Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


PEIKU
Xứ "Nắng Bụi, Mưa Bùn"
(Pleiku, những năm 1969-1970)

Lê P Thọ
 

 
 

 

 PHẦN 1:

 

 

Rồi một hôm vào buổi tối, tôi gọi điện thoai về thăm gia đ́nh, hàn huyên thăm hỏi. Vợ tôi bảo tôi rằng : “ Ba đă coi một chiếc La Dalat mới, giá khoảng 750.000 đồng. Anh muốn mua, để Ba cho mượn tiền mua …”

 

          Từ ngày lên làm việc tại quân y viện đến nay, chưa bao giờ tôi có ư định mua sắm một thứ ǵ. Hơn nữa, tôi cũng không muốn làm phiền hà Ba Má vợ tôi, trong lúc vợ tôi và đứa con gái của chúng tôi c̣n đang nhờ sự giúp đỡ của Ông Bà. Qua điện thoại, tôi cố giải thích cho an ḷng vợ tôi : “ Vội ǵ mà mua xe bây giờ, để từ từ làm có tiền, sẽ mua thôi …”.

 

Trong thời gian làm việc tại quân y viện, tuy chưa được phép mở pḥng mạch cho ḿnh, nhưng tôi vẫn làm ngoài giờ, tại các pḥng mạch của các bác sĩ đi phép hoặc đi công tác và dành dụm được một số tiền. Lúc bấy giờ, tôi được mệnh danh là “đại sứ lưu động”.

 

          Mùa mưa ở Pleiku bắt đầu, khoảng tháng 8/9 dương lịch. Mưa Pleiku không nặng hạt nhưng dai dẳng. Mưa cứ lai rai, đều đều và có đủ nước để làm cho Pleiku, xứ “ nắng bụi”, trở nên” mưa bùn”. Bùn lấy đất đỏ lầy lội. Cảnh vật tiêu điều. Khí hậu cũng bắt đầu lành lạnh.

 

 Khoảng tháng 9/69, vợ tôi đang là bác sĩ điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng Sài G̣n xin chuyển lên Pleiku làm việc tại Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Pleiku, thường gọi là Dân y viện Pleiku. Bác sĩ Bùi Trọng Căn là Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Pleiku kiêm Trưởng Ty Y Tế tỉnh Gia Lai. Bác sĩ Bù́ Trọng Căn trước là Quân Y sĩ trưng tập, sau được biệt phái về Bộ Y Tế. Là Giám đốc Bệnh viện, bác sĩ Căn được sử dụng khu biệt thự cho gia đ́nh ở ngay trong Dân y viện.

          Một hôm đă được báo trước, vợ tôi từ Sài G̣n lên Pleiku bằng máy bay quân sự, qua sự liên lạc từ gia đ́nh ở Sài G̣n với anh Đông ở Pleiku. Anh Đông, chồng Chị Tuyết, là rể của D́ Ba bên vợ tôi. Anh Đông, cấp bậc Đại úy, lúc bấy giờ là Trưởng Đài Kiểm Báo của phi trường Cù Hanh. Khi vợ tôi lên đến Pleiku, anh Đông cho tài xế đưa vợ tôi qua quân y viện bằng xe jeep của anh. Pleiku vào mùa mưa. Mưa dai dẳng suốt mấy ngày liền. Ướt át, lầy lội. Lần đầu tiên vợ tôi nếm mùi của xứ “ nắng bụi, mưa bùn”.

Đang làm việc ở Sài G̣n, vợ tôi xin chuyển công tác lên Pleiku. Làm việc tại Dân Y viện Pleiku, vợ tôi được phép mở pḥng khám bệnh ngoài giờ. Là nữ bác sĩ đầu tiên làm việc tại Pleiku, nơi mà từ trước đến nay chưa có một nữ bác sĩ nào muốn đến làm việc tại đây. Có bao giờ ai muốn rời thành phố Sài G̣n để lên làm việc nơi “nắng bụi mưa bùn” này, trong thời kỳ các trận chiến vẫn đe dọa quanh thị xă Pleiku.

 

Thật là “Vạn sự bất đắc dĩ.

 

Những ngày đầu, khi vợ tôi mới lên Pleiku, chúng tôi vẫn c̣n ở tại cư xá sĩ quan của quân y viện. Hằng ngày đi làm việc tại Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Pleiku, vợ tôi được xe của Dân y viện vào quân y viện đưa đón.  

 

          Làm việc được khoảng ba tháng tại Dân y viện Pleiku, vợ tôi được bác sĩ Căn, Giám đốc bệnh viện sắp xếp, nhường cho vợ chồng chúng tôi một pḥng trong biệt thự của Giám đốc Bệnh viện. Gia đ́nh bác sĩ Căn ở gian pḥng bên trái, gia đ́nh chúng tôi ở pḥng bên phải của ngôi biệt thự trên. Nói là biệt thự cho có vẻ sang trọng, chứ sự thật là một ngôi nhà cũ xưa, nh́n bên ngoài có vẻ rách rưới, vách tường cũ kỹ, chân tường lở lói, nham nhở. Nền nhà cao, phải bước lên 4 bậc cấp, mới vào hành lang. Trong các pḥng, nền nhà tráng xi măng, nức nẽ, lỗ đổ nhiều nơi. Căn nhà xây dựng từ thời Pháp thuộc, vào khoảng đầu thập niên 50, chưa một lần nào được sửa sang lại.

 

          Bác sĩ Căn, trước đó là quân y sĩ trưng tập sau biệt phái qua dân sự. Anh Căn là một người tốt bụng, đối đăi với đồng nghiệp có nghĩa, có t́nh. Anh rất hiền lành, lúc nào cũng tươi cười khi tiếp xúc với mọi người. Anh là em của thầy Bùi Trọng Bạch, giáo sư dạy Lư Hoá khi tôi c̣n học Đệ Nhị trường Trung học Vơ Tánh, Nha Trang. Anh bác sĩ Căn c̣n ưu ái cấp cho vợ tôi một chiếc Land Rover màu vàng mà trước kia pḥng Diệt Trừ Sốt Rét đă sử dụng. Chiếc Land Rover thuộc loại xe “triển lăm đồ cổ”. Chiếc xe đă bỏ nằm băi từ lâu, nay được sửa chữa lại. Hằng ngày tôi lái xe đi làm việc.

 

 

 

 

Xem PHẦN 2


 

 

 

 

 

 


Bác sĩ LÊ ÁNH

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com