

1- TỔNG QUAN
Năm
hết Tết đến, xa quê hương, để ôn lại những kư ức xa xưa, bà con ḿnh
tại hải ngoại thường có thói quen tổ chức tiệc tùng để ăn nhậu cho vui
với gia đ́nh hoặc với bạn bè trong những ngày cuối năm. Suốt năm, mọi
người ai lo việc nấy, chỉ vào dịp cuối năm là lúc rảnh rỗi, trước là
chuyện tṛ, sau là ăn uống, nhậu nhẹt cho khuây khỏa.
Ngộ độc thực phẩm đôi khi cũng có thể xảy ra sau buổi tiệc. Thường
thực phẩm nhiễm độc gây đau bụng, có lúc ói mửa, hoặc bị tiêu chảy.
Cũng may, đa số những trường hợp tiêu chảy do siêu vi (virus) hoặc vi
trùng (bacteria) hiền, sẽ mau chóng thuyên giảm trong ṿng vài ngày,
khi các siêu vi, vi trùng gây bệnh, cùng độc tố (toxins: chất độc do
chúng tạo ra) của chúng ra khỏi đường tiêu hóa ta. Nhưng cũng có đôi
lúc bệnh nặng, khiến ta khổ sở, không khéo c̣n phải đi thăm bệnh viện.
Nhiều bệnh do thức ăn, nước uống làm cho những ngày họp mặt cuối năm,
Tết đến của ta kém vui.
Vậy làm thế nào để biết bệnh nhẹ hay nặng? Hai câu hỏi đặt ra để lượng
định vấn đề:
►
Các triệu chứng mau chóng thuyên giảm trong ṿng 1-2 ngày?
►
Tiêu chảy có máu trong phân, có nóng sốt, đau bụng càng lúc càng tăng,
lại thêm buồn nôn, ói mửa, và có dấu chứng cơ thể thiếu nước
(dehydration)?
Nếu triệu chứng của bệnh mau chóng thuyên giảm trong ṿng 1-2 ngày,
trong phân không có máu, không nóng sốt, đau bụng cũng vừa phải, không
buồn nôn, ói mửa nhiều, da dẻ c̣n hồng hào, thế là ta khỏi phải lo.
Chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống nhẹ, dùng ít thuốc đỡ đau bụng, tiêu chảy,
hoặc thuốc chống ói, nếu cần. Đa phần, viêm đường tiêu hóa do nhiễm
trùng (infectious gastroenteritis) sẽ chào từ giă bạn sau vài ngày.
C̣n nếu, triệu chứng trở nặng hoặc kéo dài, ta phải lưu tâm t́m hiểu,
truy lùng nguyên nhân.
II-TRUY LÙNG NGUYÊN NHÂN VÀ
CHỮA
TRỊ
Triệu chứng ngộ độc thức ăn diễn tiến càng lúc càng nặng, dây dưa
nhiều ngày không bớt?
►
Buồn nôn và ói mửa, có khi tiêu chảy, trong ṿng 6 tiếng sau khi ăn,
thường do trúng độc gây bởi vi trùng Staphylococcus aureus.
Người bệnh có thể khó chịu dữ lắm, nhưng rồi từ từ sẽ bớt dần. Bệnh
thường kéo dài trong ṿng 12 tiếng, ít khi trở nặng, gây những biến
chứng nguy hiểm. Vi trùng Staphylococcus aureus có mặt khắp
nơi, nhất là ở trong những thức ăn đă hư thối.
►
Đau bụng, tiêu chảy kéo dài 1-8 tiếng, hiếm khi kéo dài đến 18 tiếng,
sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc, thường do những vi trùng
Bacillus cereus, hoặc Clostridium pergringens. Những con
vi trùng này hơi chậm chạp, vào đường tiêu hóa của bệnh nhân một thời
gian, mới sinh sôi nẩy nở và tiết ra các độc tố. Bệnh thường ít khi
kéo dài quá 24 tiếng đồng hồ.
►
Triệu chứng bệnh nặng, thường có nóng sốt, những con Campylobacter
jejuni, Shigella, Samonella, và Vibrio parahaemolyticus thường âm
thầm trú ẩn ở trong đường tiêu hóa đến 16- 48 tiếng, kể từ lúc bệnh
nhân ăn phải những thực phẩm bị nhiễm chúng. Sau thời gian 16 - 48
tiếng, bệnh mới chính thức phát ra. Bệnh kéo dài lâu hơn. Chúng xâm
nhập và tấn công ruột, nên trong phân có ít máu.
►
Trong trường hợp nếu phân có nhiều máu làm đỏ ḷm cả phân, th́ có lẽ
thủ phạm lại là con Escherichia coli (thường gọi tắt là E.
coli), ḍng gây chảy máu (hemorrhagw strain). Trong trường hợp
này, một bệnh sử du lịch kèm theo rất quan trọng. Người bệnh vừa trở
về từ Việt Nam, và nay bị tiêu chảy ra máu nhiều.
Xem ra th́ nhiều con vi trùng tranh nhau gây chứng đau bụng, ói mửa,
tiêu chảy cho người bệnh lắm lắm. Ngoài các siêu vi, vi trùng, c̣n
các con kư sinh trùng (parasites) như giun kim, giun đũa, kư sinh
trùng kiết lỵ, kư sinh trùng Giardia, Cyclospora, . . . cũng
hùa vào gây phiền toái cho người bệnh. Rất nhiều thức ăn ở Việt Nam,
kể cả rau trái cũng chứa những thứ này. Người bệnh có nghĩ rằng nước
đá (ice) ở đấy cũng có thể gây bệnh? Chớ nên dùng nước bán dọc đường
chứa trong ly bỏ đá lạnh! Chỉ nên uống nước đă đun sôi đủ 5 phút, hoặc
uống nước sạch chế sẵn trong chai, đóng nút (bottled water).
►
Kư sinh trùng Giardia ở Mỹ cũng có, sẵn sàng tấn công những
người đi cấm trại trong năm. Trời nóng nực, sẵn nước suối trong, uống
nước suối cho mát, hoặc ăn xong, dùng nước suối súc miệng, đánh răng
cũng cho tiện.
Nếu, từ năy đến giờ, chúng ta vẫn chưa t́m đoán được nguyên nhân gây
chứng đau bụng tiêu chảy, ói mửa, nóng sốt, . . . của người bệnh, xin
cho biết thêm vài chi tiết nữa, thời gian gần đây, người bệnh có dùng
các thức ăn không nấu nướng kỹ, hoặc đồ biển (sellfish), trứng, thịt
gà vịt, đă không trữ trong tủ lạnh cẩn thận không?
Và gần đây người bệnh có dùng trụ sinh ǵ không? Trong ruột con
người, nhiều vi trùng, cả bạn lẫn thù, chung sống hài ḥa, kiềm chế
lẫn nhau. Các trụ sinh, ngay cả Ampi, cũng có thể giết bớt một số vi
trùng bạn, khiến vi trùng thù không ai kiềm chế, thừa cơ hoành hành.
►
Trong cơn bệnh do đám vi trùng vừa gây ra, nguy hiểm nhất là con
Clostridium difficile, có khi làm người bệnh đau bụng dữ dội, rồi đột
nhiên tiêu chảy phân có máu, kèm theo nóng sốt đến nổi người bệnh phải
vào nhà thương cấp cứu. Nhưng nhận diện được con vi trùng này th́ chỉ
dùng Vancomycine hoặc Metronidazole là yên chuyện.
Xin hỏi thêm một chi tiết nữa. Người bệnh thường dùng thuốc chống
acid (antiacids) như Maalox, Mylanta,... ? Thuốc chống acid có thể
gây tiêu chảy, và đường tiêu hóa của người dùng thuốc chống acids lâu
ngày cũng dễ bị các vi trùng có sẵn trong thức ăn có dịp tấn công.
Như đă bàn ở trên, với các triệu chứng đau bụng , tiêu chảy, buồn nôn,
ói mửa, . . . nhẹ do nhiễm trùng đường tiêu hóa vào những ngày cuối
năm này, không cần làm thử nghiệm, cấy phân để cố truy t́m nguyên nhân
gây phiền cho người bệnh làm ǵ. Chẳng bao lâu các triệu chứng bệnh
sẽ mau chóng thuyên giảm trong vài ngày. Nhưng nếu người bệnh trở
nặng, trông người bệnh yếu quá, hoặc người bệnh đang mang thêm những
bệnh măn tính hoặc dùng những thuốc khiến sức đề kháng cơ thể suy
giảm, th́ việc làm thử nghiệm, cấy phân là cần thiết, để c̣n định ra
phương cách trong việc chữa trị.
Về mặt chữa trị, dù người bệnh bị tiêu chảy nhẹ thôi, người bệnh cũng
chỉ nên dùng các thức ăn lỏng như nước cháo, nước 7-up, Gatorate,
jello, trà đường, không nên ăn thức ăn đặc.
Nếu người bệnh bị nặng, bắt đầu đi tiểu ít dần, hoặc xuống cân, mất
khoảng 5% trong lượng cơ thể, người bệnh cần được chữa với những dung
dịch đặc biệt, như Pedialyte, để bù lại cơ thể nước và các chất điện
giải đă mất v́ tiêu chảy và ói mửa. [Có thể dùng một dung dịch tự
chế bằng cách pha 1 muỗng cà-phê muối, 1 muỗng cà-phê nước baking
soda, 4 muỗng cà-phê đường vào 1 quart nước uống (1 quart tương đương
với gần 1 lit)].
Trường hợp bị nặng quá, nhất là ăn uống vào, lại ói ra, người bệnh cần
vào nhà thương để được truyền các dung dịch cần thiết qua đường tĩnh
mạch (intravenous fluids).
Các thuốc chữa tiêu chảy như Imodium, Pepto-Bisol dùng được trong các
trường hợp nhẹ. Trong trường hợp nặng, thuốc cầm tiêu chảy giữ các
độc tố lại lâu trong đường tiêu hóa, khiến bênh thêm nặng và nguy
hiểm. Chất subsalicylate trong thuốc Pepto-Bismol c̣n làm sự nhận
diện vi trùng trong phân thêm khó khăn.
Và vấn đề dùng trụ sinh được đặt ra. Trụ sinh có cần hay không?
►
Nếu triệu chứng nhẹ, không cần đến trụ sinh.
►
Những trường hợp nặng, dùng trụ sinh Cipro để chữa. Trong khi đó, bác
sĩ sẽ thử, cấy phân cho người bệnh để t́m nguyên nhân. Khi có kết
quả thử phân, tùy nguyên nhân gây bệnh được t́m ra, bác sĩ sẽ đổi
thuốc hoặc tiếp tục dùng Cipro.