www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 

 

 

 


HỒ XUÂN HƯƠNG
Tiếng Nói Đại Chúng
Lê Phụng
 

 

 

 

Quyển 2

Kỳ 40: (tiếp Kỳ 39)

 

6

 

Tiếp tới là bức La Femme au Perroquet, hoàn tất năm 1866 (xem phụ bản 5) Đây cũng là một bằng chứng cho thấy Gustave Courbet muốn dành cho người xem tranh việc đi tìm ý nghĩa ngoài nét vẽ của họa sĩ.

 

Phụ bản 5. The Woman with a Parrot

 

Bức vẽ trình bày hình ảnh một thiếu phụ khỏa thân nằm chéo trên giường, tay trái dơ cao và trên bàn tay có một con vẹt dương cánh, mu sặc sỡ. Mái tóc của người trong tranh chiếm gần hết góc trái bức tranh, tấm khăn giường mầu trắng tương phản với mầu tóc đen và mầu da ngà của người trong tranh. Cặp đùi mở rộng. Một góc chăn trắng phủ trên nửa đùi phải và khúc bụng dưới người trong tranh. Môi nàng hé mở như đang trò truyện với con vẹt. Nửa bên phải bức tranh dường như bỏ trống và chìm trong bóng tối, do đó dường như muốn tạo cho người xem tranh cảm tưởng người trong tranh có điều gì bí mật muốn nói với con vẹt. Theo nhiều người bình tranh, con vẹt này tượng trưng cho người bạn trai của người trong tranh.

 

Người xem tranh không khỏi nghĩ là người trong tranh đang nói gì với con vẹt, tượng trưng cho người bạn trai vắng mặt trong tranh. Câu trả lời dường như lời thơ trong bài thơ dưới đây của Hồ Xuân Hương:

 

Cả nể cho nên hóa dở dang

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng

Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc

Phận liễu sao đà phẩy nét ngang

Cái nghỉa trăm năm chàng nhớ chửa

Mảnh tình một khối thiếp xin mang

Quản bao miệng thế lời chênh lệch

Không có nhưng mà có mới ngoan.

 

Bài thơ tương truyền có tựa đề là Không Chồng mà Chửa. Người đọc thơ thấy nhiều điểm đáng chú ý. Điểm thứ nhất là tác giả như viết riêng với người đàn ông từng giao du mật thiết với mình qua hai tiếng xưng hô chàng và thiếp. Bài thơ không để lộ nét oán thán của tác giả với người đã đồng tình cùng nàng tạo nên câu chuyện ddang này. Điểm đáng chú ý thứ hai là hai câu thứ ba và thư tư. Trong hai câu này Hồ Xuân Hương dùng thuật chiết tự mô tả mối giao du thân mật giữa chàng và nàng. Nét đầu dọc biến chữ thiên thành chữ phu 夫như gợi nên hình ảnh cái dương vật, và nét ngang biến chữ liễu 了thành chữ chữ tử 子, gi lên hình ảnh người đàn bà chưa có chồng mà mang thai.

 

Đằng khác, đối chiếu thơ Hồ Xuân Hương với thơ Hồ Xuân Hương, chngang trong chnét ngang gợi lại nét sống động:

 

Một suốt đâm ngang thích thích mau

 

trong bài Dệt Cửi.

 

Hai câu triết tự còn chứng tỏ tài dùng ngôn ngữ ca dao trong thơ của Hồ Xuân Hương. Người đọc thơ đọc hai câu triết tự này không thể không nhớ tới câu tục ngữ:

 

nhất vợ nhì trời57

 

và hai câu kết bài Nhất vợ Nhì Trời của Nguyn Khuyến:

 

Tại sao vợ lại hơn trời nhỉ

Vợ chỉ hơn trời có cái trai.

 

Câu chiết tự của Hồ Xuân Hương, so chồng với trời, thấy chồng, biểu thị bằng chữ phu, hơn trời, biểu thị bằng chữ thiên, một nét đầu dọc. Câu ca dao, so vợ với trời, cho thấy vợ hơn trời vì có cái trai. Không ai có thể biết được là Hồ Xuân Hương đã khởi hứng từ ca dao hay người đặt ca dao khởi hứng từ thơ Hồ Xuân Hương. Nhưng rõ ràng là lời thơ Hô Xuân Hương và lời ca dao là một. Hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương và hình ảnh trong ca dao là hai hình ảnh gợi cảm, đối xứng, nhưng cả hai tạo ra cùng một ý nghĩa.

 

 


 

57 Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Tục Ngữ Phong Dao, quyển 1, Sống Mới tái bản tại Hoa Kỳ tr. 264


 

 

 

Xem Kỳ 41

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 

 

www.ninh-hoa.com