www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 

 

 

 

 


Nữ Tính Trong THI Và HỌA
Lê Phụng
 

 

 

 

Kỳ 6:

 

Chủ đề thứ hai tiêu biểu mối giao duyên giữa tranh Gustave Courbet và thơ Hồ Xuân Hương là chủ đề về các hang động. Chủ đề này, theo Gaston Bachelard là một chủ đề đă có đông đảo tác giả nổi danh tại nhiều nước Âu Châu khai thác. Tây Ban Nha có Miguel de Cervantès (1547-1616) tác gia bộ Don Quichotte; Pháp có Victor Hugo (1802-1885), Pivert De Sénancour (770-1846), Anh có Virginia Woolf (882-1941), Đức có Ludwig Tieck (1773-1853). Trong phạm vi hội họa có Lucientes Goya (746-1828) cũng vẽ nhiều về hang động. Nhưng chủ đề hang động của Gustave Courbet không cùng một hướng với các tác gia kể trên. Trong nét họa của hang động của Gustave Courbet, người xem tranh thấy ư thơ của Hồ Xuân Hương rơ rệt hơn cả. Ḍng văn thơ lấy hang động làm chủ đề, trong văn hoc Việt Nam, quen biết nhất có truyện Động Từ Thức của Nguyễn Dư, tác phẩm này gợi hứng cho Tản Đà viết bài Tống Biệt. Nhưng ḍng thơ viết về hang động của Hồ Xuân Hương đứng ngoài ḍng thơ hang động mơ cảnh thần tiên nói trên. Trái lại, trong thơ Hồ Xuân Hương, với chủ đề hang động, người xem thơ thấy nét họa của Gustave Courbet.

 

Những bài thơ quen thuộc nhất, với chủ đề hang động của Hô Xuân Hương là bốn bài dưới đây: 

Động Hương Tích
Bầy đặt kia ai khéo khéo pḥm
Nứt ra một lỗ hỏm ḥm hom
............................................
Giọt nước vô t́nh rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom
.............................................

tiếp là bài:


Hang Cắc Cớ
Trời đất sinh ra dá một cḥm
Nứt ra đôi mảnh hỏm ḥm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập pḥm
Giọt nước hước hữu t́nh rơi lơm bơm
Con đường vô ngạn tối om om
..................................................


rồi tới bài:

 

Kẽm Trống
Hai bên th́ núi giữa th́ sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió giật sườn non khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ở trong hang núi c̣n hơi hẹp
Ra khỏi đầu non đă rộng thùng
................................................


và bài:

 

Hang Thánh Hóa:
Khen thay con tạo khéo khéo phàm
Một đố giương ra biết mấy ngoàm
Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp
Lách khe nước rỉ mó lam nham
...............................................

Trong chủ đề hang động, những bức tranh của Gustave Courbet thường được giới phê b́nh hội họa nhắc nhở tới là bức La Source de La Loue, 1863, La Source de La Loue, 1864, (xem Phụ bản 6) và trong tập sơ họa có bức Deme Verte, (xem Phụ Bản 7) là bức Gustave Courbet phác họa từ ngoài hai chục năm trước: năm 1840. Phê b́nh bức Dame Verte, Werner Hoffman viết:

 

What again and again draws Coubet’s eye into caves, crevices, and grottoes is the fascination that emanates from the hiden, the imprenetrable, but olso the longing for security. What is behind this is a panerotic mode of experience that perceives in nature a femal creature and consequenly projects the experience of cave and grotto into the female body, At this point ‘realism’ turns into symbolism [...]


Phụ bản 6. Thesource of loue

Lời b́nh tranh Gustave Courbet trên đây có thể dùng để b́nh thơ Hồ Xuân Hương. Thật vậy, đọc những bài ngâm vịnh cảnh thiên nhiên như hang, động, kẽm, người đọc thơ không ai không nhận ra ư ngoài lời thơ của Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ ngâm vịnh những bộ phận thâm sâu trên cơ thể phụ nữ với những h́nh ảnh hiện thực, hiện thực đến mức trở thành những biểu tượng cho người đời sau.

 

Trở lại tranh Gustave Courbet, cảnh cửa hang không có cửa đóng mở theo Charles Baudouin chính là cái khêu gợi:

 

le desir de curiosite est le desir de connaitre le secret de la procréation.


Phụ bản 7. Dame Verte

Miệng hang không có cửa đóng như tạo cho con người đứng trước cửa hang như t́m thấy một chốn chú thân đồng thời không có ǵ kiềm tỏa. Phải chăng đó chính là niềm an lạc mà tranh hang động của Courbet tạo cho người xem tranh? Tranh Gustave Courbet thường có một tiêu điểm, focal point, đó là một khoảng mầu đen đặt gần trung tâm khung vải. Tiêu điểm này trong bức La Source de la Loue, năm 1864 là cửa động. Trên phụ bản 6, người xem tranh thấy một ḍng nước từ trong hang chẩy ra ngoài hơi xiên về mé phải. Ngược ḍng nước người xem tranh nh́n vào ḷng hang. Mờ mờ hiện giữa ḷng hang có một cột đá chia ḷng hang làm hai phần. Bóng cột đá cũng hiện mờ mờ trên mặt nước, cũng chia ḍng nước thành hai. Vách đá cùng mặt nước cùng một mầu đen: giữa vách đá và ḍng nước có một sự phân biệt không có ǵ để tách biệt. Người xem tranh vẫn biết đâu là nước và đâu là đá. Đó là cái khác biệt giữa mầu đen và mầu đen trên khắp tiêu điểm bức tranh. Ḍng nước, cũng cùng mầu đen với vách đá, từ ḷng hang chẩy ra, trong tranh Gustave Courbet, như tạo ra âm thanh trong tai người xem tranh. Trong bài Hang Cắc Cớ, tiếng nước mô tả bằng hai chừ tượng thanh lơm bơm cũng vần với ba chữ hỏm ḥm hom tượng h́nh mô tả cửa hang. Trong bài Động Hương Tích cửa hang vẽ bằng chữ hỏm ḥm hom và tiếng nước mô tả bởi chữ thánh thót. Sang bài Hang Thánh Hóa, cửa hang mô tả bằng chữ ngoàm và tiếng nước đổi thành cảm xúc trên đầu ngón tay: mó lam nham. Phải chăng âm thanh của nước trong ḷng hang tối đen, trong tranh Gustave Courbet cũng như trong thơ Hô Xuân Hương có đặc tính đúng như tả bằng chữ ‘ngoàm’.

 

The ears can hear deeper than eyes can see.

Nhận thấy hai phụ bản 8 và 9 Origine du Monde và tranh của Andre Masson quá hiện thực, vượt khỏi tầm chấp nhận của đa số độc giả, Ban Thường Vụ Truyền Thông xin thay thế bằng bức tranh trên. Xin trân trọng cáo lỗi cùng bạn đọc cùng tác giả bài cảo luận. Bạn đọc nào muốn xem hai bức họa nói trên, xin vào www.google và t́m Coubert Gustave hoặc Origine du Monde.

 

Trong bóng đêm, con người không những lấy tai nghe thay mắt thấy, mà nhiều khi c̣n lấy tay quờ quạng để ḍ đường. Như vậy phải chăng khoảng mầu đen tiêu điểm trên tranh Gustave Courbet, tượng trưong cửa động và ḍng nước ḷng hang, tương ứng với những chữ tượng h́nh tượng thanh cùng cùng vần trong thơ Hồ Xuân Hương? Phải chăng đó là mối giao duyên giữa thơ Hồ Xuân Hương và tranh Gustave Courbet? Tiếng nước là ngôn ngữ của nước. Như thơ Paul Eluard:

 

Je tiens le flot de la riviere comme un violon.

 

Gaston Bachelard dùng tiếng nước làm kết luận cuốn LEau et les Rêves. Ôm kết

 

[...] la cascade fracasse ou le ruisseau balbute. Limagination est un bruiteur, elle doit amplifier ou assourdir. Une fois limagination maitresse des correspondances dynamiques, les images parlent vraiment. On comprendra cette correspondance des images et des sons, si lon médite ces vers subtils où une jeune fille, penchée sur le ruisseau, sent passer dans ses traits la beauté [...] la cascade fracasse ou

 

And Beauty born of murmuring sound
Shall pass into her face.
Three years she grew.

 

Phải chăng, đúng như lời Gaston Bachelard, từ tiếng nước trong tranh của Gustave Courbet và trong thơ Hồ Xuân Hương đă nẩy ra cái đẹp của nữ tính trong tưởng tượng của người xem tranh và người đọc thơ?

 

 

 

 

Xem Kỳ 7

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 

 

www.ninh-hoa.com