www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 


N CƯỜI THIỀN
 

 

 

 

 

III


 

Trường hợp 2.  Các Thiền sư trả lời bằng những phán đoán đặt ngay vào câu hỏi hay vị thề của người hỏi.

Đại Mai Pháp Thường trả lời: “Chẳng có ư chỉ ǵ trong việc Tây lại của ngài hết.”

Long Nha Cư Tuần : “Đây là câu hỏi rất khó trả lời.”

Mục Châu Đạo Tung: “Ta không có câu trả lời”.

Báo Minh Đại Thánh: “Ta chưa từng đến Tây thiên.”

Thạch đầu Hi Thiên: “Hăy hỏi cây cột đăng đứng trơ ra đấy.” Khi môn sinh chưa hiểu câu trả lời này, ngài tiếp: “Ta c̣n mù tịt hơn cả ngươi”

Năm vị Thiền sư này đều tự nhận là không có khả năng đưa ra một câu giải đáp. Phải chăng là bởi qúy tổ cho biết là chính qúy tổ cũng không có câu giải đáp, với mục đích cũng để giải thoát cho môn đệ ra khỏi áp lực của công án, tựa như trong trường hợp 1. Đằng khác, phải chăng cả năm câu trả lời này đều cho thấy là người hỏi đă không hỏi đúng người. Đó, phải chăng cũng là một sự thiếu cân xứng, theo Alexander Bain, để tạo ra nụ cười Thiền giải thoát cho môn đệ. Đằng khác:

Bảo Giác Thủ Nhất: “Như bán nước bên bờ sông”.

Bảo Ninh Nhân Dũng: “Như thêm sương vào tuyết”

Hai vị Thiền sư này dường như nghi ngờ cố gắng của môn sinh bởi giá trị công án, tựa như câu trả lời của Kính Sơn Đạo Nhân: “Câu hỏi của người không đúng chỗ.” Môn sinh: “Phải làm sao mới đúng chỗ?” trả lời: “Sau khi chết ta sẽ nói cho ngươi biết.”

Phải chăng cả ba Thiền sư này cùng muốn xuống cấp chính câu hỏi cũng như vị thế của người hỏi, bởi lẽ không đúng chỗ không đúng lúc? Phải chăng sự xuống cấp này cũng nhằm mục đích tạo ra nụ cười Thiền, để giúp môn sinh có lối thoát ly khỏi áp lực của công án.

Trường hợp 3.  Đó là trường hợp các Thiền sư dùng lối đốn hành. Có thoại chép rằng khi ThủyLăo hỏi Mă Tổ về ư chỉ của Đạt Ma, ngài tống ngay cho một cái đạp vào hông té nhào xuống đất. Khi chống chân đứng dậy, nhờ cái đạp của Mă Tổ, Thuỷ Lăo đại ngộ, vỗ tay cười và nói: “Lạ thay! Lạ thay! Trăm ngàn tam muội, vô lượng diệu nghĩa, chỉ nh́n trên đầu một sợi lông th́ biết được căn nguyên liền.” 

Trường hợp 4. Đó là những trường hợp, hoặc tổ hoặc tăng sinh dùng một cử chỉ thay ngôn ngữ. Một thầy tăng từ Quy Sơn đến Hương Nghiêm. Hương Nghiêm hỏi” “Nhân có thầy tăng hỏi tổ Quy Sơn về ư chỉ sang Trung Quốc của SơTổ, và khi trả lời, Quy Sơn đưa cây phất tử lên. Bây giờ các ông hiểu như thế nào về hành vi của Quy Sơn? 

Thầy tăng đáp:  

“Ư của tổ là tức sắc minh tâm, phụ vật hiển lư” 

Hương Nghiêm bảo: “Hiểu th́ hiểu, không hiểu th́ không hiểu. Ích chi mà vội vàng thuyết lư như thế?

Thầy tăng tức th́ xoay người và hỏi “Ư của sư thí sao?”

Hương Nghiêm đưa cây phất tử lên như tổ Quy Sơn.

Cái đạp của Sơ Tổ trong trường hợp 4, cũng như hành vi đưa cây phất tử lên cao của Hương Nghiêm, cả hai cùng như không trực tiếp liên quan ǵ tới cái cười Thiền. Nhưng dường như hành động đốn hành của Sơ Tổ hay hành vi dơ cao cây phất tử của Hương Nghiêm cả hai cùng bất thần giải thoát cho đồ đệ áp lực của công án mà môn sinh đang nung nấu. Như vậy tác dụng dối với môn sinh, của đốn hành cùng những hành vi bất thần này cũng chẳng khác ǵ tác dụng cũa nụ cười Thiền.

Trường hợp 5. Gồm những câu trả lời viện dẫn nhưng sự việc không thể có trong thế giới nhân quả tương đối này. Tỷ như:

Long Nha Cư Tuần nói: “Bao ǵờ con rùa đen bằng đá biết nói, rồi ta sẽ nói cho các ngươi nghe về ư ch́ Tây lai của tổ.

Động Sơn trả lời cho Long Nha: “Đợi khi Động thủy ngược ḍng, ta saẽ nói cho ngươi biết.”

Mă Tổ trả lời cho tục gia đệ tử Bàng Uẩn: “Bao giờ ông uống một hớp trọn cả Tây Giang, ta saẽ cho ông biết.”

Suzuki nhận xét là “tất cả nhưng điều kiện trên là hi hữu, nếu như mọi đối đăi thời-không vẫn  nguyên dạng đối với tâm thức hữu hạn của chúng ta. Chỉ có thể hiểu chừng nào chúng ta nhẩy vào một cảnh giới vượt trên kinh nghiệm đối đăi của ḿnh.” So sánh với trường hợp 1, những câu giải đảp trong trường hợp 5 này, cho người đọc thấy các thiền sư cũng muốn tạo nên một sự chênh lệnh, nhưng những điều kiện nêu ra đều rất cao v́ đều không có trong thế giới nhân quả này.

Trường hợp 6. Điển h́nh cho những giải đáp sắp hạng trong trường hợp 6 là giải đáp của Thiền Vân Môn: “Này các thầy, các thầy đi khắp thiên hạ mong t́m ư chỉ của Tổ sư Tây lại nhưng cây cột trước mắt các thầy hiểu rơ việc này. Các Thầy có muốn biết làm sao cây cột lại hiểu được ư chỉ Tổ sư đến sứ này không?”. Vân môn trả lời tiếp: 

“Chín lần chín tám mươi một”.

Giải đáp của Vân Môn trên đây, tương tự như những giải đáp trong trường hợp 1. Thiền sư Vân Môn đối chiếu câu hỏi với cây cột trước mặt môn sinh. Tất nhiên cũng như trường hợp, ngài đă tạo ra được một nụ cười Thiền giải thoát ap lực của công án cho môn sinh. Nhưng ngài thêm một câu trong bản cửu chương. Theo Suzuki [1]  qua câu bảng cửu chương này Vân Môn đă viện dẫn ra một kinh nghiêm tu tập thay v́ dùng một danh lư. Kinh nghiệm đó là kinh nghiệm bất nhị, mà Thiền giả thường dùng làm căn bản hóa giải những nghi hoặc thành một nhất thể ḥa diệu.

 Trường hợp 7. Tiêu biểu bởi sự im lặng của Thiền sư Linh Thọ Như Mẫn khi môn sinh hỏi về ư chỉ của Tổ sư đông du. Sự im lặng có thể hiểu theo nhiều cách, khiến người đọc khó t́m ra được nụ cười Thiền trong trường hợp này. 

Trường hợp 8. Gồm những trường hợp các Thiền sư nói ra những điều vô nghĩa, dường như chẳng có chú liên quan ǵ với vấn đề . Thí dụ như câu giải đáp của Nam Đài Cần : 

“Lông rùa một tấc nặng bẩy cân.”.

Câu của Vân Môn Đạo Tín:

“Rắn cổ mộ ngh́n năm,
Ngày nay đầu mọc sừng”

Những câu giải đáp này dường như tương tự với nhưng câu trong trường hợp 5. Suzuki nói rơ thêm trong trường những hợp này: 

Khó mà rút ra ư chỉ từ những nhận định đó nếu chúng ta chỉ là những kẻ từ chương. Cái mệnh danh là kinh nghiệm Thiền như vậy phải tiêu giải hết mọi quan hệ thời-không mà chúng ta đang sống, đang hành động, và suy lư ở trong đó. Chỉ khi nào chúng ta trải qua cuộc kư danh này, bấy giờ một sợi lông rùa mới nặng bẩy kư và một biến cố ngh́n năm về trước trở thành một kinh nghiệm sống động trong giây phút này đây. 

Người đọc cảm thấy rằng những lời vô nghĩa trong nhưng giải đáp trên, cũng như những điều không thể có trong thế giới nhân quả tương đối này cũng đều là nhưng sự đối chiếu thiếu cân xứng tạo nên nụ cười Thiền, để giúp môn sinh tạm thoát được áp lực của công án. Đó là diều người đọc nhận ra trong cuộc đối thoại của Thạch Sương Khánh Chư với môn sinh tới hỏi ông về ư chỉ của sư Tây lại. Thạch Sương Khánh Chư giải đáp là:

-          Một tảng đá trơ trọi giữa trời.

Khi môn sinh làm lễ bái tạ, Sư hỏi:

-          Hiểu không?

Đáp:

-          “Bẩm không.”

Sư bảo:

-          May mà ông không hiểu, nhược bằng hiểu th́ đầu ông chắc chắn sẻ vỡ ra từng mảnh

Phải chăng cái đầu môn sinh có thể vỡ ra từng mảnh là do áp lực của sự say mê giải đáp công án?

Trường hợp 9. Là những trường hợp các Thiền sư nêu ra một vài sáo ngữ, vốn không hẳn là những lư lẽ đương nhiên, nhưng cũng không hoàn toàn vô nghĩa như các trường hợp 8.  

Nguyệt Đỉnh Đạo Luân trả lời:

    退     

Lương phong khước thối diêm tiền thử

Nghĩa là:

Cơn gió mát đuổi hơi nóng ra hiên trước

Bảo Hoa Nghiêm nói:

       

Sương tuyết phong lạc diệp

Nghĩa là:

Sương tuyết gió rụng lá

Môn sinh hỏi: “Thế là nghĩa ǵ?”

Thiền sư đáp:

逢  春  又  卻  生

Phùng xuân hựu khước sinh

Nghĩa là:

Xuân sang lại nẩy chồi.

Những khẩu quyết trên đây, có phần dễ hiểu hơn nhưng khẩu quyết đề cập tới “lông rùa nặng bẩy cân” hay “uống một hớp trọn cả con sông.” Tuy nhiên, những khẩu quyết mới này cũng không phải là dễ hiểu, bởi những khẩu quyết này nhằm giải nghĩa chuyến Đông du của Sơ Tổ, nên người nghe nhận thấy sự thiếu mạch lạc giửa câu hỏi và câu giải đáp. Nhưng việc dùng các biến tượng của thiên nhiên để giải thích các vấn đề của Thiền, đa số các trường hợp đối chiếu một câu hỏi mà óc tưởng tượng của thiền sinh không dễ ǵ nh́n xuyên qua với nhưng biến tượng của thiên nhiên. Đó cũng là một sự thiếu cân xứng theo thuyết của Alexander Bain. Thế nên trong những trường hợp có sự so sanh thiếu cân bằng như vậy là có nụ cười Thiền trong việc truyền thụ Thiền học.

 


 


[1] Daisetz teitaro Suzuky, Thiền Luận, tập II, sđd. tr.342-343.

 

 

 

 

 

oOo

 

Xem Kỳ 8

 

 

 

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com