trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com

Dương Anh Sơn

 Giáo Sư Triết học
 Trung học Ninh Ḥa
 Niên khóa 1973-1976
 Chỉ đạo lớp 12C, 74-75

 Sở thích viết và
chuyển dịch Thơ.

Đă xuất bản:

"Ảnh hưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân Thanh" (2006) và

"Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trải" (dịch và chú giải 2009)

 


 
Hiện cư ngụ tại Việt Nam

 

 

 

 

 

 


Ảnh Hưởng Đạo PHẬT
Trong

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

Dương Anh Sơn
 

   

  

 

 

PHẦN HAI 

 

VỊ TRÍ TƯ TƯỞNG ĐẠO PHẬT TRONG

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH


 

CHƯƠNG II

 

  SỰ TƯƠNG HỢP GIỮA TƯ TƯỞNG

ĐẠO LĂO VÀ TƯ TƯỞNG ĐẠO PHẬT

TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

 

  


Mục 4

 

GIẢI CẤU LÀ DUYÊN

 

Tiếp đến, chúng ta lại có thể sử dụng nhăn quan Đạo gia và đạo Phật để giải thích phần nào mối dây ràng buộc giữa Thúy Kiều với Đạm Tiên, Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải.

 

Với Đạo gia, sự gặp gỡ giữa Đạm Tiên với Thúy Kiều được xem là sự hội ngộ của những cung bậc đồng điệu, cộng hưởng với nhau mà trong Dịch Kinh gọi là:

 

“Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” 

 同 聲 相 應,同 氣 相 求。

(đồng một thanh th́ hợp nhau, đồng khí th́ t́m nhau)

Bởi thế, khi mới thấy “sè sè nắm đất bên đường”, được nghe em kể lại thân phận Đạm Tiên, Kiều đă cảm thấy một sự gần gũi thân thiết nào đó với ḿnh, với cuộc đời ḿnh:

 

“Dễ hay t́nh lại gặp t́nh”                 (c. 117)

 

Và ngay cảm nhận “t́nh lại gặp t́nh”, bóng dáng Đạm Tiên biểu tượng của “những đấng tài hoa” và của Kiều đă xuất hiện để đáp lại kẻ đồng thanh khí với ḿnh:

 

“Hữu t́nh ta lại gặp ta”                    (c. 127)

 

“Ta gặp ta”, phải chăng Kiều đă gặp lại h́nh ảnh của cuộc đời nàng tương hợp với cuộc đời của Đạm Tiên?

 

Rồi sau đó, bóng ma Đạm Tiên lại nhiều lần xuất hiện trong những lúc tâm hồn Kiều xao động bất an, chính Đạm Tiên đă cho thấy điều đó:

 

“Thưa rằng” Thanh khí xưa nay”     (c. 193 )

 

Và:

 

 “Cũng người một hội, một thuyền đâu xa”   (c. 202)

 

Sự gặp gỡ giao cảm với Đạm Tiên nếu do sự đồng thanh khí với Đạm Tiên th́ bản chất của Kiều, một người con gái “hữu t́nh”, đa t́nh nên cũng dễ dàng đồng cung điệu với Thúc Sinh:

 

“Lạ ǵ thanh khí lẽ hằng”                      (c. 1287)

 

Nhưng mối giao t́nh ấy không sâu đậm như với Đạm Tiên, Kim Trọng, hoặc Từ Hải về sau, v́ rằng:

 

“Lâm chung chút nghĩa đèo bồng”       (c. 1785)

 

Đă là “chút nghĩa đèo bồng”, tuy đồng thanh khí nhưng không kết hợp một cách chặt chẽ sâu bền được.

 

Tuy vậy, dưới nhăn quan Đạo Phật, mọi sự tương phùng, hội ngộ dưới bất cứ h́nh thức nào, bằng “t́nh” hay với “nghĩa” đều được giải thích bằng nguyên lư Duyên Khởi, Nhân Duyên, nghĩa là do cái Duyên của những kẻ đồng thanh khí từ kiếp quá khứ ngẫu nhĩ nào đó. 

 

Cho nên, nếu Đạo gia gọi là “Thanh Khí” th́ Phật gia lại gọi là “Quả Kiếp Nhân Duyên” (câu 201) gồm nhiều nguyên lư cộng thông là Nhân Quả, Luân Hồi, Duyên Khởi. Tố Như tiên sinh đă cho thấy tính chất tương hợp này giữa Đạo gia và Phật gia, nhưng chỉ có đạo Phật mới có thể giải thích đầy đủ và rơ ràng, lư do của sự gặp gỡ, tương phùng của những kẻ “đồng thanh khí” mà thôi :

 

“Thưa rằng: “Thanh khí xưa nay       (c. 193-202)   

……

Âu đành quả kiếp nhân duyên

Cũng người một hội một thuyền đâu xa”

 

Hai câu sau đă gián tiếp giải thích điều ở bên trên. Sự đồng thanh khí chỉ là cái vẻ bề ngoài, nhưng “quả kiếp nhân duyên” mới chính là nguyên nhân sâu xa bên trong đă tạo ra những mối tương phùng vậy. Duy thức học của Phật gia quan niệm nơi mỗi cá thể đă ẩn tàng những “Chủng tử” (bijas - cái mầm sống) nằm ở trong trạng thái A Lại Gia Thức (Alaya) chờ đợi những cơ duyên thuận tiện để xuất hiện. Kiều đă chứa sẵn trong tâm thức nàng những chủng tử này. Và Đạm Tiên, Thúc Sinh, Từ Hải và Kim Trọng v.v... chỉ là những tổng thể mà thôi. Thượng tọa Nhất Hạnh đă luận về trạng thái A Lại Gia và chúng ta có thể qua đó xác định những điều mà Tố Như đă gọi là “âu đành quả kiếp nhân duyên”:

 

“Tất cả những ǵ cá nhân đă làm trong suốt đời ḿnh, tất cả những nghiệp nhân đă tạo, bây giờ đều hiện hữu trong A Lại Gia ở dạng tiềm tàng. Tuy nằm trong h́nh thái chủng tử như vậy nhưng tất cả những thứ đó đều tiếp tục biến chuyển, nghĩa là tiếp tục sinh hoạt dưới định luật nghiệp báo: A Lại Gia là tổng thể (la somme) của tất cả những thứ đó và ở đây, A Lại Gia được nhận định là bản thân của nghiệp” [1]

 

Thêm vào đó, Thành Duy Thức luận cũng giải nghĩa: “Tuy h́nh tướng khác nhau, nhưng đồng một thời, đồng một chỗ, đồng cảnh sở duyên và đồng một việc th́ gọi là “tương ứng” [2].

 

Thành thử, Đạo gia và Phật gia đă “tương ứng”, ḥa hiệp với nhau trong tư tưởng Nguyễn Du để kết cấu những mối tương phùng. Dĩ nhiên, vai tṛ của đạo Phật đă được xây dựng, không những bổ túc cho Đạo gia, mà c̣n thích nghĩa và xác định nguyên nhân của những cơ duyên ấy nữa.

 

Ngoài ra, bóng dáng của Đạo gia và Phật gia cũng ḥa hợp trong những cuộc gặp gỡ quan trọng đánh dấu những chặng đời của Thúy Kiều cũng như với Kim Trọng và Từ Hải.

 

Giữa Kim Trọng và Kiều, mối lương duyên thúc đẩy hai người tương ngộ không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên. Cơ hội đi lễ tảo mộ, chơi hội Đạp thanh trong tiết Thanh Minh chỉ là môi trường tốt để những kẻ đồng thanh khí và cùng nhân duyên gặp gỡ nhau mà thôi. Cho nên, Tố Như tiên sinh đă sắp đặt câu chuyện của đôi Kim Trọng, Thúy Kiều:

 

“Trộm nghe thơm nức hương lân       (c. 155-l60)

Một nền Đồng tước khóa xuân hai Kiều

Nước non cách mấy buồng thêu

Những là trộm nhớ thầm yêu chốc ṃng”

 

Và:

 

“May thay giải cấu tương phùng

Gặp tuần đố lá thỏa ḷng t́m hoa”.

 

“Vẫn nghe thơm nức hương lân”, là điều cho thấy Kim Trọng đă có Duyên với hai Kiều từ lâu. V́ thế, khi những kẻ đồng thanh khí gặp nhau, tất nhiên sẽ dễ dàng giao cảm với nhau:

 

“Người quốc sắc kẻ thiên tài          (c.163)

 T́nh trong như đă mất ngoài c̣n e”

 

Đôi khi Kiều cũng tự hỏi ḷng ḿnh về cái duyên ngẫu nhĩ đó song ở giai đoạn đầu khi mới quen biết Kim Trọng, nàng vẫn chưa ư thức rơ về mối duyên tương phùng. Ư thức được,   tức là thấy rơ cái nghiệp của ḿnh mà duyên hội ngộ với chàng Kim Trọng chỉ là một trong những tiến tŕnh của nghiệp quả mà thôi.

 

“Người đâu gặp gỡ làm chi                   (c. 161)

Trăm năm biết có duyên ǵ hay không?”

 

Nhưng rồi khi đă thực sự quen nhau, đă trao nhau “của tín” để “làm ghi”. Kim Trọng hay chứng nhân của đời Kiều đă định nghĩa rơ hơn về sự gặp gỡ đó: 

 

Sinh rằng: “Giải cấu là duyên”            (c. 419)

 

Kinh Thi, một trong những nguồn suối của Đạo gia đă viết:

 

Giải cấu tương ngộ thích ngă nguyện hề.

(T́nh cờ không hẹn mà gặp thực thỏa ḷng mong ước của ta - Trần Trọng Kim dịch) 

 

Và chữ Duyên trong câu này mang âm hưởng của lư Nhân Duyên của nhà Phật. Nói khác đi, Tố Như tiên sinh đă tổng hợp trong câu trên cùng một lúc thuật ngữ và ư nghĩa của Đạo gia và Phật gia. Tuy nhiên, nếu xét kỹ càng, chúng ta có thể thấy tiên sinh mượn thuật ngữ “Duyên” của nhà Phật để bổ nghĩa cho thuật ngữ “giải cấu” bằng một liên từ là chữ (giải cấu là duyên). Và nếu bước thêm một bước nữa, Tố Như đă đưa ra con đường để hóa giải những tâm sự ngổn ngang ám ảnh Kiều bởi lời “người tướng sĩ” đoán vận mệnh nàng (duyên hiểu theo nghĩa rộng), đồng thời chọn biện pháp làm thế nào để Kim Trọng có thể sống với mối duyên tương ngộ đó (duyên hiểu theo nghĩa hẹp):

 

 “Giải cấu là duyên                  (c. 419)

Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”   

 

Điều đó, cho thấy vai tṛ của đạo Phật ít nhiều đă giúp làm nổi bật và rơ nghĩa những ǵ mà Đạo gia chỉ mới đưa ra nửa vời. Về sau, cái được gọi là “nhân định” để “thắng thiên” chính là chữ tâm mà Kiều đạt được. Kim Trọng, chứng nhân đời Kiều, đă nhận ra:

 

“Tẻ vui bởi tại ḷng này”            (c. 3209)

 

Mặt khác, nếu duyên hội ngộ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng có tính cách gắn bó “là nhiều vàng đá” th́ với Từ Hải, nàng đă lấy t́nh tri kỷ để đối xử với nhau. Hai bên đă gặp gỡ và hiểu biết nhau, không phải chỉ bởi “lạ ǵ quốc sắc, thiên tài phải duyên”, song hai bên đă đồng thanh khí với nhau, có duyên với nhau:

 

“Hai bên ư hợp tâm đầu”              (c. 2205)

Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân”

 

Câu trên có âm hưởng Đạo gia thích ứng với những kẻ đồng thanh khí như Kiều và Từ Hải. Câu dưới lại cho thấy ảnh hưởng của Phật gia nơi cái Duyên Nghiệp giữa Từ và Thúy Kiều, ví rằng “chẳng lọ là cầu mới thân” không cầu mong đợi chờ, nhưng khi duyên nợ đă đến th́ không thân cũng thành thân t́nh. Nói khác hơn, một bên do “cá nước” và một bên do “duyên ưa” (câu 2275 : Cá nước duyên ưa), một bên là “anh hùng” mới có thể “biết anh hùng”, biết được những kẻ đồng cung điệu và có nghiệp duyên với ḿnh vậy.

 

“Anh hùng mới biết anh hùng”        (c. 2277)

 

hoặc: 

 

“Khen cho con mắt tinh đời            (c. 2201)

 Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

 Một lời đă biết đến ta, 

 Muôn chung, ngh́n tứ cũng là có nhau!”


 


[1] Nhất Hạnh, Vấn đề nhận thức trong Duy Thức Học, Sài G̣n XB, 1969, trang 53.

[2] Thích Thiện Hoa, Duy Thức Học, Tập II, Sài G̣n, Hương Đạo XB (lần 2), 1962, tr.38.


 

Đọc Kỳ 18

 

 

 



D
ương Anh Sơn
 Giáo Sư Triết học

Trung học Ninh Ḥa

 

 

 

trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com