www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 

 

 


Tư Duy Trong

Thơ NGUYỄN KHUYẾN
Lê Phụng
 

 

 

Kỳ 7:

IV


Về Vườn (tiếp)

 

 

Nhàn rỗi, Nguyễn Khuyến chống gậy đi dạo quanh thăm bà con. Đó là những dịp cảnh xóm làng gợi hứng cho ông viết những bài mô tả cảnh quê linh động, tỷ như bài:

 

夏 日 訪 表 兄 鄧 台 歸 作
Hạ Nhật Phỏng Biểu Huynh Đặng Thai Quy Tác

攜 杖 捫 蘿 遶 徑 行
Huề trượng môn la nhiễu kính hành
偶 然 來 訪 鄧 家 兄
Ngẫu nhiên lai phỏng Đạng gia huynh
相 看 鬚 髮 誰 為 老
Tương khan tu phát thùy vi lăo
曾 見 閭 閻 半 未 更
Tằng kiến lư diêm bán vị canh
臥 樹 疲 牛 噓 暑 氣
Ngọa thụ b́ ngưu hư thử khí
隔 池 小 犬 吠 人 聲
Cách tŕ tiểu khuyển phệ nhân thanh
逍 遙 笑 指 天 公 健
Tiêu diêu tiếu chỉ thiên công kiện
盡 日 當 空 一 笛 橫
Tận nhật đương không nhất địch hoành.

 

Tác giả tự dịch là:

 

Đến Chơi Nhà Bác Đặng

Gậy men ngơ trúc dạo đường quai
Quá bướclên nhà bác Đặng chơi
Một lũ tóc râu đều tuổi tác
Nửa phần làng xóm đă thay dời
Trâu già gốc bụi ph́ hơi nắng
Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người
Ngửa mặt ông kia chơi mới khỏe
Suốt hôm một sáo thổi lưng trời.

 

Bài Hạ Nhật Phỏng Biểu Huynh Đặng Thai Quy Tác của Nguyễn Khuyến có một vài điểm tương ứng với bài sau đây của Đào Tiềm:

 

還 舊 居
Hoàn Cựu Cư

疇 昔 家 上 京
Trù tích gia thượng kinh
六 載 去 還 歸
Lục tải khứ hoàn quy
今 日 始 復 來
Kim nhật thỉ phục lai
惻 愴 多 所 悲
Trắc sảng đa sỏ bi
阡 陌 不 移 舊
Thiên mạch bất di cựu
邑 屋 或 時 非
Ấp ốc hoặc th́ phi
履 歷 周 故 居
Lư lịch chu cố cư
鄰 老 罕 復 遺
Lân lạo hăn phục di
步 步 尋 往 迹
Bộ bộ tầm văng tích
有 處 特 偯 偯
Hữu xứ đặc y y 
流 幻 百 年 中
Lưu huyễn bách niên trung
寒 暑 日 相 推
Hàn thử nhật tương thôi
常 恐 大 化 盡
Thường khủng đại hóa tận
氣 力 不 及 衰 
Khí lực bất cập suy
撥 置 且 莫 念
Bát trí thả mạc niệm
一 觴 聊 可 揮
Nhất thương liêu khả huy.

 

dịch là

 

Thăm Nhà Cũ

Thượng Kinh một thủa bôn ba
Dời về quê cũ nay đà sáu năm
Hôm nay chốn cũ về thăm
Những điều trông thấy động tâm ai hoài
Cảnh dường không đổi đồng ngoài
Xóm trong dẫy phố thiếu vài ba căn
Ngơ quanh nhà cũ bước lần
Xóm giềng ngày trước quây quần nay đâu
Hoang vu lối trước ngơ sau
T́nh xưa nghĩa cũ rầu rầu tiếc thương
Trăm năm trong cơi vô thường
Lạnh nồng nồng lạnh đôi đường đổi thay
Sợ điều Đại Hóa ngừng xoay
Trước khi khí lực thân này chưa suy
Nghỉ quanh nghĩ quẩn làm chi
Một thưng uống cạn li b́ tỉnh say.

 

Giới nghiên cứu về thi văn Đào Tiềm cho rằng Đào Tiềm sáng tác bài Hoàn Cựu Cư này năm ông mới chừng ba mươi lăm tuổi, và đă về nghỉ lần thứ nhất 33. Trong thơ Đào Tiềm kể rằng Thượng Kinh là nơi ông sống cùng gia đ́nh trong một thời gian, sau đó dời về quê đă được sáu năm, bữa đó ông có dịp qua thăm ngôi nhà cũ. Cảnh trí quanh ngôi nhà cũ làm ông xúc động, liên tưởng tới lẽ vô thường. Ông trở vể với  sách Lẽ Kư để thấy đời người có bốn lần đại hóa, tiêu biểu bằng h́nh ảnh lạnh nồng, tưong ứng với hai mùa nóng lạnh trong một năm, từ một thiếu nhi thành một thiếu niên, rồi thiều niên thành thanh niên, thanh niên thành trung niên và trung niên lên lăo niên. H́nh ảnh Đại Hóa ngừng xoay là h́nh ảnh cái chết. Cái chết tới lúc khi lực ông chưa suy. Giới Hán Học giảng chữ suy này bằng sách Lễ Kư, Chương Vương Chế :

 

五 十 始 衰
ngũ thập thủy suy

 

nghịa là [sức khỏe] suy kém lúc tuổi chưa đầy năm mươi. Như vậy, qua hai câu 13 và 14 trong bài thơ Đào Tiềm tỏ ư lo sợ ông sẽ chết trước năm năm mươi tuổi. Ông cố quên ư nghĩ chết chóc đen tối này bằng cách uống cạn một thưng rượu cho say li b́.

Trở lại bài Đến Chơi Nhà Bác Đặng. Nguyễn Khuyến chống gậy từ nhà ông ở thôn vị Hạ sang nhà người anh con cô con cậu ruột với ông là cụ Đặng Ư ở thôn Vị Thượng. Hai anh em ông cùng đă râu tóc tuổi tác qua câu:

 

Một lũ tác râu đều tuổi tác

 

Câu này chảng khác ǵ câu ông khóc Dương Khuê:

 

Bác già tôi cũng già rồi.

 

Cái biến đổi trên bản thân dường như nhắc nhở Nguyễn Khuyến những đổi dời ngoại thân tại thôn Vị Thượng:

 

Nửa phần làng xóm đă thay dời.

 

Cuộc dạo chơi này chính là cảnh thơ của bài Hoàn Cựu Cư của Đào Tiềm. Nhưng khác với cảnh hoang vu của Thượng Kinh trong thơ Đào Tiềm, dường như thôn Vị Thượng vẫn c̣n giữ được trù phú với qua h́nh ảnh con trâu già ph́ pḥ bên bụi cây, và qua tiếng chó sủa bên kia ao. Tiếng chó sủa bên kia ao gợi cho người đọc nhớ tới chương 80 sách Đạo Đúc Kinh của Lăo Tử 34. Cho  đến đây, bài Đến Chơi Nhà Bác Đặng của Nguyễn Khuyến dương như tương ứng với bài Hoàn Cựu Cư của Đào Tiềm. Nhưng từ câu thứ năm thơ Nguyễn Khuyến tách dời thơ Đào Tiềm. Hai câu kế tiếp:

 

Trâu già gốc bụi ph́ hơi nóng
Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người

 

có lẽ đây là bức tranh điền viên nổi tiếng nhất trong ḍng thơ nôm. Đồng thời hai câu này c̣n gợi cho người đọc hiểu cái ư ngoài lời của tác giả gửi gắm trong bài thơ. Con trâu già nằm nghỉ dưới bóng cây c̣n thở ph́ ra hơi nóng phải chăng chính là h́nh ảnh vị hưu quan thôn Vị Hạ? Tiếng chó sủa bên kia bờ ao là h́nh ảnh một làng nhỏ yên b́nh, có thể coi là lư tưởng, trong sách Đạo Đức Kinh, của Lăo Tử, nhưng trong mạch thơ Nguyễn Khuyến ở đây, phải chăng người đọc có thể coi h́nh ảnh đó là h́nh ảnh tiêu biểu cho điều Nguyễn Khuyến buông bỏ thế sự mặc bọn đàn em lo liệu?

Trong hai câu kết, Nguyễn Khuyến không về sách Lễ Kí như Đào Tiềm mà về sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử:

 

Ngửa mặt ông kia chơi mới khỏe
Suốt hôm một sáo thổi lưng trời.

 

Tiếng sáo lưng trời đây không phải là tiếng sáo diều quen thuộc chốn đồng quê, mà là tiếng sáo trời mà Trang Tử đă mô tả trong sách Nam Hoa Kinh, đoạn mở đầu chương thứ hai Tề Vật Luận: 35:

Nam Quách Tử Kỳ ngồi dựa ghế, [...] Nhan Thành Tử Du đứng hầu trước mặt. [...]

Tử Kỳ nói:

-     [...] Ngươi chỉ nghe tiếng sáo của đất mà chưa nghe tiếng sáo của trời [...]

Tử Du nói:

-    Tiếng sáo đất là tiếng ḥa của muôn khiếu. Tiếng sáo của người là tiếng ḥa của ống trúc. Dám xin hỏi thế nào là tiếng sáo của Trời?

Tử Kỳ nói :

-    Ḱa như gió thổi khiến muôn tiếng đồng vang lên, nhưng lại khiến cho nó tự ngưng đi, hoặc tự nổi lên, là ǵ đấy?

C̣n cái ông suốt hôm sáo thổi lưng trời phải chăng chính là ông Trời  hay chính là Đạo? Trang Tử trả lời câu hỏi này trong đọn mở đầu chương  Thiên Vận, sách Nam Hoa Kinh 36:

Trời vận động chăng? Đất ở yên chăng? Mắt trời mặt trăng tranh chỗ chăng? Ai chủ trương những cái ấy? Ai giữ giàng những cái ấy? [...] Gió nổi từ phương Bắc, một Tây, một Đông, cái lồng bốc lên xoay quanh. Ai thở hót những cái ấy? Ai ở rỗi không việc mà phe phẩy những cái ấy? Dám hỏi : Cớ ǵ?

Vu Hàm Siêu nói :

-    Lai đây! Ta bảo mi : [...] Thế gọi là Thượng Hoàng..

Trở về Lật Lư Đào Tiềm viết trong bài Quy Khứ Lai Hề Từ, dịch là

Chuyến này về thực về rồi
Lời chào nhắn gửi cùng người tới lui
Mùi đời chẳng hợp ngán mùi
Lẽ nào gắng gượng kíp lùi hóa hay
Xóm làng thân thuộc xum vầy
Vui cùng đèn sách tháng ngày rảnh thân
 

Uớc mong này của Đào Tiềm cũng là điều Nguyễn Khuyến thật sự sống trong những tháng năm về ở Vườn Bùi.

Năm Nguyễn Khuyến năm mươi lăm tuổi, ông theo lệ làng lên lăo và ông ghi lại h́nh ảnh ngày đó trong bài:

 

Lên Lăo

Ông chẳng hay ông tuổi đă già
Năm lăm ông cũng lăo đây mà
Anh em làng xóm xin mời cả
Xôi bánh trâu heo cũng gọi là
Chú Đáo bên người lên với tớ
Ông Tử xóm chợ lễ cùng ta
Bây giở đến bực ăn dung nhỉ
Có rượu thời ông chống gậy ra.

 

Hai câu năm và sáu cho thấy là tác giả đă buông bỏ nhưng thành đạt khoa hoạn của ḿnh, coi đó như ngoại vật, và hoà ḿnh cùng bà con lối xóm.

Nguyễn Khuyến ghi lại nét thanh đạm nhân ngày ông có bạn, (phải chăng là một người bạn cũng thành đạt như ông trên đường khoa hoạn)  tới thăm ông, trong bài thơ nôm, mà người Việt Nam không mấy ai không biết:

 

Bạn Đến Chơi Nhà

Đă bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vường rộng rào thưa khó đưổi gà
Cải chửa ra cây trà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa
Đầu tṛ tiếp khách trầu không có.
Bác đến chơi đây ta với ta.

 

Đă nhiều người b́nh giải bài thơ này. Ngay đầu đề bài thơ cũng chép khác nhau : có đầu đề là Gặp Bạn Ngồi Chơi Suông, có đầu đề khác là Suông T́nh. Người th́ cho là bởi ông bạn tới thăm với hai tay không, khiến Nguyễn Khuyến khởi hứng viết bài thơ trên đây trách nhẹ. Có người lại giảng là  ông khách tới chơi không báo trước, khiến Nguyễn Khuyến không sửa soạn kịp để đón tiếp chu đáo, làm bài thơ này để gián tiếp xin lỗi bạn. Có người lại cho rằng Nguyễn Khuyến viết bài thơ này để tŕnh bày với bạn cảnh nhà thanh bạch của ḿnh với hy vọng được bạn gíup đỡ. Cả ba giả thiết đều nghe xuôi tai, nhưng không giả thiết nào đua ra bằng chứng và dường như chỉ là phỏng đoán. Đồng thời khó liên kết được những giả thiết trên với ba chữ ta vói ta.

 

Người đọc thơ hiểu ba chữ ta với ta này là h́nh ảnh tiêu biểu cái ta của Nguyễn Khuyến và cái ta của ông bạn, hoà hợp thành cái đôi ta tựa như sự hoà hợp của một giọt nước với một giọt nước khác thành một giọt nước độc nhất để tiêu biểu sự ḥa đồng của Nguyễn Khuyến với ông bạn. H́nh ảnh ḥa hợp giữa hai giọt nước tạo nên một giọt nước duy nhất gợi lên cho người đọc thơ,  chữ thủy của Trang Tử, chương Sơn Mộc, trong câu 37 :

 

君 子 之 交 淡 若 水
Quân tử chi giao đạm nhược thủy

 

Nhượng Tống dịch là 38:

 

Giao t́nh của người quân tử nhạt như nước.

 

Trang Tử nói rơ hơn :

Giao t́nh của tiểu nhân ngọt như rượu ủ. Quân tử nhạt rồi thân. Tiểu nhân ngọt rồi tuyệt.

Như vậy, nếu quả thật mối giao t́nh của Nguyễn Khuyến cùng ông bạn đạm như thủy 39, thời ông bạn tới thăm Nguyễn Khuyến đâu cần mang theo quà cáp, đâu cần phải hẹn trước, cũng như Nguyễn Khuyến đâu cần phải có mâm cao cỗ đầy, cơm gà cá gỏi tiếp đón, hay cần phải có khay trà cơi trâu câu chuyện mới đậm đà. Tất cả ngoại vật đó đều vô nghĩa: Nguyễn Khuyến và ông bạn hoà hợp thành ta với ta trong lẽ huyền của cuộc sống.

Ba chữ ta với ta này dường như  không phải là cḥ chơi chữ của Nguyễn Khuyến, mà phải chăng cáit́nh bạn nhạt như nước này đă là nếp sống của những nhà nho như Nguyễn Khuyến, và Nguyễn Khuyến dùng thi tài của ông, qua  ba chữ này chuyển dịch chữ nghĩa thánh hiền sang ngôn từ Việt Nam? Hơn nữa, ba chữ ta với ta này phải chăng ngắn gọn biểu lộ cái nhu cầu củacái ta, trong bất kỳ ai, cũng có lúc cần có cái  đôi ta?

 


 




[25] A.R Davis, T’ao Yun Ming, his works and their Meaning, II, Cambridge University Press, Cambridge, 1983, p 187-188.
[26] Paul Jacob, Tao Yuan Ming, Oeuvres Complètes, Gallimard, Paris 1990 p. 60.
[27] Chưa t́m được bản chữ nho
[28] Chưa t́m được bản chữ nho
[29] Chưa t́m được bản chữ nho
[30] Chưa t́m được bản chữ nho
[31] Đào Uyên Minh Thi Tuyển, sách đă dẫn, tr. 60.
[32] Luận Ngữ, dịch giả Lê Phục Thiện, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1992, tr. 667.
[33] Paul Jacob, Tao Ying Ming Oeuvres Complètes, sách đă dẫn, tr. 22.
[34] Lăo Tử Đạo Đúc Kinh, bản dịch của Nghiêm Toản, Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ, tr. 387-396.
[35] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nguyễn Duy Cần,, tr. 174-175
[36] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhượng Tống, tr. 236.
[37] James R.Ware, The Saying of Chuang Chou, Confucius Publishing Co. Đài Bắc Trung Hoa Dân Quốc năm 69, p.239. Câu này cũng chép trong sách Lễ Kư, quyền 17, tr. 9b-10s.
[38] Trang Tử Nam Hoa Kinh, bản dịch của Nhương Tống, sách đă dẫn, tr. 314.
[39] Với chữ đạm này, triết gia Francois Julien đă viết thành cảo luận Eloge de la Fadeur, Gallimard, Paris 1997..
[40] Theo sách Hậu hán Thư, vợ Nhu Trọng khuyên chồng trong cảnh từ quan ẩn dật chớ nên buồn v́ con ḿnh chẳng được bằng con người khác
[41] Hai lăo Trong, tên là Cầu Trọng  và Dương Trọng hai ẩn sĩ thường được nhắc nhờ  tới trong thơ văn cổ
[42] Sách Liệt Nữ Truyện chép sự tích vợ Lăo Lai là người khuyên chồng là lăo Lai không ra làm quan với vua nhà Chu.
[43] Quản Trọng và Bảo Thúc là gương sáng cho t́nh bạn trong sử Trung Quốc.Bảo Thúc chăm lo cho Quản Trọng suốt đời khiến Quản Trọng phải thốt thành lời: “Sinh ra ta là cha mẹ ta nhưng hiểu ta là Bảo Thúc”.
[44] Quy Sinh và Ngũ Cử là truyện cổ Trung Quốc chép trong sách Tả Truyện làm gương cho t́nh bạn không đổi từ lúc hàn vi cho tới khi vinh hiển.
[45] Paul Jacob, Tao Yuan Ming Oeuvres Complètes, sách đă dẫn, p. 68.
[46] Nguyện Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, Cổ Học Tinh Hoa, NXB Trẻ, Saigon tái bản, 1991, tr.368-369.
[47] Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Xuân Thu tái bản, tại Hoa Kỳ, tr. 270.
[48] Trần lê Sáng, Phùng Khắc Khoan, Cuộc Đời và Thơ Văn, nhà xuất bản Hà Nội 1985, tr.48-49.
[49] Thiếu một vài chữ trong máy tính dể chép bản chũ nho.
[50] Đường Thi Tam Bách Thủ,  sách đă dẫn,
 tr. 244

 

 

 

Xem Kỳ 8

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 

 

www.ninh-hoa.com