Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


 

TRỞ LẠI VỚI BỆNH NHÂN

(Bệnh Viện Tỉnh Gia Lai - Kontum

năm 1977 - 1985)

Lê P Thọ
 

 

      Tôi được ra khỏi trại tù Pleibông Pleiku và bị quản chế một năm tại địa phương. Không được phép ra khỏi thị xă Pleiku trong thời gian bị quản chế, tôi nằm nhà nghỉ ngơi và đọc sách báo để quên đi những bực dọc trong những ngày trong trại tù và cũng mong cho t́nh thần bớt căng thẳng . Tôi dă thấm thía và đă trải nghiệm qua cái cảnh “Nhất nhật tại tù bằng thiên thu tại ngoại” như mọi người thường nói.

 

      Trong thời gian này, vài bệnh nhân biết tôi được về nhà nên đến nhà tôi xin khám bệnh. Vừa mới ra tù, tâm trạng tôi c̣n đang năo nề, chưa được thoải mái, nên tôi không muốn tiếp xúc với một ai tại nhà. Nhưng đây là bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ của thầy thuốc. Trước hoàn cảnh nan giải, tôi nghĩ ra cách là hẹn bệnh nhân đến Trạm Y Tế Phường Hội Thương, nơi tôi đă làm việc những tháng ngày trước khi đi tù, để tôi có thể giúp khám bệnh. Đây cũng là một cách giải tỏa được bao nhiêu phiền muộn đang gậm nhấm trong tâm tư tôi và tránh được t́nh trạng cứ ngồi nhà nh́n quanh bốn bức tường trong những lúc rời quyển sách trên tay.

 

      Thế là tuần sau tôi bắt đầu đến Trạm Y Tế Phường Hội Thương làm việc. Trong những ngày tiếp theo, tôi tham gia các sinh hoạt, các buổi họp buổi tối ở tại địa phương. Tôi gặp lại bà con láng giềng thân thương trong Phường và khi gặp lại tôi tất cả mọi người rất vui mừng đến rơi lệ khi bắt tay tôi. Trong buổi họp đầu tiên tại Phường, tôi có xin nói vài lời cám ơn tất cả các bác, các anh chị trong Phường Hội Thương đă đồng ḷng làm đơn xin tôi ra khỏi tù khi tôi mới bị bắt vào Trại Giam Thị xă. Nghĩa cử cao đẹp của qúy vị đă thể hiện trong khi tôi gặp phải cảnh lao tù, đă nói lên ḷng thương mến của mọi người đối với tôi. Tuy nhiên, kiến nghị từ Phường Hội Thương bày tỏ” tiếng nói trung thực và nguyện vọng của nhân dân”, chuyển lên cấp trên, Ủy ban Nhân dân Thị xă Pleiku, từ khi tôi mới vào trại tù, mà không thấy giải quyết và hồi đáp. Mọi việc cứ im lặng trôi qua, măi đến một thời gian sau hơn một năm trời, tôi mới ra được khỏi trại tù Pleibông.

 

       Những tháng đầu mới ra khỏi nhà tù, mỗi hai tuần, tôi phải đến Pḥng Công An Phường Hội Thương để tŕnh diện, các ông công an hạch hỏi đủ điều, nào là đă học hỏi thông suốt đường lối của Đảng và Nhà Nước chưa, có tiến bộ chưa, đồng thời sau đó, viết bản tự kiểm nọp cho Công An Phường.

 

      Sau một thời gian, cũng trong một buổi họp đặc biệt tại Phường, một nhân viên trên Ủy ban Nhân dânThị Xă Pleiku tham dự và tuyên đọc trước buổi họp, sau đó trao cho tôi, một tấm giấy gọi là “ Quyết Định Phục Hồi Quyền Công Dân” . Và những ngày sau đó, tôi nhận được Giấy Mời của Ban Lănh Đạo Bệnh Viện tỉnh Gia Lai-Kontum để vào công tác tại Khoa Ngoại của Bệnh Viện. Từ đó tôi thoát khỏi cái nạn, cứ mỗi hai tuần, phải đến tŕnh diện Công An Phường và bị hạch hỏi mọi thứ nghe quá nhàm tai. Tuy nhiên , tôi vẫn nghĩ ḿnh đang c̣n bị theo dơi và vẫn c̣n bị giam lỏng tại địa phương!

 

      Vào làm việc tại Khoa Ngoại, Bệnh Viện tỉnh Gia Lai-Kontum, tôi mới chính thức trở lại với bệnh nhân. Trước năm 1975, Bệnh viện mang tên là Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Pleiku. Vợ tôi làm việc tại Khoa Nhi của Trung Tâm Y Tế từ trước năm 1975 và sau tháng 5 năm 1975 vẫn làm việc trở lại Bệnh viện Tỉnh. Sau năm 1975, Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Pleiku đổi thành Bệnh Viện tỉnh Gia Lai-Kontum và có xây dựng thêm một số pḥng ốc cho Khoa Nội và một pḥng cho Khoa Ngoại. Trưởng Khoa Ngoại là Bác sĩ Phạm Ngọc Minh. Bác sĩ Minh được đào tạo chính quy tại Đại Học Y Khoa Hà Nội sau thập niên 1954.. Sau khi tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, bác sĩ Minh được chuyển công tác vào miền Nam Việt Nam, làm việc trong bưng biền, vùng Gia Lai-Kontum. Khoa Ngoại có 2 pḥng: Ngoại 1 (bệnh nhân đều là cán bộ) và Ngoại 2 (bệnh nhân nhân dân ). Tôi được chỉ định làm việc ở Ngọai 1 và giúp pḥng Cấp Cứu với bác sĩ Minh . Bác sĩ Minh làm ở Pḥng Cấp Cứu đồng thời cũng là pḥng Tiền phẩu và thăm khám các bệnh nhân Pḥng Hồi sức Hậu phẫu nằm bên cạnh Pḥng Mổ. Ngoại 2 có Chị Y sĩ Xuân, người cũng từ trên bưng về.

 

       Về trực gác hệ Ngoại có bác sĩ Minh, tôi, cùng các bác sĩ Hồng, khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Tuân, khoa Răng Hàm Mặt, bác sĩ Quảng, khoa Mắt. Pḥng Mổ giải phẫu các bệnh của khoa Ngoại và phẫu thuật các bệnh sản khoa và đôi lúc bác sĩ Tuân mổ vài bệnh nhân của Khu Răng Hàm Mặt. Vài trường hợp đặc biệt của Khoa Mắt của bác sĩ Quảng cũng được mổ tại pḥng mổ. Pḥng Mổ cũng nhận phẫu thuật các bệnh Ngoại và Sản khoa của các bệnh viện Huyện gửi về. Đôi lúc, Pḥng Mổ nhận phẫu thuật cấp cứu những bệnh Ngoại khoa từ các trại tù gửi về như Trại Pleibông thuộc tỉnh Gia Lai-Kontum và Trại Gia Trung thuộc Trung Ương.

 

          Một số anh chị em nhân viên cũ của Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Pleiku được làm việc trở lại tại Khoa Ngoại. Một số nhân viên từ trong bưng ra cùng với bác sĩ Minh tiếp thu Bệnh viện, một số làm ở Khoa Ngoại và một số lớn làm các Khoa Pḥng khác trong bệnh viện.. Thêm một số anh chị em trẻ mới được đào tạo và tuyển dụng sau năm 1975 làm tại Khoa Ngoại và Pḥng Mổ. Y tá Ngọc, trước 1975 là chuyên viên gây mê làm việc tại Pḥng Mổ Quân Y viện Pleiku được làm việc lại trong Pḥng Mổ tại Bệnh viện Tỉnh Gia Lai-Kontum.

 

      Mới vào làm việc tại Khoa Ngoại, tôi mang mặc cảm là “người cũ” nên lúc nào cũng rất e dè trong công việc tiếp xúc với bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân cán bộ.. Cũng may là anh bác sĩ Phạm Ngọc Minh khá tế nhị đối đăi tốt với tôi trong lúc làm việc. Anh t́m hiểu và biết tôi có liên hệ với bác sĩ Lê Bá Chẩn, đứa em con ông Chú tôi, ở làng Phú Diêm, Ninh Ḥa, người học cùng khoá với anh ở Đaị Học Y Khoa Hà Nội, sau khi tốt nghiệp, cùng đi B với anh và vào hoạt động tại vùng núi Ḥn Hèo, tỉnh Khánh Ḥa. Có lần, nửa vui nửa đùa, anh nói với tôi là “Nếu trước kia, tôi biết sớm anh là anh của bác sĩ Chẩn th́ chúng tôi đă bắt anh vô bưng làm việc với chúng tôi rồi!” Bác sĩ Minh tỏ ra là người chịu khó học hỏi và luôn luôn muốn học tập để phát triển chuyên môn của ḿnh. Rồi từ từ với thời gian, tôi có ít cảm tinh với anh bác sĩ Minh và cũng từ đó, tôi cũng dần dà thoải mái trong công việc hằng ngày. Mặc dù thế, với bản tính dè dặt, tôi luôn luôn rất thận trọng lời ăn tiếng nói trong việc tiếp xúc hằng ngày với các nhân viên là cán bộ.

 

      Làm việc tại Khoa Ngoại môt thời gian, khoảng năm 1978, tôi xin phép Ban Lănh Đạo Bệnh viện đi phép về Sài G̣n để thăm các con hiện đang ở nhà Ông Bà Ngoại. Lần đi phép về Sài G̣n lúc này tôi muốn đưa tất cả các con về lại Pleiku để sống với chúng tôi. Vợ chồng chúng tôi đă gửi các con sống với Ông Bà Ngọai từ khi chúng tôi rời Sài G̣n trở lại Pleiku khoảng tháng 5 năm 1975, v́ chúng tôi cũng đoán trước sẽ gặp nhiều khó khăn đến với chúng tôi trong những tháng ngày sắp đến. . . . Rồi sau đó, tôi bị đi tù, vợ tôi đi làm lại tại Bệnh viện Tỉnh.

 

      Sống gần với các con trong một tuần lễ, tôi nhận thấy trong thời gian qua, các con đă mất sự đùm bọc, thiếu t́nh thương yêu của cha mẹ; cuộc sống của các con thật là tội nghiệp. Xa cha mẹ, các con cảm thấy bơ vơ sống trong nhà Ông Bà Ngoại. Các Cậu, các D́ rất thương mến các cháu trong lúc các cháu xa t́nh thương cha mẹ! Ông Bà Ngoại cũng vỗ về các cháu trong thời gian sống với Ông Bà.  

 

      Lúc bây giờ có Bà Tám, Chị của Ông Ngoại về ở tại nhà Ông Bà Ngoại. Có sống gần với các con, tôi mới nhận thấy sự đối xử phân biệt của Bà Tám với các cháu. Bà coi trọng các cháu nội của Bà. Bốn đứa con của chúng tôi thường chơi đùa với nhau và không bao giờ dám lân la gần gũi với các cháu nội của Bà, mặc dù các cháu cùng trang lứa tuỏi với nhau và cùng sống chung dưới một mái nhà. Nh́n thấy hoàn cảnh của các con, như đàn gà lạc mẹ, đôi lúc ḷng tôi đă bồi hồi đến rơi lệ. “Con có đẻ có thương, của có làm có tiếc”. V́ hoàn cảnh quá ư khó khăn, các con phải rời xa ĺa cha mẹ! Thời cuộc đă tạo nên bao cảnh thương tâm oan nghiệt. Tội nghiệp cho các con quá! Sau một tuần lễ ở nhà Ông Bà Ngoại, tôi xin phép Ba Má vợ đưa các cháu trở về lại Pleiku.

 

      Trong thời gian này, Mẹ tôi lên thăm gia đ́nh chúng tôi. Bà nhận thấy hoàn cảnh gia đ́nh chúng tôi gặp nhiều khó khăn, và cũng thấy tội nghiệp cho các cháu, Bà ở lại sống với gia đ́nh chúng tôi tại Pleiku Cuộc sống gia đ́nh có phần tạm ổn định. Hằng ngày chúng tôi cùng đi làm việc. Các cháu ở nhà với Bà Nội. Hai đứa con lớn đi học ở trường Trung học Nguyễn Hụệ Pleiku. Hai đứa con nhỏ học ở trường Tiều học Cù Chính Lan. Các trường học đều tọa lạc trong Phường Hội Thương, thị xă Pleiku. Các trường đều gần nhà nên các con đi bộ đến các trường học.

 

      Khoảng giữa năm 1980, bác sĩ Minh được đi tu nghiệp chuyên môn ở Tiệp Khắc. Tôi phải cáng đáng hết mọi việc trong Khoa Ngoại. Cũng trong thời gian này, Bộ Y Tế bổ nhiệm tăng cường một số bác sĩ về Bệnh Viện Tỉnh Gia Lai-Kontum.. Khoa Ngoại được thêm một bác sĩ. Bác sĩ Quang vừa tốt nghiệp từ Đại Học Y Khoa Huế và được Bộ Y Tế đưa về bổ sung làm việc tại Khoa Ngoại. Mới ra trường, tŕnh độ phẫu thuật của bác sĩ Quang c̣n có phần hạn chế. Bổn phận và trách nhiệm của tôi phải cố gắng đào luyện tay nghề của bác sĩ Quang được khá hơn. Với tinh thần ham học hỏi và siêng năng làm việc của bác sĩ Quang, nên chẳng bao lâu, bác sĩ Quang đă giúp tôi rất nhiều trong công việc tại Khoa Ngoại và Pḥng Mổ.

 

      Chiến tranh đă chấm dứt. Tuy nhiên, bệnh nhân bị thương và bị bỏng do bom ḿn cứ đều đều được gửi về Khoa Ngoại. Thuốc men và tiếp liệu pḥng mổ thiếu thốn trầm trọng. Trước hoàn cảnh khó khăn, tôi phải cố gắng t́m mọi phương cách để điều trị bệnh nhân. Pḥng Mổ không c̣n chỉ silk khâu da cho các vết mổ. Tôi cố t́m mua ngoài thị trường những loại chỉ mịn và chắc. Cắt chỉ từng đoạn dài 40cm. Tất cả các sợi chỉ dài 40cm được gói vào một miếng gạc. Những gói chỉ được hấp vô trùng và có thể dùng khâu da các vết mổ. Găng tay dùng để mổ cũng rất khan hiếm. Tôi phải tận dụng vá các chiếc găng rách. Hấp vô trùng các chiếc găng vá và dùng lại trong các tiểu giải phẫu.

 

      Trước năm 1975, khi quân đội Hoa Kỳ c̣n hoạt động tại miền Nam Việt Nam, tại Pleiku có Bệnh Viện Hoa Kỳ Evacuation Hospital 71 và thường được gọi “Bệnh Viện 71 Hoa Kỳ”. Lúc bấy giờ, Quân Y viện Pleiku đă được yểm trợ một số tiếp liệu về y tế từ Bệnh Viện 71 Hoa Kỳ khi chúng tôi cần trong những trường hợp cấp cứu . Những lúc chiến trường sôi động, và nhất là trong mùa hè đỏ lửa 1972, thương binh từ chiến trường đưa về tràn ngập Pḥng Mổ. Bệnh viện 71 Hoa Kỳ đă san sẻ, giúp Pḥng Mổ QYV Pleiku một số thuốc men cần thiết, và một số máu chuyền cho bệnh nhân mổ nặng. Từ khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam khoảng năm 1973, tiếp liệu y tế pḥng mổ từ từ sút giảm.

 

      Từ khi tôi vào làm việc tại Khoa Ngoại bệnh viện tỉnh Gia Lai-Kon Tum đến năm 1982, Khoa Ngoại không c̣n thuốc mỡ đắp các vết bỏng. Đúng với câu “Túng phải biến”. Tôi cố t́m đủ mọi phương cách để điều chế thuốc bỏng.. Tôi dùng bột nghệ trộn với vaseline. Phết một lớp nghê-vaseline thật mỏng trên các miếng gạc. Những miếng gạc đă phết nghê-vaseline được xếp vào hộp nhôm và các hộp nhôm này được hấp vô trùng trong các ḷ hấp trong Pḥng Mổ. Khi bệnh nhân bị bỏng vào Khoa Ngoại, các vết bỏng được rửa ráy sạch sẽ và vô trùng. Đắp những miếng gạc nghệ- vaseline lên vết bỏng. Tôi đích thân điều trị các vết bỏng và theo dơi hằng ngày. Các vết bỏng độ 1 lành nhanh. Các vết bỏng không bị chảy nước nhiều. Điều trị vào ngày thứ tư, thứ năm, các vết bỏng đô 2 đều khô ráo. Các vết bỏng lành nhanh và vết sẹo liền da rất tốt. Các vết bỏng nặng hơn , độ 3, số ngày điều trị có dài hơn, nhưng cũng tiến triển khá tốt và cấn mổ ghép da , và sau đó cũng có một làn da khá tốt.

 

      Trong lúc làm việc, tôi rất thận trọng mọi việc điều trị bệnh nhân hằng ngày. Trước năm 1975, từ ngày tôi làm việc tại Quân Y viện Pleiku, việc điều trị bệnh nhân thường tôi tự quyết định lấy. Nhưng hiện tại, để tránh những phiền phức có thể xảy ra, tất cả những bệnh nhân nặng trong Khoa, tôi đều mời Ban Lănh đạo bệnh viện để hội chẩn xin ư kiến trong việc điều trị. Có nhiều trường hợp cấp cứu bệnh nhân, v́ phải chờ đợi hội chẩn, nên mất đi tính cách “cứu bệnh cấp cứu như cứu hỏa!”. Điều trị các bệnh nhân cán bộ, tôi càng cẩn thận hơn. Các bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu trong giờ trực, mặc dù không có vấn đề ǵ quá khả năng , nhưng để được an toàn cho bản thân ḿnh, tôi luôn luôn mời Lănh đạo trực để hội chẩn xin ư kiến điều trị. Các bác sĩ trong Ban Lănh Đạo Bệnh Viện rất thông cảm và hết ḷng giúp đỡ tôi trong lúc làm việc tại Khoa Ngoại.

 

      Ban Lănh Đạo Bệnh viện tỉnh Gia Lai Kontum cho vợ tôi, đang làm tại Khoa Nhi của Bệnh viện, đi về Sài G̣n để tu nghiệp về Sản Khoa tại Bảo Sanh Viện (BSV) Từ Dũ. Sau 3 tháng tu nghiệp ở BSV Từ Dũ, vợ tôi trở về Pleiku và đăm nhiệm Trưởng Khoa Sản Bệnh viện tỉnh Gia lai Kontum, thay thế bác sĩ Tắc được điều động đi làm công tác khác ở Ty Y tế Pleiku.. Lúc bấy giờ, hai khoa Ngoại và khoa Sản phối họp chặt chẽ với nhau trong công việc phẫu thuật bệnh nhân của hai khoa.

 

      Đến gần cuối năm 1982, vợ tôi xin chuyển công tác về Bảo Sanh Viện Từ Dũ Sài G̣n với lư do là xin về làm việc gần gia đ́nh, có Cha Mẹ tuổi đă già, thường hay bệnh hoạn . Ban Lănh Đạo Bệnh viện đồng ư cho vợ tôi chuyển công tác về BSV Từ Dũ Sài G̣n và hứa sẽ cho tôi chuyển về Sài G̣n sau hai năm v́ hiện tại Khoa Ngoại c̣n thiếu bác sĩ. Về phần tôi, tôi cố gắng giúp bác sĩ Quang để tay nghề của bác sĩ Quang ngày càng vững vàng hơn để có thể đăm trách được nhiều công việc trong Pḥng Mổ hơn.

 

      Vợ tôi được chuyển về công tác tại BSV Từ Dũ Sài G̣n và mang theo 2 đứa con nhỏ về học ở trường Tiểu học Trần Qúy Cáp, Sài G̣n. Hai đứa con lớn vẫn tiếp tục học trường Trung học Nguyễn Huệ, Pleiku. Trong thời gian này, tôi có mời giáo sư Toán và Anh văn để dạy bổ túc cho hai cháu lớn đang được học luyện thêm Toán và Anh ngữ tại nhà. Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đ́nh tôi trong lúc này nên Mẹ tôi từ quê lên Pleiku sống với ba cha con chúng tôi.

 

      Thời gian cứ êm đềm trôi qua. Rồi hơn hai năm cũng lặng lẽ trải qua, tôi cũng chờ xem Ban Lănh Đạo Bệnh viện tỉnh Gia Lai-Kontum có ư kiến ǵ về tôi. Rồi một hôm, ông Giám đốc Bệnh viện Tỉnh kêu tôi cùng đi với ông lên gặp ông Phó tỉnh trưởng tỉnh Gia Lai-Kontum (thường gọi là Phó Chủ tịch Tinh, đặc trách về Giáo Dục, Y tế và Xă Hội). Ông Phó Tỉnh ban huấn thị: “ Về việc anh bác sĩ Ánh, Tỉnh rất thông cảm với trường hợp của bác sĩ, nhưng hiện tại t́nh h́nh Khoa Ngoại Bệnh viện Tỉnh đang gặp nhiều khó khăn. Anh bác sĩ Minh đă đi tu nghiệp ở Tiệp Khắc, chỉ c̣n một ḿnh bác sĩ quán xuyến hết mọi việc trong Khoa Ngoại. Bác sĩ Quang mới ra trường chưa cáng đáng hết được mọi việc của Khoa Ngoại. Tỉnh có đề nghị để bác sĩ Ánh ở lại giúp cho Khoa Ngoại Bệnh viện Tỉnh một thời gian nữa. . . . “ Họ viện lư do là bác sĩ Ánh chuyển công tác về Sài G̣n sẽ không có người thay thế để đảm đang được công việc của Khoa Ngoại. Ông Giám đốc Bệnh viện Tỉnh cũng đồng t́nh với ư kiến này của Tỉnh Gia Lai-Kontum.

 

      Khoảng gần cuối năm1984, gần ba năm sau khi vợ tôi được chuyển về làm việc ở Sài G̣n, BSV Từ Dũ có gửi lên Ban Lănh Đạo Bệnh viện Tỉnh Gia Lai-Kontum một hồ sơ bệnh lư về trường hợp bệnh t́nh của vợ tôi. Vợ tôi đang bị “Xuất Huyết âm đạo nặng ở thời kỳ măn kinh”. Bệnh t́nh của vợ tôi đang được theo dơi và có chiều hướng nặng. Việc điều trị bằng thuốc men, và nếu t́nh trạng xuất huyết vẫn c̣n kéo dài và nặng hơn, có thể đưa đến vấn đề phẫu thuật. Trong hoàn cảnh bệnh t́nh của vợ tôi như đă đề cập trong tờ bệnh lư của BSV Từ Dũ báo cáo như vậy, tôi được Ban Lănh Đạo Bệnh viện Tỉnh cho tôi đi phép về Sài G̣n thăm vợ tôi đang nằm điều trị tại BSV Từ Dũ Sài G̣n. Trong khi đó, bác sĩ Công, Giám đốc Bệnh viện trong dịp đi công tác tại Sài G̣n cũng có ghé lại BSV Từ Dũ, Sài G̣n thăm vợ tôi đang c̣n nằm dưỡng bệnh tại Bảo Sanh Viện. Chính bác sĩ Giám đốc Bệnh viện Tỉnh Gia lai-Kontum cũng chứng kiến bệnh t́nh của vợ tôi, một bệnh nhân gầy ốm, xanh xao v́ mất nhiều máu.

 

      Trở về lại Pleiku và tôi đi làm việc lại tại Khoa Ngoại. Tôi làm việc nhưng vẫn c̣n lo lắng về bệnh t́nh của vợ tôi v́ trong thời kỳ măn kinh , bệnh xuất huyết của vợ tôi, tuy đă được điều trị, nhưng có thể tái phát trở lạI bất cứ lúc nào. Có lần tôi tŕnh bày bệnh t́nh của vợ tôi và nỗi lo lắng của tôi cho bác sĩ Giám Đốc Bệnh viện, ông cũng hiểu được hoàn cảnh của gia đ́nh tôi nên ông cũng t́m mọi cách giúp đỡ tôi.

 

      Một hôm trong giờ làm việc, ông Giám đốc Bệnh viện bảo tôi cùng đi với ông lên gặp ông Phó Chủ tịch Tinh để tŕnh bày thực trạng của gia đ́nh tôi lúc bây giờ cho ông Phó Tỉnh : “Hiện tại gia đ́nh bác sĩ Ánh đang gặp nhiều khó khăn. Vợ bác sĩ Ánh đang bị bệnh nặng và Bảo Sanh Viện Từ Dũ đă có tờ báo cáo bệnh lư của vợ anh Ánh gửi lên cho Ban Lănh đạo Bệnh viện Tỉnh. Bác sĩ Ánh đang phục vụ công tác taị Khoa Ngoại và nếu bác sĩ Ánh được chuyển công tác về tại thành phố Hồ Chí Minh th́ dù ở đâu, bác sĩ Ánh cũng phục vụ cho nhân dân. Nhưng hiện tại vợ anh bác sĩ Ánh bị bệnh nặng, anh bác sĩ Ánh làm việc ở đây không được yên tâm lắm. Nếu bác sĩ Ánh được về công tác tại thành phố Hồ Chí Minh th́ bác sĩ Ánh có thể được yên tâm công tác hơn. Bệnh viện Tỉnh cũng biết Khoa Ngoại cũng c̣n đang thiếu bác sĩ, nhưng hoàn cảnh bác sĩ Ánh rất bức thiết, xin các đồng chí Ủy Ban Tỉnh cứu xét giúp đỡ bác sĩ Ánh được về công tác gần gia đ́nh để có thể yên tâm trong lúc vợ anh bác sĩ c̣n đang bệnh và điều trị tại BSV Từ Dũ.”

 

      Ông Phó Chủ Tịch tỏ ra cảm thông được những lời tŕnh bày của ông Giám đốc Bệnh viện Tỉnh về hoàn cảnh của gia đ́nh chúng tôi. Ông ngồi trầm ngâm một giây lác và cuối cùng đồng ư cho tôi chuyển công tác về thành phố Sài G̣n để được gần gia đ́nh trong lúc vợ tôi đang bệnh hoạn.

 

      Tôi rời Pleiku, sau hơn 16 năm vui buồn làm việc và tù tội ở tại xứ “nắng bụi mưa bùn”. Xa Pleiku, nơi tôi đă từng trải qua và sống trong những tháng ngày chịu ảnh hưởng của chiến tranh nặng nề và ác nghiệt của vùng cao nguyên, những lúc làm việc cực nhọc trong mùa hè đỏ lửa 1972 cùng với sự hợp tác chân t́nh, chia xẻ những khó khăn với các bạn đồng nghiệp cùng tâm tư,

 

      Tất cả mọi việc rồi cũng trôi qua chỉ c̣n đọng lại t́nh thương mến đậm đà của các anh chi em nhân viên trong Pḥng Mổ QYV Pleiku. Tôi thầm cám ơn các anh chị em nhân viên Pḥng Mổ QYV Pleiku đă vất vả, làm việc quên ngày đêm để giúp chúng tôi giải quyết những thương binh được chuyển về tràn ngập, trong lúc chiến trường quá sôi động ngoài chiến tuyến vùng cao nguyên Kontum-Pleiku trong những năm !969-75 và nhất là trong những tháng ngày trong mùa hè đỏ lửa 1972...

 

      Từ giă nơi đă mang nhiều kỷ niệm trong nghề nghiệp và nơi đă được nhiều thương mến của bà con tại phố núi, cùng sự quí mến của đồng bào dân tộc mộc mạc quê mùa đầy t́nh nghĩa của con người.

 

      Tôi được chuyển công tác về làm việc tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (trước 1975 là Bệnh viện Chung Cheng của người Hoa) tại Sài G̣n-Chợ Lớn.  

 

 

HẾT

 

 

 

 

 

 

 

 


Bác sĩ LÊ ÁNH

8/2013

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com