www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 

 

 

 


HỒ XUÂN HƯƠNG
Tiếng Nói Đại Chúng
Lê Phụng
 

 

 

Quyển 2

Kỳ 19: (tiếp Kỳ 18)

 

 

         Từ nhận xét trên, cảo luận này cùng bạn đọc, dùng phương lư liên bản, intertextuelle, đọc thơ Hồ Xuân Hương, đối chiếu với ca dao tục ngữ Việt Nam và thơ nôm của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, rồi đối chiếu thơ Hồ Xuân Hương với tác phẩm của Francois Rabelais tiêu biểu cho văn học đại chúng Pháp, tiếp tới là đối chiếu nét gợi cảm trong thơ Hồ Xuân Hương với nét gợi cảm trong Kinh Thi, tinh hoa của văn học đại chúng của người Trung Hoa. Đằng khác, đối chiếu nét gợi cảm trong một số thơ Hồ Xuân Hương ca vịnh nữ tính với mầu sắc và đường nét trên tranh Gustave Courbet dưới cùng một chủ đề để thấy sự giao ḥa giữa thơ Hồ Xuân Hương với tranh Gustave Courbet, trong đường hướng biểu thị nữ tính theo tập tục đại chúng.

 

Việc này dẫn tới những câu hỏi dưới đây:

 

          Phải chăng Hồ Xuân Hương là người khơi ḍng thơ nôm mới hoàn toàn Việt Nam, với ngôn từ và thi t nẩy nở từ đại chúng và tách rời ḍng thơ nôm mới này ra khỏi ḍng thơ Việt Âm và ḍng thơ nôm cổ điển?

 

         Phải chăng Hồ Xuân Hương là nguồn cảm hứng cho một số thơ và hát nói của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Khuyến trên ḍng thơ nôm mới này?

 

         Phải chăng bởi ngôn từ và thi tứ nẩy nở từ đại chúng nên toàn b thơ Hồ Xuân Hương có nhiều điểm tương đồng với tác phẩm cũng phát sinh từ đại chúng của FranÇois Rabelais, một tác giả người Pháp trong thế kỷ XVI?

 

         Phải chăng bởi ngôn từ và thi tứ nẩy nở từ đại chúng nên nét gợi cảm trong thơ Hồ Xuân Hương tựa như ngôn từ gợi cảm của nhiều bài thơ trong Kinh Thi, một tác phẩm nẩy sinh từ đại chúng Trung Quốc trước đây cả hai mươi lăm thế kỷ cũng như đồng điệu với một đôi bài của bà mẹ của Tống Từ Lư Thanh Chiêu?

 

         Phải chăng qua tiếng nói đại chúng Hồ Xuân Hương đă tŕnh bầy sống động nữ tính chẳng khác ǵ nhiều bức tranh của danh họa quốc tế Gustave Courbet trên cùng một chủ đề?

 

         Phải chăng dùng tiếng nói đại chúng làm thơ, Hồ Xuân Hương đă theo đúng lời Lăo Tử tự hạ ḿnh làm khe lạch cho đại chúng, khiến đại chúng yêu thơ Hồ Xuân Hương, nên từ trước tới nay đại chúng như nước tụ về khe lạch với Hồ Xuân Hương?

 

 

 


 

 

 

 

Xem Kỳ 20

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 

 

www.ninh-hoa.com