Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


  
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


Trường Đại học Y KHOA Sài G̣n
(1966-1971)
Chiến Tranh Và Chính Trị
Lê P Thọ
 

 
 

PHẦN 1:

        

Trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n được xây dựng trên một lô đất rộng đến 15 mẫu tây tại vùng Chợ Lớn Sài G̣n, trên đường Hồng Bàng. Công tŕnh xây cất bắt đầu từ mùa xuân năm 1963 và hoàn tất vào khoảng mùa thu năm 1966. Chi phí cho công tŕnh lên đến 2.7 triệu đô la vào thời ấy. Ngân khoản chi phí này, một nửa do Viện Trợ Hoa Kỳ (USAID) và một nửa do chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa đài thọ. Dự tính ban đầu của công tŕnh sẽ xây cất một bệnh viện cho sinh viên y khoa thực tập, trên lô đất bên cạnh công tŕnh chính, nhưng đến năm 1966, dự tính ban đầu ấy không thực hiện được.

 

Bắt đầu vào năm thứ nhất y khoa, tôi học tại trường Đại Học Y Dược, số 28 đường Trần Quư Cáp, Sài G̣n. Khoảng năm 1961, trường Đại Học Dược Khoa tách ra và dời về số 169 đường Công Lư, góc đường Hiền Vương, Sài G̣n. Sau biến cố chính trị ngày 01/11/1963, trường Đại Học Dược Khoa, một lần nữa, dời về Thành Cộng Ḥa, số 41 đường Cường Đễ, Sài G̣n. Măi đến năm 1966, trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n mới dời về trường mới xây dựng tại số 217 đường Hồng Bàng, Chợ Lớn Sài G̣n.

 

Nh́n lại ngôi trường Đại Học Y Dược hiền ḥa, xinh đẹp, khiêm nhường tọa lạc trên đường Trần Quư Cáp Sài G̣n cùa một nước Việt Nam nghèo nàn và chậm tiến. Qua bao thời kỳ chiến tranh và những biến cố chính trị đă ảnh hưởng nhiều vào nền giáo dục cả nước nói chung và ngành giáo dục y khoa tại thủ đô Sài G̣n nói riêng. Trong những năm 1962-1965, ngoài những đau thương tang tóc của chiến tranh trên toàn miền Nam Việt Nam, những biến cố chính trị đă kích động và làm xáo trộn đến nếp sinh hoạt của toàn thể sinh viên các trường Đại Học Sài G̣n. Các cuộc băi khóa, biểu t́nh, xuống đường của sinh viên các trường Đại Học Sài G̣n đồng thời cũng làm dao động và lôi cuốn nhiều đến sinh viên trường Đại Học Y Khoa. Các cuộc truy lùng bắt bớ một vài sinh viên y khoa lănh đạo trong các nhóm biểu t́nh ngoài khuôn viên của nhà trường đă gây nhiều chấn động tâm lư đến các lớp học tại trường Đại Học Y Dược Sài G̣n.

 

Ban giảng huấn nhà trường rất mẫu mực trong việc giáo dục sinh viên và luôn luôn tôn trọng mọi sinh hoạt hợp pháp của sinh viên nhà trường. Uy tín của trường Đại Học Y Dược Sài G̣n được đề cao và nền tự trị Đại Học luôn luôn được bảo toàn đối với chính quyền đương thời thủa ấy.

 

Khoảng năm 1966, phái bộ Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ (American Medical Association) đến Sài G̣n với Bác sĩ Norman William Hoover làm Giám đốc (Field Director). Họ rất quan tâm đến sự cải tiến nền giáo dục Y Khoa tại Sài G̣n. Họ muốn chấn chỉnh lại trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n từ cơ cấu tổ chức đến chương tŕnh giảng dạy của nhà trường.  Nhưng họ cũng thừa biết rằng không dễ ǵ làm chuyện ấy trong một sớm một chiều. Văn hoá Pháp đă từ lâu ảnh hưởng sâu đậm vào nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục ngành y khoa nói riêng tại thủ đô Sài G̣n. Lúc đó trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n c̣n chủ quan, chưa thấm được bài học của sự sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Ḥa, không chịu hiểu rằng khó mà đi ngược lại ư muốn của người Mỹ, nhất là những ư muốn của phái bộ Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ tại Sài G̣n lúc bấy giờ xem chừng cũng rất hữu lư. Người Mỹ làm sao hài ḷng được khi họ bỏ tiền ra, gọi là viện trợ, để xây cất nên một trường Đại Học Y Khoa đồ sộ, đẹp đẽ, đầy đủ tiện nghi với thiết bị tối tân và tiên tiến, để rồi các ông Giáo sư người Pháp và Giáo sư đào tạo tại Pháp dạy sinh viên y khoa Sài G̣n với ngôn ngữ Pháp và dạy rập theo chương tŕnh và tư tưởng của Pháp.

 

Giáo sư Phạm Biểu Tâm, một vị lương y mẫu mực, được mọi người ngưỡng mộ, là Khoa trưởng đầu tiên và sau 13 năm phục vụ tại trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n, bị băi nhiệm vào ngày 30 tháng 01 năm 1967. Một Ủy Ban Năm Người gọi là “Ngũ Đầu Chế” do Tướng Kỳ, lúc bấy giờ là Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, chỉ định, thay thế ông. Năm người trong Ngũ Đầu chế gồm ba Giáo sư cao niên đào tạo tại Pháp là Giáo sư Ngô Gia Hy, Giáo sư Trần Anh, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và hai Bác sĩ trẻ được đào tạo tại Mỹ là Bác sĩ Lê Minh Trí vá Bác sĩ Nguyễn Thế Minh.

 

Ba tháng sau có một cuộc b́nh bầu giữa năm người trong Ngũ Đầu Chế. Kết quả cuộc b́nh bầu, Giáo sư Ngô Gia Hy đắc cử vào chức vụ Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n. Việc b́nh bầu chức vụ Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n là để xoa dịu các yêu sách của sinh viên băi khóa biểu t́nh sau khi Giáo sư Khoa trưởng Phạm Biểu Tâm bị băi nhiệm. Sinh viên trở lại lớp học sau cuộc b́nh bầu chức Khoa trưởng và ngày nhậm chức của tân Khoa trưởng vào tháng 5 năm 1967.

 

Hai tháng sau, vào khoảng tháng 7 năm 1967, Giáo sư Ngô Gia Hy tuyên bố sẽ ra tranh cử Thượng Nghị Sĩ tại Sài G̣n. Ông liền bị tố cáo là kẻ lợi dụng chức vụ Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n để mưu đồ chính trị. Ông bị truất quyền Khoa trưởng trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9. Bác sĩ Vũ Thị Thoa, đương nhiệm Phó Khoa, lên làm quyền Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n. Tháng 10 năm 1967, Giáo sư Ngô Gia Hy thất cử Thượng Nghị Sĩ, ông trở lại làm Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n. Lần trở lại này, uy tín của ông đối với trường Đai Học Y Khoa hoàn toàn sụp đổ.

 

Tất cả những ai quan tâm đến những xáo trộn tại trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n cũng phải thấc mắc đến cái Sắc Luật của Tướng Kỳ năm 1967, vi phạm nền tự trị Đại học, băi nhiệm chức Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n và thay thế vào đó một Ủy Ban Năm Người do ông chỉ định. Điều chắc chắn là phải có kẻ hoạt đầu chính trị đứng sau lưng Tướng Kỳ hoặc cũng có thể có những áp lực xúi giục Tướng Kỳ phải chấp nhận làm như vậy.

 

Theo nhóm tác giả của SAIGON MEDICAL SCHOOL, chính Bác sĩ Lê Minh Trí, một người tuổi trẻ đầy tham vọng tự nhận ḿnh là kẻ đứng sau Tướng Kỳ trong vụ này. Bác sĩ Lê Minh Trí mới vừa từ Mỹ về sau 6 năm tu nghiệp y khoa và trong khoảng thời gian này, ông cũng đă đậu được bằng PhD tại Mỹ. Bác sĩ Lê Minh Trí mới trở về Việt Nam chưa đầy sáu tháng mà ông đă có tên trong danh sách Ngũ Đầu Chế của Tướng Kỳ. Điều này đă làm cho nhiều người đáng lưu ư.

 

Biến cố Mậu Thân ngày 29/01/1968, Sài G̣n đắm ch́m trong khói lửa, tang tóc. Tất cả các trường Đại học tại thủ đô Sài G̣n đóng cửa. Toàn thể sinh viên làm công tác tị nạn cho đồng bào và tham gia Huấn Luyện Quân sự Học đường. Măi đến ngày 01/04/1968, các trường Đại học tại thủ đô Sài G̣n mới mở cửa lại. Ngày 02/05/1968, tiếp vụ Mậu Thân 2, thủ đô Sài G̣n lại một lần nữa ch́m trong lửa đạn và tang thương. Các trường học lại đóng cửa. Đến ngày 18/06/1968, trường mở cửa lại. Niên học kết thúc muộn vào ngày 15/08/1968.

 

 

 

Xem PHẦN 2

 

 

 


 

Tài liệu tham khảo:

1- SAIGON MEDICAL SCHOOL. C.H.
William Ruhe,MD, Norman William Hơver, MD, Ira Singer PhD. USA 1988.

2- NHỮNG D̉NG KỶ NIỆM. Trường Dược Sài G̣n và Tôi, Giáo sư Tô Đồng. http://www.ninh-hoa.com/Ninh-HoaDOTcom-GSToDong-NhungDongKyNiem-01.htm

3- NỘI TRÚ BỆNH VIỆN B̀NH DÂN.
Đào Như, Oak Park, Illinois, USA 4/21/05.

 

 

 

 

 

 

 


Bác sĩ LÊ ÁNH

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com