www.ninh-hoa.com                                   |                  Tên Đặt Đèo Bánh Ít

 
 

                                         

Đ

èo Bánh Ít và Núi Ổ Gà là hai địa danh nổi tiếng thân thương của người dân Ninh Ḥa và du khách đă có lần đặt chân đến xứ Ninh. Theo thời gian, địa h́nh, địa vật đă thay đổi rất nhiều. Từ năm 1945 cuộc chiến tranh Việt Pháp, Núi Ổ Gà là mật khu của Việt Minh, rồi cuộc chiến lan rộng tiêu hao, xói ṃn tài sản thiên nhiên của xứ Ninh. Đến nay năm 2007, một bước nhảy vọt toàn bộ rừng núi, dân sinh đă biến đổi h́nh dạng. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên gần hai nơi này, nên đă chứng kiến sự thay đổi đó và xin ghi lại những điều mắt thấy tai nghe theo năm tháng trôi qua.

 

LÀNG HÀ THANH

 

Từ Cầu Dinh, du khách theo QL1 trên đường ra Bắc khoảng 3,5km, trước mặt có con dốc cao độ 100m xuyên qua chỗ thấp nhất của rặng núi Ổ Gà (c̣n gọi là núi Đồng Dài) là Đèo Bánh Ít (đầu tiên gọi là đèo ấp Hà Thanh, sau này dân số đông hơn đổi thành làng Hà Thanh). Đây cũng là ranh giới giữa làng Phước Đa và làng Hà Thanh. Đứng trên đỉnh Đèo Bánh Ít, khách bộ hành thấy bên tay trái chỉ có một dăy nhà dọc theo bên lề đường duy nhất v́ sườn núi thẳng đứng không lấn vào sâu được. Khách nh́n về hướng Đông và Đông-Nam (bên tay trái) từ đỉnh đến chân đèo là nhà dân làng đông đúc, đất thoai thoải màu mỡ, cây cối rất sum sê tươi tốt, gồm chuối, cau, xoài, cam, quít, mít, thơm, v.v... xa hơn là cánh đồng ruộng lúa rộng mênh mông không có nhà cửa, cây cối, nh́n mút tầm mắt, ruộng rất ph́ nhiêu v́ là cánh đồng sâu, nước tích tụ quanh năm. Tiếp theo ruộng lúa là láng nước trắng phau sâu rộng với lau sậy và cây lát, hoa súng, hoa sen lấn sát chân núi Ḥn Hèo, nơi đây tụ tập sinh sống nhiều loài cá nước ngọt như cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc, cá trèn, cá trắng, cá chốt, cá trạch, lương, ch́nh, rùa, ba ba, ếch, v.v... vịt nước, vịt trời, le le, c̣, cuốc, chim đủ loại, là nguồn lợi kinh tế to lớn của dân làng kế cận.

 

Khách thả bộ xuống nửa đèo, bên phải có con đường đất chạy dọc theo chân đồi, chia làm nhiều đường nhỏ hướng vào làng, nếu đi tiếp khoảng 1.000m gặp cánh đồng ruộng, con đường tiếp nối vào làng Vạn Thiện, Phước Sơn, Mỹ Lệ. Tại ngă ba đầu đường này cạnh QL1 có một lô đất trống, dân trong làng và các làng kế cận nhóm chợ một ngày hai buổi, họ bán cá, thịt heo, chim, gà, vịt, trái cây, rau, v.v... tất cả những ǵ làm ra được và không dùng đều đem ra bán, trao đổi mua những cái cần thiết.

Nơi đây c̣n có những nhà quán, chủ quán buôn bán suốt ngày như hàng tạp hóa, chè, cháo, bánh xèo, bánh ít, bánh cam, hột vịt lộn, và những món nhậu đặc sản. Đây cũng là trạm dừng chân của khách qua lại trên QL1.

 

MIỄU ÔNG HỔ

 

Khách xuống hết đèo, bên phải có con đường đất rẽ vào khu rừng thưa hướng Đông Bắc băng qua đường xe lửa (đường xe lửa xuyên Việt song song với QL1 được tách ra từ ga Ninh Ḥa xuyên qua làng Mỹ Hiệp, Vĩnh Phú, Quang Đông chạy bọc bên trái Núi Ổ Gà và tiếp tục đi song song trở lại với QL1 tại đây) để vào núi Ḥn Hấu và núi Đá Bàn. Cách QL1 độ 200m bên tay trái có một cái miễu gọi là Miễu Ông Hổ. Dân làng kể rằng ngày xưa có một vị vơ sư tinh thông “Hổ Quyền” thường ngày khi chiều xuống ông ra nơi này để đánh quyền với hổ. Thường th́ ông thắng, một hôm gặp con hổ lớn, hai bên đánh với nhau đến khuya, ông bị nhiều vết thương, sáng ra dân làng t́m thấy ông nằm chết, cách nơi ông nằm độ 50m con hổ thật lớn cũng chết tại đó. Dân làng kính phục nhớ ơn, lập miễu thờ ông tại đây và gọi là “Miễu Ông Thầy Đả Hổ” gọi tắt là “Miễu Ông Hổ”. Năm 1966, quân đội Đại Hàn mở con đường này để vào nơi đóng quân nên đă đập phá, nay không c̣n vết tích.

 

Tiếp tục, du khách đi độ 600m nữa là ngă ba chữ Y, quẹo phải là con đường đá chạy đến Bá Hà, Ḥn Khói phải xuyên qua khu rừng thấp tên gọi là truông Chánh Thanh, chân núi Ḥn Hèo kéo dài, không người ở vắng vẻ, hơn 3km rất nguy hiểm cho người đi bộ v́ chiều đến có cọp, beo ra đón đường t́m mồi. Ngày nay con đường này dẫn đến trung tâm du lịch Cát Trắng Dốc Lết rất nổi tiếng của huyện Ninh Ḥa. QL1 hướng về phương Bắc qua xă Ninh An, vượt dốc Đá Trắng vào quận Vạn Ninh.

 

ĐÈO BÁNH ÍT

 

QL1 cắt ngang dăy núi Ổ Gà, nếu du khách đi từ Nam ra Bắc, bên tay trái là dăy núi vách dựng cao hơn 400m rừng rậm, cây cối um tùm, bên phải có một cái đồi tṛn cao non 200m trông giống như cái bánh ít lột trần. Khách đi đường qua lại trên QL1 thường nghỉ chân tại chợ xổm của con đường đèo làng Hà Thanh để uống nước, ăn quà bánh trước khi vào Ninh Ḥa hoặc đi tiếp ra Vạn Ninh, Ḥn Khói, h́nh dung cái đồi ấy là bánh ít mà đặt tên gọi Đèo Bánh Ít (vừa tượng h́nh và vừa là món ăn đặc sản của địa phương) để hẹn ḥ nhau, sau trở thành địa danh là Đèo Bánh Ít, tên gọi rất dễ thương. Trên chóp đồi, thời kháng chiến chống Pháp, quân đội Pháp xây một cái lô cốt để lính đồn trú, khi quân đội Đại Hàn đến đóng quân tại Núi Ổ Gà năm 1966, có giúp vị sư Phật giáo thiết lập một cái chùa rất đẹp làm bằng gỗ thông (loại dùng làm trụ cột giăng dây điện). Lô cốt đă bị đập phá, chùa vẫn c̣n.

 

MIỄU THỜ BÀ

 

Trên đường ra Bắc, khách leo được bốn phần năm đèo, bên tay trái có một cái miễu, cây cổ thụ um tùm bao phủ, huyền bí linh thiêng, xe cộ, người qua lại đều phải lấy nón, mũ, cúi đầu chào kính cẩn, người viết cũng đă nhiều lần làm công việc này. Miễu này đă có từ lâu năm, vào thập niên 30, cây cổ thụ gốc hai người ôm không hết, dân làng gọi là Miễu Thờ Bà, hàng năm đều có cúng giỗ linh đ́nh. Đến năm 1965, nhà thầu Mỹ mở rộng đường quốc lộ chặt cây đập phá miễu. Ngày nay dân làng cất lại một cái miễu nhỏ bên đường để tiếp tục thờ Bà.

 

NÚI Ổ GÀ

 

Núi Ổ Gà c̣n gọi là dăy núi Đồng Dài, đây là ranh giới giữa làng Phước Đa và Quang Đông, núi thấp, ngọn cao nhất độ non 400m, h́nh cung chạy từ Tây Bắc đến Đông Nam, phần bụng thuộc làng Phước Đa, rộng hơn 2km, dài độ 6km, đầu là một cái đồi (trông giống như cái bánh ít) nơi đèo Bánh Ít vượt qua ở chân đồi. Cách đỉnh đèo về phía Tây 2km là ngă tư, có con đường đất ngang QL1 (nhà tôi ở ngay tại ngă tư này), bên phải vào Phước Đa ấp dưới, làng Vạn Thiện và làng Mỹ Lệ. Đường đất bên tay trái vào Phước Đa ấp trên và làng Quang Đông, cách QL1 khoảng 1km có một khoảnh đất trống cỏ tranh mọc tươi tốt, nhiều bụi tre rậm rạp, mỗi buổi sáng và chiều mát, hàng ba bốn trăm con gà rừng ra đây gáy hát, ăn cỏ, vui đùa nhảy nhót với nhau. Giống gà rừng trên ḿnh nhiều lông, màu sắc tươi sáng, láng mướt trông thật đẹp mắt, chúng có thể bay như con diều, con quạ, dân địa phương gọi nơi đây là Ổ Gà, và dăy núi có quá nhiều gà gọi là “Núi Ổ Gà”.

Ngoài gà rừng, c̣n có công, trĩ, cũng tụ họp từng đàn để múa, xoay, làm dáng, t́nh tứ với các nàng công, nàng trĩ, bộ lông của chú công và chú trĩ th́ đẹp không thể tả hết được, công cất tiếng gáy (c̣n gọi là tố hộ) nghe cũng bùi tai lắm, đưa đến người nông dân một câu đồng dao ư nghĩa khá thú vị:

 

Con công tố hộ bên rừng

Có muốn cô chị th́ đừng cô em

Ta hăy nghe người trai xứ Ninh đáp:

Con công tố hộ rừng cao

Chị em muốn hết làm sao bây giờ?

(hoa thơm cả cụm mà!)

 

Chưa hết, đêm về các chú “Ba Mươi” (tiếng nói kiêng cử của dân làng về con cọp) lảng ra b́a rừng nương theo bóng tối t́m mồi, nếu con trâu hay ḅ về chuồng chậm, lạc đường sẽ bị xẻ thịt, đêm tối th́ vào làng bắt gia súc.

 

Tỉnh Khánh Ḥa có bốn địa danh nổi tiếng: “Mưa Đồng Cọ, gió Tu Hoa (Tu Oa), cọp Ổ Gà, ma Ḥn Lớn”. Ngoài ra c̣n có gấm, beo, heo rừng, nai, khỉ, chồn, cheo, nhím, chim, cu, kênh kênh, ó, quạ, v.v... Trong thời gian quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam, một số quân đội Đồng Minh trợ giúp, Núi Đồng Dài được giao cho Bộ Tư lệnh Sư đoàn Bạch Mă của Đại Hàn lập căn cứ đồn trú vào khoảng năm 1966. Đàn thú hoang dă này bị sát hại hoặc di tản mất hút. Ngày nay các cơ quan hành chánh của huyện Ninh Ḥa như Ṭa án Nhân dân, Đồn Công an, Viện Giám sát, bệnh viện, v.v... và Trường Trung học Cấp 3 của huyện Ninh Ḥa được xây cất tại mảnh đất Ổ Gà năm xưa.

Thật là một mất mát to lớn của xứ Ninh Ḥa, không c̣n cách nào t́m lại đàn thú hoang dă dấu vết năm xưa. Sinh vật nước ngọt ngày nay cũng không c̣n v́ bị đánh bắt, thuốc trừ sâu sát hại, nước đă khai thông chảy cạn để làm ruộng.

 

Thời ấu thơ vào thập niên 30-40 (lúc này phương tiện chuyên chở và đi lại chỉ có ngựa, xe ngựa, xe ḅ, xe đạp, xe auto dành cho chủ đồn điền và quan lại người Pháp) tôi có dịp theo cha, anh đi khắp các vùng kể trên rong chơi nên h́nh ảnh c̣n in đậm trong kư ức. Tôi viết ra đây để đồng hương thấy cái quư báu của thiên nhiên ưu đăi dành cho quê hương Ninh Ḥa của chúng ta một thời đă qua mất rồi.

 

 

 

 

LÊ VĂN NGÔ

San Jose, Thu 2007

 

 

 

Trở về Vườn Hoa Văn Học Nghệ Thuật


 

Trở Về Trang Nhà - www.ninh-hoa.com