Thận sản xuất nước tiểu và liên tục đưa xuống bọng đái qua hai niệu
quản dài khoảng 20-30cm. Thành niệu quản có lớp cơ trơn có thể co dăn
để đẩy nước tiểu xuống dưới bọng đái. Khi bọng đái đầy th́ bàng quang
bóp lại để đẩy nước tiểu ra ngoài qua hai cơ ṿng (cơ thắt trong ở
cổ bàng quang tự dộng mở và đóng nhưng cơ thắt ngoài, nằm bên dưới,
chịu sự kiểm soát chủ động) ở niệu đạo là ống dẫn nước tiểu.
Dung tích bàng quang trung b́nh khoảng hơn nửa lít, đôi khi có thể
tăng tối đa là gần 1 lít. Sau mỗi lần tiểu, khoảng 50 ml nước tiểu c̣n
sót lại trong bàng quang. Nước tiểu từ thận tiếp tục chảy xuống. Khi
nào được 150 ml th́ bàng quang phát ra tín hiệu mót đái.
Sự bài tiết nước tiểu lệ thuộc và dung lượng nước ta uống nhiều hay
ít. Cứ trung b́nh ta đi tiểu khoảng 7-8 lần trong một ngày và loại ra
khỏi cơ thể khoảng 1.5 lít nước tiểu.
B́nh thường nước tiểu màu vàng trong và không có mùi. Khi có màu vàng
sậm là do gan suy yếu, vàng da; màu đỏ có thể là có máu. Có một chi
tiết về sự khác biệt giữa việc tiểu tiện giữa nam và nữ: ở nam giới,
niệu đạo nằm trong dương vật và ló hẳn ra ngoài cơ thể cho nên họ có
thể tiểu đứng hoặc ngồi trên bàn cầu, ở nữ giới, lỗ niệu đạo mở sát
cửa ḿnh, cho nên khi ngồi th́ tiểu tiện dễ dàng hon. Nữ giới cũng có
thể đứng tiểu, nhưng phải đưa hai chân ra xa đẻ tránh nuớc tiểu dính
ướt vào người.
II- NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây són tiểu rất nhiều, gồm:
Những nguyên nhân tại chỗ, như sự co thắt bất thường của các bắp thịt
bọng đái, lượng kích thích tố phụ nữ estrogren trong người xuống thấp
sau măn kinh tạo những thay đổi cho bọng đái, bướu vùng chậu chèn ép
bọng đái, ung thư ống dẫn tiểu (urethra), v.v...
Những nguyên nhân toàn diện, như bệnh tiểu đường khiến đi tiểu nhiều
lần, bệnh suy tim gây tiểu đêm, đau khớp khiến việc di chuyển khó
khăn, không kịp vào pḥng vệ sinh đi tiểu, v.v.;
Nhiều loại thuốc dùng có thể gây són tiểu hoặc làm triệu chứng nặng
hơn, như các thuốc lợi tiểu (diuretics, làm mót tiểu luôn, tiểu đêm),
thuốc ngủ (làm nhiều vị ban đêm lừ nhừ, chậm chạp, không đi tiểu kịp
khi mót), v.v...
Thực phẩm chua hoặc nhiều gia vị, rượu, trà, cà phê cũng có thể kích
thích bọng đái gây són tiểu.
̀̀I- CÁC H̀NH THỨC SÓN TIỂU
Són tiểu thường được chia làm 3 loại chính:
1- Loại són tiểu này được gọi là "stress incontinence". Tiểu
són v́ tăng áp lực trong hốc xương chậu ép vào bọng đái như khi ta ho
mạnh, cười to liên tục, hắt x́, nâng nhắc vật nặng, cố sức trèo cao.
Béo mập, các hoạt động nặng khiến áp suất trong bụng tăng lên cũng gây
són tiểu. Phụ nữ có thai hoặc trong khi sanh, áp lực bọng đái tăng, do
đó hay bị són tiểu.
2- Són tiểu loại thúc dục (urge incontinence). Th́nh ĺnh thấy
mắc tiểu đến không nín nhịn được, và nước tiểu són ra trước khi vào
kịp pḥng vệ sinh để đi tiểu. Trường hợp này thường xảy ra khi bọng
đái bị nhiễm trùng, bị kích thích hoặc trong các bệnh suy yếu thần
kinh như bệnh liệt rung Parkinson, bệnh Alzheimer, tai biến mạch máu
năo, . . . Bàng quang ở trong t́nh trạng quá kích thích, luôn luôn bị
thôi thúc muốn tiểu tiện.
3- Có người bị cả hai loại són tiểu kể trên (mixed incontinence).
Trong trường hợp này, mỗi lần tiểu, bàng quang c̣n sót lại một ít nước
tiểu v́ ống dẫn tiêu bị chèn nghẽn, bàng quang lại tiếp tục nhận nước
tiểu từ thận, sẽ mau đầy. Bàng quang bị kích thích, bóp lại khiến phải
đi tiểu. Loại són tiểu này thường thấy ở bệnh ph́ đại tuyến tiền liệt,
trong bệnh tiểu đường, suy thận, tổn thương rễ thần kinh tủy, thương
tích bọng đái.
III-
CHỮA TRỊ
Bệnh nào cũng nên chữa từ gốc, són tiểu cũng vậy.
T́m ra nguyên nhân nào nghi có thể gây hoặc làm són tiểu nặng hơn,
chúng ta cố t́m cách chữa, và nếu có thể được, loại bỏ nguyên nhân
này. Thí dụ, nếu đang dùng một thuốc chữa cao áp huyết có thể gây ho
đưa đến són tiểu, chúng ta thử đổi sang một thuốc cao áp huyết khác
không gây ho; nếu có bướu tử cung đè vào bọng đái làm mắc tiểu hoài và
són tiểu, cắt bỏ bướu, són tiểu có thể sẽ hết. Một số thuốc có tính
"anticholinergics" như các thuốc Benadryl, Chlor-Trimeton, Phenergan
(rất thông dụng, dùng chữa ngứa, dị ứng, ho) có thể gây bí tiểu, són
tiểu, nay được khuyến cáo không nên dùng cho các vị cao niên.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi tiểu ban đêm (từ 2 lần trở lên mỗi
đêm) dễ gây són tiểu, chữa những nguyên nhân gây tiểu nhiều lần trong
ngày, tiểu đêm sẽ tránh hoặc giảm thiểu được són tiểu. (Tiểu đêm cũng
khiến các vị cao niên dễ té ngă trong pḥng tắm, găy xương.)
Bị són tiểu, chúng ta thử áp dụng những phương cách giản dị sau:
1- Không nên uống nhiều nước, nhất là trong ṿng vài tiếng
trước khi đi ngủ. Hàng ngày, chúng ta chỉ cần khoảng 1-2 lít chất lỏng
(từ thức ăn như canh, phở, từ nước uống), trừ khi làm việc ngoài trời
nắng nóng;
2- Giảm thiểu ăn, uống những thức có thể gây són tiểu, thí dụ
những thực phẩm chua, nhiều gia vị, rượu, trà, cà-phê, các thức uống
có hơi (carbonated beverages);
3- Xuống cân nếu béo mập;
4- Tránh đừng để bón: bón có thể gây hoặc khiến són tiểu nặng
hơn;
5- Nếu có bệnh tiểu đường (gây tiểu nhiều, tiểu đêm), chúng ta cần
kiểm soát kỹ căn bệnh;
6- Nếu đang uống thuốc lợi tiểu, chúng ta nên trù liệu trước
công việc trong ngày, đi đến những nơi dễ có pḥng đi tiểu. Thuốc lợi
tiểu nên uống vào buổi sáng, và nếu có thể, dùng lượng thấp.
Hai kỹ thuật tập luyện sau có thể giúp chúng ta kiểm soát được nước
tiểu:
7- Huấn luyện bọng đái đi tiểu đúng giờ:
Đầu tiên, bạn nhất định đi tiểu mỗi tiếng, dù không mắc tiểu, hoặc
ngược lại, có mót tiểu trước giờ định đi tiểu, cũng cố nín nhịn (đứng
im, cơn mót tiểu sẽ từ từ qua đi). Vài ngày sau, khi đă tập được bọng
đái đi tiểu mỗi tiếng theo ư ḿnh, bạn tăng thời gian này lên, nửa
tiếng hay một tiếng chẳng hạn, tức 1 1/2 hoặc 2 tiếng mới đi tiểu một
lần, dù không mót tiểu cũng cứ đi, hoặc có mót tiểu cũng cố nín nhịn,
chờ đến đúng giờ mới đi tiểu. Khi đă tập được như vậy, bạn tăng dần
thời gian giữa mỗi lần đi tiểu, cho đến khi nhịn được đến 3-4 tiếng
mới đi tiểu lại.
8- Tập luyện các bắp thịt vùng chậu:
Tập các bắp thịt vùng chậu giúp các bắp thịt này mạnh hơn, giúp bạn
kiểm soát được nước tiểu, nước tiểu không rỉ ra lúc cười, ho, hắt x́.
Tập quen rồi, khi mót tiểu lúc chưa thuận tiểu đi tiểu, bạn cũng có
thể vận dụng để kiểm soát cơn mót tiểu.
Sau ít nhất 3 tháng, dùng những phương cách giản dị và huấn luyện bọng
đái đi tiểu đúng giờ, tập các bắp thịt vùng chậu song không có kết
quả, chúng ta sẽ nghĩ đến việc dùng thuốc.
9- Chữa trị bằng thuốc
Ở Mỹ, một trong 6 thuốc sau hay được sử dụng: darifenacin, fesoterodine, oxybutynin,
solifenacin, tolterodine, trospium;
thuốc này không kết quả chúng ta đổi sang thuốc khác.
Trường hợp các thuốc trên đều không hữu hiệu,
chúng ta có thể thử thuốc mirabegron;
thuốc này đắt, và hiệu quả cùng sự an toàn về lâu về dài của thuốc
chưa được hiểu rơ lắm.
Dùng thuốc không kết quả hoặc không chịu được các tác dụng phụ của
thuốc, chúng ta có thể nhờ đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu
(urologist) dùng đến những phương phác chữa trị khác cho bạn như chích
chất botox (botulinum toxin A injections), kích thích bằng điện
(electrical stimulation), giải phẫu.
Đi khám bệnh, nếu có són tiểu, đi tiểu quá nhiều lần trong ngày, tiểu
đêm (2 lần trở lên mỗi đêm), bạn nên nói với bác sĩ. Bác sĩ sẽ t́m
hiểu nguyên nhân nào gây triệu chứng, cho bạn những lời khuyên hữu
ích, đồng thời thay đổi thuốc dùng nếu có thể. Nếu cần, bác sĩ sẽ dùng
thuốc chữa són tiểu, hoặc gửi bạn đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu xin
ư kiến.
IV- DUY TR̀ VỆ SINH BÀNG QUANG
1-Uống nước đầy đủ để tránh bị khô nước. Mỗi người có nhu cầu
nước số lượng nước khác nhau, tùy theo sức nặng cơ thể, hoạt động và
thời tiết. Uống nước đủ khi đi tiểu thấy nước tiểu trong không màu
hoặc hơi vàng và không mùi;
2-Giữ ǵn vệ sinh;
Luôn luôn tiểu tiện trước và sau giao hợp để tránh nhiễm trùng đường
tiểu tiện phía dưới. Với phụ nữ, nên rửa lau cửa ḿnh từ trước ra sau,
khi đi cầu cũng như tiêu tiện.
3-Giảm sức nặng nếu quá kí;
4-Tiểu cho tới khi hết nước tiểu trong bàng quang. Nước tiểu
sót lại khiến cho bàng quang giăn và yếu;
5-Ngưng thuốc lá, v́ thuốc lá gây ho, mà ho lại tăng áp lực
trong vùng khung chậu khiến cho nước tiểu dễ bị tống ra ngoài;
6-Khi đại tiện, tránh rặn để cơ trơn vùng sàn xương chậu khỏi
bị yếu, bàng quang sa xuống không kiềm chế được nước tiểu;
7-Tránh thức ăn nước uống có tính cách kích thích bàng quang.