

Tiền
thân của Bịnh Viện B́nh Dân Sàig̣n là Bệnh Viện Phù Doăn, Hà Nội. Sau
Hiệp Định Geneve, Việt Nam bị chia đôi đất nước. Miền Nam từ vĩ tuyến
17 trở vào Nam, thuộc Việt Nam Cộng Ḥa. Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở
ra Bắc, thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, theo Khối Cộng Sản Quốc Tế.
Một phần lớn nhân viên của Bệnh Viện Phủ Doăn di cư vào miền Nam và
lập nên Bệnh Viện B́nh Dân Sài G̣n.
Trước
năm 1975, mấy ai trong chúng ta biết được Bệnh Viện B́nh Dân Sàig̣n là
bệnh viện duy nhất trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục Sàig̣n. Bệnh viện
B́nh Dân Saig̣n liên hệ mật thiết với Trường Đại Học Y Khoa Saigon.
Giáo sư Phạm Biểu Tâm, Trưởng Khối Phẫu Thuật của Bệnh Viện B́nh Dân
c̣n được gọi là Khối Phẫu Thuật B, Thầy cũng là Khoa Trưởng Trường Đại
Học Y Khoa Sài G̣n.
Những
Bệnh Viện khác như Chợ Rẩy, Nguyễn Văn Học, Nhi Đồng, Từ Dũ, Hùng
Vương, Hồng Bàng, Chợ Quán…đều trực thuộc Bộ Y tế. Giáo sư Trần Quang
Đệ là Trưởng Khối Phẫu Thuật của Bệnh Viện Chợ Rẩy, c̣n được gọi là
Khối Phẫu Thuật A, trực thuộc Bộ Y tế. Giáo sư Trần Quang Đệ lại cũng
là Viện Trưởng Viện Đại Học Saigon. Viện Đại Học Sàigon trực thuộc Bộ
Quốc Gia Giáo Dục, đứng trên chóp bu Trường Đại HọcY Khoa Saig̣n.
Hai
khối phẫu thuật A và B lớn nhất của Saig̣n thời ấy làm việc riêng rẻ,
không hề liên hệ hay hợp tác với nhau trong một công tŕnh nghiên cứu
khoa học nào cả. Mỗi người một giang sơn. Việc ai nấy lo. Hai ông
Trưởng Khối Phẫu thuật Avà B không nh́n nhau qua một đường thẳng, mà
họ phải nh́n nhau qua một đường chéo ngoằn ngoèo. Đó là cái lối sắp
xếp tréo cẳng ngỗng như vậy của mấy quan Tây thực dân trước khi họ
rút.
Trong
thời gian học y khoa tại trường Đại Học Y Dược Sài G̣n và những năm
làm nội trú tại Bệnh viện B́nh Dân, tôi chỉ nghe và không biết rơ
những vụ lộn xộn trong trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n (1966-1971) dạo
ấy. Nhân đọc quyển sách “SAIGON MEDICAL SCHOOL”do ba tác giả C. H.
William Ruhe MD, Norman William W. Hoover MD và Ira Singer PhD, xuất
bản tại Mỹ năm 1988, tôi mới biết được những điều kỳ bí trên cùng
những nguyên nhân đưa đến những xáo trộn trong nền giáo dục y khoa tại
thủ đô Sài G̣n. Đó là hậu quả của cái Sắc Luật do ông Chủ tịch Ủy Ban
Hành Pháp Ương, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ ban hành băi bỏ chức năng
Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n, thay thế vào đó bằng một Ủy
Ban Năm Người do ông chỉ định. Sau Sắc Luật của Tướng Kỳ năm 1967 và
tiếp theo là Tết Mậu Thân, thủ đô Sài G̣n hỗn loạn và trường Đại Học Y
Khoa Sài G̣n trải qua nhiều biến động, kẻ lên người xuống, vô t́nh chà
đạp lẫn nhau. Kẻ theo phe Tây, người dựa vào gốc Mỹ tranh giành quyền
hành. Ai hơn, ai thua th́ chưa ngă ngũ, nhưng trước mắt, chỉ có sinh
viên y khoa bị thiệt tḥi. Trường đóng cửa liên miên. Lợi dụng vào
sinh viên, phe bên này bắt chẹt phe bên kia, băi khóa đ́nh công dài
dài.
Bệnh
viện B́nh Dân được xây cất giữa Quận Ba, trên đường Phan Thanh Giản,
gần chợ Vườn Chuối và khu Bàn Cờ, một khu đông dân nhất của Saig̣n
thuở ấy. Mặc dù biết bao sự biến động ở ngoài đời, với biết bao sự xáo
trộn ngay tại Trường, cùng bao nhiêu thay đổi trên chiếc ghế Khoa
trưởng Trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n, sinh hoạt của Bệnh Viện B́nh Dân
vẫn tiến hành đều đặn, không có ǵ thay đổi. Mỗi khi các Giáo sư, các
bác sĩ, các sinh viên nội trú, các sinh viên y khoa vào bên trong cánh
cửa của Bệnh viện B́nh Dân, luôn luôn nêu cao tinh thần phục vụ bệnh
nhân, t́nh nghĩa Thầy tṛ, trước sau như một! Tất cả cùng nhau đoàn
kết, phục vụ bệnh nhân, nghiên cứu khoa học, nâng cao và phát triển
ngành nghề. Thầy tṛ, anh chị em, gắn bó, cùng d́u dắt nhau để vượt
qua những chặng đường đầy khó khăn của lịch sử, của nước nhà.
Bệnh Viện B́nh Dân là một trong vài bệnh viện thực tập Ngoại
khoa chính của trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n. Trước năm 1975, mặc dầu
cơ sở không được khang trang lắm, nhưng Bệnh Viện B́nh Dân là một
Trung Tâm Phẫu Thuật lớn ở miền Nam Việt Nam. Ở đây tập trung hầu hết
các Thầy đầu ngành Ngoại khoa và nhận điều trị, phẫu thuật tất cả các
bệnh ngoại khoa chuyển đến từ các bệnh viện thành phố và từ các bệnh
viện các tỉnh trên toàn miền Nam Việt Nam. Từ ngày thành lập đến ngày
30/4/1975, Bệnh Viện B́nh Dân đă giải quyết hầu hết các phẫu thuật cổ
điển trên thế giới.
Khoa Lồng Ngực: Giáo sư Nguyễn Hữu cùng các phụ tá đă mổ tim
hở, đă ghép nối, sửa chữa các mạch máu, đă phẫu thuật lồng ngực, thực
quản, bướu cổ. Phẫu thuật các bệnh ngoại khoa về ống tiêu hóa và tuyến
tiêu hóa, các bộ phận sinh dục trong thành bụng.
Khoa Ngoại Tổng Quát: Giáo sư Phạm Biểu Tâm và các phụ tá đă
mổ tất cả các bệnh ngoại khoa trong ổ bụng.
Khoa Tiết Niệu-Sinh Dục: Giáo sư Ngô Gia Hy và các phụ tá đă
giải quyết phẫu thuật các bệnh ngoại về thận, tiền liệt tuyến, v. v.
và chuẩn bị chương tŕnh ghép thận.
Khoa Chấn Thương và Chỉnh H́nh: Giáo sư Trần Ngọc Ninh, Giáo
sư Hoàng Tiến Bảo cùng các phụ tá đă mổ, sửa chữa và tạo h́nh các bệnh
lư về xương khớp, cột sống, v.v...
Khoa Ung Bướu: Giáo sư Đào Đức Hoành, Bác sĩ Phan Ngọc Dương
cùng các phụ tá đă thực hiện phẫu thuật các ung thư cổ tử cung, ung
thư vú, ung thư hàm mặt, cổ hầu họng và tạo h́nh.
Ngoài các Khoa trên, Bệnh viện B́nh Dân c̣n có các Khoa Mắt,
Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Da Liễu, Khoa Gây Mê Hồi Sức. Riêng Khoa Răng
Hàm Mặt trực thuộc trường Đại Học Nha Khoa Sài G̣n.
Tài liệu tham khảo:
1- SAIGON MEDICAL
SCHOOL. C.H.
William Ruhe,MD, Norman William Hơver, MD, Ira Singer PhD. USA 1988.
2- NỘI TRÚ BỆNH VIỆN
B̀NH DÂN.
Đào Như, Oak Park, Illinois, USA 4/21/05.


Bác
sĩ LÊ
ÁNH