屋樑有美屍c Lương Hữu Mỹ Thi

擊魏連滅虢ch Ngụy Liên Diệt Quắc

Trong toàn bài, ngoại trừ 'Đàn Công Sách' 'Diệt Quắc' là 3 và 2 chữ, c̣n ngoài ra mỗi chữ đều đại-diện 1 kế.

   Chương I   :: Thắng-chiến-kế 勝戰計 Advantageous Strategies:  

     1. Man Thiên Quá Hải 瞞天過海  Deceiving Heaven to Cross the Sea,

       2. Vi Ngụy Cứu Triệu   圍魏救趙  Deceiving Heaven to Cross the Sea,

    3. Tá Đao Sát Nhân    借刀殺人   To Kill with a Borrowed Knife,

    4. Dĩ Dật Đăi Lao  以逸待勞  Conserving energy while enemies tired  out,                                                          

   5. Sấn Hoả Đả Kiếp  趁火打劫  To loot a house on fire,                                   

   6. Dương Đông Kích Tây東擊西 Feign an attack in the east and          attack in the west.                                                 

  Chương II :: Địch-chiến-kế 敵戰計 Opportunistic Strategies:  

        7. Vô Trung Sinh Hữu  無中生有 Create something out of nothing,

       8. Ám Độ Trần Thương  暗渡陳倉  Secret Passage through Chen Cang,

  9. Cách Ngạn Quan  Hoả 隔岸觀火 Observing the fire from the other side

 of the river bank,

   10. Tiếu Trung Hữu Đao   中有  A dagger sheathed in a smile,         

 11. Lư Đại Đào Cương        李代桃僵   The plum dies in place of the pea

 12. Thuận Thủ Khiên Dương  順手牽羊  Stealing a goat along the way,

 

  Chương III :: Công-chiến-kế 攻戰計 Offensive Strategies: 

    13. Đả Thảo Kinh Sà  打草驚蛇  Startle the snake by hitting the grass,

       14. Tá Thi Hoàn Hồn  借屍還魂  Borrowing a corpse to resurrrect a soul,

    15. Điệu Hổ Ly Sơn 調虎離山     To lure a tiger from its mountain lair,        

  16. Dục Cầm Cô Túng  欲擒故縱 Releasing the enemy only to capture him

       later,

   17. Phao Chuyên Dẫn Ngọc    拋磚引玉  Tossing out a brick to get a jade

    18. Tán Tặc Cầm Vương  賊擒王  Disband the thieves by capturing its

chief,

 

  Chương IV :: Hỗn-chiến-kế 混戰計 Confusion Strategies:  

    19. Phẫư Để Trừu Tân 釜底抽薪  To remove the firewood under the cooking pot,

    20. Hỗn Thủy Mạc Ngư 混水摸魚  To fish in muddy water,

   21. Kim Thiền Thoát Xác  金蟬脫殼  Golden Cicada shedding the skin,

  22. Quan Môn Tróc Tặc    關門捉賊   Shutting the door to catch the bandit,

  23. Viễn Giao Cận Công    遠交近攻   Befriend the far and attack the near,

  24. Giả Đồ Diệt Quắc       途滅    Borrow a passage to attack Guo.

 

   Chương V :: Tịnh-chiến-kế 並戰計 Deceptive Strategies: 

  25. Thâu Lương Hoán Trụ  偷樑換柱  Replace the superior beams and pillars with inferior ones,

  26. Chỉ Tang Mạ Hoè   指桑罵槐  Pointing the mulberry but scolding the locust tree,

  27. Giả Si Bất Điên    假癡不癲    Pretending to be insane while being intelligent,

  28. Thượng Ốc Trừu Thê  上屋抽梯  To remove the Ladder after ascending  the Roof,

29. Thụ Thượng Khai Hoa   樹上開花  Putting flowers on Tree,          

30. Phản Khách Vi Chủ  反客為主  Guest Taking over the Host,

Chương VI ::  Bại-chiến-kế   敗戰計 : Defeat Strategies: 

               31. Mỹ Nhân Kế  美人計  Beauty Scheme,

                     32. Không Thành Kế   空城計  Empty City Scheme,

               33. Phản Gián Kế    反間計  Double Agent Scheme,

                   34. Khổ Nhục Kế     苦肉計  Self Injury Scheme,

               35. Liên Hoàn Kế       連環計  Interconnected Ploys,

                   36. Tẩu Vi Thượng Sách  走為上  Escape as the Best Scheme.

          Chú-Thích: Phiên-bản này là phiên-bản truyền-thống, nên vài chỗ hơi khác với phiên-bản hiện-hành tại Trung-quốc.

                

MƯU LƯỢC

(446 , tr. 61-98)         

          Mưu-lược là một thủ-đoạn chính-trị, hoặc chính đáng (dương-mưu) hoặc không chính đáng (âm-mưu quỷ-quyệt). 

Dương-mưu: Dương-mưu  thuộc về chính-mưu, tích-cực tiến tới, phù-hợp với quy-luật phát-triển cuả xă-hội, với ích-lợi cuả quốc-gia, với nguyện-vọng cuả quốc-dân, có thể dẫn đến thống-nhất đất nước, đoàn-kết dân-tộc hay thịnh-vượng kinh-tế.

          Đặc-điểm cuả dương-mưu là có nền móng triết-lư vũng chăi.

          Mưu lược bao giờ cũng có nền móng triết-lư. Mạnh-tử đề ra thời-cơ, thiên-thời, điạ lợi, nhân hoà.

          Việt-vương Câu-Tiễn muốn chinh-phạt Ngô-Vương Phù-Sai để rửa hận, thành công là nhờ mưu-thần Phạm-Lăi mấy lần nắm vững thời-cơ thiên-thời, điạ-lợi, nhân  hoà.

          Mưu-lược-gia phải biết 'thẩm thời độ thế', tỷ như Ngụy tướng Tư-mă Ư là người sành 'thẩm thời độ thế', ông chỉ biết thủ thế mặc cho Gia-Cát Lượng khiêu-khích, đưa cho y-phục phụ-nữ thách mặc để làm nhục, ông vẫn b́nh tĩnh án binh bất động, không nghênh chiến.

          Bất luận thiên-thời, điạ-lợi, nhân-sự yếu kém ít hay nhiều, ưu thế khó ḷng thành-công, nên chi mưu-lược chính-tắc là quan-kiện cuả dự-kiến sự vật thành-bại. Nhà mưu-lược cao minh là người nắm vững được chân-lư ấy, cùng là giỏi về dùng thiên-đạo luận nhân-sự.

          Mưu-lược-gia sở dĩ thành công là nhờ dùng nhất biến ứng vạn-biến. Dịch nói: "Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" (Hạ-Hệ II/5), yết-thị quy-luật vận-động biến-hoá, c̣n bọn mưu-lược-gia th́ chú-trọng đến quy-luật thiện-biến sự vật, ứng dụng cho quyền biến. Tỷ như mưu-sĩ cuả Mạnh Thường Quân Phùng Hoan lại có biến-kế 'thỏ khôn có ba huyệt'.

          Mưu-lược-gia cũng phải có năng-lực thiện-biện, khai-thác triệt-để tư-duy biện-chứng đă phát-triển từ thời trước. Chu Dịch dùng quy-luật mâu-thuẫn âm-dương, cương-nhu, thịnh-suy, ẩn-hiển, tổn-ích để tôn-định cơ-sở biện-chứng tư-duy cổ-đại. Lăo-tử tiến thêm một bậc, phát-triển quy-luật biện-chứng trung-gian sự vật tương-phản, tương-thành. Nay nếu ta phối-hợp Chu Dịch với Đạo-đức-kinh thành một khối, ta sẽ được một nền móng vững chắc cho mưu-lược. Như cân nhắc mưu công và cứ thủ, biến-thông giữa tiến thoái, hiểu rơ khác biệt giữa hư với thực. Như thời-kỳ Chiến-quốc, mấy thế-hệ vương tướng nước Tần đều thông hiểu quan-hệ biện-chứng giữa 'xa' và 'gần' giữa 'gốc' và  'ngọn'. Như phụ-tướng Phạm-Thư cuả Tần Chiêu Vương, như Tể-tướng Lư-Tư cuả Tần Thủy Hoàng đều từng đề-xướng kế sách 'giao-kết với xa mà công-kích gần', 'tránh thực mà đánh hư', 'pḥ yếu mà đè mạnh'. Các kế sách đó củng-cố phép tắc biện-chứng cuả mưu-lược, giúp cho Tần Thủy Hoàng thắng được lục-quốc, lập đại-nghiệp thống-nhất Trung-quốc. 

Âm-mưu: Âm-mưu  thuộc về mưu-lược bất-chính-đáng, phi-chính-nghiă, đặc-biệt ở chỗ quỷ-quyệt, gian-trá, lang-độc, đại diện cho lạc-hậu và thế-lực hủ-lậu.

        V́ đi ngược lại trào-lưu lịch-sử và lợi-ích quốc-gia cùng là nguyện-vọng nhân-dân, nên loại mưu-lược này xung-đột và trở ngại cực-đại cho phát-triển xă-hội, lịch-sử. Nhân đó, làm quốc-gia lâm vào cục-diện phân-liệt và nội-loạn, kinh-tế tŕ-trệ.

          Âm-mưu chỉ kế-hoạch ám-muội, không chính đáng. Từ âm-mưu xuất-hiện sớm nhất trong 'Sử-Kư, Tề Thái-Công Thế Gia': "Khi Chu Tây-Bá Cơ-Xương được thả khỏi ngục Dữu-lư, bèn cùng Lă-Thượng âm-mưu tu-đức để khuynh-loát chính-trị Nhà Thương". Nhưng mà ở đây, 'âm-mưu' được dùng theo nghiă rộng, bao gồm âm-mưu bên trong cũng như không chuyên chỉ mưu-lược bất chính. Đặc-điểm cuả 'âm-mưu' như sau:

 1.    Tính siêu-phản-thường cuả âm-mưu:

  Âm-mưu thường được gian-tướng, gian-thần, hoạn-quan cùng hậu-phi

thi-hành

 2.    Tính gian-trá cuả âm-mưu:

 3.    Đặc-điểm ẩn-nguỵ cuả âm-mưu:

 

Chu Dịch Mưu-Lược

          Tất cả mưu-lược cổ-đại Trung-quốc đều dựa vào Kinh Dịch. Xin xét về ba mặt: 

 MƯU-LƯỢC CHÍNH-TẮC

        Chu Dịch mưu-lược dựa vào mô-thức chính-tắc tư-duy do 64 quẻ đặt để. Do đó,  có khả-năng khống-chế toàn cuộc: như quẻ Kiển chỉ cần lấy 6 tượng 'tiềm',  'tại', 'kiền kiền', 'dược', 'phi', 'kháng', tức phản-ảnh chính-tắc mưu-lược liền, kiện-toàn mưu-lược quá-tŕnh. Mưu-lược chính-tắc cuả Chu-Dịch, bất-luận tại chính-trị, quân-sự hay nhân-sự, đều có ảnh-hưởng sâu đậm tới hậu-thế. Đại-phàm, thượng-tầng mưu-lược cuả hậu-thế đều là mưu-lược chính-tắc.

 

ẨN-HIỂN MƯU-LƯỢC

 Một đặc-điểm nữa cuả mưu-lược Chu Dịch là khiá cạnh ẩn-hiện. Như nói:

"仰以觀於天文,俯以察於地理,是故知幽明之故。原始反終,故知死生之說。 精氣為物,游魂為變,是故知鬼神之情狀。Ngưỡng dĩ quan ư thiên-văn, phủ dĩ sát ư điạ-lư, thị cố tri u-minh chi cố, nguyên thủy phản chung, cố tri tử-sinh chi thuyết, tinh-khí vi vật, du-hồn vi biến, thị cố tri quỷ-thần chi t́nh-trạng = Ngẩng lên để xem thiên-văn, cúi xuống đểm xét điạ-lư, cho nên biết cái cớ về tối sáng, suy-nguyên từ trước, trở lại về sau, nên biết cái thuyết sống chết, có tinh và khí là vật, chỉ có hồn phảng-phất là biến, nên biết cái t́nh-trạng cuả quỷ-thần" (Thượng-Hệ IV/2). Lại nói: "一闔一辟謂之變﹔往來不窮謂之通﹔Nhất hạp nhất tịch vị chi biến, văng lai bất cùng vị chi thông = Một đóng, một mở gọi là biến, đi lại chẳng cùng gọi là thông" (Thượng-Hệ XI/4). Cũng  nói: "探賾索隱,鉤深致遠,以定天下之吉凶,Thám trách sách ẩn, câu thâm trí viễn, dĩ định thiên-hạ chi cát hung. = Ḍ cái thâm u, t́m cái kín đáo, kiếm cái sâu, đi tới cái xa, để định cái tốt xấu." (Thượng-Hệ XI/7).

Tức là nói: nên t́m kiếm sự vật ở những chỗ u-ẩn thâm sâu, yết-thị quy-luật ẩn-hiển Chu Dịch lấy cả các tượng 'tiềm', 'tại', 'kiền kiền', 'dược', 'phi', 'kháng', đề-thị quy-luật chuyển-biến tiềm-ẩn cùng là hiển được cuả sự vật.

Đặc-điểm cuả mưu-lược là quyền xung thời-cơ ẩn-hiển, đương lúc ẩn nên hiển, đương lúc lộ mới nên lộ luôn. Chiến-luợc ẩn-hiển thường thường là yếu-tố thành-bại quan-trọng. Như Dịch nói: "君不密,則失臣﹔臣不密,則失身﹔几事不密,則害成﹔是以君子慎密而不出也。 Quân bất mật tắc thất thần, thần bất mật ắt thất thân, cơ-sự bất mật ắt hại thành, thị dĩ quân-tử thận mật nhi bất xuất dă. = Ông vua chẳng cẩn-mật th́ mất bầy tôi, bầy tôi chẳng cẩn mật th́ mất cái thân ḿnh, cơ-sự chẳng cẩn mật th́ cái hại nẩy ra, cho nên người quân-tử giữ bí-mật mà chẳng để lộ ra vậy"(Thượng-Hệ VIII/10). Dịch nói: "夫易,彰往而察來,而微顯闡幽,開而當名,辨物正言,斷辭則備矣。Phù Dịch chương văng nhi sát lai, chương hiển xiển u, khai nhi đáng, danh-biện vật chính, ngôn đoán từ tắc bị hỹ = Ôi đạo Dịch làm rơ rệt cái đă qua mà xét cái sắp tới, làm sáng tỏ cái kín đáo, mở toang cái bí-mật, mở ra mà xứng đáng cái tên, phân-biệt được sự vật, chính được câu nói, quyết đoán được lời; đầy đủ cả vậy"(Hạ-Hệ VI/3). Nơi chiến-lược quyền-mưu ẩn với hiển thể-hiện khi tấn-công và pḥng-ngự, nơi trận-điạ-chiến hoặc vận-động-chiến, dù là kiên-thủ hay di-chuyển.

          Về mặt chiến thuật, ắt biến-hoá nơi mưu-kế hư-thực, tiến-thoái, công-thủ.

          'Tôn-tử Binh-pháp, Thế-thiên' nói: "Như lấy đá chọi trứng, hư-thực vậy". Tức dùng đá chọi trứng để tỷ dụ chiến-thuật hư-thực, ẩn-hiển, quan trọng đối với ư nghiă quyết-định thành bại.

          Theo 'Tam Thập-lục-Kế', kế thứ 20, 'cùng địch không bằng phân địch, địch dương không như địch âm'. Ở đây dương đại-biểu hiển-lộ, công-khai hay thực, âm ắt tiêu-biểu cho ẩn-tế, bí-mật hoặc hư. 'Địch dương không như địch âm' có nghiă là nên tránh hư mà đương đầu với thực.

          Lại như, kế thứ 21 ve sầu bằng vàng thoát xác (Golden circada shedding the skin), ắt phối-hợp hiển-ẩn với hiển-lộ, kỳ thực là chiến-mưu cuả ẩn-độn. Kế thứ 27 là : "Trữ ngụy làm không biết, không làm, bất-ngụy làm giả-tri, vơng vi, tĩnh không lộ cơ, vân lôi Truân vậy". Tức bề ngoài không lộ thanh-sắc, âm thầm khẩn-trương chuẩn-bị, thế làm nổi lôi kích, dẫn đến thắng-lợi. Kế thứ 32: "Đă hư cho hư luôn, trong ngờ sinh ngờ, giữa cương-nhu, kỳ lại thêm  kỳ". Tương-tự, đề-thị chiến-thuật, chiến-lược hư hư thực thực, cho thiên-hạ thưởng-thức mùi vị 'Tam-thập-lục kế, tẩu vi thượng sách', cũng là một loại kế quyền-nghi ẩn-hiển.

          Tóm lại, mưu-lược ẩn bao gồm cơ-mật, hư, ẩn-tế, cùng là ứng-biến, thuộc mưu-lươc âm-tính. Mưu-lược hiển ắt bao hàm công-khai, thực, hiển-lộ cho chí chính, mưu-lược thông-thường.

          Nguyên-tắc trọng-yếu cuả mưu-lược là: đương ẩn không ẩn, nên hiển không hiển tất bại, có đại-ẩn ắt có đại-thành-công, đó là yếu-chỉ cuả quy-luật ẩn hiển.

          Kinh Dịch vừa là một bộ sách triết-học, vừa là một bộ sách khoa-học xă-hội, uẩn-tàng chiến-thuật tâm-lư phong-phú, chứa chan quy-luật luận-lư. V́ có pha vào ngôn-từ bói toán, nên Chu Dịch vừa là nguồn cuả dịch-lư vừa là tổ cuả dự-trắc-học.

  

 

 

*

* *

 

 

 

Xem Kỳ 187

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com