www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

Main Menu

 
 

 

 


Tư Duy Trong

Thơ NGUYỄN KHUYẾN
Lê Phụng
 

 

 

Kỳ 21:

 

IX

Lên CHÙA

Câu thứ năm của bài Thu Điếu:

 

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

 

gợi cho người đọc h́nh ảnh đám thấp mây như mộng trong bài Vũ Lâm Thu Văn và đám phong định vân nhàn  trong bài Lạng Châu Văn Cảnh của vua Trần Nhân Tôn. Hai đám mây này là tâm cảnh hai người thơ: vua Trần Nhân Tôn và Nguyễn Khuyến không nơi giàng không chốn buộc, trọn vẹn làm chủ chính ḿnh. H́nh ảnh đám mây không nơi trụ này gợi cho người đọc một câu thẫm mầu Thiền trong kinh Kim Cương của Lục Tổ106:

 

應 無 所 住 而 生 其 心
Ứng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

 

mà Tuệ Sỹ 107, dịch là :

 

Hăy để cho tâm dấy lên
mà không cố định nó vào bất kỳ nơi nào.

 

Điều đáng lưu ư là trong thơ Việt Âm, không riêng vua Trần Nhân Tôn, hay Nguyễn Khuyến,  mà nhiều nhà thơ khác trong thơ Đông Á thường có nhiều bài thơ mang mầu thiền bên cạnh nhưng bài thơ mang sắc Đạo. Giới nghiên cứu  giải thích là tại Trung Quốc, cũng như tại nhiều quốc gia Đông Á khác, đạo Lăo đă có một ngôn ngữ riêng và một cơ sở vững chắc khi đạo Phật từ phía tây dẫy Hy Mă Lạp Sơn lan tràn tới và những người phiên dịch kinh sách nhà Phật vốn là những người đă tinh thông đạo Lăo nên thường dùng nhiều tiếng sẵn có của đạo Lăo để phiên dịch những ư niệm Phật học. Do đó trên mặt ngôn ngữ và cả trên thực tế khó bề phân biệt ranh giới giữa sắc Đạo với mầu Thiền.

Vậy nên,  trong thơ Nguyễn Khuyến có một nhánh thơ đậm mầu Thiền, tiêu biểu là bài:

 

青 江 寺 避 暑
Thanh Giang Tự Tỵ Thử

不 到 青 江 寺
Bất đáo Thanh Giang Tự
至 今 幾 二 年
Chí kim cơ nhị niên
夏 日 苦 煩 熱
Hạ nhật khổ phiền nhiệt
扶 杖 來 參 禪
Phù trượng lai tham thiền
涸 井 水 容 甕
Hạc tỉnh thủy dung úng
新 松 枝 及 肩
Tân tùng chi cập kiên
消 息 有 如 是
Tiêu tức hữu như thị
俯 仰 徒 茫 然
Phủ ngưởng đồ mang nhiên
寺 僧 見 吾 至
Tự tăng kiến ngô chí
拾 果 羅 吾 前
Thập quả la ngô tiền
未 辨 色 空 界
Vị biện sắc không giới
但 求 人 世 憐
Đăn cầu nhân thế liên
何 處 小 風 引
Hà xứ tiểu phong dẫn
額 手 磚 床 眠
Ngạch thủ chuyên sàng miên
一 鍾 叩 殘 夢
Nhất chung khấu tàn mộng
歸 來 明 月 天
Quy lai minh nguyệt thiên.

 

dịch là

 

Tránh Nắng Chùa Thanh Giang

Từ hai năm mấy tới giờ
Chưa về lậy Phật bên chùa Thanh Giang
Ngày hè nóng nữc như rang
Nhớ chùa chống gậy lần sang thăm chùa
Giếng nông nước cạn bùn khô
Thông non héo nắng ngọn vùa ngang vai
Mặc cho con tạo vần xoay
Ngước lên nh́n xuống ai hay lẽ tṛi
Sư già thấy lăo sang chơi
Gọi mang mâm quả ra mời hân hoan
Sắc không huyền diệu chẳng bàn
Đoái thương nhân thế muôn vàn cậy trông
Gió đâu đến giải cơn nồng
Vắt tay nền gạch điện trong ngủ vùi
Chuông ngân mộng tỉnh thảnh thơi
Ra về trăng sáng một trời mênh mông.

 

Nguyễn Khuyến thường có thơ than cái nóng mùa hè. Trong ḍng thơ nôm có bài:

Than Mùa Hè

Tháng tư đầu mùa hạ
Tiết trời thực oi ả
Tiếng dế kêu thiết tha
Đàn muỗi bay lả tả
Nỗi ấy ngỏ cùng ai
Cảnh này buồn cả dạ
Biếng nhắp năm canh chầy
Gà đă sớm dục dă.

Nguyễn Khuyến than nỗi khó ngủ lại thêm mùa hè đêm ngắn ngày dài,  tiếng dế tiếng muỗi, khiến ông thêm buồn bực chẳng biết ngỏ cùng ai. Nh́n sang ḍng thơ Việt Âm, người đọc thấy nguyễn Khuyến nói rơ nỗi buồn bực của ông trong bài ngũ ngôn:

 

壬 寅 夏 日 
Nhâm Dần Hạ Nhật

今 夏 苦 太 熱
Kim hạ khổ thái nhiệt
草 枯 澤 亦 竭
Thảo khô trạch diệc kiệt
益 之 以 西 風
Ích chi dĩ tây phong
何 物 不 靡 滅
Hà vật bất mỹ diệt
矧 予 病 且 貧
Thẩn dư bệnh thả bần
行 年 近 丘 穴
Hành niên cận khâu huyệt
井 非 無 清 泉
Tỉnh phi vô thanh tuyền
飲 之 徒 汗 血
Ẩm chi đồ hăn huyết
飯 非 無 羹 和
Phạn phi vô canh ḥa
食 之 不 可 咽
Thực chi bất khả yết
侉 程 如 不 恭
Khỏa tŕnh như bất cung
孤 立 若 苦 節
Cô lập nhược khổ tiết
嗟 此 百 罹 逢
Ta thử bách ly phùng
胡 為 又 切 切
Hồ vi hựu thiết thiết.

 

dịch là

 

Ngày Hè Năm Nhâm Dần

Hè này nóng nực như hun
Đồng khô cỏ cháy trơ bùn đầm ao
C̣n thêm những trận gió Lào
Muôn loài chẳng sót loài nào chẳng thiêu 
Phận ta đau ốm lại nghèo
Tuổi kề miệng lỗ c̣n nhiều long đong
Giếng đâu đă cạn nước ḍng
Uống vào khổ nỗi ṛng ṛng mồ hôi
Cơm ngon canh ngọt tiếp mời
Ăn vào đâu có nuốt trôi nổi nào
Ở trần suồng să làm sao
Một ḿnh giữ tiết thế nào cho đang
Trăm chiều rắc rối nặng mang
Sao c̣n nghiệt ngă buộc giàng nhau thêm.

 

Bài thơ nôm Than Mùa Hè và bài Nhâm Dần Hạ Nhật trên đây là hai bài đặc biệt của Nguyễn Khuyến, bởi lẽ người đọc rất it gặp trong Quế Sơn Thi Tập những bài thơ kể khổ như hai bài này. Bài thơ Việt Âm ghi rơ làm năm Nhâm Dần, giới nghiên cứu cho hay là năm 1902. So sánh với bài Thanh Giang Tự Tỵ Thử, người đọc thấy những h́nh ảnh mô tả nạn hạn hán trong hai bài có nhiều h́nh ảnh tương tự: cũng cảnh đồng khô cỏ cháy, cũng cảnh đầm ao trơ bùn, ngọn thông khô héo th́ là một loài thảo mộc bị xém gió Lào. Phải chăng Nguyễn Khuyến cũng viết bài Thanh Giang Tự Tỵ Thử vào năm Nhâm Dần 1902? Bài Nhâm Dần Hạ Nhật khác bài Thanh Giang Tỵ Thử ở điểm tác giả tiếp tục tả cái bực bơ nóng nực mà ông phải chịu đưng: khát không dám uống nước, cơm canh ăn không nổi v́ nỗi đang đau ốm, thêm vào đó nỗi thiếu thốn nghèo nàn. Trong bài Thanh Giang Tự Tỵ Thử, Nguyễn Khuyến tạm quên cái khổ hạn hán chồng gậy từng bước, phải chăng v́ mắt kém, lần sang thăm chùa.

Thi cảnh trong hai bài Thanh Giang Tự Tỵ Thử và bài Nhâm Dần Hạ Nhật của Nguyễn Khuyến có nhiều h́nh ảnh gợi lại bài ngũ ngôn dưới đây của Vương Duy108:

 

苦 熱
Khổ Nhiệt

赤 日 滿 天 地
Xích nhật mản thiên địa
火 雲 成 山 岳
Hỏa van thành sơn nhạc
草 木 盡 焦 卷
Thảo mộc tận tiêu quyển
川 澤 皆 竭 涸
Xuyên trạch giai kiệt hạc
輕 紈 覺 衣 重
Khinh hoàn giác y trọng
密 樹 苦 陰 薄
Mật thụ khổ âm bạc
莞 簟 不 可 近
Hoàn điệm bất khả cận
絺 綌 再 三 濯
Hy khích tái tam trạc
思 出 宇 宙 外
Tư xuất vũ trụ ngoại
曠 然 在 寥 廓
Khoáng nhiên tại liêu khuếch
長 風 萬 里 來
Trường phong vạn lư lai
江 海 蕩 濁 煩
Giang hải đăng phiền trọc
卻 顧 身 為 患
Khước cố thân vi hoạn
始 知 心 未 覺
Thủy tri tâm vị giác
淴 入 甘 露 門
Xuất nhập Cam Lộ môn
宛 然 清 景 樂
Uyển nhiên thanh cảnh lạc.

 

dịch là

 

Khổ V́ Nóng

Vừng hồng nung nấu đất trời
Đỉnh non mây lửa ngừng trôi lững lờ
Nơi nơi cỏ cháy bùn khô
Lạch đầmcạn nước thẩy trơ dáy bùn
Lương the áo nặng như cùm
Bóng râm hừng hực dưới lùm cây cao
Chiếu ngồi chằng dám ngồi lâu
Mồ hôi nhỏ giọt thấm lau ṛng ṛng
Thoát cảnh đây nhưng ước mong
Tới vùng thoáng đăng thỏa ḷng bổng bay
Gió từ vạn dặm tới đây
Buồn phiền biển rộng sông dài tiêu tan
Có thân có khổ há than
Rơ là chữ giác chưa an trọn niềm
Nẻo Cam Lộ Môn vội t́m
Chút vui thanh cảnh y nhiên họa thành.

 

Bài Khổ Nhiệt trên đây là một trong những bài thơ của Vương Duy đă có nhièu người trong giới Hán học dịch sang tiếng Anh tiếng Pháp. Áng thơ được coi là một áng thơ tiêu biểu cho nét thơ Thiền của Vương Duy.

Theo Martha L. Wagner 109, bài Khổ Nhiệt gồm hai đoạn. Tám câu đầu tả cảnh hạn hán, lời thơ tựa như một bài phú: bắt đầu là cảnh nóng nực nung nấu đất trời, tiếp theo là cái nóng nực tác giả cảm thấy trên thân thể. Tám câu tiếp đề ra ước vọng của tác giả sớm thoát cảnh nung nấu và kết luận là chỉ có nẻo t́m về Cam Lộ Môn mới hy vọng t́m thấy niềm thanh thản.

Tony Barnstone và Willis Barnstone 110 phân tích bài Khổ Nhiệt và cho rằng : “phần thứ nhất bài thơ tŕnh bày những h́nh ảnh tượng trưng cảnh khổ năo trong kiếp sống. Phần thứ hai đề ra nhưng ư niệm trừu tượng của Phật Giáo và Lăo Giáo như vũ trụ vô cùng vô cực, giác ngộ, v.v.... Đoạn thứ nhất bài thơ gợi lên cảnh thơ bài The Fire Sermon của nhà thơ T.C. Eliot: thế giới này là địa ngục giam hăm thân xác con người. Vương Duy mong t́m ra dược cách tự giải thoát. Nhưng bằng cách nào khi con người bị tù hảm ngay trong thể xác của chính ḿnh [...] Cả Vương Duy cùng Eliot đều bị giam trong trong thế giới này bằng lửa mê. Eliot cầu Thưọng Đế tới cứu ḿnh, Vương Duy mong t́m về Cam Lộ Môn để mong được giải thoát.”

Trở lại bài Thanh Giang Tự Tỵ Thử của Nguyễn Khuyến, người đọc cũng lại thấy những h́nh ảnh khốc liệt của trận hạn hán. Giếng cạn trơ bùn, thông non cháy nắng. Nhưng h́nh ảnh đó cũng là thi cảnh trong bài thơ nôm Than Mùa Hè và bài thơ Việt Âm Nhâm Dần Hạ Nhật. Nhưng cái nóng nực dó không hành hạ thân xác người thơ. Nguyễn Khuyến chỉ nghĩ tới truyện đă hai năm qua ông chưa lên chùa Thanh Giang lậy Phật. Nguyễn Khuyến coi vụ hạn hán khốc liệt này là cơ trời và ông không cần t́m kiếm căn nguyên. Vào tới chùa, sư chủ tŕ nồng hậu đón tiếp Nguyễn Khuyến, nhưng ông không bàn tới lư thuyết Phật học, chỉ dốc một ḷng tin tưởng nơi ḷng từ bi của đức Phật. Không phải chỉ là một ước vọng như trong thơ Vương Duy, tại chùa Thanh Giang chợt có một cơn gió mát đến giải cơn nồng khiến Nguyễn Khuyến ngủ say sưa trên nền gạch hậu điện trong chùa. Chuông thu không, Nguyễn Khuyến tỉnh giấc thảnh thơi ra về dưới bầu trời sáng trăng.

Cảnh lên chùa trốn nóng, gặp được cơn gió giải nồng là cảnh lên chùa trốn nóng của nhà thơ đời Đựng Bạch Cư Dị 111:

 

香 山 避 暑
Hương Sơn Tỵ Thử

六 月 灘 聲 如 猛 雨
Lục nguyệt than thanh như mănh vũ
香 山 樓 北 暢 師 房
Hương Sơn lâu Bắc hướng sư pḥng
夜 深 起 凭 蘭 干 立 
Dạ thâm khởi bằng lan can lập
滿 耳 潺 湲 滿 面 涼
Măn nhĩ sàn viên măn diện lương.

 

dịch là

 

Tránh Nắng Chùa Hương Sơn

Thác reo tháng sáu như mưa
Pḥng sư lầu Bắc trú chùa Hương San
Đêm khuya dậy tựa lan can
Tai tràn nước dổ mặt đầy nước bay.

 

Điểm tương đồng giữa hai bài thơ của Bạch Cư Dị và Nguyễn Khuyến trích dẫn trên đây là cả hai tác giả cùng không nói tới cái nóng nực hành hạ thân xác, và cả hai cùng t́m thấy được cái mát mẻ trong chùa. Đó là điểmkhác biệt vói cảnh khổ v́ nóng của Vương Duy. Vương Duy viết:

 

始 知 心 未 覺
Thủy tri tâm vị giác

 

dịch thành thơ là

 

Rơ là chữ giác chưa an trọn niềm.

 




[106] Lục Tổ Huệ Năng
[107] Suzuki, Thiền Luận, bản dịch của Tuệ Sĩ
[108] Vương Duy Thi Tuyển, Truyền Đông Hoa tuyển chú, Đại Quang xuất bản xả, Hương Cảng 1976, tr. 22.
[109] Martha L. Wagner, Wang Wei, Columbia University, Tayne Publishers, Boston 1981, p. 13
[110] Tony Barnstone and Willis Barnstone, Laughing Lost in The Mountain by Poems of Wang Wei, University of New England, Hanover, New Hamshire, 1991, p.15.
[111] Bạch Cư Dị, Toàn Đựng Thi, tập thư XIV, Trung Hoa Thư Cục, Bắc Kinh 1985, tr. 5169.
[112] Daisetz teitaro Suzuki, Thiền Luận tập trung, sách đă dẫn trang 253-254.
[113] Chiêu Hồn Thập Loại Chúng Sinh, Nguyễn Du Toàn Tập, tập 2, một nhóm tác giả, Văn Học xuất bản, Hà Nội 1996, tr. 402
[114] Vĩ Bách Lợi Tri, Basho Haiku, Tokyo 1990, p.67
[115] Daisetz teitaro Suzuki, Thiền Luận tập hạ, bản dịch của Ḥa Thượng Tụệ Sĩ, sách đă dẫn, tr. 270.
[116] Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, quyển dệ thất thập bát, tr. 429-430.
[117] Kinh Hoa Nghiêm, tập 3, bản dịch của Thượng Tọa Thích trí Tịnh, Chùa Khánh Anh, Bagneux, Pháp, phát hành, tr. 2171-2176.


 

 

 

 

Xem Kỳ 22

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 

 

www.ninh-hoa.com