www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 08

 

TAM-THÁNH DỊCH

 

 

 

(Tiếp theo Kỳ 101)

 

 QUỐC-NGỮ, TẢ-TRUYỆN 

國 語,   左 傳

 

Trung Hoa thời Xuân Thu có hai quyển sử chính là "Quốc-ngữ " (007) và Kinh Xuân Thu (257). Quyển trước ghi lại biệt-sử giữa Vương-thất nhà Chu với bẩy chư-hầu là: Lỗ, Tề, Tấn, Trịnh, Sở, Ngô, Việt, c̣n quyển sau là sử riêng của nước Lỗ. 

"Tả-truyện " là một trong ba truyện của Kinh Xuân Thu do Tả Khưu Minh viết ra. C̣n hai quyển kia là Công Dương Truyện cuả Công Dương Cao và Cốc Lương Truyện cuả Cốc Lương Xích. 

Quốc-ngữ chỉ có 3 chỗ nói đến Dịch: ngoại trừ thí-dụ 1a) nói về bói cỏ thi, c̣n hai việc không nói đến bói [(thí-dụ 2a & 3a)]. 

1a) Một chép việc Tấn Tương Công thuật chuyện người nước Tấn bói được quẻ Kiền chi Bĩ  A L, chứ không dùng Kinh Dịch để bói (Chu Ngữ Hạ, Tương Công Luận Tấn Chu Tương Đắc Tấn Quốc (007, 110). 

2a) Một nói đến Dịch-lư: “Đổng Nhân đón Công nơi sông Hà. Công hỏi rằng: “Ta tới nơi không? Đáp: “Thần bói được quẻ Thái K chi bát (Quẻ Thái, Kiền ! dưới Khôn / trên, âm hào chẳng động nên giữ nguyên số 8 của thiếu-âm). Đó là Thiên Điạ phối hanh (Kiền là Thiên, Khôn là Điạ; âm giáng, dương thăng nên mới bảo là phối hanh) . Tiểu văng đại lai. Nay kịp vào thoán-từ quẻ Thái. Đâu có bất lợi nào. (Tấn-ngữ IV, Tần Bá Nạp Trùng Nhĩ Ư Tấn (007, 462).”  

3a) Một căn-cứ vào tượng mà bàn: “Công-tử Trùng Nhĩ thân bói mà rằng: ‘C̣n có nước Tấn? Được trinh (quẻ trước tức nguyên-quái) Truân C, hối (quẻ sau tức biến-quái) Dự P, đều bát cả. Phệ-sử bói đều nói: ‘Không lành. Bế-tắc mà không thông, hào không làm ǵ được cả vậy’. Tư-không Quí-tử nói: ‘lành, bởi v́ Kinh Dịch bảo: ‘Lợi kiến hầu’. Nếu không có nước Tấn để phụ vương-thất, làm sao mà kiến hầu được? Mệnh tôi bói rằng: ‘C̣n có nước Tấn?’ Bói bảo tôi rằng: ‘Lợi kiến hầu. Được nhiệm-vụ của nước vậy, lành cuả ai lớn thay? Chấn là xe, Khảm là nước, Truân là dầy, Dự là vui. Xe ban trong ngoài, thuận để huấn-thị, nguyên tuyền cung-cấp, đất dầy mà vui t́nh thực, không có nước Tấn, ai mà làm được? Chấn là sấm, là xe; Khảm là lao khổ, là nước, là đám đông. Chủ sấm và xe, là vơ, đám đông và thuận là văn. Văn vơ gồm đủ, hậu đến thế là cùng. Lời Thoán rằng: "Nguyên Hanh Lợi Trinh, vật dụng hữu du văng, lợi kiến hầu". Chủ Chấn sấm, trưởng, cho nên Nguyên. đám đông và thuận là Gia vậy, cho nên Hanh. Trong có Chấn sấm, cho nên nói : Lợi Trinh. Trên xe, dưới nước, ắt là Bá. Việc nhỏ không cứu giúp, v́ trên dưới không hiểu nhau. Nên mới nói : "Vật dụng hữu du văng". Chẳng thuận mà có uy-vũ, nên mới "Lợi kiến hầu". Khôn là mẹ, Chấn là trưởng-nam. Mẹ già, con mạnh nên nói là Dự. Lời Thoán rằng: "Lợi kiến hầu, hành sư". Thế chính gọi là  ’Cư lạc xuất uy’. Được hai điều ấy lo ǵ không là quẻ được nước ”. (Tấn Ngữ IV, 007, 458, Trùng Nhĩ thân phệ đắc Tấn Quôc). 

C̣n Tả-truyện lại đề-cập Dịch 20 lần, chia làm 4 lần chỉ bói Dịch để biết tương-lai hoặc kể chuyện bói Dịch các đời trước: 

1b) Mẫn Công 2, Huệ Vương 17, tân-dậu (660 BC), 257, I/479, 008, I/9b, 274, 62.4: 

Tả-Truyện: Thành-Quư lúc sắp ra đời, Hoàn-Công có sai bói: tất là sinh con trai tên là Hữu, ở bên hữu Công, giữa khoảng nền xă, giúp nhà vua. Họ Quư mà mất, th́ nước Lỗ hết hưng-thịnh. Lại bói được quẻ Đại-hữu chi Kiền (N A). Cùng một cha mà kính như vua tôi. Đến khi sinh ra, nơi tay có viết chữ hữu (nghiă là bạn). Cho nên đặt tên là Hữu. 

2b) Hi Công 4, Huệ Vương 21, ất-sửu (656 BC), 257, I/525:

Tả-Truyện: Xưa Tấn Hiến-Công muốn cho Ly-Cơ làm Phu-nhân, bói rùa thấy xấu, bói cỏ thi thấy quẻ tốt. Công chọn quẻ tốt. Người bói rùa nói: Phệ (bói cỏ thi) là sở-đoản, Quy (bói rùa) là sở-trường. Vả lại lời dao (thoán) có câu: Tự chuyên biến đổi, ngăn cái hay của Công. Một thơm như cỏ huân, một hôi như cỏ du, tiếng xấu mười năm chưa hết, xoá bỏ hết tốt đẹp của Công. Xin đừng đổi. Công không nghe, lp làm Phu-nhân. Về sau v́ lời dèm của Ly-Cơ với Công, Thế-tử phải thắt cổ ở Tân-Thành (Khúc-Ốc), Công-tử Trùng Nhĩ chạy ra ấp Bồ và Công-tử Di-Ngô chạy ra ấp Khuất. 

3b) Hi Công 15, Tương Vương 7, bính-tí (645 BC), 257, I/591, I/11ab, 274, 61.6:

Tả-Truyện: Tấn đói, Tần chở gạo sang cho. Tần đói, Tấn cấm bán thóc cho, nên Tần-Bá đánh Tấn. Bốc-sử Phụ bói được quẻ tốt. Khi qua sông, xe vua hỏng. Tần-Bá hỏi ư-nghiă. Đáp: thế là đại-cát. Ba lần đánh bại thế là bắt được vua Tấn. Bói được quẻ sơn-phong Cổ R. Sách có câu: Ngh́n cỗ xe. Ba lần đi. Xong rồi bắt được Hùng hồ. Theo quẻ, Cổ là vua. Quẻ trinh (hạ-quái) của quẻ Cổ là phong (tốn vi phong). Quẻ hối (thượng-quái) là sơn (cấn-vi sơn). Về mùa là thu. Ta bỏ rơi quả cây để dùng gỗ cây. Thế là thắng: Quả rơi, gỗ mất, c̣n đợi ǵ mà không thua.  

   4b) Thành Công 16, Giản Vương 11, bính-tuất (575 BC), 257, II/454, 257, II/8a, 274, 61.7:

Tả-Truyện: Vua Tấn bói cỏ thi. Đoán là triệu cát, được quẻ Phục, nghĩa là các nước miền nam (Sở, Trịnh) sẽ suy, nguyên-súy sẽ trúng phát tên, mà vua Sở sẽ bị thương ở mắt. Chẳng thua th́ thế nào mới là thua. Vua Tấn nghe theo. 

Thứ đến, có 7 lần bàn đến nghiă- suy từ quái-, hào-từ: 

1c) Tuyên Công 6, Định Vương 4, mậu-ngọ (603 BC), 257, II/209, 274, 63.1:

Tả-Truyện: Công-tử Mạn-Măn nước Trịnh cùng Vương-tử Bá-Liêu nói chuyện, tỏ ư muốn được chức Khanh. Không có đức mà lại tham, trong Kinh Dịch đă có nói đến vào quẻ Ly ^ từ quẻ Phong w ra. Không sao tránh khỏi nạn được. Một năm sau người Trịnh giết Công-tử Măn.  

2c) Tương Công 9, Linh Vương 8, đinh-dậu (564 BC), 257, II/555-6, II/9a, 274, 62.8:

Tả-Truyện: Mục Khương mất tại Đông-Cung. Khi trước, Phu-Nhân dời cung của ḿnh, để tới ở Đông-Cung th́ có bói được quẻ Cấn t chi bát. Quan Bốc-sử đoán: "Cấn biến thành quẻ Tùy Q. Tùy tượng trưng việc ra đi. Phu-Nhân sẽ ra khỏi nơi này. Mục Khương nói: “Không đúng. Trong Kinh Chu Dịch có nói: Tùy là lớn, hanh thông có lợi, chắc chắn, không có hại. Lớn là ǵ? Là người có thể cách. Hanh thông là ǵ? Là gồm đủ đức hay. Lợi là ǵ? Là làm đủ bổn-phận. Trinh là ǵ? Là các hành-động, giữ đều không sai. Thể cách có đủ, th́ trị được dân. Có đức hay th́ mới theo đúng nghi-lễ. Làm đủ bổn-phận th́ biết giữ công-b́nh. Hành-động giữ đều không sai, th́ mọi việc đều không hỏng. Nhưng bốn nết đều phải là thực có, chứ đừng là giả-tạo. Vậy Tùy nghiă là không bị trách dù rằng Tùy cũng có nghiă xấu, nếu thiếu bốn nết. Tôi là đàn-bà, trong thời loạn, ở vị kém (v́ là đàn-bà), mà lại không có nhân, không đáng gọi là lớn, là có thể cách. Tôi không làm cho nước được yên, nhà được ḥa, th́ không thể bảo được là tôi gồm đủ đức hay, tức là hanh. Xét hành-động tôi c̣n hại cả cho tôi, th́ không thể bảo là tôi làm đủ bổn-phận. Quên điạ-vị, tôi có những việc xấu, không thể bảo là tôi đă chắc chắn. Người nào có đủ bốn nết mới thực là tùy, là vô-cữu. Tôi chẳng được ǵ, sao gọi là tùy. Tôi đă xấu sao được là vô-cữu. Chắc chắn là chết ở đây không đi ra ngoài được”. 

3c) Tương Công 28, Linh Vương 27, bính-th́n (545 BC), 257, III/104, 008, II/1999b, 274,,62.14:

Tả-Truyện: Tử Thái Thúc khi về Trịnh phục mệnh, bảo Tử Triển rằng: Sở Tử mệnh sắp hết. Trong chính-trị không sửa đức, đối với chư-hầu th́ tham-lam mù quáng, để thoả ư riêng. Tưởng c̣n sống lâu được sao? Trong sách Chu Dịch, chỗ quẻ Di khởi từ quẻ Phục (X [) có cho biết: "Trở lại mê sẽ bị hung" (Lời Thoán quẻ Phục). Lời đó sẽ áp-dụng cho Vua Sở. Vua Sở định trở lại ư muốn (là Vua Trịnh thân tới chầu), mà bỏ hết cái gốc là đức. Không đủ phưong-tiện trở lại ư muốn đó, thế gọi là : Trở lại mê. Mê th́ hung. Xin vua ta cứ sang Sở, để rồi tống chung vua Sở, rồi trở về. Thế là được ḷng cả dân Sở. Trong ṿng mưi năm, Sở thôi không c̣n ảnh-hưởng ǵ với chư-hầu, dân ta sẽ yên vui. 

4c) Chiêu Công 7, Cảnh Vương 10, bính-dần (535 BC), 257, III/252, III/4a, 274, 62.2:

Tả-Truyện: Khổng Thành Tử bói dịch, xem trong hai con bế-thiếp của Vệ Tương Công là Mạnh Trập và Nguyên ai sẽ có thể nối ngôi: được quẻ Truân C. Rồi bói có nên cho Trập làm chủ không. Th́ được quẻ Tỷ H. Khổng Thành Tử bàn với Sử Triều. Sử Triều nói: “Truân nghiă là rộng lớn, th́ c̣n nghi ngại ǵ”. Thành Tử nói: “Liệu quẻ có nghiă là lớn tuổi hơn (Trập), th́ quyền thế có hơn không?” Sử Triều nói: “Đă gọi tên là Nguyên cũng đáng làm Trưởng. Mạnh có tật, bài vị rồi sẽ không được xếp trong miếu, không hơn được Nguyên. Vả lại lời giải trong quẻ Truân l lợi dụng nên nối ngôi. Nếu cứ b́nh thưng tính tuổi mà được th́ sao c̣n cần t́m ngưi nối dơi. Cần t́m ngưi nối, thế tức là ngưi thưng không được. Cả hai quẻ cùng một ư. Xin ngài cho Nguyên. Khang Thúc đă chọn. Hai quẻ đă chỉ. Bói dịch đúng với mộng. Vũ Vương xưa vốn dùng cách đó, sao ngài không theo …” Thế là Khổng Thành Tử lập Linh Công.   

5c) Chiêu Công 12, Cảnh Vương 15, tân-mùi (530 BC), 257, III/294-5, III/5a, 274, 61.11:

Tả-Truyện: Khi Nam Khoái định phản, có một người làng biết được, mới đi ngang nói bóng nói gió can ngăn. Nam Khoái bói dịch, được quẻ Khôn, biến ra quẻ Tỷ  (B H). Giảng là: Xiêm mầu vàng, rất tốt. Nam Khoái cho là tốt lắm, mới bảo Tử Phục Huệ Bá rằng: Tôi muốn mưu việc ngay, ông nghĩ thế nào? Huệ Bá nói: Tôi thưng nghiệm, nếu v́ trung tín mà làm, th́ việc thành. Nếu không, tất là hỏng. Ngoài cứng dắn (thượng-quái quẻ Tỷ là quẻ khảm +), trong diụ dàng (hạ-quái là quẻ khôn /), thế là trung. Hoà trên cùng dưới thế là tín. V́ thế giảng rằng: Xiêm mầu vàng, rất tốt. Vàng là mầu chính giữa (trung-ương) trong năm mầu. Xiêm thưng là trang-sức phiá dưới. Nguyên cát là đại-cát. Nếu trung mà không ở giữa th́ đă không có mầu vàng. Nếu kính-cẩn mà không có ở phiá dưới, th́ đă không có trang-sức. Nếu việc mà không tốt th́ không tới hay được. Khi trong và ngoài cùng hoà-hợp th́ có trung. Khi  điều-khiển một việc cho có tín-nghiă, th́ việc có kính-cẩn. Nuôi được ba đức trực, dũng, ôn, th́ việc hay. Không có ba đức ấy, việc không hay. Vả lại, gặp quẻ ấy, th́ không thể đoán kết-quả một công việc khó khăn. Ngài có ǵ để trang-sức? Nếu giữa (tâm) mà tốt th́ mới có mầu vàng. Nếu trên mà tốt th́ mới có nguyên cát. Nếu dưới mà tốt th́ mới có xiêm. Có đủ ba thứ tốt th́ kết-qủa tốt đẹp như đă giảng. C̣n thiếu một thứ, th́ dù quẻ đă giảng như thế, kết quả cũng chưa thể có được như thế.    

6c) Chiêu Công 29, Kính Vương 7, mậu-tí (513 BC), 257, III/466, 274, 61.7:

Tả-Truyện: Rồng là vật thuộc về hành thuỷ, chức thuỷ-quan đă bỏ, cho nên không bắt được rồng nữa. Nếu không, sao Kinh Dịch lại nói đến. Quẻ Kiền chi Cấu (A    l) có câu: Rồng ẩn không dùng. Quẻ Đồng-nhân M có câu: Rồng hiện nơi  ruộng.  Quẻ Đại-hữu N có câu: Rồng bay trên trời. Quẻ Quyết k có câu : Ngang với Rồng, sao cho khỏi hối? Quẻ Khôn có câu: Đàn Rồng không đầu hiện ra, tốt. Quẻ Khôn chi Bác (B W)   nói: "Như bầy rồng đánh nhau ở nội". Nếu không thấy sớm chiều, th́ làm sao gọi tên được ? 

7c) Ai Công 9, Kính Vương 34, ất-măo (486 BC), 257, III/655, III/8a, 274, 62.6:

Tả-Truyện: Triệu Ưởng nước Tấn bói rùa, xem có nên cứu Trịnh, chống Tống không. Được quẻ: Nước gặp lửa. Các vị Thái-sử Triệu-Mặc và Quy đều cho ư kiến. Dương Hổ mới bói dịch. Gặp quẻ Thái chi Nhu (K E). Mới nói rằng: bên Tống đang cát, không nên địch. Vi Tử Khải (Tổ nước Tống) là con vua Đế Ất. Hào-từ lục-ngũ quẻ Thái có câu: Đế Ất gả chồng cho em gái, có phúc, rất tốt. Tống và Trịnh có họ về bên ngoại. Phúc (chỉ) là lộc vậy. Nếu vua Đế Ất gả chồng cho em gái mà có cát lộc, th́ ta làm sao mà cát được. Thế là Triệu Ưởng bỏ ư định giúp Trịnh. 

Sau rốt, 9 lần c̣n lại chuyên luận dịch-tượng suy từ Hào Chi tức quái-biến

1d) Trang Công 22, Huệ Vương 5, kỷ-dậu (672 BC), 257, I/391-2, 008 II/1775abc, I/3a, 274, 63.12:

Tả-Truyện: Lúc Kính Trọng nhỏ, Chu-Sử tới thăm Trần-hầu. Trần-hầu sai bói dịch, được quẻ Quan chi Bĩ (T  L). Chu-Sử nói: hào-từ lục-tứ quẻ Quan trong Kinh Dịch bảo rằng: “Xem việc sáng sủa trong nước, lợi-dụng việc triều-cận nhà vua”. Quẻ này có ư nghiă là thay Trần làm cho nước yên, là đi ở nước khác. Không phải là tự bản thân mà là tự con cháu. Ánh sáng từ xa, từ chỗ khác chiếu tới. Khôn / là tượng đất. Tốn ) là tượng gió. Kiền ! là tượng trời. Gió, trời ở trên đất, tức là núi. Có núi th́ có sản-vật ở núi, mà soi xuống được là nhờ ánh sáng của trời. Thế th́ ở trên đất. Nên nói: “Xem việc sáng sủa trong nước, lợi-dụng việc triều-cận nhà vua”. Chư hầu mang đến sân vua cả trăm thức, cung phụng ngọc lụa cùng các vât đẹp quư của trời đất. Nên nói: “Lợi-dụng việc triều-cận nhà vua”. Thế là nhờ về con cháu. Gió thổi trên đất nên bảo là ở nước khác. Nếu ở nước khác, tất là họ Khương. Khương là ḍng dơi Đại-Nhạc. Nhạc là núi. Núi phối với trời. Vật không thể cả hai cùng to lớn. Trần mà suy th́ họ này mới thịnh. Đến khi Trần suy, Trần Kính Trọng mới bắt dầu khá giả. Đến khi Trần mất, th́ ḍng Kính Trọng được cầm quyền chính. 

2d) Mẫn Công 1, Huệ Vương 16, canh-thân (661 BC), 257, I/471, I/7b, 274, 63.4:

Tả-Truyện: Xưa Tất-Vạn bói việc làm quan ở nước Tấn, được quẻ Truân chi Tỷ (C  H). Tân Liêu xem rồi đoán là tốt. Truân đă bền, Tỷ lại vào, c̣n ǵ tốt hơn. Phải là triệu đông đúc thịnh-vượng. Chấn là tượng đất, xe theo ngựa, ḿnh ở đây, người anh v́ đó mà lớn, người mẹ che chở cho, chúng nhân theo về, sáu thể không đổi, hợp mà thành bền, yên mà hay trừ diệt, đó là quẻ của công, hầu. Con cháu công hầu tất khôi phục được tước vơ.

3d) Hi Công 15, Tương Vương 7, bính-tí (645 BC), 257, I/594, II/1a, 274, 64.15:

Tả-Truyện: Xưa Tấn Hiến-Công cho bói việc gả Bá-Cơ sang Tần, gặp quẻ Khuể chi quẻ Qui-muội (f v). Sử Tô bói rồi nói rằng không tốt. Lời dao tức Lời hào thượng-lục có nói: kẻ sĩ cắt tiết dê, không có máu. Con gái bưng dỏ không. Xóm bên tây trách không thể đến được. Khuê chi Qui-muội như thể không được giúp. Ly chi Chấn cũng như Chấn chi Ly làm sấm, làm lửa, làm cho họ Doanh đánh bại được họ Cơ. Xe đă sút trục, lửa đă đốt cháy cờ, bất-lợi trong việc hành-quân, thua ở Tôn-Khưu. Qui-muội chi Khuê, cô-độc, cung nỏ giặc đă giương lên. Cháu theo cô, sáu năm ẩn-nấp. Lẩn trốn về nước, bỏ cả vợ con, năm sau chết ở g̣ Cao-Lương. Đến khi Huệ Công ở Tần có nói: Tiên-quân ví thử nghe lời đoán của Sử Tô, th́ ta không đến nỗi thế này. Hàn Giản thưa: Bói rùa chỉ là tượng, bói dịch chỉ là số. Vật sinh ra rồi mới có tượng. Có tượng rồi mới có nuôi. Nuôi rồi mới có số. Tiên-quân mà bại đức có kể đến số được không? Lời nói của Sử Tô nghe làm ǵ vô-ích. Thi có nói: cái mầm ác của dân, không phải tự trời sinh. Gây sự hỗn-loạn thù ghét, là do người. 

4d) Hi Công 25, Tương Vương 17, bính-tuất (635 BC), 257, I/656, II/5a, 274, 63.9:

Tả-Truyện: Công nói: thử bói xem, gặp quẻ Đại-hữu chi Khuê (N f). Đáp: tốt. Được quẻ “Công-hầu dùng để triều-hiến Thiên-tử”. Công hưởng v́ thắng trận, c̣n ai tốt hơn được? Vả lại, nhờ quẻ ấy, trời ban ân-trạch như mặt trời, Thiên-tử chống Công có được không? Nên phải nể v́ tiếp đón như quẻ Đại-hữu phục vụ quẻ Khuê, quẻ đoán là như vậy. 

5d) Tuyên Công 12, Định Vương 10, giáp-tí (597 BC), 257, II/262-3, II/1879c, 1880a, II/6b, 274, 63.7:

Tả-Truyện: Tri Trang-tử (Tn-Thủ) nói: “Đạo binh này lâm-nguy. Trong Kinh Dịch về quẻ Lâm S, tự quẻ Sư G ra (G   S), có nói: Một đạo quân ra trận phải theo luật đă ban-hành. Nếu luật không hay thế là hung. Vị chỉ-huy nếu theo đúng binh-pháp th́ mệnh-lệnh thành hay. Nếu sai binh-pháp th́ mệnh-lệnh thành dở. Một số đông đem chia ra th́ thành yếu. Các ḍng nước mà ngược nhau th́ thành nước ao tù ... Kinh Dịch bảo như thế đó" 

6d) Tương Công 25, Linh Vương 24, quí-sửu (548 BC), 257, III/46, II/12b, 274, 64.10:

Tả-Truyện: Ở Tề, vợ Đường Công nguyên là chị gái Đông Quách Yển. Đông Quách Yển làm gia-thần cho Thôi Vũ Tử (Thôi Trữ). Đường Công chết, Yển đánh xe cho Vũ Tử tới phúng viếng. Vũ Tử trông thấy vợ Đường Công là Đường Khương đẹp, sai Yển bắt đem tới. Yển nói: “Vợ chồng phải khác họ. Ngài về ḍng Đinh, họ vua Tề, mà tôi th́ ḍng Hoàn Công, tức là cùng họ. Ngài không thể lấy chị tôi được”. Vũ Tử cho bói để quyết định. Gặp quẻ Khốn chi Đại-quá (o \ ). Các Thái-sử đều đoán là quẻ tốt. Vũ Tử hỏi Trần Văn Tử. Trần Văn Tử nói: Chồng theo quẻ phong (tốn )), hạ thể quẻ Đại-quá. Phong là gió. Gió có tính cách lật đổ. Vậy không nên lấy người ấy. [(Nơi 266, II/12b, Mao Kỳ Linh viết: khảm +  là trung-nam, nên bảo là chồng, biến thành phong (tốn )) là gió, mà gió có thể lật đổ, nên lấy người ấy làm sao được). Vả lại, hào-từ lục-tam quẻ Khốn bảo:  “Như thể khốn ở ḥn đá, dựa vào cây tật-lê, vào trong cung không thấy vợ, xấu”. Chu-tử chú-giải rất rơ: “Ḥn đá là chỉ vào hào tứ, cây tật-lê là chỉ vào hào nhị, cung là chỉ vào hào tam và vợ là chỉ vào hào lục”.] Khốn khổ trên đá lởm chởm là đi lại khó nhọc, dưạ vào bụi gai thành ra ḿnh bị thương. Vào cung không thấy vợ là điềm hung, không c̣n cứu được”. Thôi Trữ nói: đây là một quả-phụ, lấy có hại ǵ. Có hại th́ chồng trước đă bị hại rồi. Thế rồi lấy. 

7d) Chiêu Công 1, Cảnh Vương 4, canh-thân (541 BC), 257, III/182, 274, 63.11:

Tả-Truyện: Triệu Mạnh hỏi thầy thuốc: Ông nói Cổ là bệnh thế nào? Đáp: Cái ǵ thái quá là Cổ, như quá thiên về t́nh-dục, hoặc lầm lỡ, hoặc rối loạn. Xét về văn-tự, chữ cổ ghép lại bởi hai chữ mănh và trùng. Con sâu sinh trong hột lúa, để lâu gọi là cổ. Trong Kinh Chu Dịch, người con gái mê hoặc người con trai, gió to làm đổ núi, th́ gọi là cổ. Mọi vật đều giống nhau cả. 

8d) Chiêu Công 5, Cảnh Vương 8, giáp-tí (537 BC), 257, III/219-20, III/1a, 274, 64.4:

Tả-Truyện: Khi xưa, lúc Mục Tử (Thúc Tôn Báo) mới sinh, cha là Trang Thúc bói dịch, được quẻ Khiêm chi Minh-di (O d), đưa cho Thái-bốc Sở Khưu. Sở Khưu đoán: Đưa bé này sau bỏ nước Lỗ, nhưng rồi sau lại trở về cúng giỗ ông. Sẽ có một gian-nhân tên là Ngưu. V́ tên Ngưu đó, con ông sẽ chết đói. Minh-di chỉ mặt trời. Con số là 10. Mỗi ngày chia làm 10 độ. Mỗi vị là một độ từ vị vua trở xuống. Vị thứ hai là vị Công, vị thứ ba là vị Khanh. Mặt trời đúng ngọ buổi trưa là vua. Mặt trời vào buổi ăn là vị Công. Mặt trời mới mọc là vị Khanh. Quẻ Khiêm sinh tự Minh-di, chỉ mặt trời mới mọc nhưng chưa chói, chữ là đán , vị trí Khanh, cúng giỗ tổ tiên. Khiêm vốn tự mặt trời, Minh-di cũng chỉ chim bay. V́ sáng mà chưa chói, cho nên chim c̣n đủ cánh, là tiêu-biểu cách hoạt-động, chỉ người quân-tử ra đi. Mặt trời mới mọc (Đán), chỉ ngôi thứ ba, nên hào-từ sơ-cửu quẻ Minh-di mới nói: Ba ngày không ăn.

        Quẻ Ly %, hạ-thể quẻ Minh-di, là tượng Hoả. Quẻ Cấn đơn -, hạ-thể quẻ Khiêm, tượng núi. Lửa đốt núi. Núi thành trơ trụi. Tính về loài người, th́ cấn là lời nói. Lời nói mà bậy là lời dèm. Con người mở miệng ra là tự lời dèm. Quẻ mà có hai ly hợp là tượng giống ḅ. Thời loạn, lời dèm được nghe. Lửa đốt núi, vậy lửa đó là ḅ, tức thị tên là Ngưu.

            Khiêm có nghiă là thiếu, là không đủ. Chim chưa giương cánh, đă rũ cánh, không bay lên được cao, bóng không rộng. Cho nên con ông, không theo kịp ông, chức không bằng ông, ông là Khanh, th́ con ông chỉ là Đại-phu, chưa được đến ngôi thứ ba. 

9d) Chiêu Công 32, Kính Vương 10, tân-măo (510 BC), 257, III/487:

Tả-Truyện: Trong Kinh Dịch quẻ lôi (chấn ' đơn) trên quẻ kiền ! (thiên) sẽ thành quẻ Đại-tráng b. Đó là Thiên-đạo. Kiền chỉ Thiên-tử, Chấn là chư-hầu, nay ở trên kiền là đổi ngôi, là thần lớn mạnh, hùng tráng in như trên trời có sấm sét vậy. 

Tóm lại, trong Quốc-ngữ Tả-truyện có tất cả là 23 điều nói dến Dịch. Có 5 điều chỉ gián-tiếp dùng dịch nên khỏi bàn đến làm ǵ. Thứ đến có 8 điều bàn đến nghiă lư của Dịch, đại-để như thuyết của Văn Ngôn Truyện, Hệ Từ Truyện cũng xin miễn bàn v́ trên nguyên-tắc ta không biết là Tả Truyện bắt chước Dịch Truyện hay ngược lại. Xin đan-cử việc Mục Khương có nói đến Nguyên Hanh Lợi Trinh giống như Văn Ngôn Truyện vậy, làm bằng-chứng.

Duy 10 điều c̣n lại chuyên luận dịch-tượng là đặc-sắc hơn cả và hiển nhiên khơi mào tượng-số cho dịch-gia các đời sau (Tần, Hán, Ngụy). Thoán Tượng Truyện thích nghiă quái  hào hay dùng quẻ trinh tức quẻ dưới (hạ-quái), quẻ trước (nguyên-quái) và quẻ hối tức quẻ trên (thượng-quái), quẻ sau (biến-quái), mà chưa hề đề-cập quái-tượng hay quái-biến để phân-tích hào-từ. Chung quy, dùng  quái-biến tức hào chi để luận đoán bói dịch, khởi thuỷ từ thời-đại của Quốc-ngữ Tả-truyện. 

Chú-thích về hai chữ Trinh Hối貞悔 

Thượng-Thư, Thiên Hồng Phạm nói: “Rằng Trinh, rằng Hối”. Lại nói: “Bốc ngũ chiêm dụng. Nhị Diễn Thắc”. Trịnh Huyền chú: ”Nhị Diễn Thắc chính là Trinh Hối vậy”.

Kinh Pḥng Dịch-truyện lại nói: “Tĩnh là Hối mà phát động là Trinh”.

Đường Lục Điển nói: “Phàm nội-quái là Trinh dùng để bói vào buổi sáng; ngoại-quái là Hối dùng để bói vào buổi chiều”.

Hồ Bỉnh Kiền nói: “Kiền thượng-cửu là cuối của ngoại-quái nên bảo rằng kháng long hữu hối; Khôn lục-tam là cuối của nội-quái nên bảo rằng hàm chương khả trinh”. Như vậy, hai chữ Trinh Hối không phát ra từ quẻ hay sao? 

          Ngoài "Tả-truyện左傳" và "Quốc-ngữ國語", các điển-tịch Tiên-Tần có dẫn Dịch c̣n có: "Luận-ngữ 論語" (Thiên Tử Lộ), “Lễ-kư禮記" [các thiên 30 (Phường-kư), 32 (Biểu-kư), 33 (Truy-y) và 39 (Thâm-y)], “Thi-tử 尸子", "Tử-tư-tử子思", (492-431 B.C.) với sách trên lụa bạch Giản Cẩm Ngũ Hành Giải Hỗ (321) xuất thổ năm 1973 tại Hán-mộ #3, g̣ Mă-vương, di-chỉ Trường-sa, tỉnh Hồ-nam và Sở giản Ngũ Hành xuất thổ năm 1993 tại Kinh-môn Quách Điếm, "Tuân-tử荀子" (khoảng 298-238 B.C.), "Chiến-quốc-sách戰國策" và "Lă-thị Xuân Thu"氏春秋(Q13, Thiên 7; Q15, Thiên Thủ; Q20, Thiên 5; Q22, Thiên 5). C̣n sách "Trang-tử Nam-hoa-kinh莊子南華經 (308, 309)" chỉ nói đến Dịch-kinh mà không sách-dẫn Dịch-văn.  



 

Xem Kỳ 103 

 

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com