www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

Main Menu

 
 

 

 



GỈNG VĂN HỌC NHẨY RÀO:
 
V̉NG TAY HỌC TR̉
Tiểu thuyết Nguyễn Thị Hoàng

Lê Phụng
 

 

 

 

PHẦN 1:

 

 

Phụ bản 1. Chân dung  Nguyễn Thị Hoàng.

 

Mở Lời

 

L


ịch sử văn học cho biết rằng những thời kỳ “cách mạng” thường là những thời kỳ văn học xuống dốc. Trong cuộc đại cách mạng 1789 , giới b́nh luận văn học Pháp không đưa ra tên tuổi của một văn tài mới. Phải chờ tới khoảng 150 năm sau mới có phong trào  lấy Hầu Tước De Sade, làm tiêu biểu cho sáng tác văn học thời đó.

Trở lại văn đàn Việt Nam, thời gian cuối 1963 được coi là thời gian cách mạng chuyển biến Công Ḥa Việt Nam I sang Cộng Ḥa Việt Nam II. Trong khỏang chừng năm bẩy năm sau đó, trên văn đàn xuất hiện nhiều tên tuổi mới, nhưng không thấy có một ai được coi là tiêu biểu cho thời gian  “cách mạng” này. Riêng trong số nữ văn sĩ có Nguyễn Thị Hoàng, sáng tác cuốn Ṿng Tay Học Tṛ, đă làm sôi động giới văn học một thời. Trong những sôi dộng đó, người khen ít hơn người chê. Nhưng có điều bất công cho người cầm bút là những điều chê bai, không xây dựng trên văn bản cuốn tiểu thuyết, mà thường xoay quanh đời tư của tác giả và căn cứ trên những lề thói xă hội thủa ấy.

Từ đó đến nay thoáng đă gần nửa thế kỷ, bài viết này xin bàn về cuốn Ṿng Tay Học Tṛ đặt trên gịng văn học thế giới, thường gọi là gịng văn học nhẩy rào, trangression, quen biết có từ thời những vở bi kịch Hy Lạp.   

Kết quả sơ khởi cho thấy: đọc Ṿng Tay Học Tṛ theo cách đọc liên bản, intertextualité, người đọc cảm thấy Ṿng Tay Học Tṛ dàn dựng bằng những văn liệu và theo những cấu trúc thường gặp trong ba tác phẩm của ba nữ văn sĩ:

1.      Cuốn Histoire de ma vie (1854) của George Sand (1804-1876) cùng nhiều cuốn tiểu sử và b́nh luận văn học viết về những trước tác của bà; 

2.      Cuồn Wuthering Heights của Emily Bronté (1818-1848); cuốn này đă được Delebecque[1], dịch sang tiếng Pháp dưới tựa đề Les Hauts de Hurle-vent, và Nguyễn Tường Tam dịch sang tiếng Việt Nam là Đỉnh Cao Gió Hú rồi tới bản phóng tác cùng tựa đề của Hoàng Hải Thủy. Sau năm 1975, có bản dịch của Dương Tường dưới tựa đề Đồi Gió Hú sau đó có bản dịch của Mạnh Hương dưới cùng một tựa đề;  

3.      Cuốn Bonjour Tristesse (1954) của Francoise Sagan (1935-2004).

Cuốn Ṿng Tay Học Tṛ là truyện cuộc t́nh ngắn ngủi, chưa đầy một niên học, giữa một cô giáo và một học sinh cùng trường. Đề tài này bị coi  là bịnh hoạn, vi phạm thuần phong mỹ tục, đầu độc thanh niên, nếu không nói là một tác phẩm khiêu dâm tục tĩu, v.v… Ngày nay, người đọc dễ dàng đặt được cuốn tiểu thuyết này vào gịng văn học quốc tế, mang tên là « văn học nhẩy rào ».

Hai chữ nhẩy rào dịch chữ Transgression của Michel Foucault, trong cảo luận Préface à la Transgression tŕnh bày trong tạp chi Critique, số đặc biệt năm 1963,  kỷ niêm một năm ngày nhà văn Georges Bataille từ trần. Cho tới cuối thế kỷ XX, Georges Bataille (1897-1962) không phải là một nhà văn nổi tiếng tại Pháp cũng như tại Âu Châu. Ngay nay hai tác phẩm  Histoire de l’oeil và cuốn Madame Edwarda của ông, hai tác phẩm từng bị coi là nhũng cuốn sách khiêu dâm,  được dùng để giảng dậy thuyết transgression ứng dụng vào khoa học nhân văn tại các đại học lớn Âu Mỹ.

Theo từ nguyên học, chữ transgression chỉ một cuôc “vượt qua”; hay sự chuyển biến từ một trạng thái trật tự sang trạng tái vô trật tự. Hành động “nhẩy rào” thường thường là một hành động vượt qua luật pháp hay huấn điều tôn giáo hoặc  tập tục.Với những tín đồ đạo đức chúa Trời, th́ Adam là người đầu tiên mắc tội nhẩy rào, v́ đă ăn trái cấm cùng với Eva. Cả hai người sau đó đều bị trừng phạt đuổi ra khỏi thiên đàng. Trong sách Lĩnh Nam Chích Quái, công chúa Tiên Dung đời Hùng Vương cũng có mơt hành dộng nhẩy rào. Công chúa không nghe lời vua cha đi lấy chồng mà đi ngao du thiên hạ, rổi gặp Chử Đồng Tử trong màn tắm, nơi băi sông và cưới làm chồng, Từ đó không bao giờ công chúa dám về cung ra mắt vua cha nữa. Rất nhiều thần thoại Hy Lạp kể lại nhựng vụ giết cha, loạn luân cùng mẹ cũng thuộc gịng văn học này. Ngoài ra, đề tài nhẩy rào trở thành yếu tố cơ động của nhiều tấn bi kịch cổ Hy Lạp.

Ngày nay, thời đại hậu tiền tiến, nhiều xă hội sống buông thả, thời ư niệm nhẩy rào liên quan tới mọi hành động vượt biên giới của sự cấm kỵ, xóa bỏ ranh giới giữa thiêng liêng và phàm tục. Tương tự,  hành động nhẩy rào thựng liên quan mật thiết với những lề thói cấm kỵ trong phạm vi t́nh dục, nên thường thường bao hàm vấn đề vi phạm thuần phong mỹ tục.

Ư niệm về nhẩy rào cũng là một ư niệm quan trọng trong văn học thời đại cách mạng, qua nhiều tác phẩm của de Sade liên quan tói vấn đề giới tính cùng vấn đề xác định mức “đúng mức” trong suốt thế kỷ XIX. Thế nên có mối liên quan chặt chẽ giữa giới tính và hành động nhẩy rào.

Trong chủ đề văn học nhẩy rào, giới nghiên cứu đặc biệt chú ư tới hai điểm : một là hành vi của nhân vật nhầy rào khi tới gần rào cản; hai là vấn đề di dịch của rào cản theo mọi biến chuyển của tập tục xă hội. Cả hai vấn đề này cùng liên quan chặt chẽ với sự chuyển biến của truyền thống hay lề thói xă hội, thế nên chủ đề nhẩy rào vượt ra khỏi phạm vi văn học và trở thành một chuyên đề trong khoa học nhân văn.

Qua những nhận dịnh trên đây về khái niệm « nhẩy rào », người đọc nhận thấy hai vai chính cuốn tiểu thuyết Ṿng Tay Học Tṛ và hai vai chính trong Wuthering Heights, cùng có chung một cơ động : cơ động đó là những động tác nhẩy rào. Đời tư cùng những hoạt động văn học của George Sand cũng từng làm chấn động  xă hội văn học Phap : triết gia Neietzsche gọi bà là « la vache à écrire » và đồng thời nhà văn hào Victor Hugo ca tụng bà là « la plus grande femme »  của thời đại của bà, chẳng khác ǵ những lời chê khen cuốn Ṿng Tay Học Tṛ ở Saigon thời đầu Đệ Nhị Cộng Ḥa.  Rồi những năm 50 thế kỷ vừa qua, giới văn học Pháp cũng chấn động với cuốn Bonjour Tristesse  cùa Francoise Sagan, đặt hỗn danh cho bà là « charmant petit monstre » và chỉ năm  mười năm sau Francoise Sagan trở thành một nhà văn nữ trong số những văn nhân có sách xuất bản cũng như tái bản nhiều nhất, tại Pháp.

Những nhận xét trên đây giúp cho người đọc dễ bề đối chiếu cuốn Ṿng Tay Học Tṛ với tác phẩm của ba nhà văn nữ kể trên. 

 

2.  Tóm Tắt Cuốn Tiểu Thuyết Ṿng Tay Học Tṛ

Những trang kế tiếp viét phỏng theo một cuốn ebook do Vnthuquan.net đưa lên mạng tin. Sách không có ghi số trang, gây khó khăn cho việc ghi số những trang trích dẫn.

Ṿng Tay Học Tṛ dàn dựng quanh hai nhân vật chính.

Ngựi thứ nhất là một vai nữ. Nàng từng có một thời , khi c̣n là sinh viên ở Sai gon, nổi tiếng là dẹp, đă khiến cho nhiều chàng trai trong giới có tiền bạc có danh vọng theo đưổi. Thủa đó nàng không để ư đến dư luận khen chê, cùng nỗi sợ bị quên lăng, cô đơn. Rồi bỗng nhiên nàng cảm thấy chán nản, mệt mỏi trên con đường lang bạt đó. Nàng muốn đổi hướng cuộc sống, thấy thèm sư yên lặng kín đáo.  Nàng bỏ Sai gon, lên Đà Lạt xin được một chân giáo sư đệ nhất cấp trong một trường trung học nam. Sau hai tuần ở tạm tại nhà một người bà con, nàng ngẫu nhiên thuê được ṭa lầu cũ của một linh mục người Pháp. Toà nhả ở xa thành phố, hư nát, tường long mái lở. Trâm làm giao kèo bằng ḷng bỏ tiền ra sửa chữa ṭa lầu, và giá thuê sẽ trừ dần vào số tổn phí đó. Trâm hài ḷng về chuyển biến trong đời nàng, nhưng trước sau nàng vẫn không men theo những đường ṃn của thiên hạ. Nhưng chiều nay, Trâm thấy vui vui, ngồi trang điểm tỉ mỉ, rồi bỗng nhiên tự hỏi liệu có thể sống măi như vậy không và sống như vậy để làm ǵ?

Vai chính thứ hai là một học sinh lớp đệ nhất trong trường Trâm dậy, tên là Minh, Nguyển Duy Minh. Minh theo bạn là Thức tới ṭa lầu củaTrâm xin ở trọ. Quan sát Minh, Trâm liệt Minh vào hạng « vừa bỏ thời thơ ấu để bắt đầu làm con trai mới lớn » và nàng cũng đóan là Minh là hạng con nhà giầu ham chơi hơn ham học. Trâm không trả lời dứt khoát và bắt Minh chờ đợi  thêm ít ngày. Trâm mang chuyện cho học tṛ ở trọ hỏi ư kiến Lưu, một người bạn đồng nghiệp. Lưu không góp ư kiến mà chỉ cho Trâm biết chuyện đó hoàn toàn thuộc quyền Trâm quyết định.

Uy tín của Trâm trong trường mỗi  ngày một vững chắc, bọn học tṛ nhiều đứa tỏ ra quư mến Trâm. Nhưng ở nhà, tuy có thêm thằng Tuân, một đứa cháu nhỏ của Trâm đến trọ, cảnh sống cô đơn của Trâm cũng c̣n nhiều lúc đe dọa nàng lúc đêm khuya, khiến nhiều đêm nàng khó ngủ. Nàng đắn do không biết có nên kéo dài lối sống Robinson trên hoang đảo, sống một ḿnh trong ṭa lầu vắng hay phải có thêm người như gia đ́nh nàng dặn ḍ.Thực tế là có nhiều buổi chiều hiu quạnh, Trâm đối diện với chính ḿnh, giữa niềm cô đơn trong ṭa lầu vắng lặng. Rồi Trâm gặp lại Minh nhân một buồi đi coi học sinh bị cấm túc. Minh hỏi Trâm có nhận lời cho chàng hay không. Nỗi phân vân của Trâm biến thành một quyết định. Và Minh đă vào được trong nhà Trâm. Riêng Trâm vẫn không quên ḿnh là đàn bà, ngựi khách trọ, dầu sao vẫn là đàn ông. Cả hai « đang tiến dần lại nhau trong môi trường nguy hiểm, là toà lầu hoang vắng, là tâm hồn sa mạc là trái tim tha ma của người đàn bà từ lâu đơn chiếc ».

Trong khi đó, t́nh cảm Trâm dành cho Minh mỗi ngày một thắm thiết, nàng săn sóc sức khỏe cho Minh tận t́nh hơn một đ́ều dưỡng viên, và cũng không kém một bà mẹ.  T́nh cảm của Minh đối với Trâm mỗi ngày một thêm thắm thiết, nhưng Minh không có cách nào thổ lộ với Trâm. Chàng như mất trí, uống rượu mạnh, say sưa điên cuồng, khiến Trâm phải săn sóc cho chàng. Có lúc Trâm cảm thấy ḿnh như  một điểu dương viên trong một nhà thương tâm trí.

Đời sống ngoài xă hội của Trâm thu nhỏ dẩn. Tuấn là một phi công lái phi cơ cho Air Việt Nam, bạn thân của anh Lam của Trâm và theo đuổi Trâm từ lâu. Một hôm Tuấn bất ngờ gặp lại Trâm ở phi trường Đa Lạt. Trâm không cho địa Chỉ nhưng Tuấn vẫn ḍ ra được và đến tận nhà thăm Trâm. Nhân buổi gặp gỡ đó, Trâm nhận ra rằng không thể có sự hiện diện của ai khác có thể thay thế được Minh. Trâm khác khoải chờ Minh qua dịp nghỉ tết Nguyên Đán cho tới mùng bẩy Tết, Minh mới về. Niềm vui tái ngộ ngắn ngủi, v́ Mimh dường như cố ư làm khổ Trâm bằng ngôn ngữ.

Tới một buổi chiều,  Trâm đọc được những nét phấn trắng nguệch ngoac trên cánh cổng. Nét phấn viết về chuyện Minh và Trâm. Đầu óc đảo lộn, Trâm rút khăn tay xóa sạch hàng chữ. Áo choàng và ví tay rơi giữa sàn nhà, Trâm ngồi ở bàn viết gục đầu giữa hai tay. Minh đang ngủ, bật dậy khoác áo rồi lên lầu. Nàng cho Minh hay về những gịng chữ viết ngoài cổng về chuyện hai người. Minh tức bực nóng nẩy đ̣i dọn nhà đi ở trọ chỗ khác

-          Ví dụ như bây giờ em không nói đùa nữa, mà từ trước đến giờ em chỉ nói dùa với cô thôi, Cô coi như em đến quấy phá cô, rồi xong là đi…

Minh dọn sang trọ nhà thằng Hải, nhưng vẫn đều đặn về thăm Trâm. Cuộc sống của Trâm trống vắng như nhũng ngày Minh chưa tới. Trâm đi dậy học, đương đầu với những chuyện khó khăn lặt vặt trong trường, kể cả chuyện ban giáo sư có nhiều ghen tức với Minh t́m cách đuổi Minh ra khỏi trường. Cái thiên đường bé nhỏ cũa Trâm, từ ngày Minh tới, nay trở thành cái địa ngục kể từ ngày Minh đi.

Vê phần Minh, chàng như con thú hoang, hút thuốc lá, uống rượu mạnh, rồi ngă bệnh. Một hôm về thăm Trâm,  nàng phải đưa đi bác sĩ, đi mua thuốc cho Minh. Minh về nhà Hải không chịu uống thuốc. 

Một chiều chủ nhật, không thấy Minh tới thăm, Trâm ra phố định tâm đi xem chiếu bóng cho hết buổi chiều. Trên đường tới rạp hát, nàng gặp Minh. Minh đ̣i Trâm cho đi cùng. Trong bóng tối rạp hát vắng khách, Trâm th́ thào cùng Minh, kể lể nỗi mong nhớ Minh, và trách móc Minh không về thăm nàng. Rồi hết phim. Coi Đà Lạt như của riêng, Trâm đưa Minh đi ăn tiệm. Trong bữa ăn, Minh đắn đo măi rồi sau cùng chàng quyết định phải nói hết với Trâm. Nhưng Trâm cản không cho Minh nói.

Sau đó, nhân một lần Trâm ra phi trường lấy máy bay về Nha Trang thăm nhà. Minh ra tiễn với một bó hoa hái trộm và kèm một lá thư nhỏ. Lá thư nói thay Minh mọi điều Minh hằng muốn thổ lộ với Trâm. Trâm cảm thấy lá thư đem lại cho nàng một thoáng sung sướng đồng thời khơi trong tâm hồn nàng một niềm tuyệt vọng, chán nản …v́ sao Trâm cũng không biết. Nhưng chi ba ngày sau,  nằm trên băi biển nghe tiếng sóng vỗ bờ, nh́n ṿm trời mênh mông … Trâm thấy ḿnh phải vể Đà Lạt … về Đà lạt với Minh … để tiếp tục người nọ làm khổ người kia … người này tranh người kia, nhận hết tội lỗi . 

Rồi tới buổi chiều Trâm trâm tới nhà bác của Minh, để gặp ông Hân, papa của Minh. Ngay từ phút đầu tiếp xúc, ông Hân với giọng nói vứa thản nhiên vừa do xét, dường như hắt hủi khuớc từ,  đă phân định vai tṛ của ông và của Trâm. Cuối cùng, Trâm đứng lên xin phép ra về. Ông Hân giữ lại mời đi xem chiếu bóng cùng cả nhà. Ở rạp chiếu bóng ra, ông lại mời đi ăn tối.

Trên xe Minh thân mật th́ thầm với cha. Sự thân mật đó bỗng nhiên chuyển qua Trâm một cơn xao động. H́nh tượng của Minh do Trâm tự tạo cho ḿnh bỗng xụp đổ. Trong khi đó Minh cứ đinh ninh rằng cuộc đổ vỡ do tại lỗi chàng đă nói dối Trâm là đi Blao picnique cùng các bạn mà thực sự là chàng đi săn đuổi một ca sĩ tên là Bích Phương, và Trâm đă không tha thứ được cho chàng

Cuối cùng Trâm quyết định rời bỏ Đà Lạt. Theo thường lệ, trước mỗi đổ vỡ, Trâm mời Minh đi ăn tiệm.

Mặt bàn rộng như một gịng sông. Bên này bên kia bờ ngăn cách. Đâu c̣n chè chiều cháo sớm, săn sóc nâng niu, nuông chiều, nhơng nhẽo. Bây giờ người này là khách của người kia.

-          Quên chuyện đó được không cô?

-          Có thể quên, nhưng thật mất cả rồi.

Trâm như con đồng đă tỉnh, không c̣n là cái ghế cái đêm của thần linh thánh thiêng …Không có ǵ để ban ơn phát lộc nũa.

Trâm gặp Minh sau đó hơn một tháng., ngoài cửa một tiệm nhẩy đường Tự Do, lúc hai giờ sáng… Tia nh́n lạc mất nhau…Nàng đi qua, đi qua không một bưóc chân dừng lại.

Trâm th́ thầm trong khoảng không, gọi: “đêm ơi, đêm ơi”.

Ṿng tay Học Tṛ chấm dứt.

 

XEM PHẦN 2

 


 

[1] Federic Delebecqie, Les Hauts de Hurle-vent, Nouvelle Librairie Nationale, Paris 1925.

 

 


 

 

 

 

LÊ PHỤNG

 


 

 

 

 

www.ninh-hoa.com