

Kỳ 2: (tiếp
Kỳ 1)
Nói
đến Cơ Thể Học Viện thời ấy, mọi người đều nhớ đến Giáo Sư Nguyễn Hữu,
Giám đốc Viện. Thầy là Giáo Sư Giải phẩu và Cơ Thể học, một ông Thầy
khả ái, khoan dung và phúc hậu. Hầu hết các anh chị bác sĩ tốt nghiệp
tại Y khoa Đại học Sài G̣n nhiều năm về trước đều luôn nhớ đến Giáo Sư
Giám đốc. Nhiều anh chị bác sĩ công tác ở những vùng, những tỉnh xa
xôi, mỗi lần đi công tác về đến Sài G̣n thường ghé lại Cơ Thể Học Viện
để thăm Thầy và cũng là dịp Thầy tṛ bàn luận về chuyên môn, những tật
bệnh khó khăn đă gặp.
Mỗi
ngày, làm việc theo thời khóa biểu sắp từ tuần trước, buổi sáng, tại
Bệnh Viện B́nh Dân, Sài G̣n. Khoa Bệnh lư của Thầy là Khoa Giải Phẩu
Lồng Ngực. Sau khi đi một ṿng trong các trại bệnh để các sinh viên
nội trú tường tŕnh vài trường hợp đặc biêt, Thầy có lớp tŕnh bày
bệnh lư trực tiếp trên người bệnh hoặc qua màn ảnh trong Hội trường
tại Bệnh Viện. Sau những buổi tŕnh bày bệnh lư, Thầy có trường hợp mổ
tại Pḥng Mổ ở lầu 2.
Những
buổi chiều học tại Cơ Thể Học Viện, sinh viên chúng tôi thấy Giáo Sư
Giám đốc Viện là người lúc nào cũng có mặt sớm nhất. Con người năng
động và làm việc không biết mệt. Dáng người thấp, đầu hơi hói. Đôi mắt
sáng long lanh sau cặp kính trắng dày linh động, hiền từ, thoát ra tất
cả trí thức học cao hiểu rộng. Thầy ít khi đi từ tốn, mà lúc nào cũng
như muốn chạy gấp gáp để làm công việc nhanh gọn. Gặp anh em sinh
viên, Thầy lúc nào cũng tươi cười chào hỏi với câu “ Chào các bác sĩ
trẻ”. Lúc mới gặp Thầy lần đầu tại Viện, nghe Thầy chào hỏi, tôi cảm
thấy hơi ngường ngượng, nhưng dần về sau tự thấy vui vui và có chút
hảnh diện được học bên cạnh Thầy. Miệng Thầy lúc nào cũng như mỉm
cười. Lúc vui th́ tiếng cười mang một sắc thái khôi hài và từ đàng xa
nghe tiếng cười của Thầy thật là dễ thương dễ mến. Thầy dạy Cơ Thể
học. Giảng bài không cầm giấy hoặc sách, Thầy vẽ h́nh rất đẹp trên tấm
bảng đen rộng chiếm gần hết bức tường, vẽ nét nào y nét ấy mà không
bao giờ xóa. Thầy dùng phấn màu để vẽ h́nh. Bài giảng chấm dứt, trên
bảng đen có một h́nh vẽ của cơ quan hay bộ phận của cơ thể có đủ màu
rất đẹp. Sinh viên chúng tôi say mê theo dỏi lời giảng của Thầy. Trong
lúc giảng bài, Thầy hay chêm vài câu vui đùa để sinh viên vui học để
dễ nhớ. Có lúc Thầy giảng cho anh em sinh viên chúng tôi cái xương sọ,
Thầy nói rất rơ ràng và tŕnh bày vùng đáy xương sọ rất tỉ mỉ. Khi nói
đến le Trou Monro, Thầy đă cho tên là Trou Maryline Monroe, cô đào
điện ảnh nổi tiếng. Thầy đă nói nửa đùa nửa bâng quơ thêm rằng “
Cái lỗ này Tổng Thống ḿnh không có biết nhé” khiến ngày hôm sau
Mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến, thời chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, đến
“vấn an” cành cáo và yêu cầu Thầy không được chọc Tongton nữa. Rồi
khoảng năm 1966-67, cũng trong giờ giảng bài tại Bệnh Viện B́nh Dân,
Thầy cũng nói nửa vui nửa đùa khi gặp một danh từ cơ thể bằng tiếng
Anh có chữ “ y” mà phát âm là “ai”. Thầy nói đến Nguyễn Cao Kỳ thành
Nguyễn Cao Kai, tài xế lái máy bay. Trong đám sinh viên thực tập có
đàn em của Nguyễn Ngọc Loan, tư lệnh Cảnh Sát thời ấy, nên câu chuyện
thấu tai Thủ tướng Kỳ. Nguyễn Ngọc Loan và Nguyễn Cao Kỳ quen thân
nhau và là những nhân vật đầy quyền lực lúc báy giờ.
Sau
Tết Mậu Thân, với sự chèn ép nhóm giáo sư được đào tạo tại Pháp, phe
giáo sư thân Mỹ muốn đảo chánh trong trường Đại Học Y Khoa, Thầy bỏ
Việt Nam sang Pháp. Chúng tôi những sinh viên y khoa đă không c̣n gặp
Thầy từ dạo ấy.
Sang
Pháp, Thầy được mời làm Khoa Trưởng trường Đại học Y Khoa Brest thuộc
một tỉnh lỵ miền Tây Bắc nước Pháp. Sau đó, Thầy mở ra Khoa Giải phẩu
Lồng Ngực và Khoa Giải Phẩu Cơ Thể cho trường Đại học này. Điều đặc
biệt là Đại học Brest đă tạc tượng Thầy và đặt tượng tại trường Đại
học này để tôn vinh và ghi ơn Thầy.
Thầy
làm việc không ngừng nghỉ, suốt đời tận tụy với nghề nghiệp, hy sinh
tất cả v́ y học, v́ đám sinh viên non dại như chúng tôi. Không mở
pḥng khám bệnh tư, không màng danh lợi địa vị mà nhiều cơ hội, nhiều
kẻ đă sẵn sàng cung ứng, Thầy vẫn thích sống một cuộc sống giản dị
thanh bạch.


Bác
sĩ Lê
Ánh