www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 


N CƯỜI THIỀN
 

 

 

 

 

III


 

Ngoài chuỗi cười ṛn, nhiều Thiền sư thựng dùng phương pháp nhún ḿnh làm hề, không phải chỉ riêng trong việc giảng pháp mà c̣n biểu thị nếp sống tự do tự tại của thiền giả ở ngoài mọi cương tỏa.  Giới Thiền học thường nhắc tới hai giai thoại sau đây.

Một là khi đạo Thiền mới du nhập Trung Quốc, Lương Vũ Dế muốn hiều kinh Kim Cương, cho mời thiền sư Phó Đại Sĩ (497-569) tới giảng. Phó Đại Sĩ bước tới bên bàn của giảng đường, nhà vua chăm chú ngồi nghe. Phó Đại Sĩ găi lên mặt bàn, rồi bước xuống khỏi giảng đường và cất tiếng hỏi Vũ Đế: “Bệ hạ đă hiểu chưa?” Vũ Đế trả lời: “Ta không hiểu”. Phó Đại Sĩ nói tiếp: “Bồ Tát đă thuyết pháp xong rồi”.

Lần sau Phó Đại Sĩ ra mắt Lương Vũ Đế, đầu đội mũ, ḿnh mặc cà sa, và chân đi giầy. Thủa đó, sư Phật giáo không dội mũ; mọi phương sĩ đều không đi giầy, và một thường dân không mặc áo cà sa. Thế nên ngài Phó Đại Sĩ chẳng phải là một nhà, chẳng phải là phương sĩ và cũng chẳng phải là thường dân.

Giai thoại thừ hai là giai thoại về Kakua, người Nhật Bản đầu tiên sang Trung Quốc tu tập đạo Thiền. Khi trở về Nhật Bản, ông được Hoàng Đế vời tời để tường tŕnh cho Ngai biết về nhưng điều mà Kakua đă hấp thụ được về đạo mới này. Giữa sân rồng, Kakua lấy trong túi áo ra một ống sáo, khấu đầu kính chào Hoàng Đế, rồi đưa sáo lên miệng thồi một tiếng ngắn, đoạn khấu đầu kính cẩn tạ từ Hoàng Đế, rồi đi ra [1]. Giới phê b́nh ngày nay cho rằng Kakua đă khéo  léo cô đọng thiên kinh vạn quyển Thiền học vào một tiếng sáo ngắn.   Giới Thiền Sư không ngần ngại dùng những kỹ thuật chọc cười, nhiều khi như hỗn hào, của giới làm hề để biểu thị, ngoài việc truyền thụ giáo lư, mọi nếp sống ngoài ṿng trói buộc của xă hội vụ lợi. Sử Thiền học c̣n chép truyện Thiền sư Tuyết Phong, thường dùng ba trái banh bằng gỗ, luôn tay tung hứng như những vai hề trong các gánh xiếc và khi có người tới xin làm đệ tử của thầy th́ thầy bắt người đó bắt đầu phải học môn tung bắt trước khi bắt đầu học sách Thiền. Lại có truyện Thiền giả Thạch Đầu, một hôm có người tới hỏi ông về một điểm khá khúc mắc trong Phật học, thời Thạch Đầu gắt gỏng mắng rằng: “Im mồm. Đừng ủng ẳng như chó sủa nữa!” Lại thêm Thiên Long, khi môn đệ hỏi ông ngả nào dẫn vào đất Phật, thời ông không trả lời và chỉ dơ lên một ngón tay. Lại thêm Phổ Hóa, kề chuông bên tai thiên hạ mà lắc, để những mong giúp người nghe tiếng chuông mà đốn ngộ. Vân Môn là tổ Vân Môn Tông nổi danh về những câu trả lời tiếng một. Khi tổ làm thủ ṭa, có người hỏi chỗ im lặng của tiên sư phải viết ra thế nào. Vân Môn đáp bằng một chữ “Sư.” Một chữ “Sư” ở đây cho người đọc thấy ngay nó chứa đựng nhiều ẩn ư, và một trong những ẩn ư đó đang ở trong tâm của Vân Môn, khi Tổ thốt ra lời này. Đích thực nó ra sao sẽ là một vấn đề mà người học Thiền phải tự ḿnh khêu tỏ.

Qua những giai thoại kể trên, người đọc thoáng nhận ra những nụ cười, tạm gọi là nụ cười Thiền. Nhưng muốn nhận diện được nụ cười Thiền, người đọc không có cách nào hơn là tham khảo những cuốn sách viết về nụ cười. Đoạn kế tiếp dưới đây ứng dụng những thành quả tŕnh bày trong cuốn Cười, Nguyên Nhân và Thực Chất của Dương Tấn Tươi, do cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai phát hành năm 1968 tại Sai G̣n. Tác giả cuốn sách đă khéo thu gọn nhiều triết thuyết về nụ cười của nhiều triết gia danh tiếng và dẫn dắt người đọc về tiếng cười của người Việt Nam qua những truyện cười, truyện tiếu lâm. Nối dài phương pháp của Dương Tấn Tươi để t́m nguyên nhân và thực chất nụ cười Thiền là chủ đích của nhưng trang kế tiếp.

Bắt đầu là nguyên nhân và thực chất của nụ cười của thế nhân, Dương Tấn Tươi viết[2]:

    Muốn [cuời] cần phải dập tắt t́nh cảm, dùng toàn trí óc và phải có đầy đủ tự do.

Đằng khác, dập tắt t́nh cảm là điều người muốn xuất gia phải đoạt được; dùng trí óc vả kinh nghiệm để phán đoán là cố gắng thường xuyên của người học Thiền, và dùng nụ cưới Thiền trong việc truyền thụ Thiền học, người học Thiền muốn tỏ ra là ḿnh có đầy đủ tự do. Thế nên, rơ ràng là có sự tương ứng giữa nụ cười của thế nhân và nụ cười Thiền.

Quay lại việc t́m hiễu nguyên nhân và thực chất của cái cười của thế nhân, đựa theo lập luận của Alexander Bain [3] (1818-1903), người đọc ghi nhận hai điểm căn bản:

Cười là một sự giải thoát;

Nguyên do chính của cái cười là sự không cân xứng.

Cười là một sự giải thoát, khi con người thoát ra khỏi một trói buộc vật chất cũng như tinh thần.

Chúng ta, ai cũng từng biết truyện thàng Bờm, từ chối đề nghị “ba ḅ chín trâu” của phú ông, rồi từ chối cả “ao sâu cá mè”, cả “bè gỗ lim”, cả “chim đồi mồi”, rồi khi phú ông đưa ra nắm sôi th́ Bờm cười. Phải chăng, có thể là Bờm cười v́ lúc đó Bờm đang đói bụng, và nắm sôi giải thoát cho Bờm cái cồn cào trong bụng đói?

Cái cười gây ra bởi sự không cân xứng thường thường là cảnh dốt lại hay khoe chữ, hay cảnh cú đậu cành mai của những anh xấu trai lấy vợ đẹp. Cái cười bởi sự không cân xứng là cái cười của câu truyện cổ:

Mười Voi [4]

Xưa một nhà có ba người con rể. Hai người rể lớn th́ giầu có, người rể thứ ba th́ nghèo khổ, không có cóc khô ǵ, nhưng được cái mồm nói huyếch nói hoáng, chỉ một tấc đến trời.

Khi bố vợ mất, hai người rể lớn, người th́ đem lợn gạo, người th́ đem gà vịt đến làm lễ viếng. C̣n anh thứ ba trơ ra chẳng có ǵ, lại c̣n đon đả nói ở nhà với vợ rằng:

To ǵ con lợn, lớn ǵ gà vịt. Để ta đi mua hằn mười voi thật to thật lớn về làm lễ cúng cho mà xem.

Nói rồi bỏ đi. Đi luôn mấy hôm, cả nhà đợi măi chẳng thấy về. Cập kỳ đến lúc đám đă cất rồi mới thấy anh ta lù lù dẫn cái mặt đến, vừa làm ra bộ giận dũ, vừa làm như lấy làm tiếc, xót xa trong ḷng mà phàn nàn rằng: 

Rơ thật tức cả ḿnh! Ḿnh định mua kỳ được mười voi. Một người có tám con đem bán, ḿnh bảo được dử cà mười mới mua. Họ đi kiếm măi không được, rồi lại bỏ đi mất hút đằng nào, làm cho ḿnh chờ đợi mất công mà vô ích. 

Thật quả là:

Mười voi không được bát nước sáo.

 

  

 

 

 

 

[1] Paul Reps & Nyogen Senzaki, Zen Flesh and Zen Bones: A


 collection of Zen and Pre-Zen Writing, Doubleday, Garden City,

 1959, p.60-61.

 

[2] Dương Tấn Tươi, Cười, Nguyên Nhân và Thực Chất, sđd. tr. 42.

 

[3] Dương Tấn Tươi không cho biết ông đă dùng tác phẩm nào của Bain.

 

[4] Nguyễn Văn Ngọc, Truyện CổNước Nam, tập I, cơ sở Đại Nam

tái bản tại Hoa Kỳ, tr. 34

 

 

 

oOo

 

 

Xem Kỳ 6

 

 

 

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com