Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


  
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


Thực Tập NHI KHOA
 (Bệnh Viện Nhi Đồng, Sài G̣n 1963-1964)

Lê P Thọ
 

 
 

PHẦN 2: (tiếp PHẦN 1)

 

 

Học được nửa năm thứ ba, tôi có ư định chuẩn bị thi Nội Trú các Bệnh Viện. Với ư định chuẩn bị học thi nội trú các bệnh viện, tôi muốn rủ Hiền cùng học cho vui. Nhưng cuối cùng tôi đơn phương tự liệu. Học thêm chương tŕnh thi nội trú các bệnh viện chắc là phải vất vả. Và khi được đậu vào nội trú, công việc làm lại càng bận rộn hơn. Chỉ khi nào ḿnh yêu thích làm việc, say mê học hỏi, lấy công việc hằng ngày làm niềm vui để học tập, có tinh thần trách nhiệm trong việc làm của ḿnh th́ không để ư đến nhọc nhằn gian khổ. Trong hai năm qua, nhiều lần tôi đă học hỏi cách làm việc của các anh sinh viên nội trú trong các khoa pḥng tại càc bệnh viện tôi đến thực tập. Các anh sinh viên nội trú lúc nào cũng vui vẻ sẵn sàng giúp đỡ các sinh viên đàn em tại các khoa pḥng trong các bệnh viện nơi đang thực tập. Hầu hết các anh sinh viên nội trú tôi đă theo học hỏi đều là những người làm việc rất mẫu mực. Được gần gũi với các Thầy và tiếp xúc nhiều bệnh nhân, người sinh viên nội trú rất quen việc, biết nhiều bệnh tật phức tạp, trực tiếp những trường hợp hiễm nghèo, tháo vác trong công việc hằng ngày tại các khoa pḥng trong các bệnh viện.

 

Những sinh viên y khoa năm thứ ba đều được phép thi Nội Trú các Bệnh Viện. Kỳ thi này được tổ chức để chọn những sinh viên y khoa chịu khó làm việc, chuẩn bị, qua quá tŕnh đào tạo và thực tập, làm nhân viên giảng huấn tại các bệnh viện và sau đó, dần dần trở thành những cán bộ nồng cốt như Bộ Y Tế qui định.

 

Từ trước đến nay ở Việt Nam, việc học tập của tôi không được có người hướng dẫn. Tất cả công việc học hành của tôi đều do tôi tự t́m hiểu và tự quyết định lấy. Ngay sau khi vừa tốt nghiệp Tú Tài 2, thấy có kỳ thi nhận sinh viên vào quân y, tôi nộp đơn thi. May sao tôi được thu nhận vào ngành quân y. Tuy được thu nhận vào quân y, nhưng mong ước của tôi là sẽ thi vào một trường chuyên môn như Đại Học Sư Phạm, có học bổng, học ngắn hạn vài ba năm, ra trường sớm, có nghề nghiệp nuôi sống được bản thân và có thể giúp đỡ gia đ́nh. Nhưng rồi “Trời không ch́u ḷng người” để cuối cùng đưa đẩy tôi vào học ngành quân y. Trong hai năm đầu vào học ngành quân y, tôi gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng với sự cần cù nhẫn nại, tôi đă cố gắng vượt qua.

 

Việc vào học ngành quân y, một phần do tôi quen biết anh Nguyễn Duy Vững khi c̣n ở Nha Trang. Anh Vững học hành rất siêng năng và anh có một người bạn tên Nguyễn Tiên Tri. Anh Tri là con trai của ông chủ các khách sạn Phượng Hoàng, gần ga xe lửa ở Nha Trang. Chị của anh là hoa khôi một thời ở Nha Trang, sau là vợ của Hoàng thân Souphanouvong nước Lào. Hai anh Vững và Tri làm bạn với nhau để cùng nhau thi đua học tập. Khi học xong Đệ Lục Vơ Tánh Nha Trang, các anh bỏ vào Sài G̣n, học nhảy lớp. Lúc bấy giờ, tôi học lớp Đệ Thất Vơ Tánh Nha Trang. Khi lên y khoa, anh Vững trên tôi ba lớp. Sau này, tôi có gặp lại anh Tri trong một tua trực của tôi vào chiều cuối năm tại Khu Nhăn Khoa, Bệnh Viện B́nh Dân Sài G̣n.

 

Lúc anh Vững vào y khoa, tôi c̣n học Trung Học Vơ Tánh, Nha Trang. Anh khoác áo quân y năm thứ ba y khoa, tôi tấp tểnh vào năm Sinh Lư Hóa (BCP).. Anh Vững gợi cho tôi một niềm vui để tôi cố gắng học tập.

 

Chương tŕnh thi nội trú được giới hạn từ năm thứ nhất y khoa trở lên gồm có những môn như Sinh Lư học (Physiology), Cơ Thể học (Anatomy), Nội Ngoại Khoa Bệnh lư kể cả các môn Trị Liệu Pháp Cấp Cứu khi vào vấn đáp. Nói là giới hạn nhưng thật ra bao la vô kể gồm hết chương tŕnh của bốn năm học y khoa. Ngoài những “cua ronéo” đă được dạy ở những lớp dưới, thí sinh phải t́m mua những bộ sách soạn đặc biệt dành riêng cho nội trú để học thêm.

 

        Vấn đề sách y khoa rất khan hiếm trong các nhà sách lớn ở Sài G̣n thửa ấy. Vài sinh viên có người quen sống ở nước ngoài nên họ có thể nhờ mua được sách y khoa ở nước ngoài như ở Hoa Kỳ hay ở Pháp. Chuẩn bị thi nội trú, tôi mua được một số sách soạn cho kỳ thi viết như: Cơ Thể học (Anatomy), Sinh Lư học (Physiology) và những quyển Nội Ngoại Khoa Bệnh Lư. Tôi chưa t́m mua được sách để soạn học cho kỳ thi vấn đáp. Tôi có quen với anh Xuân, hiện đang là nội trú Khu Tai Mũi Họng, Bệnh Viện B́nh Dân. Anh Xuân cho tôi mượn vài quyển sách Tri Liệu Pháp Cấp Cứu để học thi vấn đáp. Tôi qua được kỳ thi viết và chuẩn bị vào thi vấn đáp. Không may cho tôi, các sách mượn của anh Xuân đă quá cũ, nên cách điều trị ngộ độc thuốc không c̣n phù hợp nữa. Thế là kết quả kỳ thi nội trú của tôi không đạt được kết quả mong muốn. Tôi phải nhận lấy nội trú tạm thời. Khoa bệnh lư đầu tiên tôi nhận làm Nội Trú là Khu Nhăn Khoa, Bệnh viện B́nh Dân, Sài G̣n.

 

 

HẾT

 

 

 

 

 


Bác sĩ Lê Ánh

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com